Search This Blog

Monday, May 10, 2021

Pháp thực dân châu phi

'KHÔNG LÀM MÀ VẪN CÓ ĂN' – PHÁP CHỨNG MINH THÀY HUẤN ĐÃ SAI

Trong thế giới hiện đại - nơi mà chỉ cần một con ruồi bị ngược đãi ở một nước đang hoặc kém phát triển nào đó là tổ chức nhân quyền có mặt- Châu Âu nói chung, Pháp nói riêng hiện lên là biểu tượng của sự dân chủ, văn minh và cấp tiến (do Mỹ mải mê đóng vai kẻ xấu). Hình ảnh thực dân Pháp dần lùi vào quá khứ như là một sai lầm thời đại của nước Pháp (Ít nhất là đối với bản thân mình). Nhưng không, chất thực dân vẫn ở đó nhưng tinh vi hơn và cũng "dân chủ" hơn. Chào mừng các bạn đến với cái gọi là "Hiệp ước thuộc địa" - French Colonial Pact.

1. Nguồn gốc lịch sử của "Hiệp ước thuộc địa" hay "Thuế độc lập"
Khi bánh xe lịch sử chuyển động, các hệ thống thuộc địa của tư bản thực bản dần sụp đổ bằng đấu tranh hoặc ngoại giao. Với 14 nước Châu phi thuộc địa của Pháp, họ chọn ngoại giao, hay như ta vẫn nghe: "Pháp trao trả độc lập cho các nước thuộc địa Châu Phi". Nhưng để hoàn toàn độc lập, rút ra khỏi Cộng Đồng Pháp từ những năm thập niên 50,60 thế kỷ trước, các nước này buộc phải ký các "hiệp ước thuộc địa mở rộng".

2. Nội dung hiệp ước
Nội dung cụ thể hiệp ước các bạn có thể xem tại link bên dưới. Tuy nhiên có thể tóm gọn là Pháp nắm độc quyền về hợp tác kinh tế, khai thác tài nguyên, buôn bán vũ khí, liên minh quân sự. Ngoài ra, 14 nước thuộc địa phải hoàn trả các chi phí mà Pháp đã bỏ ra để đô hộ họ (???), phải tiếp tục duy trì sử dụng đồng tiền thuộc địa của Pháp là CFA franc. 
Điên rồ nhất là các nước này buộc phải gửi phần lớn ( 65% - số liệu năm 2018) dự trữ ngoại hối của mình vào Kho Bạc Pháp, cùng với 20% khác để trang trải các khoản nợ tài chính. Mỗi năm họ chỉ được sử dụng 15% số tiền mà họ gửi, nếu muốn hơn họ phải vay từ chính tiền của mình với lãi suất thương mại. Trước nước đi này của Pháp, các tay anh chị và các công ty tín dụng đen của Việt Nam trông không khác gì lũ con nít học việc. 
Ước tính, hiện Pháp đang nắm giữ gần 500 tỷ đô-la của các nước châu Phi trong ngân quỹ của mình.
3. Phép màu "dân chủ, bác ái" ở đâu khi cơn ác mộng phi lý này đang tiếp diễn? Và tại sao biết là ác mộng mà Châu Phi không chịu tỉnh giấc?
Sự vô lý của hiệp ước này khiến cho chính những đồng minh của Pháp – Liên minh Châu Âu cũng phải khó chịu, gây sức ép buộc Pháp phải từ bỏ. Nhưng Pháp phớt lờ. Thực tế, nếu bạn tìm kiếm về sự phản đối này thì gần như không thấy trên thông tin đại chúng. Sự phản đối được nhắc đến trong bài viết cũng chỉ là thông tin gián tiếp được lọc ra từ những tài liệu của các nhà hoạt động đấu tranh cho Châu Phi. 
Và cũng không khó hiểu cho sự thiếu thông tin này khi mà Pháp sẽ tấn công bất kỳ ai muốn làm rõ nguồn gốc của số "tiền bẩn" của mình. Thêm nữa mối ràng buộc giữa nhiều nước Châu âu và thuộc địa của họ khiến Liên Minh Châu Âu rất dễ " há miệng mắc quai" nếu đi xa hơn. Suy cho cùng họ vẫn đều là những người chơi hệ "dân chủ"
     Vậy tại sao 14 nước Châu Phi không rút khỏi hiệp định? 
Sékou Touré, lãnh đạo của đất nước Guinea, đã quyết định thoát khỏi chế độ thuộc địa của Pháp, tuyên bố quốc gia độc lập vào năm 1958 với khẩu hiệu : "Chúng tôi thà đói nghèo trong tự do còn hơn sống mòn trong chế độ nô lệ". Pháp liền đập nát tất cả cơ sở hạ tầng của nước này mà theo Pháp do Pháp xây nên.
Lãnh đạo nào theo Pháp sẽ được hưởng danh vọng và giàu có, ngược lại sẽ bị dảo chính, hoặc ám sát. Đừng quên Pháp độc quyền đào tạo quân sự, với hàng nghìn "học bổng" mỗi năm , Pháp đã gửi trả về cho Châu Phi vô số người lính yêu mẫu quốc… Pháp. 
4. Không chỉ là tiền đó là còn là thủ đoạn thực dân bần tiện
Xin nhắc lại về việc đồng tiền thuộc địa: Đồng franc CFA. CFA là tên của hai loại tiền tệ, đồng franc CFA Tây Phi, được sử dụng trong tám quốc gia Tây Phi và đồng franc CFA Trung Phi, được sử dụng ở sáu quốc gia Trung Phi. Điều kì diệu là tuy cùng một mẹ Pháp đẻ ra, cùng sử dụng tại một lục địa, nhưng hai đồng tiền này chỉ được phép lưu hành nội bộ. Tức là, bên cạnh việc không thể tự kiểm soát chính sách tiền tệ, 14 nước Châu Phi này sẽ không bao giờ trở thành một khối kinh tế thống nhất để thoát nghèo. Nghe quen không ạ ? Vâng, 'chia để trị" – chính nó !
 "𝑁𝑒̂́𝑢 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑐𝑜́ 𝑐ℎ𝑎̂𝑢 𝑃ℎ𝑖, 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑃ℎ𝑎́𝑝 𝑠𝑒̃ 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛̣𝑡 𝑥𝑢𝑜̂́𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢̛́ ℎ𝑎̣𝑛𝑔 𝑐𝑢̉𝑎 𝑡ℎ𝑒̂́ 𝑔𝑖𝑜̛́𝑖 𝑡ℎ𝑢̛́ 𝑏𝑎" - cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac (tháng 3/2008)
 "𝑁𝑒̂́𝑢 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑐𝑜́ 𝑐ℎ𝑎̂𝑢 𝑃ℎ𝑖, 𝑃ℎ𝑎́𝑝 𝑠𝑒̃ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑐𝑜́ 𝑙𝑖̣𝑐ℎ 𝑠𝑢̛̉ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑒̂́ 𝑘𝑦̉ 𝑋𝑋𝐼" – cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac François Mitterrand (1957)

Mình viết bài này sau 30/4 để phản bác lại quan điểm mang tính chất "xét lại" của một vài người: "Việt Nam có thể giành độc lập thông qua đàm phán không nhất thiết mất nhiều xương máu như vậy"
Xin thưa, độc lập không miễn phí, bạn trả nó bằng máu hoặc bằng tiền và rất nhiều tiền. Đừng hưởng nền độc lập và phán xét cách ông cha ta giành lấy nó.
Link tham khảo:
"𝟏𝟒 𝐀𝐟𝐫𝐢𝐜𝐚𝐧 𝐂𝐨𝐮𝐧𝐭𝐫𝐢𝐞𝐬 𝐅𝐨𝐫𝐜𝐞𝐝 𝐛𝐲 𝐅𝐫𝐚𝐧𝐜𝐞 𝐭𝐨 𝐏𝐚𝐲 𝐂𝐨𝐥𝐨𝐧𝐢𝐚𝐥 𝐓𝐚𝐱 𝐅𝐨𝐫 𝐭𝐡𝐞 𝐁𝐞𝐧𝐞𝐟𝐢𝐭𝐬 𝐨𝐟 𝐒𝐥𝐚𝐯𝐞𝐫𝐲 𝐚𝐧𝐝 𝐂𝐨𝐥𝐨𝐧𝐢𝐳𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧" - 𝐡𝐭𝐭𝐩://𝐰𝐰𝐰.𝐬𝐢𝐥𝐢𝐜𝐨𝐧𝐚𝐟𝐫𝐢𝐜𝐚.𝐜𝐨𝐦/𝐟𝐫𝐚𝐧𝐜𝐞-𝐜𝐨𝐥𝐨𝐧𝐢𝐚𝐥-𝐭𝐚𝐱
𝐡𝐭𝐭𝐩𝐬://𝐞𝐧.𝐰𝐢𝐤𝐢𝐩𝐞𝐝𝐢𝐚.𝐨𝐫𝐠/𝐰𝐢𝐤𝐢/𝐂𝐅𝐀_𝐟𝐫𝐚𝐧𝐜#:~:𝐭𝐞𝐱𝐭=𝐓𝐡𝐞%𝟐𝟎𝐂𝐅𝐀%𝟐𝟎𝐟𝐫𝐚𝐧𝐜%𝟐𝟎(𝐅𝐫𝐞𝐧𝐜𝐡%𝟑𝐀%𝟐𝟎𝐟𝐫𝐚𝐧𝐜,𝐟𝐫𝐚𝐧𝐜%𝟐𝐂%𝟐𝟎𝐮𝐬𝐞𝐝%𝟐𝟎𝐢𝐧%𝟐𝟎𝐬𝐢𝐱%𝟐𝟎𝐂𝐞𝐧𝐭𝐫𝐚𝐥
𝐡𝐭𝐭𝐩://𝐭𝐮𝐚𝐧𝐛𝐚𝐨𝐯𝐚𝐧𝐧𝐠𝐡𝐞𝐭𝐩𝐡𝐜𝐦.𝐯𝐧/𝟔𝟎-𝐧𝐚𝐦-𝐝𝐨𝐜-𝐥𝐚𝐩-𝐜𝐡𝐚𝐮-𝐩𝐡𝐢-𝐯𝐚𝐧-𝐥𝐚-𝐜𝐨𝐧-𝐛𝐨-𝐬𝐮𝐚-𝐧𝐮𝐨𝐢-𝐛𝐞𝐨-𝐧𝐮𝐨𝐜-𝐩𝐡𝐚𝐩-𝐬𝐨-𝟓𝟏𝟒/
𝐡𝐭𝐭𝐩𝐬://𝐛𝐥𝐨𝐠𝐬.𝐦𝐞𝐝𝐢𝐚𝐩𝐚𝐫𝐭.𝐟𝐫/𝐣𝐞𝐜𝐦𝐚𝐮𝐬/𝐛𝐥𝐨𝐠/𝟑𝟎𝟎𝟏𝟏𝟒/𝐟𝐫𝐚𝐧𝐜𝐞𝐚𝐟𝐫𝐢𝐪𝐮𝐞-𝟏𝟒-𝐚𝐟𝐫𝐢𝐜𝐚𝐧-𝐜𝐨𝐮𝐧𝐭𝐫𝐢𝐞𝐬-𝐟𝐨𝐫𝐜𝐞𝐝-𝐟𝐫𝐚𝐧𝐜𝐞-𝐩𝐚𝐲-𝐜𝐨𝐥𝐨𝐧𝐢𝐚𝐥-𝐭𝐚𝐱-𝐛𝐞𝐧𝐞𝐟𝐢𝐭𝐬-𝐬𝐥𝐚𝐯𝐞𝐫𝐲-𝐚𝐧𝐝-𝐜𝐨𝐥𝐨𝐧𝐢𝐳𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧
𝐡𝐭𝐭𝐩𝐬://𝐰𝐰𝐰.𝐟𝐚𝐜𝐞𝐛𝐨𝐨𝐤.𝐜𝐨𝐦/𝐓𝐮𝐃𝐮𝐲𝐋𝐢𝐜𝐡𝐒𝐮/𝐩𝐨𝐬𝐭𝐬/𝟏𝟐𝟑𝟕𝟏𝟓𝟗𝟓𝟖𝟑𝟎𝟖𝟒𝟏𝟒𝟗/
𝐡𝐭𝐭𝐩𝐬://𝐰𝐰𝐰.𝐲𝐨𝐮𝐭𝐮𝐛𝐞.𝐜𝐨𝐦/𝐰𝐚𝐭𝐜𝐡?𝐯=𝐥𝟔𝐈𝐪𝐠𝐰𝟖𝐉𝐡𝟗𝐤
ℎ𝑡𝑡𝑝𝑠://𝑤𝑤𝑤.𝑑𝑎𝑖𝑙𝑦𝑠𝑎𝑏𝑎ℎ.𝑐𝑜𝑚/𝑜𝑝𝑖𝑛𝑖𝑜𝑛/𝑜𝑝-𝑒𝑑/𝑎𝑛𝑜𝑡ℎ𝑒𝑟-𝑚𝑜𝑣𝑒-𝑎𝑔𝑎𝑖𝑛𝑠𝑡-𝑓𝑟𝑒𝑛𝑐ℎ-𝑐𝑜𝑙𝑜𝑛𝑖𝑎𝑙𝑖𝑠𝑚-𝑡ℎ𝑒-𝑒𝑐𝑜-𝑐𝑢𝑟𝑟𝑒𝑛𝑐𝑦-𝑖𝑛-𝑎𝑓𝑟𝑖𝑐𝑎

No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...