#QRJP
Q: Bạn nghĩ đâu là khó khăn lớn nhất lúc ra bước ngoài xã hội?
A: Tasuku Watanabe
________________________
Nguồn: https://qr.ae/pG7O6L
Cái bẫy lớn nhất đó chính là sự thật "Không có tự do với những cá nhân không thể tự kỷ luật" .
***Tự kỷ luật : Việc hành động theo các tiêu chuẩn bản thân đặt ra và không bị chi phối bởi người khác.
Tự kỷ luật là gì?
1. Việc hành động theo các tiêu chuẩn bản thân đặt ra và không bị chi phối・ràng buộc bởi người khác.
2. Trong triết học đạo đức của Kant, tự mình thiết lập và tuân theo quy luật đạo đức phổ quát, không bị ràng buộc bởi những ham muốn tự nhiên của cảm tính.
Mục tiêu của hệ thống giáo dục Nhật Bản là các kỳ thi tuyển sinh đại học. Không nói cũng biết, đó là hình thức sản xuất hàng loạt nhân lực chất lượng cao với năng lực chọn đáp án đúng.
Đối với những người không rõ về điều đó, hãy để tôi đưa ra những ví dụ về những yêu cầu của Kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia theo quan điểm cá nhân:
▼ Quốc ngữ
Chỉ là luyện cách trả lời đúng "ý đồ của tác giả" bằng cách thi trắc nghiệm. Có lẽ không thể kỳ vọng thông qua đó học sinh có thể tìm thấy mình muốn làm gì, mình là ai trong tương lai.
▼ Toán học
Chỉ cần áp dụng công thức và giải, chỉ như một bài tập. Cũng không có sự sáng tạo.
▼Khoa học tự nhiên
Nó vốn nên là một môn học khám phá các hiện tượng tồn tại trong thế giới và nâng cao độ hiểu biết, nhưng thực tế những gì chúng ta đang làm chỉ là khớp chúng với những công thức.
Việc học hành nhồi nhét này kéo dài 12 năm từ tiểu học.
Vì mục tiêu là thi vào đại học nên khi thi xong, nên quá trình sau đó sẽ chậm lại. Ở đại học, chỉ cần tích lũy đủ tín chỉ là được, tâm trí chỉ toàn công việc làm thêm và hẹn hò với người khác giới.
Có bao nhiêu người có thể trả lời sự khác biệt giữa "học" và "nghiên cứu" ngay lập tức?
▼ Học: "Đọc" sách giáo khoa
▼ Nghiên cứu: "Tạo ra" sách giáo khoa
Các trường đại học về bản chất là nơi "nghiên cứu". Vậy đó không phải là luận văn sao? Luận văn chính là xây dựng kế hoạch tìm hiểu những nghiên cứu đi trước về lĩnh vực mà bạn quan tâm, sau đó đưa ra các dữ kiện chưa từng xuất hiện trong lĩnh vực đó như một kết quả nghiên cứu.
Nhưng làm sao đây, những người có thể tự hào giải thích luận văn đại học cho người khác là những người thuộc đẳng cấp nguồn nhân lực hiếm. Điều này là đương nhiên, bởi vì trong 12 + 4 năm, cuối cùng không chỉ có "học".
Đây chính là cá nhân không thể kỷ tự kỷ luật như tôi đã nêu ban đầu.
Tóm lại, nói cho dễ hiểu, là những người chờ chỉ dẫn.
Tôi cũng không phải là ngoại lệ. May mắn thay, tôi đã được vào làm ở một công ty có danh tiếng với tư cách là một nhân viên chính thức. Tôi đã nhầm lẫn lớn khi nghĩ rằng, chỉ cần vào công ty tôi sẽ có được cuộc sống thoải mái, như là "lương thưởng cao" và "tự do lựa chọn nơi làm việc" mà tôi đã nghe thấy trong những lần các tiền bối về trường nói chuyện.
Ngay sau khi vào công ty, mỗi ngày tôi đều nhận được những câu hỏi dồn dập, "Bạn nghĩ gì?" "Tại sao? Tại sao? Nhưng tại sao? Hỏi thêm lần nữa nhé, tại sao?" Vì dù ít nhưng tôi cũng là một người chờ chỉ dẫn.
Tôi đã gặp rất nhiều khó khăn để thoát ra khỏi điều này.
Việc tiếp theo, đó là "công ty bạn làm việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp là quan trọng nhất". Bạn có thường phàn nàn về công ty của mình trong các bữa nhậu? Công ty của tôi cũng không ngoại lệ. Mặc dù mọi người phàn nàn nhưng không bỏ việc. Lấy ví dụ cho việc này, đó là vì mọi người không dám thoát ra khỏi vùng an toàn.
Tôi thậm chí không thể đối mặt với vấn đề, rằng rõ ràng là bản thân phải có trách nhiệm cải thiện môi trường vì cuộc sống của chính mình. Chủ yếu là do tôi đã ngừng suy nghĩ về nó.
Bạn hãy nghĩ thử xem, mỗi sáng chen chúc trên một chuyến tàu đông đúc vì một công việc bạn không thích, đi từ vùng ngoại ô vào là 3 tiếng cả đi lẫn về . Thật là điên rồ khi tiếp tục điều này trong 40 năm cho đến khi nghỉ hưu. Tự do không đến với một người như vậy.
40 năm có thể là một cách nói hơi khó hiểu, vì vậy tôi sẽ thử tính thời gian đi làm này bằng tiền lương theo giờ. Mức lương theo giờ của một nhân viên văn phòng phổ thông rơi vào khoảng 2,000 đến 5,000 yên. Giả sử tính mỗi ngày cả đi lần về là 1 tiếng.
20 (ngày làm việc) x 12 (tháng) x 40 (năm) x 2,000 yên ~ 5,000 yên (lương theo giờ) = 19,000,000 yên ~ 48,000,000 yên.
Trong khi bình thường hầu hết chúng ta đều chơi game hoặc ngủ trên tàu. Cứ như là ném 20,000,000 yên qua cửa sổ vậy. Nếu cả đi và về là 3 tiếng như ở trên thì ít nhất cũng tăng gấp 3 lần và vứt đi khoảng 60,000,000 yên.
Kết quả là tôi đã thay đổi công việc, nhưng vẫn có một số người tiếp tục làm việc trong khi phàn nàn về công ty. Ở một công ty có tiếng tăm, hằng ngày bạn làm tài liệu Powerpoint, rồi thuyết trình, bạn sẽ phát triển tính tự tôn (≒ kiêu hãnh) không lành mạnh, dù bạn không hề có lòng tin ở chính mình.
Theo quan điểm của tôi, nhưng người đó, họ không được tự chủ cho lắm. Cùng với đó, họ không có tự do. Họ chỉ là một thành phần của công ty như một nô lệ. Hoặc có thể thậm chí họ còn không biết về sự thật đó.
Để trở thành một người tự chủ, bạn cần có những nguyên tắc sống của riêng mình. Dẹp bỏ hoàn toàn những toan tính đối với công ty và bạn bè, bạn là diễn viên chính cho cuộc đời của bạn. Đi ra khỏi vùng an toàn, cho dù bạn bao nhiêu tuổi điều đó cũng không quá muộn.
Ngay bây giờ lúc bạn nhận ra nó, đó chính là cơ hội.
_________________________________
Kaisho Asami:
Bạn có thể cho tôi biết quy tắc đạo đức phổ quát của bạn là gì không?
Tasuku Watanabe:
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Có thể tôi không hiểu được hết ý đồ trong câu hỏi câu bạn, nhưng tôi viết đến đây cũng chỉ để nói là "Bạn là nhân vật chính cho cuộc đời mình". Tôi nghĩ nó cũng giống như khi chúng ta đi máy bay hay ô tô, chúng ta sẽ không bị say (khó bị say) nếu chính chúng ta là người điều khiển, mà thường bị say khi ngồi trong xe do người khác lái.
Tôi luôn cố gắng để có thể ngồi vào ghế lái. Dù đôi khi tôi cảm thấy hơi nản. LOL
No comments:
Post a Comment