LÀM SAO ĐỂ GIẢI QUYẾT ÊM NHỮNG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG NGHIỆP TOXIC?
___________________
Bài viết thuộc bản quyền của người dịch và được đăng tại group Đi Làm Đừng Đi Lầm, vui lòng xin phép người dịch trước khi repost!
___________________
Phải mất tận 8 năm tôi mới có thể tìm ra được cách xử lý vấn đề nan giải này. Tôi tặng bạn một câu nói, hãy đọc thật to để nhắc nhở bản thân mỗi ngày rằng "Tôi đến đây để làm việc".
Tôi xác định rằng bản thân mình đến công ty làm việc để kiếm tiền trang trải cuộc sống và phụ giúp gia đình. Vì vậy, đối với tôi, những mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau không phải là điều quá quan trọng.
Nhiều bạn sinh viên vừa chập chững bước chân vào xã hội, kinh nghiệm chưa đủ nhiều nên trong đầu vẫn mang theo suy nghĩ đồng nghiệp tốt thì có thể trở thành bạn tốt của nhau. Bạn cho rằng sau khi đi làm, bạn vẫn sẽ là bạn của thời còn ngồi trên ghế nhà trường sao?
Tôi đã từng phải chịu đựng và bị tổn thương sâu sắc suốt một thời gian dài, tôi không thể nào hiểu được, tại sao mọi người lại đối xử với nhau như vậy? Tại sao lại đi nói xấu sau lưng người khác? Làm thế nào họ lại có thể ngang nhiên xâm phạm đời tư của bạn? Tại sao lại dùng ẩn ý khi nói chuyện với nhau? Tại sao họ lại có thể không nhận trách nhiệm và đổ lỗi cho người khác? Tại sao chỉ vì một tí lợi ích mà mọi người có thể bất chấp tất cả tạo nên mâu thuẫn, xung đột?
Sau này, tôi mới hiểu ra mọi người chỉ trên danh nghĩa là đồng nghiệp, nhưng trên thực tế thì cũng chẳng thân thiết hơn người xa lạ là bao. Nếu là mối quan hệ tốt, trên đường đi làm gặp nhau thì chào hỏi đôi ba câu. Nếu không tốt thì sau khi tan làm, tôi và bạn không liên quan gì đến nhau.
Dưới đây là những điều tôi rút ra được dựa theo kinh nghiệm cá nhân của mình. Hi vọng nó sẽ giúp ích phần nào cho bạn.
1. Trước hết, bạn phải làm thật tốt công việc của mình, đừng để người khác có cơ hội nắm đàng chuôi. Thứ hai, đừng quá coi trọng bản thân, đừng quá đề cao tầm quan trọng của bản thân khi làm việc nhóm. Tuy nhiên, bạn phải biết tôn trọng chính mình và hãy khẳng định giá trị của bản thân. Đừng vì một vài câu nói của người khác mà suy nghĩ để rồi tổn thương.
2. Đối xử với đồng nghiệp: thân thiện, nếu cần giúp đỡ thì hãy giúp đỡ họ (miễn là không nhận lỗi thay). Không cần nhiệt tình, chủ động kết bạn với mọi người, trước hết hãy tập trung vào việc nâng cao năng lực của bản thân. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cải thiện mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau bằng cách hỏi thăm khi họ bị ốm, mời họ một ly nước hoặc gửi lời chúc mừng vào ngày sinh nhật, v.v.. Trong mọi trường hợp, đừng chủ động nhắm vào hoặc khiêu khích bất kỳ ai, ngay cả khi bạn không vừa ý với một số hành vi của họ.
3. Nếu bạn đã làm hết những điều trên, nhưng vẫn có đồng nghiệp luôn nhắm đến và cố tình dùng lời nói để khiêu khích bạn thì phải làm sao?
- Đầu tiên hãy quan sát xem người đồng nghiệp này là người như thế nào, cô ấy có ác ý với tất cả mọi người và thích bắt bạt người khác, hay cô ấy chỉ nhắm vào bạn. Nếu cô ấy đối xử với mọi người đều như vậy thì điều này chứng tỏ cô ấy có vấn đề về tính cách và chỉ số EQ là cực thấp. Nếu bạn quan sát thấy cô ấy là một người có năng lực làm việc cực kỳ tốt, khéo giao tiếp và EQ tương đối cao nhưng lại chỉ đối xử với bạn như vậy, thì bạn nên xem xét lại bản thân và tìm cô ấy nói chuyện riêng.
- Nếu trong quá trình làm việc, đồng nghiệp của bạn nói ra một vài lời khó nghe, tức giận với bạn hoặc cách giao tiếp của họ khiến bạn khó chịu thì đây có vẻ là vấn đề về tính cách. Trong trường hợp này, bạn đừng nên tỏ ra kiêu ngạo nhưng cũng không nhún nhường, chỉ cần giữ bình tĩnh từ đầu đến cuối là được.
Nếu đối phương đang không kiềm chế được cảm xúc thì bạn càng nên bình tĩnh và nói hết những gì cần nói, sau đó dừng giao tiếp càng sớm càng tốt. Nếu đó là việc quan trọng thì hãy đợi đến khi đối phương bình tĩnh lại rồi mới tiếp tục nói chuyện. Nếu đó không phải là chuyện quan trọng thì càng không cần phải tìm họ bàn chuyện nữa.
Lần sau gặp mặt, chỉ cần đối phương vẫn tỏ ra thân thiện, ôn hòa với bạn thì có lẽ cô ấy chỉ nhắm vào công việc chứ không cố tình công kích bạn. Đối với kiểu đồng nghiệp này, trước tiên bạn nên quan sát xem cô ấy có làm như vậy với những người khác không. Nếu có thì bạn hãy thử tìm cách thay đổi một vài phương pháp giao tiếp để xem cách nào có thể vừa giúp bạn nâng cao hiệu quả công việc, vừa giúp bạn cải thiện mối quan hệ với đồng nghiệp.
Nếu đối phương vì không hài lòng về mặt chuyên môn của công việc mà phớt lờ và có ý cô lập bạn, ngoại trừ những vấn đề liên quan đến công việc bắt buộc phải liên lạc thì không cần phải chú ý, để tâm đến họ. Nhưng nhớ đừng nói xấu đồng nghiệp của mình với bất cứ ai nhé!
- Nếu những gì đồng nghiệp của bạn nhắm đến không liên quan đến công việc hoặc chuyên ngành của bạn, mà họ tấn công trực diện về ngoại hình, trang phục của bạn hoặc đem bạn ra làm trò cười, hãy nhẹ nhàng nhắc nhở họ rằng họ đang rất thiếu tôn trọng bạn và bạn không vui về điều đó. Người có tư duy bình thường sẽ biết đâu là giới hạn và sẽ dừng lại.
Nếu họ nói xấu sau lưng bạn nhưng ngoài mặt thì vẫn tỏ ra bình thường và giữ mối quan hệ tốt với bạn, thì tốt nhất bạn nên giả vờ không biết và mặc kệ họ. Nếu những gì họ nói đe dọa đến nhu cầu cốt lõi của bạn (ảnh hưởng đến tiền lương, quy kết bạn vào tội tham nhũng, khiến bạn mất việc...) và khiến cấp trên đến tìm bạn hỏi chuyện, lúc này bạn phải nghiêm túc bảo vệ bản thân, đừng công kích đồng nghiệp nói xấu mình và ám chỉ rằng cấp trên không tốt, mà hãy công khai xử lý, giải thích rõ ràng mọi chuyện.
Đây là loại người khá nham hiểm nên ngoại trừ công việc thì hãy tránh xa và đừng liên lạc với họ. Nếu phải hợp tác, làm việc chung thì tốt nhất hãy sử dụng email để có thể lưu lại bằng chứng.
4. Đời người là cuộc hành trình vượt qua thử thách, nếu không thể ngay lập tức xử lý tốt các mối quan hệ cá nhân thì cũng không sao cả, nhưng hãy luôn tỉnh táo và rèn luyện mỗi ngày. Điều quan trọng là đừng bao giờ từ bỏ chính mình, bạn nhé!
Tóm lại, 95% sức lực của bạn nên dành cho công việc chuyên môn, nếu bạn có năng lực làm việc mạnh mẽ, tự nhiên sẽ không có ai dám bắt nạt bạn.
___________________
Bài viết thuộc bản quyền của người dịch và được đăng tại group Đi Làm Đừng Đi Lầm, vui lòng xin phép người dịch trước khi repost!
___________________
Phải mất tận 8 năm tôi mới có thể tìm ra được cách xử lý vấn đề nan giải này. Tôi tặng bạn một câu nói, hãy đọc thật to để nhắc nhở bản thân mỗi ngày rằng "Tôi đến đây để làm việc".
Tôi xác định rằng bản thân mình đến công ty làm việc để kiếm tiền trang trải cuộc sống và phụ giúp gia đình. Vì vậy, đối với tôi, những mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau không phải là điều quá quan trọng.
Nhiều bạn sinh viên vừa chập chững bước chân vào xã hội, kinh nghiệm chưa đủ nhiều nên trong đầu vẫn mang theo suy nghĩ đồng nghiệp tốt thì có thể trở thành bạn tốt của nhau. Bạn cho rằng sau khi đi làm, bạn vẫn sẽ là bạn của thời còn ngồi trên ghế nhà trường sao?
Tôi đã từng phải chịu đựng và bị tổn thương sâu sắc suốt một thời gian dài, tôi không thể nào hiểu được, tại sao mọi người lại đối xử với nhau như vậy? Tại sao lại đi nói xấu sau lưng người khác? Làm thế nào họ lại có thể ngang nhiên xâm phạm đời tư của bạn? Tại sao lại dùng ẩn ý khi nói chuyện với nhau? Tại sao họ lại có thể không nhận trách nhiệm và đổ lỗi cho người khác? Tại sao chỉ vì một tí lợi ích mà mọi người có thể bất chấp tất cả tạo nên mâu thuẫn, xung đột?
Sau này, tôi mới hiểu ra mọi người chỉ trên danh nghĩa là đồng nghiệp, nhưng trên thực tế thì cũng chẳng thân thiết hơn người xa lạ là bao. Nếu là mối quan hệ tốt, trên đường đi làm gặp nhau thì chào hỏi đôi ba câu. Nếu không tốt thì sau khi tan làm, tôi và bạn không liên quan gì đến nhau.
Dưới đây là những điều tôi rút ra được dựa theo kinh nghiệm cá nhân của mình. Hi vọng nó sẽ giúp ích phần nào cho bạn.
1. Trước hết, bạn phải làm thật tốt công việc của mình, đừng để người khác có cơ hội nắm đàng chuôi. Thứ hai, đừng quá coi trọng bản thân, đừng quá đề cao tầm quan trọng của bản thân khi làm việc nhóm. Tuy nhiên, bạn phải biết tôn trọng chính mình và hãy khẳng định giá trị của bản thân. Đừng vì một vài câu nói của người khác mà suy nghĩ để rồi tổn thương.
2. Đối xử với đồng nghiệp: thân thiện, nếu cần giúp đỡ thì hãy giúp đỡ họ (miễn là không nhận lỗi thay). Không cần nhiệt tình, chủ động kết bạn với mọi người, trước hết hãy tập trung vào việc nâng cao năng lực của bản thân. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cải thiện mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau bằng cách hỏi thăm khi họ bị ốm, mời họ một ly nước hoặc gửi lời chúc mừng vào ngày sinh nhật, v.v.. Trong mọi trường hợp, đừng chủ động nhắm vào hoặc khiêu khích bất kỳ ai, ngay cả khi bạn không vừa ý với một số hành vi của họ.
3. Nếu bạn đã làm hết những điều trên, nhưng vẫn có đồng nghiệp luôn nhắm đến và cố tình dùng lời nói để khiêu khích bạn thì phải làm sao?
- Đầu tiên hãy quan sát xem người đồng nghiệp này là người như thế nào, cô ấy có ác ý với tất cả mọi người và thích bắt bạt người khác, hay cô ấy chỉ nhắm vào bạn. Nếu cô ấy đối xử với mọi người đều như vậy thì điều này chứng tỏ cô ấy có vấn đề về tính cách và chỉ số EQ là cực thấp. Nếu bạn quan sát thấy cô ấy là một người có năng lực làm việc cực kỳ tốt, khéo giao tiếp và EQ tương đối cao nhưng lại chỉ đối xử với bạn như vậy, thì bạn nên xem xét lại bản thân và tìm cô ấy nói chuyện riêng.
- Nếu trong quá trình làm việc, đồng nghiệp của bạn nói ra một vài lời khó nghe, tức giận với bạn hoặc cách giao tiếp của họ khiến bạn khó chịu thì đây có vẻ là vấn đề về tính cách. Trong trường hợp này, bạn đừng nên tỏ ra kiêu ngạo nhưng cũng không nhún nhường, chỉ cần giữ bình tĩnh từ đầu đến cuối là được.
Nếu đối phương đang không kiềm chế được cảm xúc thì bạn càng nên bình tĩnh và nói hết những gì cần nói, sau đó dừng giao tiếp càng sớm càng tốt. Nếu đó là việc quan trọng thì hãy đợi đến khi đối phương bình tĩnh lại rồi mới tiếp tục nói chuyện. Nếu đó không phải là chuyện quan trọng thì càng không cần phải tìm họ bàn chuyện nữa.
Lần sau gặp mặt, chỉ cần đối phương vẫn tỏ ra thân thiện, ôn hòa với bạn thì có lẽ cô ấy chỉ nhắm vào công việc chứ không cố tình công kích bạn. Đối với kiểu đồng nghiệp này, trước tiên bạn nên quan sát xem cô ấy có làm như vậy với những người khác không. Nếu có thì bạn hãy thử tìm cách thay đổi một vài phương pháp giao tiếp để xem cách nào có thể vừa giúp bạn nâng cao hiệu quả công việc, vừa giúp bạn cải thiện mối quan hệ với đồng nghiệp.
Nếu đối phương vì không hài lòng về mặt chuyên môn của công việc mà phớt lờ và có ý cô lập bạn, ngoại trừ những vấn đề liên quan đến công việc bắt buộc phải liên lạc thì không cần phải chú ý, để tâm đến họ. Nhưng nhớ đừng nói xấu đồng nghiệp của mình với bất cứ ai nhé!
- Nếu những gì đồng nghiệp của bạn nhắm đến không liên quan đến công việc hoặc chuyên ngành của bạn, mà họ tấn công trực diện về ngoại hình, trang phục của bạn hoặc đem bạn ra làm trò cười, hãy nhẹ nhàng nhắc nhở họ rằng họ đang rất thiếu tôn trọng bạn và bạn không vui về điều đó. Người có tư duy bình thường sẽ biết đâu là giới hạn và sẽ dừng lại.
Nếu họ nói xấu sau lưng bạn nhưng ngoài mặt thì vẫn tỏ ra bình thường và giữ mối quan hệ tốt với bạn, thì tốt nhất bạn nên giả vờ không biết và mặc kệ họ. Nếu những gì họ nói đe dọa đến nhu cầu cốt lõi của bạn (ảnh hưởng đến tiền lương, quy kết bạn vào tội tham nhũng, khiến bạn mất việc...) và khiến cấp trên đến tìm bạn hỏi chuyện, lúc này bạn phải nghiêm túc bảo vệ bản thân, đừng công kích đồng nghiệp nói xấu mình và ám chỉ rằng cấp trên không tốt, mà hãy công khai xử lý, giải thích rõ ràng mọi chuyện.
Đây là loại người khá nham hiểm nên ngoại trừ công việc thì hãy tránh xa và đừng liên lạc với họ. Nếu phải hợp tác, làm việc chung thì tốt nhất hãy sử dụng email để có thể lưu lại bằng chứng.
4. Đời người là cuộc hành trình vượt qua thử thách, nếu không thể ngay lập tức xử lý tốt các mối quan hệ cá nhân thì cũng không sao cả, nhưng hãy luôn tỉnh táo và rèn luyện mỗi ngày. Điều quan trọng là đừng bao giờ từ bỏ chính mình, bạn nhé!
Tóm lại, 95% sức lực của bạn nên dành cho công việc chuyên môn, nếu bạn có năng lực làm việc mạnh mẽ, tự nhiên sẽ không có ai dám bắt nạt bạn.
No comments:
Post a Comment