Search This Blog

Monday, December 16, 2024

Ít tip để nhận biết đúng - sai

Ít tip để nhận biết đúng - sai
Hay ít ý về "thời gian"
Đời thật, không giống như nhà trường hay các bài kiểm tra trắc nghiệm, đôi khi thật - giả, đúng - sai là cực kỳ khó nhận biết. Chúng ta chỉ có thể  - tốt ở việc nhận diện cái sai ở trạng thái sai rất sai (phạm tội trầm trọng chẳng hạn), nhưng những cái sai khuyết nhỏ kềm hãm - gặm nhấm - phá đời  ta (một cách âm thầm gián tiếp) thì chúng ta không nhận diện tốt lắm. Và đặc biệt là cái tốt cái thật cái xịn lẫn trong cái xấu cái giả cái tệ thì nó như một kỹ năng cần luyện tập chứ không phải mặc định mà có.
Post chém nhảm vài ý trợ giúp việc nhận diện cái sai là chính.
Sáng nay đọc lại ít sách đạo đức tiểu học, truyện cổ tích thiếu nhi, doremon thì tôi thấy các truyện này (vô thức) cung cấp  - equiped cho chúng ta một yếu tố - chiều kích - features - traits để đánh giá xem một thứ gì đó là "đúng" hay "sai" khá là hiệu quả.
Đó là: THỜI GIAN.
Các câu truyện cổ tích cho trẻ hay có cái pattern như vầy.
A làm một hành động B (hoặc xấu thấy rõ, hoặc  nhìn có vẻ tốt) —> sau một khoảng thời  gian xuất hiện hệ qủa xấu.
Tôi đánh bạn, bạn cay, bạn trả thù tôi. Cái này thì dễ nhận biết.
Tôi ghét bạn, nhưng tôi là một thằng trí trá gian xảo có mưu lược. Tôi sẽ hại bạn bằng cách làm các thứ có vẻ tốt cho bạn. Tôi làm bài giùm bạn, bạn lười bạn học ngu dần. Tôi cho bạn ăn đồ đểu trá hình tình bạn anh em, bạn yếu và mập địt dần. Lâu ngày - sau một khoảng thời gian bạn học ngu và yếu đi.
Hay ở chiều ngược lại.
Tôi quý bạn. Tôi nói lời không hay, nghiêm khắc với bạn (dĩ nhiên là đúng). SAU MỘT THỜI GIAN, bạn tốt hơn.
Hay coi mấy truyện doremon, thì đôi khi   các yếu tố tương tác ban đầu "có thể nhìn" "tốt" hay "xấu", nhưng sau một khoảng "thời gian" thì bản chất sẽ lộ dần.
Yếu tố "thời gian" này bạn cũng có thể dùng để  đánh giá xem xét cách bạn làm nhiều thứ để xem mình có "đúng" không".
Tuy nhiên việc dùng "thời gian" để đánh giá cũng còn tùy thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn của bạn khá nhiều. Kiểu cùng một mẩu thông tin đó, pro có thể lọc ra insight chính xác hơn noob. Với thêm một lẽ nữa là có những cái kiểu hiệu quả trong 1 tháng, nhưng không được một năm, hay một năm nhưng lại không được một thập kỷ hay một thập kỷ nhưng lại không được 2 thập kỷ. 2 thập kỷ được nhưng lại không được 100 năm.
Thế nên mới phải học để đỡ tốn dùng thời gian  cho  những cái mang tính quá lâu.
ps:
Thế nên giờ tôi dần có thói quen nghi ngờ những cái "practise" mang tính hiện đại - mới mà quay về với những cái logic - concept - practise truyền thống. Đơn giản là vì nó đã được thời gian thử thách qua hàng trăm năm. Còn những cái mới xuất hiện 2 30 năm thì có cái gì đó khá là….
Và ai kêu sáng tạo được cái pháp - practise gì mới thì tôi còn có thói quen nghi ngờ hơn. Hahaha. Chưa thông lắm. Mốt chém.
Hình như Taleb có nói một quote là: thời gian là bộ gạn lọc hiệu quả nhất thứ gì hiệu quả hay không hiệu quả.
Meme là tôi lã trôi giữa dòng thời gian.

Vagabond

No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...