Search This Blog

Thursday, July 29, 2021

Suy tư mõm khắm! (Epictetus)

Suy tư mõm khắm!
1 -  Nếu ở Phương đông thời trước công nguyên chừng 5 trăm năm, nổi lên anh triết gia lừng lẫy Tất Đạt Đa, sau khi phát kiến ra chân lý về Tứ Diệu Đế, anh thành Phật, là người Giác Ngộ, về căn bản đó là triết lý tìm sự bình an trong tinh thần.
Thì phương tây, thời đầu công nguyên cũng có một anh bất hủ, tên là Epictetus. Chỉ cần đọc tên anh, ta cũng đoán được anh là người La mã. Anh là ông tổ của môn phái " Khắc kỷ".  Trước tác lừng danh của anh có cuốn The Discoureses ( đàm luận) được các nhà ngâm cíu đánh giá là sánh ngang với Kinh Pháp Cú của nhà phật, hay với Đạo Đức Kinh của Lão tử.
Nhưng vì sao Epictetus lại không nổi lên như thánh nhân, tương tự đức Phật hay Lão tử của phương Đông?
Thì cũng tương tự như các bạn chọn ăn Phở Năm Cao, hoặc Bánh Đa Cua… bạn chọn gì là do cơ cấu vị giác trời cho cộng với văn hóa địa phương nơi bạn trưởng thành. Cái này tôi biên rồi.
Toàn bộ văn hóa tư tưởng Hy – La cổ đại xoay quanh ba ông Socrates rồi Plato, Aristotle. Nói cách khác, người phương tây chọn ba ông ấy làm thánh. Ba ông ấy là thánh rồi, những người khác chỉ là quân lìu tìu thôi, dù vĩ đại đến mấy cũng lìu tìu thôi.
NOTE:
Sẽ có vài cao thủ phật học tự ái khi tôi đem so sánh " triết lý phật giáo" với các môn triết học khác, vì với họ, Phật không phải là thứ triết lý để so sánh với quân lìu tìu. Phật là tư tưởng vĩ đại bao la bao trùm mọi triết lý, mọi khoa học.
Tương tự như tút nói về thiên chúa giáo, có ngay một bạn vào bảo " Thiên Chúa là đấng toàn năng, sáng tạo thế gian", vậy những trò theo Phật, thờ Phật là vô nghĩa. Tất nhiên tôi Block mẹ luôn. Với các cao nhân Phật học tôi cũng sẽ làm vậy.
Đạo Phật giúp các bạn từ bỏ " sân si", vậy nếu là cao nhân Phật học thì đừng " sân si" có được không? Đừng tranh hơn tranh kém với các tư tưởng khác, có được không? Hỡi các phật tử lừng danh mõm khắm?
2 – Quay về với anh Epictetus.
Vì sao hôm nay tôi lại nói về anh này chứ không phải Phật? Vì nói về Phật nhiều rồi, và, với phật đôi khi ta vẫn có thể hiểu theo cách rằng ta nên " ngoảnh mặt với thế gian"
Còn với Epictetus thì chỉ dạy chúng ta cách " đối mặt với thế gian".
Nhưng hai vị này đều giống nhau ở chỗ, rằng ta phải làm chủ tâm trí của ta, đừng để thế gian " xỏ mũi"
Cũng giống đức Phật, mục đích Epictetus là tìm hạnh phúc khi cuộc đời quá nhiều bất trắc và khổ đau.
Và, ông phát hiện ra rằng, cuộc sống quan trọng không phải là cố thực hiện các hành vi tốt để giành được ân huệ của thần linh, hay sự thán phục của người khác mà là để đạt được sự thanh thản nội tại và như thế, sẽ đạt được tự do cá nhân.
NOTE:
Hình như ông này bóc tẩy cả tâm địa con người thời hiện đại.
Chúng ta làm việc tốt và rất muốn nhiều người biết đến để ca tụng hoặc thán phục. Lặng lẽ hơn, ta làm việc tốt để mong được thần linh biết đến, mong được nhận phước lành, hay ta gieo nhân tốt để mong gặt quả tốt.v.v..
Ít ai muốn làm việc tốt chỉ để thật sự thanh thản nội tại và đạt tự do cá nhân.
Ở điểm này, Epictetus rất giống Phật!
Khi bạn còn lo lắng hay mong cầu gì đó, tức là tâm bạn bị chi phối bởi lo lắng hay mong cầu. Bạn không còn tự do nữa.
Tự do đích thực chỉ có ở sự thanh thản. Chẳng lo đéo gì, cũng chả mong cầu đéo gì he he…
Tất nhiên, cả Phật lẫn Epictetus đều nhất trí ở điểm : Khi mất tự do, ta không còn là ta đích thực, ta là nô lệ của nỗi lo, nô lệ của sự mong cầu rồi.
3 – Chốt lại, tôi muốn nói gì khi nói về Epictetus.
Chúng ta đang quá lo lắng, chúng ta cũng đang quá mong cầu, có phỏng. Và đó là bi kịch của chúng ta, nỗi thống khổ của chúng ta.
Ta lo covid tiếp tục lây lân, nó cứ lây lan. Ta mong cầu nó sớm cút, nó cứ đéo cút.
He he…
Epictetus biên thế này, trong trước tác " Đàm luận" của ông ta:
" Hạnh phúc và tự do bắt đầu với sự hiểu biết rõ ràng về một nguyên tắc: Một số điều nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta, và một số khác thì không. Chỉ sau khi bạn đã đối mặt và chấp nhận nguyên tắc nền tảng này và học cách phân biệt giữa những gì bạn có thể và không thể kiểm soát, thì bạn mới có thể đạt tới bình an nội tâm và có cách hành xử hữu hiệu…"
NOTE:
Hình như các nhà tư tưởng FB có khái quát rằng ( tôi quên mẹ là anh nào), việt nam không có triết học vì việt nam nghèo quá. Các thầy đồ nho sĩ xưa cũng nghèo lắm, cố học lấy cái chữ để lập thân lập nghiệp, chứ có ai học chỉ để " suy tư" đâu mà thành triết gia?
Chẳng hạn ông Phật là hoàng tử con vua, giàu vãi ra. Vài ông khác trên thế giới cũng thế, sướng đến mức chẳng có gì làm, nên mới "suy tư" và thành triết gia.
Đây là các suy diễn theo kiểu " duy vật luận", và nó khắm vãi.
Epictetus của chúng ta xuất thân là một nô lệ. Ngay từ nhỏ đã thể hiện là một người thông minh xuất chúng, và đến tuổi thanh niên, trí tuệ anh phát triển đến mức ông chủ của anh, một viên quan trợ lý của hoàng đế Nero phải kinh ngạc và quyết định trả tự do cho anh. Ông ta nói rằng " Với một trí thông minh đến mức này, cậu ấy xứng đáng là một công dân La Mã tự do"
Socrates cũng nghèo đói thối mồm!
Nhiều triết gia phương tây lừng lẫy, không hề giàu. I. Kant cũng là một ví dụ, cả đời tùng tiệm, bóp mồm bóp miệng và tất nhiên không lấy vợ. chứ nếu lấy vợ, ông ấy sẽ phải đi cày tiền nuôi vợ con, và có thể sẽ giàu có, nhưng có cứt mà biên được bộ " Phê phán …"  lừng danh như vậy.
Kết luận:
Hãy nghiêm túc thực hiện 5K, ít ra ngoài, chăm giao hợp … thì bình an sẽ đến. Đừng đọc lá cải, nghe tin fake rồi hốt hoảng hốt hoảng, chả giải quyết cái đéo gì, chỉ ngu người đi thôi!
Bê ét:
Đăng ảnh tươi mát cho các anh chị thưởng lãm, sau khi phải oánh vần quả tút nặng nề
Ảnh người đẹp tiêm vaccin, đéo gì tìm mãi mới được!

#khắc_kỷ 

No comments:

Post a Comment

Phật giáo vs cúng sao

Nhiều người nói Phật giáo bây giờ biến tướng, cúng sao giải hạng mê tín dị đoan... Nhưng mất đi cái đó rồi, nhóm những con người có ít họ...