Search This Blog

Wednesday, June 16, 2021

Làm chủ p2

GỬI CÁC EM LÀM THUÊ MUỐN RA LÀM CHỦ - Phần 2:
(Dành cho các em nhỏ, các chủ doanh nghiệp cứng ko cần đọc)

Nếu như ở phần 1 các em đã biết bản thân mình cần phải làm việc với thái độ nào, cần phải trang bị kiến thức gì và thực hành ra sao TRƯỚC KHI bước chân ra làm chủ để tránh tối đa rủi ro. Phần này sẽ giúp các em chính thức trải nghiệm cảm giác làm chủ ngay cả khi chưa thành lập công ty. (Phần 1 ở dưới cmt)

Đây là bước đệm rất quan trọng, lẽ ra ai cũng phải làm trước khi chính thức thành lập công ty để giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất. Tuy nhiên vì thiếu trải nghiệm sống, thiếu sự chuẩn bị ở phần 1 nên nhiều người đã bỏ qua. Số khác vì thiếu kiến thức nên cũng vì miệng lưỡi thiên hạ mà không chịu làm để rồi ôm trái đắng khi chính thức ra riêng.

Bước đệm này giúp chúng ta phần nào xóa đi 2 tử huyệt rất quan trọng trong quá trình vận hành kinh doanh là TIỀN BẠC & DANH TIẾNG. Hai tử huyệt này tạo ra những áp lực cực kỳ khủng khiếp lên bất kỳ ai trong quá trình vận hành kinh doanh, khiến những người sáng suốt nhất cũng trở nên quẫn trí. Khi đó những gì đã chuẩn bị, những kiến thức đã học sẽ nhường chỗ cho những hành vi mà lúc tỉnh táo không bao giờ chúng ta làm. 

Tử huyệt tiền bạc chủ yếu xuất hiện khi công ty lâm vào khủng hoảng, thiếu tiền, thiếu nguồn lực. Khi túng thiếu, con người ta bắt đầu không kiểm soát được cảm xúc của mình, từ đó mắng chửi lung tung nên mất đi người giỏi, đi cắt giảm thứ không được phép cắt nhưng lại chi trả cho những thứ rất tào lao (ví dụ như các khóa học chốt đơn thần thánh, 1000 đơn/ngày, x10 doanh số,...của bọn thầy lùa gà - bọn nó x10 doanh số được thì đi dạy làm gì). Số ít khác thì quá hưng phấn khi công ty vô mấy đơn hàng lớn nên chi tiền bậy bạ. Nhiều người nghĩ rằng khi làm tốt những gì đã đề cập ở phần 1 rồi thì không cần xóa tử huyệt này nữa vì họ đã làm với thái độ và tư duy của chủ doanh nghiệp rồi. Họ quên mất một thứ rất quan trọng là lúc đó vẫn còn được nhận lương. Có hậu thuẫn thì áp lực đã giảm đi rất nhiều rồi.

Tử huyệt danh tiếng (bệnh sĩ, hám danh) còn trầm trọng hơn cả tử huyệt tiền bạc vì không cần đợi đến lúc túng thiếu hay dư dả mới xuất hiện. Sĩ diện khiến chúng ta ra quyết định vì "người ta nói", vì mặt mũi thay vì mục tiêu kinh doanh. Ở vai trò là chủ doanh nghiệp lại không hề quyết đoán, dễ bị dẫn dắt cảm xúc vì lời khen chê,...thì tiêu công ty mất rồi. Rất nhiều sếp bị bọn nịnh thần thao túng rồi mất luôn sự nghiệp cũng vì điểm này. Chưa giỏi thì tự ti, mới học được tí hoặc có thành tựu tí là bắt đầu bị chính cái Tôi thao túng ngược lại, cả hai đều nguy hiểm như nhau khi ra làm chủ.

BƯỚC ĐỆM ĐÓ LÀ GÌ ?

1. Làm việc không lương nhưng vẫn phải tạo ra thu nhập tối thiểu 30 triệu/tháng.

Đã ra khởi nghiệp thì không còn được nhận lương và phải bỏ tiền túi ra trả tất cả các loại chi phí. 30 triệu/tháng là một con số rất khiêm tốn phải bỏ ra khi bắt đầu một kinh doanh nào đó (Mặt bằng, điện nước, nhân viên, tiền cọc, vật tư khác,...). Nếu ngay cả con số nhỏ như vậy còn không trả nổi trong vòng 6 tháng không có doanh thu thì đừng ra riêng làm gì.

Vấn đề là rất nhiều người không đủ nguồn lực tài chính để trụ lại như thế nên bắt đầu vướng vô sai lầm kinh điển "Mở công ty ra, tuyển nhân viên kinh doanh về thì phải b.án được ngay, không b.án được nghĩa là nhân viên vô tích sự". Trong khi đó k.hách hàng phải quen với mình, thích mình, tin mình thì mới mua. Nhân viên mới ra trường thì cũng cần thời gian thích nghi, được đào tạo mới b.án được. Áp lực p.hải bán được sớm để duy trì công ty quá lớn khiến nhiều người quẫn trí, làm bậy và doanh nghiệp được lên bàn thờ chung với các doanh nghiệp khác.

Học được kỹ năng tay không bắt giặc khi làm việc không lương mà vẫn có thu nhập khiến chúng ta có sự chuẩn bị tinh thần tốt nhất trong quá trình khởi nghiệp. Ngay cả khi công ty chưa ăn nên làm ra, nhân viên chưa mang doanh số về thì bản thân luôn có thể tạo ra nguồn tài chính dự phòng để nuôi công ty của mình. Chưa kể là khi không phải lo lắng quá nhiều, chúng ta sẽ đủ sáng suốt để nghĩ dài, nghĩ xa, nghĩ đúng nghĩa đầu tư thay vì chụp giật và vận dụng được tối đa những gì đã học trong bài viết phần 1.

2. Dấn thân vô công việc bị nhiều người chửi, bị nói ra nói vô để làm cái mặt dày lên.

Không nghe ai cũng chết, nghe bậy cũng chết nên vấn đề không phải là có nghe hay không mà nằm ở chỗ sẽ ra quyết định như thế nào mà không bị chi phối cảm xúc. Chỉ khi cái mặt dày như mặt mo, suy nghĩ theo hướng lý tính nhiều hơn cảm tính thì mới ít mắc sai lầm khi ra quyết định. Bữa thấy mấy em bên nhóm S.ales bựa đi b.án thảm ngoài lề đường là mình biết ông thầy training đúng hướng rồi, dù chưa đọc giáo trình. Làm S.ales mà sĩ, sợ quê, suốt ngày nghĩ "bằng cấp tao đỏ, sao phải làm việc abc" thì xong cmnr. Cử nhân ăn trắng mặc trơn vác cái mặt ra lề đường b.án thảm được, vứt bỏ sĩ diện được thì xác suất thành The Best S.eller rất cao. Tất nhiên là bạn không cần phải đi b.án thảm như vậy, cái này chỉ là ví dụ thôi.

NHỮNG CÔNG VIỆC THỎA MÃN CẢ 2 TIÊU CHÍ TRÊN CÙNG LÚC:

1. B.án Bảo Hiểm.

- Em đang làm gì ?

- Em đang tư vấn tài chính cá nhân, giúp nhiều người hoạch định bla bla.

- Dẹp đi em, bảo hiểm thì nói bảo hiểm, tài chính cái con khỉ. B.án mà không dám nói cái mình b.án thì nghỉ đi em.

Tại sao nhiều người phải né tránh, phải lấp liếm, phải dùng từ ngữ đánh tráo khái niệm ? Vì bị chửi quá chứ sao. Rất nhiều sai lầm trong khâu tuyển dụng đại lý khiến cho những tư vấn bảo hiểm chân chính phải đi hốt vỏ do bọn lừa đảo, hám tiền để lại. Thị trường nát bét trong tâm trí k.hách hàng vì những sai lầm như thế cộng với bọn nhà báo thích giật tít câu view khiến nhiều người hoảng sợ và bắt đầu xạo ke. Tuy nhiên những người làm ăn đàng hoàng trong lĩnh vực này lại có thu nhập rất tốt dù không hề nhận lương cứng. 30 triệu/tháng không phải là con số quá khó để đạt được.

2. B.án hàng đa cấp trong công ty hợp pháp và nhóm hợp pháp.

- Em đang làm gì ?

- À, em đang làm chủ kinh doanh 4.0, em đang phát triển một mô hình kinh doanh vi diệu giúp tự do tài chính.

- B.án hàng đa cấp thì nói đại em ơi. Bớt xạo quần, vẽ vời.

- Theo anh thì đa cấp là gì ? (Bắt đầu phản ứng theo giọng điệu dư luận viên mà không hiểu cái quần gì hết)

Bảo hiểm lách 1 thì cái này lách tới 10 cũng vì tai tiếng trong ngành. Số công ty hợp pháp đã ít, số đội nhóm hợp pháp, làm ăn đàng hoàng, bài bản, không chụp giật lại càng ít. Không phải cứ chui được vô công ty hợp pháp là thoát nạn. Rồi bọn khùng suốt ngày Livestream kiếm được 1 tỷ đô la từ mấy khóa học làm giàu, từ mấy nhóm đa cấp tào lao khiến cho người ta thấy là ghét, là sợ. Trên thực tế nếu biết luật chơi, biết cách chơi, biết cách phân loại và đủ tầm để tận dụng ngược lại mô hình này thì không việc gì phải sợ. Cái tên giống nhau nhưng cái ruột vận hành khác nhau thì sợ gì.

Hai ngành này đang làm tốt hơn các công ty truyền thống ở chỗ "Đào tạo" rất nhiều, rất thường xuyên. Thứ các em học được ko chỉ ở chỗ Tay Không Bắt Giặc, trải nghiệm kinh doanh với ít rủi ro, kiếm tiền được ngay cả khi không có lương; các em còn học được cách thuyết phục đội ngũ đi với mình ngay cả khi không cần trả lương. Nếu có thể xây được một đội ngũ với nguồn lực như vậy thì khi ra làm chủ mắc gì không thể xây được, không thể giữ người được, không thể đào tạo được ? Tất nhiên là phải chọn đúng nhóm, đúng công ty. Bài quá dài rồi, ai muốn thử 2 ngành này và muốn hỏi thăm gì thì inbox trả lời sau nhé. Trùm nằm vùng sẽ cho các em câu trả lời thỏa đáng.

Mấy đứa còn so đo lương bổng so với thời gian làm việc thì đừng làm chủ nữa. Lương thì thích nhận đủ, nhiều, không bao giờ muốn đánh đổi mà cứ đòi ra riêng thì có mà chủ không (chổng...) mới kiếm được tiền thôi.

Tái bút,

Thợ sửa ống nước kiêm tổ chức Team Building để Building Team.

P/S: Mình phân tích vậy, mình cũng không kỳ thị ngành nào nhưng mấy bạn tỉ phú 4.0 đừng có vô đây rủ rê nhé. Mình muốn làm thì mình tự chọn nhóm tốt chui vô, không cần thuyết phục.

No comments:

Post a Comment

Phật giáo vs cúng sao

Nhiều người nói Phật giáo bây giờ biến tướng, cúng sao giải hạng mê tín dị đoan... Nhưng mất đi cái đó rồi, nhóm những con người có ít họ...