Search This Blog

Friday, December 17, 2021

Phương pháp của tư duy!

Phương pháp của tư duy!
(Khá dài, ai lười đọc cứ bỏ qua)
Nói thế nghe cho nó ... trí tuệ. Thực ra là định bàn chuyện khi gặp một công việc hay vấn đề gì đó thì cách suy nghĩ và hành động theo nặng về cảm tính, ít khi tiếp cận một cách khoa học và có phương pháp nên không những không hiệu quả mà đôi khi còn tạo thêm vấn đề hoặc làm cho vấn đề to lên.
Điểm qua vài ví dụ:
1) Học sinh phải phân tích một tác phẩm nào đó (thường là chán ngắt) hay học các quy tắc chia động từ trong tiếng Anh. Đa số là mệt mỏi. Chăm thì học mãi nhưng đến lúc cần thì quên. Lười thì thôi bỏ đó chơi game đã, có học cũng chẳng nhớ được.
2) Người lớn thì trăm hình vạn trạng. Từ việc ông sếp hôm nay nóng tính phê phán vô lý, cậu nhân viên khiến khách hàng nổi nóng,... đến cả việc ... thằng đánh máy gõ lung tung làm cho bài phát biểu trở thành tâm điểm công kích trên mạng.
3) Đấy mới là cá nhân, ở quy mô rộng hơn thì càng nhiều và lớn. Ví dụ như vấn đề chất lượng không khí ở Hà Nội, ô nhiễm môi trường, tiêu thụ nông sản, quá tải giao thông,... nghe qua đã ong hết cả thủ.
Vậy phải làm thế nào?
Công việc hay vấn đề dù to hay nhỏ thì vẫn cần tiếp cận một cách có phương pháp. Một trong những phương pháp tư duy hiệu quả nhất là vẽ sơ đồ. Bất kỳ cái gì cũng có thể vẽ thành sơ đồ. Hình kèm theo là sơ đồ do một học sinh nào đó vẽ khi học tiếng Anh (nguồn: pinterest).
Tại sao vẽ sơ đồ lại là phương pháp tốt?
Thứ nhất: nó giúp bạn tìm hiểu thông tin hay tài liệu một cách toàn diện và tìm ra các điểm quan trọng nhất. Không thể bệ nguyên một tác phẩm vào sơ đồ được.
Thứ hai: vẽ sơ đồ giúp cho suy nghĩ trở thành có cấu trúc, khi có cấu trúc rồi việc lược bỏ những thông tin không quan trọng trở nên dễ dàng. Trong nhiều trường hợp cấu trúc đã được lập sẵn từ các mô hình thực tiễn (ví dụ: sơ đồ xương cá).
Thứ 3: sơ đồ cho cách nhìn cô đọng và toàn cảnh lại dễ tiếp cận (đọc 3 trang đầy chữ rõ ràng khó khăn hơn nhìn vào một sơ đồ), từ đó dễ tìm các điểm còn thiếu, cũng như lược bỏ những gì là phụ ít quan trọng.
Bạn cũng có thể tạo ra những sơ đồ ... sai bét nhè, nhưng chúng vẫn rất có ích. Bởi lẽ sửa nó dễ hơn. Nhưng quan trọng nhất là việc vẽ sơ đồ thú vị hơn, tạo cảm hứng và vì thế kích thích tư duy sáng tạo.
Muốn sáng tạo hãy học cách vẽ sơ đồ bất cứ cái gì bạn gặp, đặc biệt đối với học sinh / sinh viên - những người còn khả năng tiến bộ.


No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...