Chuyến Xe Doanh Nghiệp Đi Về Đâu?
---------
Hùng từng nghe rất nhiều anh/chị chủ doanh nghiệp nói việc xây dựng tầm nhìn doanh nghiệp nó trừu tượng quá, nên trong phạm vi post này, Hùng xây dựng 1 diagram mô tả về Vision 1 cách cụ thể nhất, dựa trên nguồn tham khảo từ 5 tập đoàn là:
- Google
- Amazon
- Tesla
- Alibaba
- Samsung
Nguồn dữ liệu là các đầu sách hồi ký về các tỷ phú sáng lập, các đầu sách về chính các tập đoàn này, được Hùng đọc qua, tập hợp lại để tìm hiểu về cách họ xây dựng Vision.
1 chuyến xe,
Như 1 chuyến tàu ra khơi,
Mà chúng ta là thuyền trưởng,
Rõ ràng, ta không thể nói thủy thủ,
Anh không biết tàu đi về đâu,
Anh không biết chúng ta kiếm sống thế nào trên biển,
Vậy nếu bạn là thủy thủ, bạn có muốn lên tàu?
1. Đầu Tiên là Mục Tiêu Cốt Lõi.
Ngày xưa, mình tưởng này chỉ khi nào công ty quy mô to mới nghĩ đến, cứ lo kiếm sống trước cái đã. Tuy nhiên, giờ thấy điều này không đúng. Vì ngay từ đầu, nếu không có mục tiêu cốt lõi, thì dựa vào điều gì để tuyển người, xây dựng hạ tầng, đi tìm kiếm sự cạnh tranh, để định vị sự khác biệt?
Bạn có thể mở 1 tiệm bán lẩu như hàng nghìn tiệm lẩu.
Nhưng mục tiêu bạn theo đuổi cho chuỗi bán lẩu của bạn là gì?
Mình nói điều này nghiêm túc, nhất là anh em làm về F&B.
Thay vì nghĩ mở quán cafe là bán cafe cho khách,
Hãy nghĩ về 1 mục tiêu cốt lõi xa hơn đi.
Có người, thì mục tiêu cốt lõi là bán sự bình yên
Có người, thì mục tiêu là sự thư giãn.
2. Triết Lý Cốt Lõi.
Cần không, cần chứ.
Ví dụ dễ hiểu:
Nếu có 1 bạn nữ, bán hàng giống bạn, bạn có hẹn bạn đó đến cửa hàng của mình, rồi khi người ta lên tiếng thì đánh người ta, rồi còn livestream không như các hành vi côn đồ gần đây của vài shop đình đám. Có bạn nói, cứ ai đụng vô công ty tôi là tôi làm, có người thì nói làm vậy vô văn hóa - không làm được.
Doanh nghiệp luôn cần 1 kim chỉ nam về cách hành xử cho mọi vấn đề trong hoạt động hằng ngày, với khách hàng, với nhân viên, với nhà đầu tư, với đối tác. Không thì ắt loạn, vì khi đó từ nhân viên đến cấp quản lý, mỗi người tự hành xử theo bãn ngả. Khách vô nói chuyện, thấy khách hơi láo là cứ bụp khách thì...
3. Lĩnh Vực Cốt Lõi
Gần đây, mọi người thấy tập đoàn MWG mở rộng thêm vài chuỗi cửa hàng bán lẻ mới về Thời Trang, Trang Sức, Đồ Thể Thao, Trẻ Em, ... nhưng cốt lõi của họ là gì, là BÁN LẺ.
Vậy việc mở rộng đó của họ là hoàn toàn hợp lý.
Thực tế, không ai đủ giỏi để thành công đa lĩnh vực.
4. Năng Lực Cốt Lõi
Là tập hợp những hành động trọng yếu, vô cùng quan trọng mà doanh nghiệp sống còn theo đuổi và cải tiến vì nó là tập hợp về cạnh tranh của doanh nghiệp.
Giống như 1 chàng trai có vẻ ngoài đẹp trai, nhà giàu, thông minh thì 3 yếu tố đó là năng lực cốt lõi của bạn ấy.
5. Giá Trị Cốt Lõi
Chính là tập hợp phẩm chất cần có của những người trên chuyến xe, 1 chuyến xe có thể đủ loại người, khác nhau về địa vị, về màu da, học vấn... nhưng cùng chung 1 phẩm chất vì lợi ích chung tổ chức.
Sẽ có những tổ chức, tuyệt nhiên rất ghét người chậm chạp, lề mề.
Sẽ có những tổ chức yêu cầu rất cao về đổi mới.
Nhưng đáng sợ nhất là gì, bạn biết không?
Là phải làm việc cho những tổ chức, ông sếp,
SỚM NẮNG CHIỀU MƯA.
Chúc anh/chị/em xây dựng được Vision cho mình.
Về trải nghiệm riêng từ Hùng, Hùng nghĩ khó mà xây dựng Vision chuẩn chỉnh từ đầu, chúng ta vẫn phải chỉnh sửa dần theo thực tế kinh doanh. Tuy nhiên, có thì vẫn hơn là không làm gì cả.
- Nguyễn Tuấn Hùng -
---------
Hùng từng nghe rất nhiều anh/chị chủ doanh nghiệp nói việc xây dựng tầm nhìn doanh nghiệp nó trừu tượng quá, nên trong phạm vi post này, Hùng xây dựng 1 diagram mô tả về Vision 1 cách cụ thể nhất, dựa trên nguồn tham khảo từ 5 tập đoàn là:
- Amazon
- Tesla
- Alibaba
- Samsung
Nguồn dữ liệu là các đầu sách hồi ký về các tỷ phú sáng lập, các đầu sách về chính các tập đoàn này, được Hùng đọc qua, tập hợp lại để tìm hiểu về cách họ xây dựng Vision.
1 chuyến xe,
Như 1 chuyến tàu ra khơi,
Mà chúng ta là thuyền trưởng,
Rõ ràng, ta không thể nói thủy thủ,
Anh không biết tàu đi về đâu,
Anh không biết chúng ta kiếm sống thế nào trên biển,
Vậy nếu bạn là thủy thủ, bạn có muốn lên tàu?
1. Đầu Tiên là Mục Tiêu Cốt Lõi.
Ngày xưa, mình tưởng này chỉ khi nào công ty quy mô to mới nghĩ đến, cứ lo kiếm sống trước cái đã. Tuy nhiên, giờ thấy điều này không đúng. Vì ngay từ đầu, nếu không có mục tiêu cốt lõi, thì dựa vào điều gì để tuyển người, xây dựng hạ tầng, đi tìm kiếm sự cạnh tranh, để định vị sự khác biệt?
Bạn có thể mở 1 tiệm bán lẩu như hàng nghìn tiệm lẩu.
Nhưng mục tiêu bạn theo đuổi cho chuỗi bán lẩu của bạn là gì?
Mình nói điều này nghiêm túc, nhất là anh em làm về F&B.
Thay vì nghĩ mở quán cafe là bán cafe cho khách,
Hãy nghĩ về 1 mục tiêu cốt lõi xa hơn đi.
Có người, thì mục tiêu cốt lõi là bán sự bình yên
Có người, thì mục tiêu là sự thư giãn.
2. Triết Lý Cốt Lõi.
Cần không, cần chứ.
Ví dụ dễ hiểu:
Nếu có 1 bạn nữ, bán hàng giống bạn, bạn có hẹn bạn đó đến cửa hàng của mình, rồi khi người ta lên tiếng thì đánh người ta, rồi còn livestream không như các hành vi côn đồ gần đây của vài shop đình đám. Có bạn nói, cứ ai đụng vô công ty tôi là tôi làm, có người thì nói làm vậy vô văn hóa - không làm được.
Doanh nghiệp luôn cần 1 kim chỉ nam về cách hành xử cho mọi vấn đề trong hoạt động hằng ngày, với khách hàng, với nhân viên, với nhà đầu tư, với đối tác. Không thì ắt loạn, vì khi đó từ nhân viên đến cấp quản lý, mỗi người tự hành xử theo bãn ngả. Khách vô nói chuyện, thấy khách hơi láo là cứ bụp khách thì...
3. Lĩnh Vực Cốt Lõi
Gần đây, mọi người thấy tập đoàn MWG mở rộng thêm vài chuỗi cửa hàng bán lẻ mới về Thời Trang, Trang Sức, Đồ Thể Thao, Trẻ Em, ... nhưng cốt lõi của họ là gì, là BÁN LẺ.
Vậy việc mở rộng đó của họ là hoàn toàn hợp lý.
Thực tế, không ai đủ giỏi để thành công đa lĩnh vực.
4. Năng Lực Cốt Lõi
Là tập hợp những hành động trọng yếu, vô cùng quan trọng mà doanh nghiệp sống còn theo đuổi và cải tiến vì nó là tập hợp về cạnh tranh của doanh nghiệp.
Giống như 1 chàng trai có vẻ ngoài đẹp trai, nhà giàu, thông minh thì 3 yếu tố đó là năng lực cốt lõi của bạn ấy.
5. Giá Trị Cốt Lõi
Chính là tập hợp phẩm chất cần có của những người trên chuyến xe, 1 chuyến xe có thể đủ loại người, khác nhau về địa vị, về màu da, học vấn... nhưng cùng chung 1 phẩm chất vì lợi ích chung tổ chức.
Sẽ có những tổ chức, tuyệt nhiên rất ghét người chậm chạp, lề mề.
Sẽ có những tổ chức yêu cầu rất cao về đổi mới.
Nhưng đáng sợ nhất là gì, bạn biết không?
Là phải làm việc cho những tổ chức, ông sếp,
SỚM NẮNG CHIỀU MƯA.
Chúc anh/chị/em xây dựng được Vision cho mình.
Về trải nghiệm riêng từ Hùng, Hùng nghĩ khó mà xây dựng Vision chuẩn chỉnh từ đầu, chúng ta vẫn phải chỉnh sửa dần theo thực tế kinh doanh. Tuy nhiên, có thì vẫn hơn là không làm gì cả.
- Nguyễn Tuấn Hùng -
No comments:
Post a Comment