Search This Blog

Saturday, December 11, 2021

CÂU HỎI: TẠI SAO CÁC NƯỚC NGHÈO VẪN HOÀN NGHÈO?

CÂU HỎI: TẠI SAO CÁC NƯỚC NGHÈO VẪN HOÀN NGHÈO?
TRẢ LỜI: Ke'Aun Charles (người Mỹ gốc Phi theo chủ nghĩa quốc tế)
Khi xem xét câu hỏi này, một trong số những đất nước ưa thích mà tôi nghĩ đến là Chad.
(Ảnh 1)

Vì sao vậy? Bởi Chad hiện là trường hợp vô phương cứu chữa. Thật hài hước theo cách nói "hài kịch đen".
Khi các quốc gia phân chia lãnh thổ với nhau vào giữa thế kỷ 20, Chad bị đặt vào những kịch bản tồi tệ nhất:
- không giáp biển
- sa mạc
- hầu hết đều tiếp giáp với các vùng chiến sự, các nhà nước bế quan toả cảng, cũng như với quốc gia sa mạc cũng không giáp biển khác.
- nằm cách quá xa các tuyến giao thương lớn.
Thật sự mà nói chẳng có cách nào để quốc gia này thay đổi tình thế, ngoại trừ việc bành trướng lãnh thổ đến giáp đường bờ biển. Chẳng có cuộc cách mạng văn hoá nào cả. Cũng chẳng có các chiến dịch chống tham nhũng. Và cũng chẳng thể xảy ra chuyện "kỳ tích Singapore" ở đây.
Chad ở trong tình thế vô phương cứu chữa, và sẽ còn tiếp tục như thế trong tương lai gần.  Niger, Mali và những nước láng giềng ở vùng Sahel cũng chia sẻ chung số phận này.
Nhưng trong quá khứ tình hình không hẳn lúc nào cũng vậy. Chad từng là đỉnh của chóp đấy nhé. Trước kia, Chad là một phần của đế chế Kanem-Bornu, một trong số những vương quốc châu Phi ở vùng Sahel trở nên thịnh vượng nhờ nằm trên các tuyến thương lộ kết nối với vùng Địa Trung Hải.

Vậy điều gì đã xảy ra? Từ con quái vật của vùng Sahel, Chad đã trở nên nông nỗi này như thế nào?
(Ảnh 3) THỜI ĐẠI KHÁM PHÁ

Đây chính là nguyên do.
Nói tóm gọn lại: người châu Âu bắt đầu khám phá các đại dương và bắt liên lạc với các cư dân sống ở ven biển. Họ đặt chân lên vùng ven biển ở phía Tây châu Phi và giao thương trực tiếp với người dân ở đó, khiến vùng Sahel trở thành kẻ ngoài cuộc. Cho đến ngày nay, vùng Sahel vẫn không thể phục hồi từ sự kiện đó, và là một điển hình cho sự thất bại về kinh tế.
                         ********
Một đất nước ưa thích khác mà tôi nghĩ đến cho câu hỏi này là Singapore.

Singapore chỉ là một hòn đảo nhỏ cằn cỗi ở giữa Đông Nam Á. Trên đảo không có thứ gì có giá trị để trồng trọt hay khai thác cả.
Nhưng Singapore lại không vô phương cứu chữa. Tại sao vậy?
Để biết được, chúng ta phải đi sâu vào lịch sử.
Như bạn biết đấy, Singapore đã từng còn hơn cả vô phương cứu chữa cơ. Thực vậy, nó từng là một hòn đảo vô dụng bỏ đi đến nỗi chẳng ai muốn sống ở đó. Kể cả khi là một phần của các đế chế trong khu vực, nó cũng chưa từng là bất cứ thứ gì gần giống như Singapore ngày nay.
Vậy điều gì đã thay đổi? Singapore đã lột xác từ một hòn đảo bỏ đi thành trung tâm thương mại của khu vực bằng cách nào?
(Ảnh 3) THỜI ĐẠI KHÁM PHÁ

Lý do là đây.
Tóm tắt lại: Khi giao thương hàng hải trở nên liên tục (và đầy lợi nhuận) giữa châu Âu và Đông Á, người châu Âu đã xâm chiếm và phát triển các cảng có thể hỗ trợ giao thương trong khu vực.
Người Anh đã xâm chiếm Singapore. Họ cho rằng nó là nơi thích hợp để trung chuyển hàng hoá - hòn đảo này hỗ trợ cho sự bùng nổ giao thương thuốc phiện giữa Ấn Độ thuộc Anh, Trung Quốc và chính Anh Quốc.
Phải đó! Biết ngay mà.
Khi kênh đào Suez đi vào khai thác, kinh tế Singapore thật sự đi lên, và nó trở thành tâm điểm giao thương giữa châu Âu và châu Á.
Từ Wikipedia:
"Trong các thập kỷ kế tiếp, Singapore phát triển thành một hải cảng quan trọng của khu vực. Các nguyên nhân cho sự thành công này gồm có sự mở cửa thị trường Trung Quốc, phát minh tàu đi biển chạy bằng hơi nước, sự cắt giảm đáng kể về thời gian và chi phí vận chuyển hàng đến châu Âu sau khi kênh đào Suez được khai thác vào năm 1869, và việc sản xuất cao su và thiếc tại Malaya. Vị thế là một hải cảng tự do khiến nó sở hữu lợi thế quan trọng so với các thành phố cảng thuộc địa khác ở Batavia (Jakarta ngày nay) và Manila nơi hàng hoá bị đánh thuế, và rất nhiều thương nhân Trung Quốc, Malay, Ấn Độ, và Arab hoạt động ở Đông Nam Á bị thu hút đến Singapore.
Sự kiện kênh đào Suez đi vào khai thác năm 1869 làm giao thương bùng nổ hơn nữa. Vào năm 1880, hơn 1,5 triệu tấn hàng hoá đi qua Singapore mỗi năm, 80% trong số đó được vận chuyển bằng tàu hơi nước. Hoạt động thương mại chủ yếu là dịch vụ trung chuyển phát triển nhộn nhịp mà không bị đánh thuế và bị rất ít hạn chế. Nhiều đại lý giao thương được thành lập ở Singapore chủ yếu bởi các công ty thương mại châu Âu, ngoài ra còn bởi các thương nhân Do Thái, Trung Quốc, Arab, Armenia, Hoa Kỳ và Ấn Độ. Cũng có nhiều trung gian người Trung Quốc xử lý việc giao thương giữa các thương nhân châu Âu và châu Á."
            *********
Vậy chúng ta có 2 đất nước ở đây, đều bị ảnh hưởng sâu sắc bởi cùng một sự kiện, tích cực với một nước, và tiêu cực với nước còn lại.
Kết luận ở đây là gì?
Mỗi thời kỳ lịch sử có "luật chơi riêng" của nó. Các luật này giúp một số bên hưởng lợi, nhưng không phải một số bên khác.
Trước khi người châu Âu xuất hiện với các đội tàu của họ, luật chơi giúp những nơi như Chad hưởng lợi, chứ không phải những nơi như Singapore. Tuy nhiên luật chơi đã thay đổi, và hiện giờ Singapore hưởng lợi còn Chad phải ăn trái đắng.
Ở trong các giới hạn mà tất cả các quốc gia vận hành, một số nước làm tốt hơn phần còn lại. Singapore làm tốt hơn các thành phố khác trong khu vực của nó. Ghana làm tốt hơn Togo. Nhưng khá chắc là Ghana sẽ không thể làm tốt hơn Singapore. Ít nhất là trong kỷ nguyên này.
Các chính sách chỉ có tác dụng một cách nhất định. Chúng được sử dụng để tối ưu hoá kết quả trong các giới hạn có sẵn.
Chỉ các chính sách thôi thì không đủ để biến một vùng hoang mạc không giáp biển trở thành thiên đường đâu.
Nếu các bạn để ý các nước nghèo hiện nay - tất nhiên là loại trừ những vùng chiến sự và bị cấm vận - các bạn sẽ nhận ra rằng các nước này thường ở thế rất bất lợi trong nền kinh tế toàn cầu:
- không giáp biển
- địa hình thổ nhưỡng xấu (sa mạc, rừng rậm, vùng núi,...)
- nằm cách xa các tuyến giao thương và thị trường lớn.
Nhưng vật đổi sao dời là chuyện luôn xảy ra.
(Ảnh 5)

Chẳng hạn sự phát triển ở Đông Á và Ấn Độ đang tạo ra hiệu ứng domino ở Đông Phi. Cơ sở hạ tầng đang được xây dựng chóng mặt. Các nơi như Kenya và Tanzania đang hưởng lợi từ quá trình này.
Chúng ta đang bước vào một thế giới mới, với những bên chiến thắng mới. (Dĩ nhiên, với cả những kẻ thất bại mới nữa).
         *************
Tóm tắt lại cho các thím lười đọc: Vòng quay may mắn (Ảnh 6).
         *************
PS: Hẳn các bạn còn nhớ Bắc Âu từng là vùng trũng nghèo mạt rệp, trong khi Đông Địa Trung Hải lại khác?
(Ảnh 7)
Nước Anh từng nằm trong số những tỉnh nghèo nhất của đế chế La Mã. Nằm cách quá xa Địa Trung Hải. Nhưng ... cuối cùng thì thời thế cũng thay đổi.
LINK: Answer to Why do poor countries stay poor? by Ke'Aun Charles https://www.quora.com/Why-do.../answer/KeAun-Charles-4...

No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...