Chiến lược, để làm gì?
Chiến lược là quyết định lựa chọn con đường phù hợp nhất để tối ưu hoá nguồn lực thực tế để đạt mục tiêu nhanh nhất, ít tốn kém nhất. Cho từng giai đoạn, tồn tại sống sót ngắn hạn & phát triển dài hạn.
Có 3 từ khoá chính: Mục tiêu, Tối ưu hoá nguồn lực & Hiệu quả.
Mục tiêu
Không rõ ràng về mục tiêu khó gọi là chiến lược. Chiến lược thể hiện tầm nhìn của lãnh đạo đạt được gì hôm nay và ngày mai. Mục tiêu sống sót, tồn tại hay tăng trưởng? Mục tiêu dẫn đầu, thách thức hay núp bóng? Chưa biết mình là ai, mình sẽ là ai và đi về đâu sao gọi là chiến lược.
Tối ưu hoá nguồn lực
Anh có gậy đánh kiểu gậy, có súng chơi kiểu súng, có tên lửa hạt nhân chiến lược thể hiện cái thế của kẻ có tên lửa. Nguồn lực nào chiến lược đó. Một chiến lược của doanh nghiệp 1000 tỷ chắc chắn khác doanh nghiệp 1 tỷ.
Đây là điểm khác nhau về cách tiếp cận chiến lược của các học giả & doanh nghiệp, khác nhau giữa doanh nghiệp A với doanh nghiệp B.
Các học giả có khả năng khái quát và tổng hợp từ nhiều tình huống khác nhau để đưa ra quan điểm chiến lược mang tính tổng quát về nguyên lý. Doanh nghiệp lớn hay nhỏ, ngành nghề khác nhau đều có thể học được điều gì đấy từ các lý thuyết chiến lược được đúc kết. Tuy nhiên khối doanh nghiệp tiếp cận chiến lược ở góc nhìn thực tế hơn. Các lãnh đạo doanh nghiệp thành công, qua những gì tôi biết qua phạm vi dự án tư vấn brand strategy đã làm, không phải vì biết nhiều lý thuyết chiến lược hơn các doanh nghiệp khác. Nhưng họ là những người biết vận dụng một cách linh hoạt mối quan hệ giữa nguồn lực họ có trong tay và mục tiêu họ muốn đạt được trong mỗi giai đoạn phát triển.
Hiệu quả
Có chiến lược hơn không có chiến lược ở hiệu quả. Chiến lược tốt hơn chiến lược kém ở hiệu quả.
Người làm chiến lược giỏi là cùng một nguồn lực như nhau (tiền, người), bối cảnh cạnh tranh như nhau nhưng biết đạt mục tiêu trong thời gian ngắn hơn & ít tốn kém thời gian, tiền bạc hơn.
Nếu có chiến lược nhưng không tác động gì đến performance & results thì chiến lược đó cần xem lại.
CEO, không quan trọng đọc nhiều hay ít về lý thuyết chiến lược, miễn là ông ta có tư duy chiến lược để giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu một cách hiệu quả nhất với nguồn lực thực tế họ có trong tay. Còn CEO có cả tư chất về tư duy chiến lược & biết vận dụng thông minh lý thuyết chiến lược nữa thì nhân đôi sức mạnh.
Quản trị chiến lược là lĩnh vực khoai nhất. Vì đòi hỏi cùng lúc cả hai kỹ năng là phân tích chi tiết, thậm chí rất tiểu tiết & kỹ năng tổng hợp khái quát. Giữa mịt mùng ma trận phải chọn một đường ra. Thật hại não.
BrandSon/Interloka
Chiến lược là quyết định lựa chọn con đường phù hợp nhất để tối ưu hoá nguồn lực thực tế để đạt mục tiêu nhanh nhất, ít tốn kém nhất. Cho từng giai đoạn, tồn tại sống sót ngắn hạn & phát triển dài hạn.
Có 3 từ khoá chính: Mục tiêu, Tối ưu hoá nguồn lực & Hiệu quả.
Mục tiêu
Không rõ ràng về mục tiêu khó gọi là chiến lược. Chiến lược thể hiện tầm nhìn của lãnh đạo đạt được gì hôm nay và ngày mai. Mục tiêu sống sót, tồn tại hay tăng trưởng? Mục tiêu dẫn đầu, thách thức hay núp bóng? Chưa biết mình là ai, mình sẽ là ai và đi về đâu sao gọi là chiến lược.
Tối ưu hoá nguồn lực
Anh có gậy đánh kiểu gậy, có súng chơi kiểu súng, có tên lửa hạt nhân chiến lược thể hiện cái thế của kẻ có tên lửa. Nguồn lực nào chiến lược đó. Một chiến lược của doanh nghiệp 1000 tỷ chắc chắn khác doanh nghiệp 1 tỷ.
Đây là điểm khác nhau về cách tiếp cận chiến lược của các học giả & doanh nghiệp, khác nhau giữa doanh nghiệp A với doanh nghiệp B.
Các học giả có khả năng khái quát và tổng hợp từ nhiều tình huống khác nhau để đưa ra quan điểm chiến lược mang tính tổng quát về nguyên lý. Doanh nghiệp lớn hay nhỏ, ngành nghề khác nhau đều có thể học được điều gì đấy từ các lý thuyết chiến lược được đúc kết. Tuy nhiên khối doanh nghiệp tiếp cận chiến lược ở góc nhìn thực tế hơn. Các lãnh đạo doanh nghiệp thành công, qua những gì tôi biết qua phạm vi dự án tư vấn brand strategy đã làm, không phải vì biết nhiều lý thuyết chiến lược hơn các doanh nghiệp khác. Nhưng họ là những người biết vận dụng một cách linh hoạt mối quan hệ giữa nguồn lực họ có trong tay và mục tiêu họ muốn đạt được trong mỗi giai đoạn phát triển.
Hiệu quả
Có chiến lược hơn không có chiến lược ở hiệu quả. Chiến lược tốt hơn chiến lược kém ở hiệu quả.
Người làm chiến lược giỏi là cùng một nguồn lực như nhau (tiền, người), bối cảnh cạnh tranh như nhau nhưng biết đạt mục tiêu trong thời gian ngắn hơn & ít tốn kém thời gian, tiền bạc hơn.
Nếu có chiến lược nhưng không tác động gì đến performance & results thì chiến lược đó cần xem lại.
CEO, không quan trọng đọc nhiều hay ít về lý thuyết chiến lược, miễn là ông ta có tư duy chiến lược để giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu một cách hiệu quả nhất với nguồn lực thực tế họ có trong tay. Còn CEO có cả tư chất về tư duy chiến lược & biết vận dụng thông minh lý thuyết chiến lược nữa thì nhân đôi sức mạnh.
Quản trị chiến lược là lĩnh vực khoai nhất. Vì đòi hỏi cùng lúc cả hai kỹ năng là phân tích chi tiết, thậm chí rất tiểu tiết & kỹ năng tổng hợp khái quát. Giữa mịt mùng ma trận phải chọn một đường ra. Thật hại não.
BrandSon/Interloka
No comments:
Post a Comment