DOANH NGHIỆP NÀO THÌ NÊN QUAN TÂM TỚI CHUYỂN ĐỔI SỐ.
Là 1 người luôn hỗ trợ các anh em kinh doanh với giải pháp sao cho phù hợp với hiện trạng của họ. Mình nghĩ sẽ giúp được các bạn có 1 góc nhìn đủ chiều sâu cho việc tiếp cận 1 cách đúng đắn về khái niệm chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ với các loại hình qui mô khác nhau.
Các quan điểm và hiện tượng xoay quanh mà cá nhân mình quan sát được như sau:
1. Chuyên gia không cùng ngôn ngữ với ông/bà chủ vừa và nhỏ.
Vì họ chưa từng khởi nghiệp và kinh doanh, đừng trách họ, họ chưa làm những thứ bạn đã từng trải qua, những thứ họ nói không hề sai, chỉ là không phù hợp với bạn.
2. Người kinh doanh chưa trải qua hết tất cả trải nghiệm cần có với tất cả thể loại qui mô.
Những gì chúng ta trải nghiệm (có thể làm chủ hoặc làm công) chỉ tạm thời dừng lại với qui mô và đội nhóm của chúng ta điều hành tương ứng với qui mô mà chúng ta đã trải qua.
Vì chính 2 điều trên, việc xuất hiện 1 khoảng cách (Gap) giữa việc, chuyên gia học thuật sẽ chưa thể hiểu hết tính phù hợp (Relevance) khi ứng dụng một sản phẩm công nghệ hay chuyển đổi số cho các doanh nghiệp. Và cũng chính vì sự thiếu thấu hiểu này, cùng lúc đó với sự mất mát về tiền bạc và nguồn lực từ chính trải nghiệm trong quá khứ của các ông/bà chủ; ông/bà chủ sẽ có định kiến với các từ khóa này khi chưa có cơ hội được hiểu rõ tận cùng của sự việc hay vấn đề.
Là người hiểu điều này một cách sâu sắc ở các cương vị: Chủ tịch điều hành, Giám đốc điều hành, người khởi nghiệp và cả chuyên gia. (Multiple angels of critical roles)
Mình chia sẻ anh em những nguyên tắc & điều kiện cần xem xét khi ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ.
1. CHƯA CÓ 1 MÔ HÌNH KINH DOANH VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG KHÁC BIỆT trong khi QUI MÔ, GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CÔNG TY CHƯA ĐẠT NGƯỠNG.
Chuyển đổi số thực chất xuất phát từ động lực quản lí kinh doanh cần gia tăng hiệu quả, gia tăng sự mở rộng, giảm chi phí vận hành, ít sử dụng nguồn lực (Tài chính, con người và cơ hội); chính từ động lực này, con người ứng dụng các cách thức và hình thức công nghệ để đạt được mục tiêu trên, gia tăng lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh; từ đó gia tăng lợi ích và giá trị cho hội đồng thượng tầng (Ông bà chủ, hội đồng quản trị, hội động thành viên...) trên báo cáo tài chính, qui đổi thành ... tiền khi qui mô quản lí bắt đầu cồng kềnh và kém hiệu quả.
Tuy nhiên, có rất nhiều DN đang sở hữu một mô hình KD không có khác biệt, không có nhiều thay đổi mới nằm trong:
- Sự sáng tạo mới từ 1 ứng dụng công nghệ, kĩ thuật mới ... khó bắt chước
- Một mô hình kinh doanh sáng tạo
- Một ứng dụng giảm giá thành và tăng lợi nhuận gộp so với cách vận hành thông thường đã có trên thị trường.
Nếu chúng ta đều không nằm trong 3 gạch đầu dòng trên, đồng thời do qui mô tương đối nhỏ, việc ứng dụng công nghệ hay chuyển đổi số là không phù hợp, nghĩa là chúng ta cần đắn đo giữa việc Yes/No (Có nên làm hay không) chứ không phải 'nên làm/làm với ngân sách bao nhiêu'.
Vậy, nếu chúng ta đang sở hữu các DN không đạt qui mô và ngưỡng phát triển hay nói cách khác; với các DN chưa có sự khác biệt về sản phẩm mới, cách tiếp cận thị trường mới (do chúng ta sinh sau đẻ muộn), mình đề nghị quí anh chị em khoan hãy nghĩ tới ... chuyển đổi số.
Từ việc tư vấn các doanh nghiệp qui mô từ 3 triệu đô tối thiểu đến 50 triệu đô doanh số/1 năm trở lên, chúng tôi nhận ra các con số định lượng tối thiểu để ứng dụng công nghệ điều hành doanh nghiệp đó là qui mô từ 50 tỉ/1 năm và có tối thiểu 40 - 50 con người, đây có thể là qui chuẩn để chúng ta dễ hình dung và ứng dụng cho riêng mình, để chúng ta:
- Không vì FOMO (Fear of missing out), khi không hiểu bản chất lại ... mất tiền, không biết có nên lên con tàu 'chuyển đổi số' cho hợp thời hay không?
- Không vì không hiểu tường tận mà đưa ra những nhận định làm chính mình chậm hơn so với các DN đối thủ trong lĩnh vực mình tham gia.
2. QUAY TRỞ VỀ VỚI CƠ BẢN
Thực trạng:
Vì khi chúng ta chỉ đang hòa vốn với qui mô nhỏ, điều đó không đồng nghĩa với việc khi làm qui mô lớn, bạn sẽ tiếp tục hòa vốn và có lợi thế cạnh tranh.
Rất nhiều DN khi mình vào thẩm định, chưa tham gia đủ các nghĩa vụ bắt buộc, chưa sử dụng hết và rạch ròi các nguồn lực, báo cáo tài chính chưa được đánh giá đúng, vậy khi bạn đang qui mô chưa đủ lớn, cụ thể, điểm hòa vốn:
- DN sản xuất, thương mại: 100 tỉ/1 năm
- Dịch vụ: 23 tỉ (1triệu đô)/1 năm.
Ở tại đây, chúng ta mới đủ cơ sở để nhận định về tính ứng dụng nhân bản cho mô hình KD, và vì thế, chúng ta mới có thể nghĩ tới việc ứng dụng công nghệ.
Với lập luận ở phần 1, chúng ta cần quay trở về với những câu hỏi hết sức căn cơ về kinh doanh, mình cho rằng đây là các câu hỏi để giải đáp cho việc, chúng ta đã sở hữu một sự khác biệt hay chưa, vì từ cơ sở này mới có câu chuyện tiếp theo về chuyển đổi số.
Vậy, bạn hãy về hỏi với chính mình.
- Chúng ta có lợi thế cạnh tranh gì?
- Chúng ta bán hàng cho ai?
- Lí do chúng ta có thể nhân bản lên mô hình tối thiểu để quyết định ứng dụng công nghệ.
- Các nỗi đau cụ thể chúng ta đã/đang gặp phải cho từng đối tượng hay thành viên (trong DN) đang ứng dụng công nghệ trong công ty mình theo cách thủ công, là gì?
Khi phỏng vấn DN, mình nhận ra rằng các DN dưới 5 - 7 năm thành lập, bộ sậu quản lí chưa đủ trưởng thành về nhận thức, tâm thức và năng lực để hiểu về chuyển đổi số, vì ...
Công nghệ hay chuyển đổi số là bộ mặt vận hành thực tế quản trị bằng thủ công. Nhưng vấn đề đáng bàn là, chính họ chưa trải qua các cấp độ quản lí chức năng chuẩn, thì làm sao có thể cảm nhận được đầy đủ các nỗi đau và sự khó chịu, thiếu thuận tiện khi không được tiếp cận công nghệ ứng dụng. Hay nói cách khác, họ không biết rằng họ thật sự cần điều đó.
Có những DN tôi phỏng vấn toàn bộ nhân sự, tôi có nói thế này: "DN của anh/chị có nhiều nỗi đau trong quá khứ về ứng dụng công nghệ và mất tiền; đó vừa là điểm mạnh, vừa là điểm yếu".
Điểm yếu: Có những khó khăn, cản trở khi tiếp cận với 1 đội ngũ chuyên gia mới hay phương pháp mới liên quan tới sự thành công của chuyển đổi số.
Điểm mạnh: Do có nỗi đau rồi, họ dễ dàng nhận thức rõ, họ thực sự cần điều gì.
Vấn đề là, DN các bạn, đã trải qua đủ nỗi đau để thấy mình thực sự cần chưa, hay chỉ cần vì đó là sự kêu gọi theo phong trào của ... đám đông?
3. Lời khuyên.
Với các DN qui mô chưa đủ lớn, hãy nhìn nhận công nghệ như:
- Ứng dụng các công cụ digitals để gia tăng doanh số hiện hữu (Facebook, Google, Tiktok, Sàn TMDT ...)
- Ứng dụng các phần mềm thương mại dành cho số đông có sẵn trên thị trường để số hóa, đo lường, từ đó cắt giảm và tối ưu trong bối cảnh đại dịch.
- Chấp nhận thủ công 1 phần cho tới khi qui mô mình đủ lớn.
Với các DN đủ lớn về qui mô:
- Đánh giá tiền sẵn sàng (Readiness Report) để xem đội ngũ mình đã thực sự sẵn sàng cho việc ứng dụng các kiến thức quản trị (Business Level) và kiến thức chức năng (Functional Level) chưa; chỉ khi thực sự sẵn sàng và ban điều hành có kiến thức và nhận thức và sự sẵn sàng nhất định, chúng ta mới có câu trả lời chính xác cho việc DN mình có nên ứng dụng chuyển đổi số; và nếu chấp nhận việc chưa hoàn chỉnh về năng lực tiếp nhận, có giải pháp nếu để tiến hành song song hay không?
Bạn có thể tham khảo tại 1 bài viết mà mình hay ứng dụng cho các DN đủ qui mô tại đây: https://chevalier.edu.vn/courses/cbr-coaching-in-house.html
Hi vọng anh em chủ DN có góc nhìn đầy đủ và hiểu sâu, cặn kẽ các vấn đề trước khi ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số cho DN của mình.
Có khi vấn đề nằm ở chỗ không phải là có nên ứng dụng chuyển đổi số hay không, mà vấn đề nằm ở chỗ, DN mình thực tế chưa có gì khác biệt, chưa đủ khả năng để trở thành 1 DN lớn chứ không phải là ... nên ứng dụng công nghệ gì.
Dự đoán kịch bản tiếp theo: Nếu bạn đúng như dòng trên, 5 năm nữa khi năng lực cạnh tranh bạn không có đủ, bạn sẽ bị đào thải hoặc lựa chọn 1 sản phẩm hay 1 mô hình KD mới khi doanh số trên năm của công ty bạn không vượt khỏi 30 tỉ/1 năm. (Market size bé, hoặc có các players đã quá tốt trong phân khúc của họ đang làm trên thị trường rồi).
Phung Le Lam Hai
Chairman tại Chevalier Business Review
#share_không_cần_hỏi
Là 1 người luôn hỗ trợ các anh em kinh doanh với giải pháp sao cho phù hợp với hiện trạng của họ. Mình nghĩ sẽ giúp được các bạn có 1 góc nhìn đủ chiều sâu cho việc tiếp cận 1 cách đúng đắn về khái niệm chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ với các loại hình qui mô khác nhau.
Các quan điểm và hiện tượng xoay quanh mà cá nhân mình quan sát được như sau:
1. Chuyên gia không cùng ngôn ngữ với ông/bà chủ vừa và nhỏ.
Vì họ chưa từng khởi nghiệp và kinh doanh, đừng trách họ, họ chưa làm những thứ bạn đã từng trải qua, những thứ họ nói không hề sai, chỉ là không phù hợp với bạn.
2. Người kinh doanh chưa trải qua hết tất cả trải nghiệm cần có với tất cả thể loại qui mô.
Những gì chúng ta trải nghiệm (có thể làm chủ hoặc làm công) chỉ tạm thời dừng lại với qui mô và đội nhóm của chúng ta điều hành tương ứng với qui mô mà chúng ta đã trải qua.
Vì chính 2 điều trên, việc xuất hiện 1 khoảng cách (Gap) giữa việc, chuyên gia học thuật sẽ chưa thể hiểu hết tính phù hợp (Relevance) khi ứng dụng một sản phẩm công nghệ hay chuyển đổi số cho các doanh nghiệp. Và cũng chính vì sự thiếu thấu hiểu này, cùng lúc đó với sự mất mát về tiền bạc và nguồn lực từ chính trải nghiệm trong quá khứ của các ông/bà chủ; ông/bà chủ sẽ có định kiến với các từ khóa này khi chưa có cơ hội được hiểu rõ tận cùng của sự việc hay vấn đề.
Là người hiểu điều này một cách sâu sắc ở các cương vị: Chủ tịch điều hành, Giám đốc điều hành, người khởi nghiệp và cả chuyên gia. (Multiple angels of critical roles)
Mình chia sẻ anh em những nguyên tắc & điều kiện cần xem xét khi ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ.
1. CHƯA CÓ 1 MÔ HÌNH KINH DOANH VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG KHÁC BIỆT trong khi QUI MÔ, GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CÔNG TY CHƯA ĐẠT NGƯỠNG.
Chuyển đổi số thực chất xuất phát từ động lực quản lí kinh doanh cần gia tăng hiệu quả, gia tăng sự mở rộng, giảm chi phí vận hành, ít sử dụng nguồn lực (Tài chính, con người và cơ hội); chính từ động lực này, con người ứng dụng các cách thức và hình thức công nghệ để đạt được mục tiêu trên, gia tăng lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh; từ đó gia tăng lợi ích và giá trị cho hội đồng thượng tầng (Ông bà chủ, hội đồng quản trị, hội động thành viên...) trên báo cáo tài chính, qui đổi thành ... tiền khi qui mô quản lí bắt đầu cồng kềnh và kém hiệu quả.
Tuy nhiên, có rất nhiều DN đang sở hữu một mô hình KD không có khác biệt, không có nhiều thay đổi mới nằm trong:
- Sự sáng tạo mới từ 1 ứng dụng công nghệ, kĩ thuật mới ... khó bắt chước
- Một mô hình kinh doanh sáng tạo
- Một ứng dụng giảm giá thành và tăng lợi nhuận gộp so với cách vận hành thông thường đã có trên thị trường.
Nếu chúng ta đều không nằm trong 3 gạch đầu dòng trên, đồng thời do qui mô tương đối nhỏ, việc ứng dụng công nghệ hay chuyển đổi số là không phù hợp, nghĩa là chúng ta cần đắn đo giữa việc Yes/No (Có nên làm hay không) chứ không phải 'nên làm/làm với ngân sách bao nhiêu'.
Vậy, nếu chúng ta đang sở hữu các DN không đạt qui mô và ngưỡng phát triển hay nói cách khác; với các DN chưa có sự khác biệt về sản phẩm mới, cách tiếp cận thị trường mới (do chúng ta sinh sau đẻ muộn), mình đề nghị quí anh chị em khoan hãy nghĩ tới ... chuyển đổi số.
Từ việc tư vấn các doanh nghiệp qui mô từ 3 triệu đô tối thiểu đến 50 triệu đô doanh số/1 năm trở lên, chúng tôi nhận ra các con số định lượng tối thiểu để ứng dụng công nghệ điều hành doanh nghiệp đó là qui mô từ 50 tỉ/1 năm và có tối thiểu 40 - 50 con người, đây có thể là qui chuẩn để chúng ta dễ hình dung và ứng dụng cho riêng mình, để chúng ta:
- Không vì FOMO (Fear of missing out), khi không hiểu bản chất lại ... mất tiền, không biết có nên lên con tàu 'chuyển đổi số' cho hợp thời hay không?
- Không vì không hiểu tường tận mà đưa ra những nhận định làm chính mình chậm hơn so với các DN đối thủ trong lĩnh vực mình tham gia.
2. QUAY TRỞ VỀ VỚI CƠ BẢN
Thực trạng:
Vì khi chúng ta chỉ đang hòa vốn với qui mô nhỏ, điều đó không đồng nghĩa với việc khi làm qui mô lớn, bạn sẽ tiếp tục hòa vốn và có lợi thế cạnh tranh.
Rất nhiều DN khi mình vào thẩm định, chưa tham gia đủ các nghĩa vụ bắt buộc, chưa sử dụng hết và rạch ròi các nguồn lực, báo cáo tài chính chưa được đánh giá đúng, vậy khi bạn đang qui mô chưa đủ lớn, cụ thể, điểm hòa vốn:
- DN sản xuất, thương mại: 100 tỉ/1 năm
- Dịch vụ: 23 tỉ (1triệu đô)/1 năm.
Ở tại đây, chúng ta mới đủ cơ sở để nhận định về tính ứng dụng nhân bản cho mô hình KD, và vì thế, chúng ta mới có thể nghĩ tới việc ứng dụng công nghệ.
Với lập luận ở phần 1, chúng ta cần quay trở về với những câu hỏi hết sức căn cơ về kinh doanh, mình cho rằng đây là các câu hỏi để giải đáp cho việc, chúng ta đã sở hữu một sự khác biệt hay chưa, vì từ cơ sở này mới có câu chuyện tiếp theo về chuyển đổi số.
Vậy, bạn hãy về hỏi với chính mình.
- Chúng ta có lợi thế cạnh tranh gì?
- Chúng ta bán hàng cho ai?
- Lí do chúng ta có thể nhân bản lên mô hình tối thiểu để quyết định ứng dụng công nghệ.
- Các nỗi đau cụ thể chúng ta đã/đang gặp phải cho từng đối tượng hay thành viên (trong DN) đang ứng dụng công nghệ trong công ty mình theo cách thủ công, là gì?
Khi phỏng vấn DN, mình nhận ra rằng các DN dưới 5 - 7 năm thành lập, bộ sậu quản lí chưa đủ trưởng thành về nhận thức, tâm thức và năng lực để hiểu về chuyển đổi số, vì ...
Công nghệ hay chuyển đổi số là bộ mặt vận hành thực tế quản trị bằng thủ công. Nhưng vấn đề đáng bàn là, chính họ chưa trải qua các cấp độ quản lí chức năng chuẩn, thì làm sao có thể cảm nhận được đầy đủ các nỗi đau và sự khó chịu, thiếu thuận tiện khi không được tiếp cận công nghệ ứng dụng. Hay nói cách khác, họ không biết rằng họ thật sự cần điều đó.
Có những DN tôi phỏng vấn toàn bộ nhân sự, tôi có nói thế này: "DN của anh/chị có nhiều nỗi đau trong quá khứ về ứng dụng công nghệ và mất tiền; đó vừa là điểm mạnh, vừa là điểm yếu".
Điểm yếu: Có những khó khăn, cản trở khi tiếp cận với 1 đội ngũ chuyên gia mới hay phương pháp mới liên quan tới sự thành công của chuyển đổi số.
Điểm mạnh: Do có nỗi đau rồi, họ dễ dàng nhận thức rõ, họ thực sự cần điều gì.
Vấn đề là, DN các bạn, đã trải qua đủ nỗi đau để thấy mình thực sự cần chưa, hay chỉ cần vì đó là sự kêu gọi theo phong trào của ... đám đông?
3. Lời khuyên.
Với các DN qui mô chưa đủ lớn, hãy nhìn nhận công nghệ như:
- Ứng dụng các công cụ digitals để gia tăng doanh số hiện hữu (Facebook, Google, Tiktok, Sàn TMDT ...)
- Ứng dụng các phần mềm thương mại dành cho số đông có sẵn trên thị trường để số hóa, đo lường, từ đó cắt giảm và tối ưu trong bối cảnh đại dịch.
- Chấp nhận thủ công 1 phần cho tới khi qui mô mình đủ lớn.
Với các DN đủ lớn về qui mô:
- Đánh giá tiền sẵn sàng (Readiness Report) để xem đội ngũ mình đã thực sự sẵn sàng cho việc ứng dụng các kiến thức quản trị (Business Level) và kiến thức chức năng (Functional Level) chưa; chỉ khi thực sự sẵn sàng và ban điều hành có kiến thức và nhận thức và sự sẵn sàng nhất định, chúng ta mới có câu trả lời chính xác cho việc DN mình có nên ứng dụng chuyển đổi số; và nếu chấp nhận việc chưa hoàn chỉnh về năng lực tiếp nhận, có giải pháp nếu để tiến hành song song hay không?
Bạn có thể tham khảo tại 1 bài viết mà mình hay ứng dụng cho các DN đủ qui mô tại đây: https://chevalier.edu.vn/courses/cbr-coaching-in-house.html
Hi vọng anh em chủ DN có góc nhìn đầy đủ và hiểu sâu, cặn kẽ các vấn đề trước khi ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số cho DN của mình.
Có khi vấn đề nằm ở chỗ không phải là có nên ứng dụng chuyển đổi số hay không, mà vấn đề nằm ở chỗ, DN mình thực tế chưa có gì khác biệt, chưa đủ khả năng để trở thành 1 DN lớn chứ không phải là ... nên ứng dụng công nghệ gì.
Dự đoán kịch bản tiếp theo: Nếu bạn đúng như dòng trên, 5 năm nữa khi năng lực cạnh tranh bạn không có đủ, bạn sẽ bị đào thải hoặc lựa chọn 1 sản phẩm hay 1 mô hình KD mới khi doanh số trên năm của công ty bạn không vượt khỏi 30 tỉ/1 năm. (Market size bé, hoặc có các players đã quá tốt trong phân khúc của họ đang làm trên thị trường rồi).
Phung Le Lam Hai
Chairman tại Chevalier Business Review
#share_không_cần_hỏi
No comments:
Post a Comment