Search This Blog

Wednesday, April 7, 2021

thiên đường vs địa ngục

Maybe You Missed This F***king.... CA DAO TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ NGẠN NGỮ, TRUYỀN THUYẾT ĐÔ THỊ của phương Tây
Dịch: "Thiên đường là nơi mà cảnh sát là người Anh 🇬🇧, đầu bếp người Ý 🇮🇹, kỹ sư người Đức 🇩🇪, tình nhân người Pháp 🇫🇷 và tất cả được quản lý bởi người Thụy Sĩ 🇨🇭.
Còn Địa ngục là nơi mà cảnh sát người Đức 🇩🇪, đầu bếp người Anh 🇬🇧, kỹ sư người Pháp 🇫🇷, tình nhân Thụy Sĩ 🇨🇭 và TẤT CẢ ĐƯỢC QUẢN LÝ BỞI BỌN NGƯỜI Ý 🇮🇹"
Lưu ý ở đoạn Thiên đường, thì có thể đổi chỗ cho Pháp và Ý thì nghĩa vẫn không thay đổi các bạn nhé, đầu bếp người Pháp 🇫🇷 và tình nhân người Ý 🇮🇹 vẫn rất tuyệt vời thậm chí hơn (vì trai Ý đẹp hết xẩy :3 còn gái Ý bốc lửa cũng không kém)
Heaven is where the police are British, the cooks are French, the mechanics German, the lovers Italian and it's all organized by the Swiss.
Hell is where the police are German, the lovers Swiss, the mechanics French, the chefs British, and it is all organized by the Italians.
Giải thích:
Theo quan niệm phổ thông, thì cảnh sát Anh nhìn chung khác lịch thiệp, lành tính, thân thiện với mọi người (thứ mà thiên đường cần), nhiều lúc đáng yêu và hơi "yếu bóng gió", ra đường thường không mang/trang bị vũ khí và có vẻ như sẽ bị đánh bại trước những người đàn ông bặm trợn và những kẻ tội phạm xuyên quốc gia, nhưng bằng cách nào đó mà họ đều vượt qua khó khăn được hết. Trong khi ở Đức, dân số 80 triệu dân nhưng chỉ có 245.000 cảnh sát, và theo thống kê cứ 4 cảnh sát thì 1 người đã từng là nạn nhân bị những kẻ chống lại người thi hành công vụ tấn công, ở quốc gia này ngành cảnh sát cũng được xem là nguy hiểm cũng như hơi bạc bẽo và không hấp dẫn. Khác biệt lớn nữa là ở chỗ, cảnh sát ở Đức không phải là tổ chức chính quyền thuộc nhà nước mà là tổ chức dân sự, họ không chịu sự quản lý của bất cứ bộ ban ngành nào trong chính quyền cả, họ chỉ đảm đương việc chống lại các hành vi hình sự, khủng bố làm nguy hại đến an ninh quốc gia. Bên cạnh đó, công an lại phải làm cái việc trông coi để cho các điều luật đã đưa ra không bị làm sai và phải được thực thi, và việc quan trọng nữa là đảm bảo cho không cá nhân hay tập thể nào có thể vượt quá những quyền hạn mà họ được hiến pháp quy định để trên cơ sở đó, những cá nhân hay tập thể khác bị xâm hại. Vừa việc nặng vừa đồng lương không tương xứng và nhiều khi còn bị tấn công. Do vậy nghề cảnh sát ở Đức dù được tôn trọng nhưng cũng chẳng thể xem là thiên đường. Tất nhiên cảnh sát Đức bề ngoài lạnh lùng, tính quân sự và làm việc hiệu quả, chứ không lịch thiệp và yếu bóng gió, hay đáng yêu như cảnh sát Anh.
Kỹ sư máy móc kỹ thuật ở đây chú trọng vào công nghiệp sản xuất ô tô, khi mà các hãng ô tô của Pháp như Renault, Citroen, Peugeot thường bị xem là không đáng tin và mỏng manh khi bị đem ra so sánh (linh kiện điện tử, hệ thống treo, đặc biệt là lò xo thanh xoắn đằng sau...) trong khi ô tô Đức quá nổi tiếng về độ bền và chất lượng rồi.
Người Thụy Sĩ thì thế nào? Họ điều hành mọi thứ bằng những con số. Thành tích về sự ổn định ngoại giao và trách nhiệm ủy thác của họ trong suốt nhiều thế kỷ đầy biến động này chắc chắn là nhân tố quý báu để họ thắng trong vai trò điều hành thiên đường, nghiêm khắc, kỷ luật, đúng giờ. Nổi tiếng ở bên ngoài chắc hẳn mọi người đã nghe qua Quân Cận vệ binh Thụy Sĩ được Giáo hoàng thuê và bảo vệ thành Vatican, họ thực hiện tốt vai trò của mình, tổ chức quy củ và được xem là đáng tin cậy nhất thế giới suốt trăm năm qua. Nhưng người Thụy Sĩ cũng khá máy móc, kỷ tính và đúng giờ từng giây xét nét từng mili giây, và họ yêu những chiếc đồng hồ. Trái tim của họ chính là những chiếc đồng hồ tích tắc. Ai mà muốn có tình nhân cực kỳ xét nét và kỹ tính như rô bốt nào?
Đồ ăn của Anh khi bị đem ra bàn cân so sánh với các xứ hàng xóm thì luôn bị chê là giở tệ, gớm ghiếc, thấy là chán òm, nuốt không trôi, tiếng xấu đồn xa. Vậy tìm đồ ăn và người yêu ở đâu mới là thiên đường đây?
Chúng ta sang 2 nước kỳ phùng địch thủ: Ý và Pháp.
Nền ẩm thực của nước Ý nổi tiếng thế giới và đa dạng hấp dẫn, và tiếng Ý ngoài là ngôn ngữ của tình yêu, âm nhạc thì còn là ngôn ngữ của ẩm thực phong phú. Các món Pháp cũng thượng hạng, cao sang và chỉnh chu không kém. Từ văn hóa, kiến trúc, rượu vang, thời trang, nghệ thuật.... đây luôn là 2 nước dẫn đầu phong cách của châu Âu, sáng tạo, phá cách và độc đáo, và luôn là kỳ phùng địch thủ của nhau, luôn xem của mình là hơn là nhất so với kẻ còn lại.
Người tình nước Pháp, dù là những cô nàng kiêu sa diễm lệ hay những người đàn ông với chất giọng nồng ấm và tính cách lãng mạn pha 1 chút "3D" tình tứ, trong những lời tỏ tình ngọt ngào nồng nàn nước Pháp, luôn là người tình trong mộng của bất cứ ai suy nghĩ tưởng tượng ra. Khi đó, những cô nàng Ý bốc lửa tướng gọn và ánh mắt mê đắm đầy hấp lực trên những bãi biển mùa hè xứ Địa Trung Hải có thể khiến bất cứ chàng trai nào say nắng mạnh, và đặc biệt, những chàng trai Ý lãng mạn một cách đầy hoang dại, style phong cách cool ngầu, và được xem là "đ* ngựa" nhất của làng thời trang gu ăn mặc, ăn diện tóc tai, trau chuốt bản thân và bộ râu nam tính kèm nụ cười đểu đầy ma mị, khiến bất cứ cô gái nào (và kể cả 1 bộ phận nam nhân khác) xỉu lên xỉu xuống. Đấy, đó là lý do vì sao, thiên đường chính là nơi người yêu là Pháp, tình nhân người Ý, và ẩm thực Ý Pháp kẻ 8 lạng người nửa cân không ai thua ai - đem đến những cảm xúc thăng hoa tuyệt vời mà ai cũng muốn trải nghiệm.
Cuối cùng, người Ý có 3 chữ P nổi tiếng, là Pizza, Pasta và Passionate Sex (Làm Tình Nồng Nhiệt) nhưng Ý cũng thừa nổi tiếng bởi sự loạn lạc và vô tổ chức, giờ dây thun, delay, thích tiệc tùng và sống tư tưởng quá tự do, thích gì làm nấy, kèm chất nghệ sĩ ở mỗi cá nhân (mỗi cá nhân người Ý là 1 người nghệ sĩ toàn thời gian), một đống hổ lốn trong sự quản lý và cái gì cũng thành cái chợ. Cũng hãy xem nước Ý "f**k up" phá team mọi thứ trong Chiến tranh Thế giới Thứ 2 cũng đủ hiểu. Cái gì đưa vào tay cho bọn người Ý quản lý coi chừng hỏng bét hết. Do vậy quy hoạch, tổ chức, trật tự ở Ý không tốt lắm và luôn có xu hướng loạn lạc. Ở điểm sáng, sự tự do cá nhân, không bị gò bó ở Ý cũng kích thích tố chất sáng tạo và nghệ thuật, tạo ra những mốt (mode) đi đầu thế giới trong những ngành kinh đô thời trang, xa xỉ phẩm, siêu xe đắt tiền...
Tất nhiên, câu ngạn ngữ truyền thuyết và tất cả những gì ở trên cũng chỉ là những định kiến stereotypes của các quốc gia, không thể khẳng định những điều trên là đúng được hoặc dùng nó để quy chụp chung hết được. Câu nói thường sử dụng trong các trường hợp chọc nhau và đùa cạnh khóe cà khịa nhau giữa các nước hàng xóm trong thế giới Phương Tây.

No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...