Search This Blog

Wednesday, April 28, 2021

Bức Tranh Toàn Cảnh 360 độ về Điều Hành Doanh Nghiệp.

Bức Tranh Toàn Cảnh 360 độ về Điều Hành Doanh Nghiệp.
Nhìn vào đây, ít nhiều, bạn sẽ nhận ra được lỗ hổng trong quản trị doanh nghiệp hiện tại của mình, và cũng biết được vấn đề cần làm gì để giải quyết nó.
---------
Ví Dụ: 1 quán cafe, có hiện tượng khách đến đông, nhưng cuối tháng, người chủ lại chẳng có lời lãi là bao nhiêu. Ủa, sao gì kỳ vậy, điều này trong giới kinh doanh ẩm thực gặp rất nhiều. Nếu bạn cũng bị tương tự vậy, có thể mấu chốt là ở phần Quản Lý Tài Chính (theo đồ hình), mà cụ thể hơn là quản lý P/L của quán.
Một số quán cafe, có danh mục thức uống rất khủng trong menu, có khi lên vài trăm món thức uống. Nếu, tất cả giá bán từng món trong menu đều được tính bằng phương thức giá thành SP, tức giá bán dựa trên giá vốn + % lợi nhuận mong muốn, thì không việc gì phải nói ở đây. Thực tế, đa phần các quán nhỏ, giá bán trong menu đều dựa trên lấy giá tương tự mấy quán xung quanh áp đặt đại lên trên menu (ví dụ nơi khác, 1 ly sinh tố bơ là 25.000 VNĐ).
Câu hỏi, là liệu thực tế, giá vốn 1 ly sinh tố bơ (đã bao gồm tiền nguyên liệu, vận chuyển, tiền lương nhân viên tính trên sản lượng ly sinh tố bơ, các chi phí vận hành,... thì 1 ly bán 25.000 liệu có thực sự lời. Đôi khi, chúng ta bị lỗ đấy, mà ta không biết.
Thế nên, thiếu quản trị P/L, cụ thể với ngành F&B, là theo danh mục ẩm thực trong menu, đôi khi có những món, càng bán càng lỗ. Kết quả, quán đông khách, cuối tháng, tổng kết tài chính, chủ quán không còn bao nhiêu, trả tiền nhà xong là huề vốn, đôi khi âm luôn.
---------
Ra kinh doanh, làm nhỏ lẻ không bàn tới.
Nhưng vận hành đúng nghĩa 1 doanh nghiệp, với đội ngũ nhân viên, có phân chia các phòng ban, phức tạp hơn thì có nhiều chi nhánh, thì điều hành doanh nghiệp là 1 áp lực rất lớn với CEO, vì họ phải điều hành, theo dõi, quản lý cả tứ diện của 1 doanh nghiệp như đồ hình Hùng đăng. Thực tế, không phải ai cũng đủ sức làm tốt việc này. Đó là lý do, khi quy mô tăng trưởng đến 1 giai đoạn nào đó, chúng ta cần 1 ban giám đốc thay vì chỉ 1 ông điều hành tất cả mọi thứ. Ban Giám Đốc sẽ gồm:
---------
1 - Để kiểm soát toàn diện VẬN HÀNH, có COO
THỰC HIỆN QUẢN TRỊ TOÀN BỘ HOẠT ĐỘNG VẬN HÀNH.

- Hỗ trợ cho COO, ở 1 số tập đoàn lớn sẽ có thêm vị trí là CTO, tức Giám Đốc Công Nghệ, để kiểm soát về việc chuyển đổi số, dữ liệu hạ tầng thông tin và hạ tầng về công nghệ của công ty (bạn xem trong đồ hình sẽ thấy)
- Hỗ trợ cho COO, ở 1 số tập đoàn sẽ có thêm vị trí là CHRO, tức Giám Đốc Nhân Sự, tổng quản nội cung để quản trị toàn bộ nguồn lực về con người và các tài sản, thiết bị,... của tập đoàn, đồng thời trực tiếp kiểm soát, quản lý các trưởng phòng nhân sự ở các chi nhánh / công ty con trực thuộc.
- Với ngành sản xuất, có nhà máy, sẽ có thêm vị trí là CPO, Giám Đốc Sản Xuất, người đứng đầu nắm quyển quản lý, kiểm soát tất cả các nhà máy trực thuộc và người quản lý từng nhà máy (quản đốc). Người này vừa kiểm soát toàn bộ tiến trình sản xuất (giả sử dây chuyển sản xuất xe hơi Vinfast), vừa kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng của việc sản xuất. (bạn xem trong đồ hình sẽ thấy có 2 nhánh này ở phần ô VẬN HÀNH)
2 - Để kiểm soát toàn diện KHÁCH HÀNG, có CBDO, CMO, CCO
THỰC HIỆN KIỂM SOÁT TOÀN BỘ HOẠT ĐỘNG KHÁCH HÀNG

- CBDO: về phát triển thị trường, mở kênh tiêu thụ, đối ngoại.
- CMO: về Quảng Bá SP, Xây Dựng Thương Hiệu.
- CCO: về tổ chức bán hàng, CSKH, chương trình khách hàng.
3 - Để kiểm soát toàn diện TÀI CHÍNH, có CFO
THỰC HIỆN KIỂM SOÁT TOÀN BỘ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.

1 thực tế, ở đơn vị nào không có CFO tính toán cẩn thận về chính sách giá sản phẩm và mức chiết khấu căn cứ trên giá thành sản phẩm, mà CEO ấn định đại, nhắm chừng, thì rất dễ bị lỗ vốn trong thực tế, do thâm hụt khi khuyến mại và thưởng quá nhiều cho các đại lý. Bán hàng đi xe tải chở ra vào dữ dội mà lời không thấy đâu.
4 - Để kiểm soát toàn diện SẢN PHẨM, có CXO, QMR, CRO
- CXO, về kiểm soát, quản lý trải nghiệm KH.
- CRO, về nghiên cứu thị trường và insight KH.
- CQO, về kiểm soát và cải tiến chất lượng SP đến KH.
VẬY Ở CÁC TẬP ĐOÀN LỚN
NGƯỜI CEO THỰC SỰ LÀM GÌ???

HỌ CHỈ TẬP TRUNG VÀO 1 THỨ DUY NHẤT, LÀ QUẢN TRỊ MỤC TIÊU TỔ CHỨC VÀ CÙNG VỚI CÁC THÀNH VIÊN TRONG BAN GIÁM ĐỐC LẬP KẾ HOẠCH ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU ĐÓ. VÌ GUỒNG MÁY KHỔNG LỒ, 1 CÁ NHÂN KHÔNG THỂ NÀO KIÊM NHIỆM ĐƯỢC TẤT CẢ.
Giống đi biển, thuyền trưởng chính là người lái tàu và quyết định hướng tàu đi, còn việc dọn dẹp tàu, nấu ăn cho thủy thủ,... mỗi nhánh đấy sẽ có người phụ trách. Đó gọi là ekip là vậy, thuyền trưởng giỏi không thể làm hết mọi thứ, dù chỉ là khía cạnh quản lý thôi.
Thế nên, bạn thấy đấy, Dù ở FB thì vai trò Mark là CEO, nhưng kiểm soát toàn bộ việc vận hành tập đoàn hùng mạnh này thì lại là cô Sheryl Sandberg, COO tập đoàn công nghệ. Vậy giờ thì bạn hiểu Mark làm gì ở FB rồi đấy.
----------
Cũng với bức tranh tứ diện này.
Bạn sẽ thấy, bất cức lúc nào 1 trong 4 ô có vấn đề, nếu không giải quyết sớm, nó sẽ sớm lan ra thành vấn đề của 3 ô còn lại. Và đôi khi, vấn đề trong ô đang gặp phải, lại đến từ vấn đề tồn đọng trước đó ở 3 ô kia.
Tức, nếu bạn đang làm sales và marketing giỏi, 100% bạn sẽ có nhiều tiền (ô Khách Hàng bạn đang rất tốt).
Nhưng vì bạn có ô SP tồi tệ, 100% sớm muộn sẽ tác động ngược trở lại ô KHÁCH HÀNG, làm bạn mất khách hàng, người CCO, sẽ rất khó khăn để có thể nghĩ cách giảm thiểu tỷ lệ khách rời bỏ tổ chức, còn người CMO sẽ phải tốn nhiều công sức đi xử lý các sự vụ khủng khoảng truyền thông do khách hàng chia sẻ trên các nền tảng MXH.
P/s: Dĩ nhiên, nếu bạn chỉ là 1 startup với vài nhân viên, đang còn lo kiếm khách sống qua ngày, thì chưa cần quan tâm bài viết này, và hiển nhiên làm gì có tiền mà hình thành nổi đội ngũ ban giám đốc với mấy chức danh đao to búa lớn bên trên, nhưng 4 ô vận hành vẫn phải có người làm, ai? là Founder chứ ai. Nhưng, nếu ước mơ làm lớn, sau này mở lớn quy mô, thì nên chú trọng đến quản trị từ từ, xây dựng từ từ đi cùng. Thế nên, xây lớn công ty lên không dễ chút nào.
Chúc anh/chị/em thành công, hạnh phúc.
Chúc anh/chị/em có kỳ lễ 30/4, 1/5 bình an, nhớ cẩn thận covid nha anh/chị/em. Cẩn tắc vô áy náy.
- Nguyễn Tuấn Hùng -


No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...