Search This Blog

Friday, April 30, 2021

Hỏi: Điều gì đã dẫn tới ngày kết thúc của Chiến tranh Việt Nam?

https://bitly.com.vn/rekvil

#VNW

Hỏi: Điều gì đã dẫn tới ngày kết thúc của Chiến tranh Việt Nam?

Trả lời: Sunwoo Park, khoa Lịch sử và Khoa học Chính trị, đại học Emory.

Hiệp định Paris được ký kết năm 1973 nhằm thiết lập nền hòa bình, chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam. Đến cuối năm 1973, toàn bộ quân đội Mỹ đã rút khỏi Việt Nam.

Dĩ nhiên, phần lớn nội dụng Hiệp định Paris không được coi trọng. Hòa bình chỉ thiết lập trong khoảng thời gian ngắn từ 1973 – 1974, Quân đội Bắc Việt và Việt Cộng đã tấn công QLVNCH, và dù QLVNCH có một số thành công hạn chế như trận Svay Riêng, VNCH vẫn phải diệt vong do sự rút viện trợ quân sự từ Hoa Kỳ cùng với Khủng hoảng Dầu mỏ 1973. VNCH không thể duy trì đẩy đủ sức mạnh quân sự (như xe tăng, máy bay), tinh thần chiến đấu sa sút nghiêm trọng.

Cuộc Tổng tiến công mùa xuân năm 1975 đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Việt Nam. Trận Phước Long chính là khởi đầu cho sự sụp đổ của VNCH.

Tại Phước Long, QLVNCH bị quân Bắc Việt xóa sổ. Thiệt hại quân sự đã nặng nề, hậu quả chính trị của trận đánh còn lớn hơn nhiều. Hoa Kỳ cho thấy họ không sẵn sàng quay lại hỗ trợ đồng minh Nam Việt của họ. Quốc hội không muốn gửi viện trợ quân sự, đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ sẽ sớm chấm dứt can dự vào Việt Nam. Bị Hoa Kỳ bỏ rơi, Nam Việt trở nên lung lay hơn bao giờ hết.

VNCH lại phải chịu thất bại thảm khốc trong trận Buôn Ma Thuột. Tại đây, QLVNCH cố gắng theo sát các bước tiến quân sự của Bắc Việt để ngăn chặn đối thủ kiểm soát Tây Nguyên. 78000 binh sĩ Nam Việt chống lại cuộc tấn công của 65000 lính Bắc Việt. Mặc dù chiếm ưu thế về không quân và số lượng xe tăng gấp 8 lần Bắc Việt, QLVNCH vẫn bị đánh gục. Tại Buôn Ma Thuột, Bắc Việt chỉ chịu thương vong 3000 người. Trong khi đó, Nam Việt mất 60000 lính và phần lớn khí tài quân sự của họ. Đạo đức quân sự của những người lính Nam Việt sụp đổ, dẫn tới các cuộc đào ngũ hoặc đầu hàng, và tệ nhất là cuộc di tản thảm họa diễn ra sau trận Buôn Ma Thuột.

Cuộc di tản ồ ạt khỏi Tây Nguyên khiến các con đường bị tắc nghẽn. Quân đội trở nên hỗn loạn. Nhiều nơi ở Tây Nguyên không còn trật tự. Cả quân nhân và dân thường đều tuyệt vọng chạy trốn khỏi Cộng sản.

Tuyến đầu của Nam Việt bị phá vỡ trong Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. Trong khoảng thời gian từ 5 tháng 3 đến 2 tháng 4 năm 1975, Quân đội Nam Việt bị tiêu diệt bởi Cộng sản. 134000 lính Nam Việt đấu với 75000 lính Bắc Việt. Hơn 120000 binh sĩ Nam Việt thiệt mạng, bị thương, bị bắt hoặc đào ngũ trước một đối thủ được cho là yếu kém hơn nhiều.

Bản đồ quân sự tại Sài Gòn ngày càng xấu đi. Các binh đoàn dã chiến hầu hết đã bị cộng sản tiêu diệt hoặc phải rút chạy hoàn toàn. Hơn một nửa Nam Việt rơi vào tay cộng sản và sẽ không có nguồn viện trợ nào cho QLVNCH đang đổ nát.

Chốt chặn cuối cùng của Nam Việt là Xuân Lộc. Bộ Tư lệnh Nam Việt đã điều tất cả lực lượng cơ động còn lại tới Xuân Lộc, về cơ bản là trọn vẹn Sư đoàn 18. Trước đối thủ áp đảo với tỉ lệ 7:1, Nam Việt vẫn đứng vững tại Xuân Lộc trong 12 ngày, Sư đoàn 18 đẩy lui và tiêu diệt 3 sư đoàn Bắc Việt. Khả năng phòng thủ đáng kinh ngạc khiến họ được gọi là "Super Man". Thật không may, Cộng sản đã bao vây và tiêu diệt các đơn vị khác bên sườn của họ. Tới ngày 21 tháng 4, Xuân Lộc thất thủ, tàn quân Sư đoàn 18 rút chạy. 9 ngày sau, Sài Gòn thất thủ. Phần còn lại là lịch sử.

No comments:

Post a Comment

Phật giáo vs cúng sao

Nhiều người nói Phật giáo bây giờ biến tướng, cúng sao giải hạng mê tín dị đoan... Nhưng mất đi cái đó rồi, nhóm những con người có ít họ...