Search This Blog

Thursday, June 17, 2021

Bộ câu hỏi giúp thiết kế game

CEO. Đa số HR sau khi nhận đề bài là tìm cách thiết kế nội dung luôn thay vì "khám sức khỏe" cho công ty trước. Điều gì xảy ra nếu đội ngũ mất động lực vì không b.án hàng được mà chúng ta lại cho vui chơi, nhảy múa ? Điều gì xảy ra nếu đội ngũ không gắn kết được vì quản lý trực tiếp mắng chửi, mạt sát nhân viên suốt ngày, còn chúng ta lại cho vui chơi rồi hy vọng mọi thứ thay đổi khác đi ? Không đúng thuốc không bao giờ hết bệnh. Công ty nợ lương mấy tháng không trả mà bắt vui chơi, reo hò rồi đòi đội ngũ phải có động lực làm việc thì....À mà thôi.
Bên cạnh đó, việc đặt ra những câu hỏi để hiểu sâu hiện trạng của đội ngũ giúp chúng ta hình dung rõ hơn khoảng cách giữa hiện tại và mục tiêu trong tương lai, hiểu rõ hơn Style của đội ngũ, từ đó có thể thiết kế nội dung phù hợp và sát sườn nhất.
3. Những hoạt động chúng ta sắp đưa vô nội dung có giải quyết được nguyên nhân cốt lõi hay không ?
Nói cách khác, nội dung có khớp với bối cảnh hay không ? Nếu không khớp, không tác động được vào cảm xúc của người tham gia thì cũng như đàn gảy tai trâu. Cách đây hơn 1 năm khi thiết kế chương trình Team Building cho một công ty thuộc ngành sản xuất. Công ty này gặp vấn đề trong việc giữ người ở nhà máy, trong khi dây chuyền phải hoạt động liên tục nên bị trễ tiến độ thường xuyên. Trên văn phòng lại không gặp trường hợp này. Sau khi hỏi thăm rất kỹ, mình biết nguyên nhân cốt lõi gây ra tình trạng này là GĐ nhà máy và trưởng bộ phận sản xuất mắng chửi, xúc phạm nhân viên liên tục. Để giải quyết tình trạng này, chỉ có cách khiến cho hai người này nhận ra họ đang sai chỗ nào nhưng không được góp ý thẳng thừng khiến họ mất mặt.
Mất 3 ngày suy nghĩ nội dung, cuối cùng mình thiết kế cho công ty này chơi đánh trận (Tuyển quân, đào tạo, dàn trận, chiến đấu). Trò này bắt đầu bằng việc chia đội, chọn tướng. Mình chia 100 người ra thành 6 đội và tất nhiên 2 ông hay chửi nhân viên cũng làm tướng của 2 đội khác nhau. Số còn lại sẽ đóng quân lính và ở trong trại. Để tuyển được quân, 6 đội trưởng phải vượt qua chuỗi thử thách rất mất sức, hết một vòng mới được đến doanh trại tuyển một người bất kỳ trở thành quân của mình. Tuyển đủ số quân tối thiểu mới được qua bước tiếp theo. Nhưng mọi thứ sẽ không dễ dàng như vậy vì nếu không thuyết phục được ai đầu quân cho mình trong vòng 3 phút thì phải bắt đầu vòng chạy từ đầu. Ai tuyển được quân thì có thể thay nhau chạy cho đỡ mệt, còn cả tướng và lính cùng chạy thì tốc độ tuyển quân sẽ nhanh hơn.
Kết quả chắc ai cũng đoán ra, 2 ông nội chạy tẹt ga, vừa chạy vừa đu xà đơn, vừa chui hầm, vừa vượt chướng ngại vật nhưng đến khâu tuyển quân thì không đứa nào thèm. Thế là lại tiếp tục vòng 2, vòng 3 cho đến hoa mắt. Đến khi thấy tội quá và dưới sự động viên của ban tổ chức thì mới có vài người chịu theo hỗ trợ. Vì số quân tuyển được ít quá nên đội của 2 ông này thua xiểng liểng. Đến cuối buổi review lại, đặt câu hỏi thảo luận, Trainer hỏi "Tại sao các bạn ko chịu đầu quân cho anh A, anh B mà bắt 2 anh chạy mệt nhừ mới theo ?" thì người ta nói "Em sợ...bị chửi. Lúc làm bị chửi mệt rồi, giờ chơi mà cũng bị chửi nữa sao chịu nổi". Hai ông nghe xong thì mặt biến sắc ngay, nửa mắc cỡ, nữa cảm thấy có cái gì đó sai sai. Sau khi kết thúc chương trình một thời gian, hỏi vài em nhân viên thì biết tình trạng nghỉ việc giảm đáng kể vì sếp không còn chửi nhiều như trước. Lâu lâu tức quá cũng chửi nhưng không phải kiểu mạt sát và xúc phạm người khác nữa.
Mất động lực, mất gắn kết,...do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không phải do công ty nợ lượng, không phải do CEO thuộc kiểu vắt chanh bỏ vỏ, không phải do môi trường hay văn hóa công ty quá tệ thì mọi thứ vẫn cứu vãn được như câu chuyện ở trên. Quan trọng là khi thiết kế nội dung, chúng ta có tạo ra bối cảnh phù hợp hay không ? Ngoài trời, trong nhà, online, offline chỉ là hình thức tổ chức thôi.
4. Cấu trúc hoạt động như thế nào ?
Để giải quyết một vấn đề nào đó hay đạt được mục tiêu nào đó thì giải pháp phải có cấu trúc rõ ràng. Chơi cá nhân khác, chơi đồng đội khác, ngoài trời khác, trong nhà khác,...Nếu không có cấu trúc, người chơi sẽ có cảm giác công ty bắt chơi "Trò con nít". Cứ tới giờ là bị túm đầu bắt chơi trò đố vui có thưởng (đa số mọi người nghĩ đến món này khi công ty cho làm việc ở nhà), hoặc trò chơi nhỏ nhỏ nào đó mà bản thân thấy Không Hề Vui thì sao không thoái thác để trốn tránh được.
Hãy quan sát các bạn mê chơi Game mạng như Liên Minh, bắn súng đồng đội Pubg,...sẽ thấy ngay. Không cần ai nhắc nhở, tới giờ tự động hú nhau đăng nhập mạng để tạo thành 1 đội cùng đi chinh phục mục tiêu bất kể đang ở đâu. Headphone thì cắm vô tai, miệng thì nói liên tục để phối hợp với đồng đội ở đầu dây bên kia. Lâu lâu lại kêu cứu, lâu lâu lại chửi nhau "ngu, lề mề",...nhưng rất vui, rất đam mê. Sự khác biệt giữa những loại Game này với Game do đa số HR nghĩ ra là:
- Một game kết nối những người có cùng sở thích lại với nhau, một game thì không.
- Một game có mục tiêu rất cụ thể, rất hấp dẫn cho tất cả người chơi. Một game thì không có mục tiêu, mục tiêu mơ hồ hoặc không hề hấp dẫn gì hết.
- Một game được tạo ra bởi một chuỗi các hoạt động khác nhau, ráp lại với nhau tạo ra một kịch bản tổng thể đầy thú vị. Một game thì chỉ có 1 - 2 hoạt động rời rạc, không liên quan gì với nhau hết. Chơi đố vui xong, lại đến đố mà không hề vui :)))
Cấu trúc Game hay, hấp dẫn phải được xây dựng như cấu trúc của những trò chơi điện tử mà mọi người đang say mê.
5. Tại sao ai đó phải chơi ngay cả khi không hứng thú lắm ?
Không bao giờ có nội dung phù hợp với tất cả nhưng số đông phải thích và việc còn lại của chúng ta là khiến cho người không thích lắm cũng tham gia. Câu trả lời là "Cho củ cà rốt đủ ngon, sau đó cho thêm cây gậy". Đã không thích, bị bắt chơi lại không có được cái gì thì người ta phản ứng là phải. Tiền, quà, tích điểm để thăng tiến (nếu ghép với lộ trình đào tạo) là những thứ kích thích người ta tham gia nếu đủ lớn để kích thích số đông. Tất nhiên khi đã thỏa mãn củ cà rốt rồi thì cây gậy phải có để quất đủ đau những thành phần cá biệt, ảnh hưởng đến cả Team. Sai lầm của nhiều người là cà rốt thì không có nhưng lại toàn cho ăn gậy.
6. Style kịch bản là gì ?
Sau 5 câu hỏi bên trên, chúng ta đã liệt kê ra được rất nhiều hoạt động và đã xâu chuỗi với nhau theo Logic để có cấu trúc vững chắc, để giải quyết vấn đề thì một kịch bản hấp dẫn khiến mọi người hào hứng tham gia là không thể thiếu. Cái này cũng giống như phim vậy. Người thích xuyên không, người thích kiểu sinh tồn, người thích thể loại phiêu lưu,....Kiểu gì không quan trọng, cứ khảo sát và viết kịch bản theo số đông thích là xong (Tham khảo ở hình đính kèm). Kịch bản hay không chỉ khiến người ta tò mò, mà còn giúp chúng ta đánh lạc hướng khi muốn đào tạo hay gửi gắm một thông điệp nào đó mà không cần "vỗ thẳng mặt".
7. Duy trì cảm hứng được bao lâu ?
Lý do khiến lửa ban đầu mạnh nhưng sau lại tắt ngúm vì nhàm chán nằm ở 2 điểm:
- Một hoạt động lặp đi lặp lại quá nhiều lần.
- Không có phần thưởng cho từng chặng.
Một lần nữa hay quay lại các Game Mobile hay PC, người ta nghiện ngập một thời gian dài không chỉ vì nội dung thú vị mà còn vì những phần thưởng cho từng chặng. Đánh quái thú rơi đồ ra để mua đồ nâng cấp, lạc vô rừng lượm được thùng đạn hoặc túi thuốc sơ cứu, đủ điểm được tăng Level để qua trạm dễ hơn,...là những thứ khiến người ta khao khát chinh phục. Người chơi luôn trong trạng thái tò mò lên cấp sẽ ngon như thế nào, kết hợp với niềm vui khi đạt phần thưởng từng chặng khiến họ thấy mọi thứ thay đổi liên tục. Chơi vui, nhận thưởng liên tục, kích thích tò mò không ngớt thì không nghiện mới lạ.
Nội dung bạn thiết kế cho công ty có nhiều hoạt động chưa ? Chia thành từng chặng chưa ? Có thách thức kèm phần thưởng liên tục không ? Có đích đến đầy hấp dẫn chưa ? Mình không biết nhưng mỏi lưng quá rồi nên ngưng bài viết tại đây. Mong rằng kiến thức và kinh nghiệm của mình trong suốt mấy năm thiết kế Team Building để "HUẤN LUYỆN" sẽ giúp các bạn tạo ra những kịch bản hay, đầy thú vị cho đội ngũ.
Tái bút,
Thợ sửa ống nước kiêm tổ chức Team Building để Building Team.
P/S: Bài viết này cũng giải thích luôn tại sao mình luôn hỏi rất nhiều, luôn khám sức khỏe công ty rất kỹ và khó tính trong việc nhận dự án. Với vốn kiến thức HR, OD và xây dựng đội ngũ, mình không thể nào chấp nhận chuyện "công ty bỏ tiền ra chơi nhảm" rồi mất tiền, còn HR thì bị mất uy tín với sếp được. Hoặc không nhận dự án vì công ty không đủ yêu cầu (đang nợ lương chẳng hạn), hoặc phải giúp các bạn ghi điểm với CEO và đội ngũ của mình. Cứ mỗi lần thấy các bạn đi chơi về lại chửi HR bắt chơi tào lao là mình khó chịu lắm.



No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...