Search This Blog

Monday, July 26, 2021

HIỆU ỨNG BẦY ĐÀN: Hiểu để "trị" người khác

HIỆU ỨNG BẦY ĐÀN: Hiểu để "trị" người khác
HIỆU ỨNG BẦY ĐÀN HAY TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG LÀ GÌ?
Một trong những trạng thái tâm lý xã hội là "hiệu ứng bầy đàn", là phản ứng của một cá nhân bị chi phối bởi đám đông. Phản ứng của cá nhân đều phù thuộc vào lối suy nghĩ và hành động của đám đông. Mỗi cá nhân đều mong muốn trở thành một phần tử trong tập thể. Vì nếu hành động khác đi, cá nhân đó có thể bị loại trừ khỏi đám đông, trở thành một phần tử lẻ loi. Nhu cầu bầy đàn mãnh liệt nằm trong tiềm thức và chính tiềm thức hướng dẫn hành động tương ứng của mỗi cá nhân.
Để minh họa cho điều này, người ta đặt một khúc gỗ chắn ngang lối đàn cừu đang đi. Con đầu đàn nhảy qua khúc gỗ, con thứ 2, thứ 3 cũng nhảy qua, nhảy qua… Rồi người ta cất khúc gỗ đi, những con cừu sau vẫn cứ tiếp tục nhảy lên, nhảy xuống ngay nơi "từng có khúc gỗ chắn đường". Hiệu ứng bầy đàn ở loài vật là thế
Đó là đàn cừu không phải con người, nhưng với sự phát triển của mạng xã hội người ta càng nhìn thấy rõ hơn sức mạnh của "hiệu ứng bầy đàn", "tâm lý đám đông","tâm lý bầy đàn"… Nó có ảnh hưởng rất lớn đến cách nhìn nhận, đánh giá và phản ứng với một thương hiệu.
SỰ LÂY LAN CỦA "VIRUS CẢM XÚC"
Chỉ cần một chiếc smartphone với kết nối Internet thì bất kỳ người nào cũng có khả năng thể hiện quan điểm của bản thân. Mỗi ngày có hàng ngàn người trên mạng xã hội chia sẻ những trải nghiệm tốt hay xấu, cảm xúc vui hay buồn chỉ bằng vài thao tác đơn giản. Bởi lẽ đó, các doanh nghiệp rất dễ bị nêu tên hay gắn mác bởi những thông tin không chính xác, thậm chí là bị bôi nhọ để người dùng có dịp "hùa nhau" tạo ra dư luận không tốt cho doanh nghiệp. Năm 2016, theo khảo sát của trường đại học Columbia chỉ ra rằng có tới 70% người dùng Facebook chỉ đọc tiêu đề trước khi bình luận về một bài viết và 60% chia sẻ đường dẫn bài viết thậm chí không hề đọc bài đó. Điều này cho thấy đa phần người dùng tương tác một cách cảm tính, không thực sự quan tâm đến bản chất vấn đề mà có thói quen tranh luận, chia sẻ thông tin theo đám đông.
Trong trường hợp xuất hiện dư luận, đặc biệt là theo hướng tiêu cực, doanh nghiệp cần phải theo dõi chặt chẽ, xác định rõ vấn đề, phạm vi và mức độ nghiêm trọng để có hướng xử lý phù hợp. Trong nhiều trường hợp, vấn đề ban đầu rất nhỏ nhưng sau đó lại biến thành một cuộc khủng hoảng gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của thương hiệu. Nếu xử lý vấn đề ngay khi dư luận mới hình thành thì việc ứng phó sẽ hiệu quả hơn nhiều. Tùy mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà doanh nghiệp cần xử lý ngay trên mạng xã hội hoặc bóc tách để xử lý ngoài đời thật.


No comments:

Post a Comment

CON NGƯỜI và TINH THẦN

CON NGƯỜI và TINH THẦN 1 –  " Nếu có một gã trọc phú hàng to súng lớn, có thể mua biệt thự alibaba cho em ở, xe lếch xù cho em đi, nạp ...