Search This Blog

Sunday, August 22, 2021

Marketing vs Branding

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA MARKETING VÀ BRANDING. BẠN SẼ BẤT NGỜ VỚI BÀI VIẾT NÀY!
* Hãy đọc thật kỹ, vì tôi viết có thể trái ngược với những gì bạn từng nghe, từng đọc và từng hiểu về marketing và xây dựng thương hiệu!
Tôi có ý tưởng dùng mạng xã hội để chia sẻ tri thức tích lũy cả đời của mình cho cộng đồng như một hình thức thiện nguyện từ tâm. Tôi làm một khảo sát nhỏ trên thị trường, tìm hiểu nỗi đau (pain) tức những thiếu thốn về kiến thức, kinh nghiệm của cộng đồng doanh nhân, quản lý, startups... và tâm tư ẩn chứa (insight) của họ. Tôi cũng khảo sát nhiều nhóm fb, nhiều diễn đàn dành cho giới doanh nghiệp. Đây là một dạng khảo sát thị trường (market research) để tìm hiểu nhu cầu hiện hữu và nhu cầu tiềm ẩn.
Tôi nhận ra một điều là các nhà quản lý và doanh nhân VN đang rất cần (customer need) những kiến thức, kinh nghiệm về quản lý kinh doanh mà có thể áp dụng ngay vào thực tế quản lý tại ngay doanh nghiệp của họ hay DN mà họ đang làm việc. Họ học nhiều, đọc nhiều, nhưng không áp dụng được bao nhiêu vì các nội dung thiếu tính thực tế, nặng về lý thuyết chung chung (customer insight)
Tôi cũng nhận thấy nhiều nhóm khác, diễn đàn khác mà tôi biết vào thời điểm đó (cách đây hơn 6 năm), đều ít nhiều có, hoặc lồng ghép yếu tố quảng cáo, hoặc kết nối để hợp tác kinh doanh, hay quảng cáo, PR cho spdv hay cho ngành nghề KD nào đó. Tôi chưa thấy nhóm nào hoạt động thuần chuyên môn, thuần CHIA SẺ VÀ HỌC HỎI mà không có yếu tố quảng cáo, tạo phễu, hay kết nối kinh doanh, hợp tác, tìm kiếm khách hàng, đối tác để mua bán thứ gì đó (competitive analysis).
Tôi quyết định sẽ tạo ra một sự khác biệt (differentiation) mang lại giá trị vượt trội (superior value) cho nhóm đối tượng mục tiêu là các nhà quản lý, doanh nhân và startup VN (target segment)
Thế là tôi lập một Group lấy tên là PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VIỆT, và gắn cho nó một sứ mệnh là NÂNG TẦM và PHÁT TRIỂN doanh nghiệp Việt, đúng như cái tên của nó, và đưa ra một tầm nhìn (hay hoài bão) cho nó. Tôi định vị cho nó là nhóm chia sẻ và học hỏi, và xem yếu tố THIẾT THỰC và HỮU ÍCH là lợi ích cốt lõi (core benefits) của Group dành cho thành viên. Và tôi cũng đưa các giá trị cốt lõi của chính tôi vào các GTCL của Group.
Sau khi Group PTDNV được thành lập theo một định vị RÕ RÀNG, NHẤT QUÁN và KHÁC BIỆT, tôi bắt đầu tổ chức các hoạt động quảng bá, truyền thông để thu hút ngày càng nhiều thành viên; đồng thời cũng liên tục nhắc nhở về định vị của Group là một Group chia sẻ và học hỏi, không phải Group quảng cáo, tạo phễu, hay kết nối kinh doanh.
Chúng tôi vừa tìm cách quảng bá, phát triển Group, vừa làm cho thành viên nhận ra giá trị và gắn bó, trung thành với Group. Mọi hoạt động quảng bá, truyền thông, chia sẻ online, offline đều theo đúng định vị ban đầu của Group, theo đúng sứ mệnh (brand mission), tầm nhìn (brand vision), và dựa trên nền móng các GTCL của Group (brand core values).
Đọc đến đây, các bạn ắt hiểu, MARKETING PHẢI ĐI TRƯỚC để nghiên cứu thị trường, phát hiện nhu cầu, hình thành ý tưởng về sản phẩm để đáp ứng nhu cầu. Rồi sau đó mới định vị  (positioning) và đặt tên cho sản phẩm. Sau khi sản phẩm có brand ra đời, mọi hoạt động marketing và branding sau đó phải tương thích với chiến lược thương hiệu (trong đó có chiến lược định vị), phục vụ cho sứ mệnh, tầm nhìn của brand và không đi ngược các giá trị cốt lõi của brand. Brand đưa ra lời hứa (brand promise), marketing thực hiện lời hứa theo đó!
Hy vọng, thông qua cách làm marketing và branding của tôi đối với Group PTDNV, mà tôi đã nhiều lần giải thích, các bạn sẽ hiểu mối tương quan giữa marketing và branding. Và cũng thông qua cách làm này, các bạn tham khảo để làm marketing và branding cho sản phẩm dịch vụ của công ty mình. Chỉ cần thay chữ Group bằng chữ sản phẩm trong bài viết này là hiểu. OK không các bạn?
Long Nguyen Huu - Group PTDNV

No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...