ROADMAP TO CRITICAL THINKING
Tư duy phản biện vẫn là kỹ năng thiếu nhất, và lại là kỹ năng cần thiết nhất cho người đi làm. Nhưng tư duy phản biện cũng là thứ khó học và khó dạy nhất, đòi hỏi cá nhân phải luyện tập qua từng giai đoạn khác nhau. Hôm nay chia sẻ một cái bản đồ luyện tập 4 giai đoạn để mọi người thử nha.
Giai đoạn 1 - Execute - triển khai
Đây là giai đoạn cần thiết cho người trước giờ ít vận não để suy nghĩ, hay người mới đi làm, chưa nhận thức gì về tư duy phản biện. Ở giai đoạn này, chỉ cần theo dõi cách nhận yêu cầu & triển khai. Nghe có vẻ rất đơn giản nhưng kỳ thực nó thể hiện việc có ứng dụng tư duy phản biện qua cách người triển khai đưa ra lý lẽ, quyết định, và giải quyết vấn đề. Để xem người ở giai đoạn 1 có sẵn sàng qua level 2 chưa thì có thể yêu cầu trả lời 3 câu hỏi sau đây:
1. Họ có hoàn thành toàn bộ yêu cầu đưa ra?
2. Họ có hoàn thành đúng thời hạn?
3. Họ có hoàn thành công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng được yêu cầu?
Hỏi 3 câu này mà đánh giá thấy chưa hoàn thành, chưa hoàn thành đủ hay làm chưa tới là biết người này tư duy phản biện còn rất kém, cần phải rèn luyện thêm, vì nghe yêu cầu hiểu để triển khai thôi mà còn chưa nghĩ được cho tới, nói chi là yêu cầu suy nghĩ gì cao hơn.
Giai đoạn 2: Synthesize – tổng hợp
Đây là giai đoạn bạn bạn phải vật lộn với 1 mớ thông tin khác nhau và phải suy nghĩ để quyết định thông tin nào là quan trọng. Ví dụ, sau khi họp thì ghi chú và biết những vấn đề cốt lõi của buổi họp đó là gì. Tổng hợp là kỹ năng phát triển khi rèn luyện. Để giúp ai đó rèn luyện tốt, thường thì yêu cầu họ phải tóm tắt và đưa ra key takeaways – những vấn đề chính rút ra được sau 1 cuộc họp hay brainstorm chẳng hạn. Những câu hỏi để check xem một người có khả năng tổng hợp thông tin hay đã đạt giai đoạn 2 chưa có thể là:
1. Họ có nhận thức được tất cả những điểm quan trọng?
2. Họ có bỏ đi những thứ râu ria hoàn toàn không liên quan?
3. Họ có phân định được đâu là quan trọng nhất, quan trọng hơn theo thứ tự ưu tiên?
4. Họ có khả năng trình bày các vấn đề quan trọng một cách rõ ràng và mạch lạc?
Giai đoạn 3: Recommend – Đề xuất
Đây là giai đoạn mà người đi làm cần phải hiểu bản thân cần làm gì theo mức độ quan trọng, và liên tục đưa ra đề xuất với sếp là mình cần phải làm gì, dù đề xuất đó có thể chưa hoàn toàn đúng theo định hướng 100%. Nhưng đến level 3 thì bạn không nhận lệnh nữa mà biết cần phải làm gì và bắt đầu chủ động đưa ra các đề xuất khác nhau. Đề xuất cũng có lý lẽ và nền tảng đằng sau chứ không chỉ là một ý kiến vô cớ tình cờ nghĩ ra mà không dựa trên một thông tin hay dữ liệu nào. Nhũng câu hỏi có thể hỏi để check xem một người tốt nghiệp level 3 xong có thể là:
1. Họ có luôn chủ động đề xuất giải pháp hay chỉ biết dựa dẫm vào người khác đưa ra ý kiến?
2. Họ có hiểu khi người khác phản biện về đề xuất của họ?
3. Họ có nghĩ ra nhiều giải pháp khác nhau đối với đề xuất của mình?
4. Đề xuất của họ có dựa trên lý lẽ thuyết phục?
Giai đoạn 4: Generate – Kiến tạo
Đây là giai đoạn mà ai đó đã bắt đầu có tư duy phản biện, và có thể tạo ra một cái gì đó mới từ con số 0. Ví dụ, họ nhận thông tin là cần cải tiến chương trình huấn luyện cho nhân viên mới và ngay lập tức họ có thể bắt tay vào xây dựng dự án mới ngay mà không cần phải bị giao hay hoang mang không biết làm sao. Người có tư duy phản biện ở level này có khả năng nắm bắt và hiện thực hoá một tầm nhìn của ai đó mà không cần quá nhiều thông tin.
Để biết ai đó có đạt level này chưa, có thể hỏi những câu hỏi như sau:
1. Họ có đưa ra các đề nghị kiến nghị một cách khoa học?
2. Họ có chuyển đổi được tầm nhìn của người khác thành kế hoạch để hiện thực hoá tầm nhìn đó?
3. Họ có biết cách trả lời câu hỏi chưa có câu trả lời?
Rồi giờ bạn xem mình đang ở đâu và cần rèn luyện thế nào tiếp theo đi nhé. Nếu bạn vượt qua 4 giai đoạn này thì bạn đã tốt nghiệp và có ứng dụng tư duy phản biện trong công việc. Đây là kỹ năng quan trọng nhất của thế kỷ 21, nhưng lại là kỹ năng thiếu nhất tại Việt Nam. Nếu không học và rèn luyện thì khó mà hội nhập.
Tư duy phản biện vẫn là kỹ năng thiếu nhất, và lại là kỹ năng cần thiết nhất cho người đi làm. Nhưng tư duy phản biện cũng là thứ khó học và khó dạy nhất, đòi hỏi cá nhân phải luyện tập qua từng giai đoạn khác nhau. Hôm nay chia sẻ một cái bản đồ luyện tập 4 giai đoạn để mọi người thử nha.
Giai đoạn 1 - Execute - triển khai
Đây là giai đoạn cần thiết cho người trước giờ ít vận não để suy nghĩ, hay người mới đi làm, chưa nhận thức gì về tư duy phản biện. Ở giai đoạn này, chỉ cần theo dõi cách nhận yêu cầu & triển khai. Nghe có vẻ rất đơn giản nhưng kỳ thực nó thể hiện việc có ứng dụng tư duy phản biện qua cách người triển khai đưa ra lý lẽ, quyết định, và giải quyết vấn đề. Để xem người ở giai đoạn 1 có sẵn sàng qua level 2 chưa thì có thể yêu cầu trả lời 3 câu hỏi sau đây:
1. Họ có hoàn thành toàn bộ yêu cầu đưa ra?
2. Họ có hoàn thành đúng thời hạn?
3. Họ có hoàn thành công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng được yêu cầu?
Hỏi 3 câu này mà đánh giá thấy chưa hoàn thành, chưa hoàn thành đủ hay làm chưa tới là biết người này tư duy phản biện còn rất kém, cần phải rèn luyện thêm, vì nghe yêu cầu hiểu để triển khai thôi mà còn chưa nghĩ được cho tới, nói chi là yêu cầu suy nghĩ gì cao hơn.
Giai đoạn 2: Synthesize – tổng hợp
Đây là giai đoạn bạn bạn phải vật lộn với 1 mớ thông tin khác nhau và phải suy nghĩ để quyết định thông tin nào là quan trọng. Ví dụ, sau khi họp thì ghi chú và biết những vấn đề cốt lõi của buổi họp đó là gì. Tổng hợp là kỹ năng phát triển khi rèn luyện. Để giúp ai đó rèn luyện tốt, thường thì yêu cầu họ phải tóm tắt và đưa ra key takeaways – những vấn đề chính rút ra được sau 1 cuộc họp hay brainstorm chẳng hạn. Những câu hỏi để check xem một người có khả năng tổng hợp thông tin hay đã đạt giai đoạn 2 chưa có thể là:
1. Họ có nhận thức được tất cả những điểm quan trọng?
2. Họ có bỏ đi những thứ râu ria hoàn toàn không liên quan?
3. Họ có phân định được đâu là quan trọng nhất, quan trọng hơn theo thứ tự ưu tiên?
4. Họ có khả năng trình bày các vấn đề quan trọng một cách rõ ràng và mạch lạc?
Giai đoạn 3: Recommend – Đề xuất
Đây là giai đoạn mà người đi làm cần phải hiểu bản thân cần làm gì theo mức độ quan trọng, và liên tục đưa ra đề xuất với sếp là mình cần phải làm gì, dù đề xuất đó có thể chưa hoàn toàn đúng theo định hướng 100%. Nhưng đến level 3 thì bạn không nhận lệnh nữa mà biết cần phải làm gì và bắt đầu chủ động đưa ra các đề xuất khác nhau. Đề xuất cũng có lý lẽ và nền tảng đằng sau chứ không chỉ là một ý kiến vô cớ tình cờ nghĩ ra mà không dựa trên một thông tin hay dữ liệu nào. Nhũng câu hỏi có thể hỏi để check xem một người tốt nghiệp level 3 xong có thể là:
1. Họ có luôn chủ động đề xuất giải pháp hay chỉ biết dựa dẫm vào người khác đưa ra ý kiến?
2. Họ có hiểu khi người khác phản biện về đề xuất của họ?
3. Họ có nghĩ ra nhiều giải pháp khác nhau đối với đề xuất của mình?
4. Đề xuất của họ có dựa trên lý lẽ thuyết phục?
Giai đoạn 4: Generate – Kiến tạo
Đây là giai đoạn mà ai đó đã bắt đầu có tư duy phản biện, và có thể tạo ra một cái gì đó mới từ con số 0. Ví dụ, họ nhận thông tin là cần cải tiến chương trình huấn luyện cho nhân viên mới và ngay lập tức họ có thể bắt tay vào xây dựng dự án mới ngay mà không cần phải bị giao hay hoang mang không biết làm sao. Người có tư duy phản biện ở level này có khả năng nắm bắt và hiện thực hoá một tầm nhìn của ai đó mà không cần quá nhiều thông tin.
Để biết ai đó có đạt level này chưa, có thể hỏi những câu hỏi như sau:
1. Họ có đưa ra các đề nghị kiến nghị một cách khoa học?
2. Họ có chuyển đổi được tầm nhìn của người khác thành kế hoạch để hiện thực hoá tầm nhìn đó?
3. Họ có biết cách trả lời câu hỏi chưa có câu trả lời?
Rồi giờ bạn xem mình đang ở đâu và cần rèn luyện thế nào tiếp theo đi nhé. Nếu bạn vượt qua 4 giai đoạn này thì bạn đã tốt nghiệp và có ứng dụng tư duy phản biện trong công việc. Đây là kỹ năng quan trọng nhất của thế kỷ 21, nhưng lại là kỹ năng thiếu nhất tại Việt Nam. Nếu không học và rèn luyện thì khó mà hội nhập.
#nguyenphivan
#soft_skill
No comments:
Post a Comment