AI CÓ CÔNG MỞ MANG BỜ CÕI
#datnuoc_dcb
Lịch sử Việt Nam gắn chặt với quá trình bị quân xâm lược phương Bắc xâm chiếm và đô hộ đồng thời để bù đắp phần đất phía Bắc bị mất, các Vua, Chúa Việt Nam lại mở mang bờ cõi về phương Nam.
Vậy ai là những người có công mở mang bờ cõi, tạo nên dải đất hình chữ S ngày nay?
Đọc kỹ lịch sử, xem lại bản đồ Việt Nam qua các thời kỳ chúng ta thấy rằng những triều đại sau đây có công lớn nhất mở mang bờ cõi:
[1] NGÔ QUYỀN:
Năm 938 Ngô Quyền đánh bại nhà Nam Hán. Tuy nhiên lãnh thổ bị co lại chỉ còn 8 châu: Giao, Lục, Phúc Lộc, Phong, Trường, Ái, Hoan, Diễn. 4 châu bị nhà Nam Hán chiếm là Thang, Chi, Vũ Nga và Vũ An (phía nam đến Thanh Hoá ngày nay).
[2] VUA LÝ THÁNH TÔNG:
Năm 1069, vua Lý Thánh Tông nam tiến đánh nước Chiêm Thành và bắt được vua Chiêm Thành, chiếm được đất phía bắc của Chiêm Thành gồm ba châu là: Bố Chính, Ma Linh, Địa Lý (ngày nay là các huyện Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hoá, Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình và huyện Bến Hải tỉnh Quảng Trị).
[3] VUA TRẦN ANH TÔNG:
Năm 1306 Vua Trần Anh Tông gả Huyền Trân công chúa cho vua Chiêm Thành Chế Mân và nhận sính lễ cưới của Chế Mân là vùng đất mà ngày nay là phía nam Quảng Trị và Huế.
[4] VUA LÊ THÁNH TÔNG:
Năm 1471 vua Lê Thánh Tông nam tiến đánh vào kinh đô Vijaya của Chiêm Thành. Vua Lê Thánh Tông đã sáp nhập vùng đất bắc Chiêm Thành vào Đại Việt (ngày nay bao gồm ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định).
Năm 1478, sau khi thu phục tiểu vương quốc Bồn Man, vua Lê Thánh Tông đã sát nhập vùng Sơn La, các huyện phía tây của Thanh Hóa, phía tây Nghệ An và tỉnh Hủa Phăn của Lào ngày nay vào đất Đại Đại Việt.
[5] CÁC CHÚA NGUYỄN:
Năm 1611, Chúa Nguyễn Hoàng đã dẹp quân Chăm Pa quấy nhiễu biên giới phía Nam chiếm được vùng đất Hoa Anh này được lập thành phủ Phú Yên gồm hai huyện Tuy Hòa và Đồng Xuân.
Cho đến khi chúa Nguyễn Hoàng mất giang sơn họ Nguyễn trải dài từ đèo Ngang, Hoành Sơn (nam Hà Tĩnh) qua đèo Hải Vân tới núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn), gần đèo Cả, bây giờ là vùng cực nam Phú Yên, giáp tỉnh Khánh Hòa.
Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần tiến chiếm vùng Khánh Hòa của Chiêm Thành. Vùng phía Đông sông đến địa đầu Phú Yên.
Năm 1693, chúa Nguyễn Phúc Chu, tướng Nguyễn Hữu Cảnh tiến chiếm và chính thức sáp nhập phần còn lại của vương quốc Chiêm Thành lập trấn Thuận Thành nay là vùng đất Bình Thuận, Ninh Thuận.
Năm 1698, chúa Nguyễn Hữu Cảnh lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập đất Đồng Nai làm huyện Phước Long, lập xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình. Chính thức đưa khu vực các tỉnh miền Đông Nam Bộ của Chân Lạp vào lãnh thổ Đàng Trong.
Năm 1708, Mạc Cửu, thương nhân người Hoa, người khai phá vùng đất Hà Tiên, Kiên Giang (của Chân Lạp) xin nội thuộc chúa Nguyễn.
Năm 1732, chúa Nguyễn Phúc Chú nhận đất dâng từ vua nước Chân Lạp hai vùng đất mới là Peam Mesar (Mỹ Tho) và Longhôr (Vĩnh Long).
Từ năm 1736-1739, Mạc Thiên Tứ (con trai của Mạc Cửu) khai phá thêm vùng đất Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ.
Năm 1755, chúa Nguyễn Phúc Khoát đánh bại Chân Lạp chiếm đất Tân An, Gò Công (Long An, Tiền Giang ngày nay).
Năm 1757, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã chiếm vùng đất Trà Vinh, Sóc Trăng của Chân Lạp và Châu Đốc, Sa Đéc, Hà Tiên của Nặc Tôn.
Đến năm 1757 vùng đất mà vua Lê, chúa Trịnh chiến ở phía Bắc và chúa Nguyễn chiếm ở phía Nam đã gần giống như đất Việt Nam hình chữ S ngày nay (phía Bắc còn thêm một phần phía Tây của Lào).
[6] NHÀ NGUYỄN:
Sau khi Quang Trung đánh tan nhà Thanh, năm 1788 Quang Trung chiếm giữ từ Bắc đến hết Nam Trung Bộ và Cao Nguyên, chúa Nguyễn chỉ còn chiếm Sài Gòn Gia Định và Đông Nam Bộ.
Sau khi tiêu diệt Tây Sơn nhà Nguyễn mở mang bờ cõi Việt Nam cực đại nhất vào năm 1835 (thời Vua Minh Mạng), khi ấy lãnh Thổ Việt Nam vươn tới tận Ai Lao, Chân Lạp (2/3 Lào và 2/3 Căm Phu Chia ngày nay).
KẾT LUẬN:
Người có công lớn nhất mở mang bờ cõi là các chúa Nguyễn (chứ không phải nhà Nguyễn). Lãnh thổ Việt Nam rộng lớn nhất là thời nhà Nguyễn dưới triều vua Minh Mạng 1835.
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà việt nam.
(Tóm tắt từ Lịch sử Việt Nam lichsunuocvietnam.com)
#datnuoc_dcb
Lịch sử Việt Nam gắn chặt với quá trình bị quân xâm lược phương Bắc xâm chiếm và đô hộ đồng thời để bù đắp phần đất phía Bắc bị mất, các Vua, Chúa Việt Nam lại mở mang bờ cõi về phương Nam.
Vậy ai là những người có công mở mang bờ cõi, tạo nên dải đất hình chữ S ngày nay?
Đọc kỹ lịch sử, xem lại bản đồ Việt Nam qua các thời kỳ chúng ta thấy rằng những triều đại sau đây có công lớn nhất mở mang bờ cõi:
[1] NGÔ QUYỀN:
Năm 938 Ngô Quyền đánh bại nhà Nam Hán. Tuy nhiên lãnh thổ bị co lại chỉ còn 8 châu: Giao, Lục, Phúc Lộc, Phong, Trường, Ái, Hoan, Diễn. 4 châu bị nhà Nam Hán chiếm là Thang, Chi, Vũ Nga và Vũ An (phía nam đến Thanh Hoá ngày nay).
[2] VUA LÝ THÁNH TÔNG:
Năm 1069, vua Lý Thánh Tông nam tiến đánh nước Chiêm Thành và bắt được vua Chiêm Thành, chiếm được đất phía bắc của Chiêm Thành gồm ba châu là: Bố Chính, Ma Linh, Địa Lý (ngày nay là các huyện Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hoá, Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình và huyện Bến Hải tỉnh Quảng Trị).
[3] VUA TRẦN ANH TÔNG:
Năm 1306 Vua Trần Anh Tông gả Huyền Trân công chúa cho vua Chiêm Thành Chế Mân và nhận sính lễ cưới của Chế Mân là vùng đất mà ngày nay là phía nam Quảng Trị và Huế.
[4] VUA LÊ THÁNH TÔNG:
Năm 1471 vua Lê Thánh Tông nam tiến đánh vào kinh đô Vijaya của Chiêm Thành. Vua Lê Thánh Tông đã sáp nhập vùng đất bắc Chiêm Thành vào Đại Việt (ngày nay bao gồm ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định).
Năm 1478, sau khi thu phục tiểu vương quốc Bồn Man, vua Lê Thánh Tông đã sát nhập vùng Sơn La, các huyện phía tây của Thanh Hóa, phía tây Nghệ An và tỉnh Hủa Phăn của Lào ngày nay vào đất Đại Đại Việt.
[5] CÁC CHÚA NGUYỄN:
Năm 1611, Chúa Nguyễn Hoàng đã dẹp quân Chăm Pa quấy nhiễu biên giới phía Nam chiếm được vùng đất Hoa Anh này được lập thành phủ Phú Yên gồm hai huyện Tuy Hòa và Đồng Xuân.
Cho đến khi chúa Nguyễn Hoàng mất giang sơn họ Nguyễn trải dài từ đèo Ngang, Hoành Sơn (nam Hà Tĩnh) qua đèo Hải Vân tới núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn), gần đèo Cả, bây giờ là vùng cực nam Phú Yên, giáp tỉnh Khánh Hòa.
Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần tiến chiếm vùng Khánh Hòa của Chiêm Thành. Vùng phía Đông sông đến địa đầu Phú Yên.
Năm 1693, chúa Nguyễn Phúc Chu, tướng Nguyễn Hữu Cảnh tiến chiếm và chính thức sáp nhập phần còn lại của vương quốc Chiêm Thành lập trấn Thuận Thành nay là vùng đất Bình Thuận, Ninh Thuận.
Năm 1698, chúa Nguyễn Hữu Cảnh lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập đất Đồng Nai làm huyện Phước Long, lập xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình. Chính thức đưa khu vực các tỉnh miền Đông Nam Bộ của Chân Lạp vào lãnh thổ Đàng Trong.
Năm 1708, Mạc Cửu, thương nhân người Hoa, người khai phá vùng đất Hà Tiên, Kiên Giang (của Chân Lạp) xin nội thuộc chúa Nguyễn.
Năm 1732, chúa Nguyễn Phúc Chú nhận đất dâng từ vua nước Chân Lạp hai vùng đất mới là Peam Mesar (Mỹ Tho) và Longhôr (Vĩnh Long).
Từ năm 1736-1739, Mạc Thiên Tứ (con trai của Mạc Cửu) khai phá thêm vùng đất Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ.
Năm 1755, chúa Nguyễn Phúc Khoát đánh bại Chân Lạp chiếm đất Tân An, Gò Công (Long An, Tiền Giang ngày nay).
Năm 1757, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã chiếm vùng đất Trà Vinh, Sóc Trăng của Chân Lạp và Châu Đốc, Sa Đéc, Hà Tiên của Nặc Tôn.
Đến năm 1757 vùng đất mà vua Lê, chúa Trịnh chiến ở phía Bắc và chúa Nguyễn chiếm ở phía Nam đã gần giống như đất Việt Nam hình chữ S ngày nay (phía Bắc còn thêm một phần phía Tây của Lào).
[6] NHÀ NGUYỄN:
Sau khi Quang Trung đánh tan nhà Thanh, năm 1788 Quang Trung chiếm giữ từ Bắc đến hết Nam Trung Bộ và Cao Nguyên, chúa Nguyễn chỉ còn chiếm Sài Gòn Gia Định và Đông Nam Bộ.
Sau khi tiêu diệt Tây Sơn nhà Nguyễn mở mang bờ cõi Việt Nam cực đại nhất vào năm 1835 (thời Vua Minh Mạng), khi ấy lãnh Thổ Việt Nam vươn tới tận Ai Lao, Chân Lạp (2/3 Lào và 2/3 Căm Phu Chia ngày nay).
KẾT LUẬN:
Người có công lớn nhất mở mang bờ cõi là các chúa Nguyễn (chứ không phải nhà Nguyễn). Lãnh thổ Việt Nam rộng lớn nhất là thời nhà Nguyễn dưới triều vua Minh Mạng 1835.
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà việt nam.
(Tóm tắt từ Lịch sử Việt Nam lichsunuocvietnam.com)
No comments:
Post a Comment