Bài viết từ một bạn từng ở Israel. Cre : Minh Rong
Tối hôm qua anh Barabay Thái Lan từ bên Israel nhắn về, nói tình hình bên đó giờ căng lắm Martin ơi. Barabay tức là chức vụ quản lý farm bên đó, thường do người Thái Lan làm. Hồi còn làm bên đó do mình cũng thạo tiếng Anh nên hay tâm sự với mấy anh, riết thân nhau tới giờ.
Ảnh kể lên thành phố chơi từ thứ sáu, nhưng kẹt lại tới hết thứ bảy, vì xe cộ bị chặn cho xe quân sự đi qua. Từng tốp lính Israel chạy ào ào ngoài đường, khung cảnh rất hỗn mang. Đến tối thì tên lửa vào thành phố, chỉ nghe tiếng chíu chíu rồi ầm.. Tên lửa đánh chặn của Israel bắn hạ liên tiếp mấy quả rocket từ phía bên kia bắn qua.
Năm ngoái mình đi thì cũng có xảy ra đụng độ, nhưng chưa thấy lớn bằng năm nay. Nhưng thật ra chuyện Israel và Palestine oánh nhau thì đã có lịch sử cả thế kỷ nay rồi, mà kể ra thì nguyên nhân sâu xa còn lâu hơn, hàng thiên niên kỷ.
Nguyên nhân gần thì là: người Do Thái bị mất nước, vong quốc lang bạt khắp nơi 3000 năm, đi tới đâu bị người ta kỳ thị và tìm cách tiêu diệt đến đó. Cuối cùng nhờ vào nỗ lực đấu tranh và cả hoàn cảnh lịch sử thuận lợi, họ về được mảnh đất Israel ngày nay. Nhưng khi về thì dân Ả Rập đã sống ở trên mảnh đất quê cha của họ được gần 300 năm, giờ không chịu đi nữa. Bên nào cũng có lý do, một bên thì nói đây là đất nhà tôi mấy ngàn năm, giờ tôi không có mảnh đất cắm dùi, trả lại cho tôi. Bên kia thì nói tôi chả biết ông là ai, gia đình nhà tôi 3 đời đã sống yên ổn ở đây, nhất quyết không trả. Thế rồi oánh nhau.
Nguyên nhân sâu xa thì phức tạp hơn:
Thứ nhất, người Do Thái có lịch sử thần bí, họ tin là họ là con của một người tên Abraham, được Thượng Đế chọn làm dân tộc của Chúa, được ban nhiều đặc ân như trí tuệ hơn người, có khả năng sáng chế, nghiên cứu khoa học tự nhiên, và làm kinh doanh tài chính giỏi hơn tất cả các dân tộc khác. Niềm tin này không phải không có cơ sở, vì đi đến đâu dù là đang vong quốc đi nữa, dân Do Thái vẫn cứ thành công, giàu có, trí thức hơn chính dân bản xứ. Mà vì vậy nên họ luôn bị ghen ghét và trù dập tơi tả.
Thứ hai, sự ra đời của Giê-su và Ki-tô giáo làm người Do Thái đã bị ghét lại càng bị ghét hơn. Chúa Giê-su rất ôn hoà và từ bi, nhưng Ngài chỉ nghiêm khắc chỉ trích có mỗi dân Do Thái, phê bình dân Do Thái là dân tộc được Chúa Cha trên trời lựa chọn nhưng sống không phải đạo, làm Chúa Cha thất vọng, và do vậy giờ đây đặc ân của Thượng Đế (Chúa Cha) sẽ ban trọn vẹn cho cả nhân loại, chứ không riêng gì dân Do Thái như trước nữa. Bởi vậy nên Chúa Giê-su mới được nhân dân các nước khác tôn vinh là "Chúa của dân ngoại", tức người ban ân cho tất cả tha nhân khắp thế gian chứ không riêng gì dân Do Thái.
Thứ ba, đạo Hồi ra đời. Lần này một người gốc Ả Rập tên là Muhammad tự nhận mình là tiên tri của Thượng Đế, mang chỉ thị "mới nhất" của Chúa Trời xuống cho loài người. Và theo chỉ thị đó, thì dân Do Thái là dân tộc đáng bị trừng phạt vì làm Chúa thất vọng, còn các dân tộc khác (bao gồm các dân tộc đang theo đạo Ki-tô) thì sống bừa bộn không có kỷ cương. Đạo Hồi mang trong mình sứ mệnh chấn hưng lại loài người bằng các kỷ luật thép, mang tính hà khắc cực đoan, như ăn cắp chặt tay, ngoại tình bị giết, phụ nữ phải hầu hạ quỵ luỵ đàn ông, một người phải cầu nguyện 5 lần một ngày, phải nhịn ăn từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn 30 ngày liên tiếp trong một năm.
Ba tôn giáo này ra đời đều vì mục đích giúp loài người sống thiện lương hơn. Do Thái giáo thì đề cao trí tuệ, khuyên nhủ học tập, lao động, làm ăn, kinh Cựu Ước của người Do Thái viết nhiều về giải quyết các tranh chấp trong cuộc sống bằng pháp trị nghiêm minh. Ki-tô giáo thì khuyến khích tinh thần bác ái, cao thượng, tự do, chống độc tài và ích kỷ, khuyên mọi người nên tự phê bình mình trước khi phê bình người khác. Hồi giáo thì răn dạy con người sống có kỷ luật, từ thiện là bắt buộc, không được uống rượu dù chỉ một giọt, không được phạm tội ăn cắp, ngoại tình, hình phạt rất nặng và do vậy không chấp nhận chung sống hoà hợp với người ngoại đạo.
Nhưng dù mục đích rất cao đẹp, nhưng thực tế thì ba tôn giáo này chiến tranh xung đột liên miên, chỉ vì ai cũng cho rằng đạo của tôi đúng hơn đạo của anh, Chúa của tôi đúng hơn Chúa của anh. Và điểm nhấn của xung đột chính là Jerusalem, nơi mà cả ba tôn giáo đều cho là linh thiêng bậc nhất, và phải giành về phía mình cho được.
Ki-tô giáo tổ chức các cuộc Thập Tự Chinh, dẫn đầu là người Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, và các nước Bắc Âu như Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển tiến về giành lấy Jerusalem và cướp "chén Thánh" - một báu vật của Chúa Giê-su, đội quân này đi đến đâu là gây nghiệt đến đó, giết chóc vô số người Hồi Giáo và Do Thái. Không phải tự nhiên mà người Hồi Giáo tổ chức các cuộc khủng bố nhằm vào Paris như mấy năm vừa rồi, bản chất là vì người Pháp đã từng gây nghiệt với ông cha họ thôi.
Đến lượt người Hồi Giáo cũng lên lưng ngựa và tiến ngược về đánh chiếm Đế quốc Đông Rô-ma của Ki-tô giáo, đi đến đâu là máu thường dân chảy đến đó, ác liệt không thua kém đoàn quân Thập Tự Chinh. Người Hồi lập ra đế quốc Ottoman, gồm Thổ Nhĩ Kỳ là nòng cốt, ngoài ra còn liên tục đánh chiếm đất đai, có tiềm lực tiêu diệt toàn bộ châu Âu, xoá xổ người theo Ki-tô giáo.
Và trong cuộc chiến giữa hai bên đó, người Do Thái vẫn bị đè bẹp ở giữa, bị cả hai bên truy sát và diệt chủng. Người Do Thái phải cực kỳ tinh vi và khôn ngoan, tận dụng thời thế lịch sử để lách qua khe cửa hẹp. Đến sau năm 1945, thế chiến thứ hai kết thúc, người Do Thái vận động hành lang thành công và được Liên Hiệp Quốc chấp thuận cho về lại Israel phục quốc. Đến đây chính là lúc dân Do Thái và Ả Rập xung đột trực tiếp với nhau. Các nước Anh, Pháp, Mỹ - phe thắng trận trong Thế Chiến 2 - đều là các quốc gia Ki-tô giáo, khoanh tay đứng nhìn 2 tôn giáo kia tàn sát lẫn nhau để giành lấy mảnh đất Israel. Cuộc chiến giành đất đó cũng lắm kỳ tích độc nhất vô nhị trong lịch sử, dân Do Thái có 2 triệu người với trang thiết bị thô sơ, chủ yếu mua lậu từ bãi chiến trường châu Âu đem về sửa chữa lại, đã đập tan đội quân liên minh mấy chục triệu người của Ả Rập. Nguyên nhân thì nhiều, nhưng quan trọng nhất đó là: dân Do Thái không có đường lui, trong khi dân Ả Rập thì đất rộng bao la, lại chia thành nhiều quốc gia khác nhau (Iraq, Ai Cập, Syria, Lebanon, Palestine), nên động lực chiến đấu không lớn, ỷ lại và thiếu đoàn kết.
Sau cuộc chiến, tộc Do Thái giành lại hầu hết đất Israel, kiểm soát cuộc sống của toàn bộ người Palestine. Các nước Ả Rập khác đối với người Palestine cũng chẳng mặn mà gì như họ vẫn rêu rao, dù là chung một chủng tộc, nhưng từ lâu các quốc gia Ả Rập đã chia cắt thành các quốc gia và văn hoá khác nhau. Họ đăng đàn chỉ trích Israel, nhưng thực tế chẳng ra giúp đỡ Palestine phát triển kinh tế, có chăng chỉ là viện trợ vũ khí để đánh nhau. Kết quả chỉ là người Palestine chịu thiệt hại nặng nề, còn Israel thì luôn bị quấn nhiễu và không bao giờ ngon giấc.
Đó là câu chuyện ngàn năm chưa có hồi kết, mình chỉ tóm tắt sơ lược vậy thôi, từ những sách mình đọc bằng tiếng Anh, những bài giảng của thầy cô ở bên kia, từ các bảo tàng và những câu chuyện do chính mình được nghe tâm sự của người dân cả 2 phía trong 18 tháng mình học và làm ở đó. Chiến tranh, dù giải thích ở phía nào, góc nhìn nào, đều rất đỗi bi thương. "One is left with the horrible feeling now that war settles nothing, that to win a war is as disastrous as to lose one." (Rốt cục thì người ta nhận ra rằng chiến tranh chẳng giải quyết cái gì cả, kẻ thắng một cuộc chiến rồi cũng đau khổ tương tự như bên thua). [Agatha Christie]
Tối hôm qua anh Barabay Thái Lan từ bên Israel nhắn về, nói tình hình bên đó giờ căng lắm Martin ơi. Barabay tức là chức vụ quản lý farm bên đó, thường do người Thái Lan làm. Hồi còn làm bên đó do mình cũng thạo tiếng Anh nên hay tâm sự với mấy anh, riết thân nhau tới giờ.
Ảnh kể lên thành phố chơi từ thứ sáu, nhưng kẹt lại tới hết thứ bảy, vì xe cộ bị chặn cho xe quân sự đi qua. Từng tốp lính Israel chạy ào ào ngoài đường, khung cảnh rất hỗn mang. Đến tối thì tên lửa vào thành phố, chỉ nghe tiếng chíu chíu rồi ầm.. Tên lửa đánh chặn của Israel bắn hạ liên tiếp mấy quả rocket từ phía bên kia bắn qua.
Năm ngoái mình đi thì cũng có xảy ra đụng độ, nhưng chưa thấy lớn bằng năm nay. Nhưng thật ra chuyện Israel và Palestine oánh nhau thì đã có lịch sử cả thế kỷ nay rồi, mà kể ra thì nguyên nhân sâu xa còn lâu hơn, hàng thiên niên kỷ.
Nguyên nhân gần thì là: người Do Thái bị mất nước, vong quốc lang bạt khắp nơi 3000 năm, đi tới đâu bị người ta kỳ thị và tìm cách tiêu diệt đến đó. Cuối cùng nhờ vào nỗ lực đấu tranh và cả hoàn cảnh lịch sử thuận lợi, họ về được mảnh đất Israel ngày nay. Nhưng khi về thì dân Ả Rập đã sống ở trên mảnh đất quê cha của họ được gần 300 năm, giờ không chịu đi nữa. Bên nào cũng có lý do, một bên thì nói đây là đất nhà tôi mấy ngàn năm, giờ tôi không có mảnh đất cắm dùi, trả lại cho tôi. Bên kia thì nói tôi chả biết ông là ai, gia đình nhà tôi 3 đời đã sống yên ổn ở đây, nhất quyết không trả. Thế rồi oánh nhau.
Nguyên nhân sâu xa thì phức tạp hơn:
Thứ nhất, người Do Thái có lịch sử thần bí, họ tin là họ là con của một người tên Abraham, được Thượng Đế chọn làm dân tộc của Chúa, được ban nhiều đặc ân như trí tuệ hơn người, có khả năng sáng chế, nghiên cứu khoa học tự nhiên, và làm kinh doanh tài chính giỏi hơn tất cả các dân tộc khác. Niềm tin này không phải không có cơ sở, vì đi đến đâu dù là đang vong quốc đi nữa, dân Do Thái vẫn cứ thành công, giàu có, trí thức hơn chính dân bản xứ. Mà vì vậy nên họ luôn bị ghen ghét và trù dập tơi tả.
Thứ hai, sự ra đời của Giê-su và Ki-tô giáo làm người Do Thái đã bị ghét lại càng bị ghét hơn. Chúa Giê-su rất ôn hoà và từ bi, nhưng Ngài chỉ nghiêm khắc chỉ trích có mỗi dân Do Thái, phê bình dân Do Thái là dân tộc được Chúa Cha trên trời lựa chọn nhưng sống không phải đạo, làm Chúa Cha thất vọng, và do vậy giờ đây đặc ân của Thượng Đế (Chúa Cha) sẽ ban trọn vẹn cho cả nhân loại, chứ không riêng gì dân Do Thái như trước nữa. Bởi vậy nên Chúa Giê-su mới được nhân dân các nước khác tôn vinh là "Chúa của dân ngoại", tức người ban ân cho tất cả tha nhân khắp thế gian chứ không riêng gì dân Do Thái.
Thứ ba, đạo Hồi ra đời. Lần này một người gốc Ả Rập tên là Muhammad tự nhận mình là tiên tri của Thượng Đế, mang chỉ thị "mới nhất" của Chúa Trời xuống cho loài người. Và theo chỉ thị đó, thì dân Do Thái là dân tộc đáng bị trừng phạt vì làm Chúa thất vọng, còn các dân tộc khác (bao gồm các dân tộc đang theo đạo Ki-tô) thì sống bừa bộn không có kỷ cương. Đạo Hồi mang trong mình sứ mệnh chấn hưng lại loài người bằng các kỷ luật thép, mang tính hà khắc cực đoan, như ăn cắp chặt tay, ngoại tình bị giết, phụ nữ phải hầu hạ quỵ luỵ đàn ông, một người phải cầu nguyện 5 lần một ngày, phải nhịn ăn từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn 30 ngày liên tiếp trong một năm.
Ba tôn giáo này ra đời đều vì mục đích giúp loài người sống thiện lương hơn. Do Thái giáo thì đề cao trí tuệ, khuyên nhủ học tập, lao động, làm ăn, kinh Cựu Ước của người Do Thái viết nhiều về giải quyết các tranh chấp trong cuộc sống bằng pháp trị nghiêm minh. Ki-tô giáo thì khuyến khích tinh thần bác ái, cao thượng, tự do, chống độc tài và ích kỷ, khuyên mọi người nên tự phê bình mình trước khi phê bình người khác. Hồi giáo thì răn dạy con người sống có kỷ luật, từ thiện là bắt buộc, không được uống rượu dù chỉ một giọt, không được phạm tội ăn cắp, ngoại tình, hình phạt rất nặng và do vậy không chấp nhận chung sống hoà hợp với người ngoại đạo.
Nhưng dù mục đích rất cao đẹp, nhưng thực tế thì ba tôn giáo này chiến tranh xung đột liên miên, chỉ vì ai cũng cho rằng đạo của tôi đúng hơn đạo của anh, Chúa của tôi đúng hơn Chúa của anh. Và điểm nhấn của xung đột chính là Jerusalem, nơi mà cả ba tôn giáo đều cho là linh thiêng bậc nhất, và phải giành về phía mình cho được.
Ki-tô giáo tổ chức các cuộc Thập Tự Chinh, dẫn đầu là người Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, và các nước Bắc Âu như Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển tiến về giành lấy Jerusalem và cướp "chén Thánh" - một báu vật của Chúa Giê-su, đội quân này đi đến đâu là gây nghiệt đến đó, giết chóc vô số người Hồi Giáo và Do Thái. Không phải tự nhiên mà người Hồi Giáo tổ chức các cuộc khủng bố nhằm vào Paris như mấy năm vừa rồi, bản chất là vì người Pháp đã từng gây nghiệt với ông cha họ thôi.
Đến lượt người Hồi Giáo cũng lên lưng ngựa và tiến ngược về đánh chiếm Đế quốc Đông Rô-ma của Ki-tô giáo, đi đến đâu là máu thường dân chảy đến đó, ác liệt không thua kém đoàn quân Thập Tự Chinh. Người Hồi lập ra đế quốc Ottoman, gồm Thổ Nhĩ Kỳ là nòng cốt, ngoài ra còn liên tục đánh chiếm đất đai, có tiềm lực tiêu diệt toàn bộ châu Âu, xoá xổ người theo Ki-tô giáo.
Và trong cuộc chiến giữa hai bên đó, người Do Thái vẫn bị đè bẹp ở giữa, bị cả hai bên truy sát và diệt chủng. Người Do Thái phải cực kỳ tinh vi và khôn ngoan, tận dụng thời thế lịch sử để lách qua khe cửa hẹp. Đến sau năm 1945, thế chiến thứ hai kết thúc, người Do Thái vận động hành lang thành công và được Liên Hiệp Quốc chấp thuận cho về lại Israel phục quốc. Đến đây chính là lúc dân Do Thái và Ả Rập xung đột trực tiếp với nhau. Các nước Anh, Pháp, Mỹ - phe thắng trận trong Thế Chiến 2 - đều là các quốc gia Ki-tô giáo, khoanh tay đứng nhìn 2 tôn giáo kia tàn sát lẫn nhau để giành lấy mảnh đất Israel. Cuộc chiến giành đất đó cũng lắm kỳ tích độc nhất vô nhị trong lịch sử, dân Do Thái có 2 triệu người với trang thiết bị thô sơ, chủ yếu mua lậu từ bãi chiến trường châu Âu đem về sửa chữa lại, đã đập tan đội quân liên minh mấy chục triệu người của Ả Rập. Nguyên nhân thì nhiều, nhưng quan trọng nhất đó là: dân Do Thái không có đường lui, trong khi dân Ả Rập thì đất rộng bao la, lại chia thành nhiều quốc gia khác nhau (Iraq, Ai Cập, Syria, Lebanon, Palestine), nên động lực chiến đấu không lớn, ỷ lại và thiếu đoàn kết.
Sau cuộc chiến, tộc Do Thái giành lại hầu hết đất Israel, kiểm soát cuộc sống của toàn bộ người Palestine. Các nước Ả Rập khác đối với người Palestine cũng chẳng mặn mà gì như họ vẫn rêu rao, dù là chung một chủng tộc, nhưng từ lâu các quốc gia Ả Rập đã chia cắt thành các quốc gia và văn hoá khác nhau. Họ đăng đàn chỉ trích Israel, nhưng thực tế chẳng ra giúp đỡ Palestine phát triển kinh tế, có chăng chỉ là viện trợ vũ khí để đánh nhau. Kết quả chỉ là người Palestine chịu thiệt hại nặng nề, còn Israel thì luôn bị quấn nhiễu và không bao giờ ngon giấc.
Đó là câu chuyện ngàn năm chưa có hồi kết, mình chỉ tóm tắt sơ lược vậy thôi, từ những sách mình đọc bằng tiếng Anh, những bài giảng của thầy cô ở bên kia, từ các bảo tàng và những câu chuyện do chính mình được nghe tâm sự của người dân cả 2 phía trong 18 tháng mình học và làm ở đó. Chiến tranh, dù giải thích ở phía nào, góc nhìn nào, đều rất đỗi bi thương. "One is left with the horrible feeling now that war settles nothing, that to win a war is as disastrous as to lose one." (Rốt cục thì người ta nhận ra rằng chiến tranh chẳng giải quyết cái gì cả, kẻ thắng một cuộc chiến rồi cũng đau khổ tương tự như bên thua). [Agatha Christie]
No comments:
Post a Comment