Xây Thương Hiệu Là Làm Gì?
------
Bữa đi gặp 1 người anh, xuất thân là kinh doanh sản xuất hộ cá thể gia đình, mình thuyết phục ông anh nên đầu tư xây dựng thương hiệu cho bài bản, rồi sau này anh em mới phân phối hàng cho anh tốt hơn được.
Bất chợt, ổng hỏi câu: vậy xây thương hiệu là làm gì? Vừa nghe chợt ngớ người, vì nghĩ mãi không biết làm sao giải thích cho 1 ông anh trình độ kỹ thuật cơ khí hiểu mấy cái hàn lâm này.
Nay, mình biên nhanh bài này.
Để anh em hiểu thêm 1 chút về cái vụ hàn lâm này. Nhưng, nó rất quan trọng trong sự nghiệp kinh doanh của 1 người doanh nhân, vì thương hiệu như 1 đứa con tinh thần của ta vậy.
Nhắc tới apple, nghĩ tới steve jobs
Nhắc Kido, nghĩ tỷ phú Trần Kim Thành
Nhắc Vingroup, nghĩ tỷ phú Phạm Nhật Vượng
-----------
Vậy xây thương hiệu là làm gì?
Về chuyên sâu, đã có quá nhiều bài viết từ thầy Sơn, cô Vân,... mọi người đọc thêm, nhiều lắm ở trên group từ 2016 đến giờ.
Bài này mình chỉ chia sẻ góc nhìn ngắn gọn của mình khi xây thương hiệu với những gì mình thấy, mình đang làm.
1 - Nói cho khách biết ta (thương hiệu) là gì?
Ví Dụ:
- Bitis là cái gì?
- Minh Long là cái gì?
- Thiên Long là cái gì?
- Honda là gì?
Thử trả lời xem:
- Bitis là về giày dép.
- Minh Long là về gốm sứ.
- Thiên Long là về Văn Phòng Phẩm.
- Honda là về Xe (xe máy, xe oto).
2 - Xây Dựng Giá Trị cho Khách Hàng
Bao gồm Lựa Chọn, Làm, Nói
Nếu Bạn Chọn SP bạn Bền.
Bạn phải chứng minh qua việc SX nó bền.
Bạn phải đi nói cho khách biết điều đó.
Vì sao? để ai thích dùng SP bền thì chọn bạn.
Cũng ví dụ trên, thử trả lời như sau:
- Bitis, bền (giờ thì có bitis hunter).
- Minh Long, sự tinh xảo.
- Thiên Long, giá rẻ, sp tốt.
- Honda, bền.
3 - Chứng minh cho Khách Tin?
Khâu này vất vả, tốn tiền, cực khó trong việc xây thương hiệu. Mình nghĩ đây cũng là rào cản với startup vì không đủ tiền.
Ví Dụ: bạn có thể xây dựng showroom để khách đến tham quan, xem thử SP để xem SP có tinh xảo như bạn nói hay không, hay chỉ chém gió. Và xây showroom thì chắc chắn tốn tiền rồi. Đó chỉ là 1 khía cạnh ví dụ thôi.
Cũng vì khía cạnh này, mà nhiều nhãn hàng sẵn sàng cho đốt sản phẩm mình nếu phát hiện lô hàng hư hỏng, không phải họ chơi trội nhà giàu, mà chỉ để chứng minh khách thấy, tôi không bán đồ dỏm bao giờ. Dỏm là tôi thu hồi, tôi đốt đó nha.
VỀ NHÀ BÌNH TÂM, CÓ THỂ GIẢI THÍCH RÕ.
CHỨ THỰC TẾ, NGỒI NÓI CẢ BUỔI, ỔNG VẪN CHẢ HIỂU MÌNH NÓI GÌ, ĐẾN CẢ TỪ MARKETING ỔNG CÒN KHÔNG BIẾT LÀ GÌ.
VIỆC NÀY CŨNG GIÚP MÌNH NHẬN RA, LÀ VẪN CÒN 1 RÀO CẢN QUÁ LỚN VỀ TRÌNH ĐỘ LÀM TIẾP THỊ CHO THƯƠNG HIỆU SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM, KHI NHIỀU CÁ NHÂN LÀ CEO CỦA CẢ 1 NÔNG TRẠI, 1 XƯỞNG SẢN XUẤT, CÒN KHÔNG HIỂU LÀM THƯƠNG HIỆU LÀ LÀM GÌ.
HỌ CHỈ QUAN TÂM 1 THỨ DUY NHẤT.
CÓ ĐẦU RA LÀ ĐƯỢC.
- Nguyễn Tuấn Hùng -
Nhà sáng lập P-Trading
Tổ hợp phân phối thực phẩm: nông sản, đặc sản, thảo dược, lương thực - gia vị nhà bếp.
Nhà sáng lập M-Factory
Tổ hợp in ấn quà tặng cá nhân hóa và in ấn quảng cáo.
Nhà sáng lập Next Việt Nam.
Tổ hợp đào tạo, tư vấn, xuất bản sách và tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại - kết nối cho Ceo Việt Nam.
No comments:
Post a Comment