Search This Blog

Friday, June 25, 2021

Tự ti - tự tin - tinh tướng

TỰ TI – TỰ TIN – TINH TƯỚNG
Một thứ như mặc định về diễn biến tâm lý của mọi đội ngũ ki.nh doanh tại Việt Nam, mà bất kỳ ai cũng đều có khả năng mắc phải, là anh em dần chuyển tiếp qua 3 mức:
Tự ti: là khi mới bước vào thử thách mới là một cái nghề khá chát là nghề sa.les. Ai bước vào cũng phải học và cũng phải vượt qua những bước bỡ ngỡ ban đầu. Do thế, tự ti hầu như là điều hiển nhiên, chỉ có số rất ít là những người có sự tự tin thiên phú ngay từ ban đầu mà không phải trải qua giai đoạn này.
Tự tin: là khi một số lượng thành công đã được tích lũy lại. Nó làm người ta cảm thấy mình không còn là lính mới mà đã dần chuyển sang lính cựu. Nghĩa là họ đã nắm rõ và sẵn sàng xử lý khoảng 80-90% các trường hợp thông thường xảy ra với sa.les hay qu.ản lý. Các trường hợp khó hay không xử lý được rơi vào con số thiểu số không đáng kể, tức là khả năng thất bại là thấp. Họ có một ngưỡng thành công khá ổn định, thậm chí là gia tăng đều đặn. Họ trở thành người được tin tưởng ở côn.g ty và vì thế mà khá chắc chắn về điều mà mình nhận định cũng như có thể làm trong thực tế.
Tinh tướng: Là một căn bệnh phổ biến hay xảy ra ở mọi tầng lớp trong đội sal.es không chỉ ở cấp nhân viên mà ở cả các cấp q.uản lý cấp trung và cấp cao. Thực ra thì nó cũng không có gì đáng nói nếu nó làm người ta thấy tự hào và ngày càng đóng góp nhiều hơn cho cô.ng ty. Có điều cái sự tinh tướng này hay kéo theo sự kiêu căng và không chấp nhận thay đổi! Thậm chí kỳ thị thay đổi, và cho rằng sự thay đổi là cái thứ trái với lẽ tự nhiên, hoặc thậm chí là mặt tiêu cực của những người qu.ản lý cấp trên. Đó là lúc nó gây ra cản trở trong côn.g ty, chia bè kết đảng và sau cùng là những cuộc xung đột ngắn cũng như dài hạn.
Trong nhiều lớp tôi dạy và cả đội mà tôi làm việc cùng, có khá nhiều trường hợp nh.ân viên và cả qu.ản lý chỉ đi qua hai giai đoạn, là tự ti và tinh tướng chứ không phải mức giữa tự tin trung dung. Dường như đã có lúc họ ở mức tự tin ở giữa, nhưng thời gian đó nó ngắn tới mức gần như không thể phân biệt. Tới lúc sếp biết ra thì đã quá muộn, sự tinh tướng nó đã thành một loại phản xạ chứ không còn là cảm tính nhất thời.
Họ rơi vào thái quá vì nhiều lẽ: đầu tiên do họ chưa được huấn luyện đầy đủ các kỹ năng và định hướng phát triển trong tương lai một cách cụ thể. Khi cảm thấy mình làm tốt,  thì họ cho rằng không có mục tiêu cao hơn, vậy là ổn lắm lắm rồi, là đỉnh cao trong nghề rồi!
Bản thân họ luôn sẵn sàng những thứ bí hiểm và cao siêu để còn lý giải tại sao không b.án được hàng hay không đạt kế hoạch. Phủ nhận có điều gì đó tốt hơn cũng có nghĩa là khẳng định hiện tại là nhất!
Sa.les là chiến binh, ngày nào không tập luyện hay không ra trận để thử thách các giới hạn của bản thân là họ bắt đầu có thời gian rảnh để có khả năng bị nhiễm tính  kiêu ngạo.
Ngắn gọn mà nói, cách làm đúng nhất là chúng ta hướng dẫn anh em từ tự ti sang tự tin và sau đó ngăn hết mọi ngả không cho lên tinh tướng. Muốn thế, thì lại phải quay lại câu chuỵên muôn đời là rà soát kỹ cả theo ngả định lượng và định tính các hành vi của họ.

No comments:

Post a Comment

Phật giáo vs cúng sao

Nhiều người nói Phật giáo bây giờ biến tướng, cúng sao giải hạng mê tín dị đoan... Nhưng mất đi cái đó rồi, nhóm những con người có ít họ...