Search This Blog

Monday, December 16, 2024

Nhà tâm lý đầu tiên của châu Á

Nhà tâm lý đầu tiên của châu Á
Đợt này anh chị em thiện lành đang có mốt gọi là chữa lành đứa trẻ bên trong bạn, dù chẳng biết đứa trẻ đó là đứa trẻ nào. Và nhiều người nhầm lẫn rằng, tâm lý học khai sinh từ Âu châu, không phải.
Thế kỉ 5 trước công nguyên, Á châu có một nhà tâm lý học, mà tâm lý học cặp đôi hẳn hoi. Các cụ chắc chắn không biết rồi.
Cái này 500 lai này 😀
————————————
Người mà tôi muốn nói đến, đó là Tôn Tử.
Cách đây khoảng 20 năm về trước, Trung Quốc và thế giới nở rộ phong trào nghiên cứu Binh pháp Tôn Tử để áp dụng trong kinh doanh, chính trị, chiến lược, quản trị, phân tích hệ thống, Marketing, truyền thông và nhiều lĩnh vực khác liên quan đến hoạt động của con người chủ yếu trong 4 lĩnh vực, kinh tế, truyền thông, bán hàng và chính trị.
Thực ra, nếu đã từng đọc binh pháp của ông, thì gần như các lĩnh vực hoạt động có sự tham gia của yếu tố con người, lấy tâm trí của con người làm yếu tố chủ đạo để khai thác sự thành công của một chính sách, chiến lược, chiến dịch hay kế hoạch, thì đều có thể dùng binh pháp Tôn Tử để nghiên cứu được cả.
Đỉnh cao trong nghệ thuật quân sự của ông, hay nói cách khác, binh pháp của ông tập trung vào một vũ khí duy nhất, không bao giờ lỗi thời, đó là: 𝘛𝘢̂𝘮 𝘛𝘳𝘪́ 𝘊𝘰𝘯 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪. Toàn bộ binh pháp của ông là những gì mà ngành tâm lý học ngày nay theo đuổi, tìm tòi, nghiên cứu và khám phá.
Tác giả cuốn "Nghệ thuật chiến tranh và Nghệ thuật xây dựng sự nghiệp" là một trong những người phương Tây có nghiên cứu về Tôn Tử, ông nói: 𝘊𝘢́𝘤 𝘤𝘩𝘶̉ đ𝘦̂̀ 𝘲𝘶𝘢𝘯 𝘵𝘳𝘰̣𝘯𝘨 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘣𝘪𝘯𝘩 𝘱𝘩𝘢́𝘱 𝘛𝘰̂𝘯 𝘛𝘶̛̉ 𝘤𝘩𝘪́𝘯𝘩 𝘭𝘢̀ 𝘤𝘢́𝘤 𝘮𝘰𝘯𝘨 𝘮𝘶𝘰̂́𝘯 𝘮𝘢̀ 𝘤𝘩𝘶́𝘯𝘨 𝘵𝘢 𝘮𝘶𝘰̂́𝘯 𝘵𝘢́𝘤 đ𝘰̣̂𝘯𝘨 𝘷𝘢̀𝘰 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝙩𝙖̂𝙢 𝙩𝙧𝙞́ 𝙘𝙤𝙣 𝙣𝙜𝙪̛𝙤̛̀𝙞. 𝘛𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘣𝘢̂́𝘵 𝘬𝘪̀ 𝘤𝘶𝘰̣̂𝘤 𝘤𝘢̣𝘯𝘩 𝘵𝘳𝘢𝘯𝘩 𝘹𝘢̃ 𝘩𝘰̣̂𝘪 𝘯𝘢̀𝘰, 𝘵𝘩𝘢̀𝘯𝘩 𝘤𝘰̂𝘯𝘨 𝘤𝘶̉𝘢 𝘤𝘩𝘶́𝘯𝘨 𝘵𝘢 𝘭𝘶𝘰̂𝘯 𝘱𝘩𝘶̣ 𝘵𝘩𝘶𝘰̣̂𝘤 𝘷𝘢̀𝘰 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘬𝘩𝘢́𝘤. 𝘔𝘰̣𝘪 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘲𝘶𝘺𝘦̂́𝘵 đ𝘪̣𝘯𝘩 𝘶̉𝘯𝘨 𝘩𝘰̣̂, 𝘱𝘩𝘢̉𝘯 đ𝘰̂́𝘪 𝘩𝘰𝘢̣̆𝘤 𝘣𝘰̉ 𝘲𝘶𝘢 𝘢𝘪, 𝘱𝘩𝘶̣ 𝘵𝘩𝘶𝘰̣̂𝘤 𝘬𝘩𝘢́ 𝘭𝘰̛́𝘯 𝘷𝘢̀𝘰 𝘤𝘢́𝘤𝘩 𝘮𝘢̀ 𝘮𝘰̣𝘪 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘯𝘩𝘪̀𝘯 𝘯𝘩𝘢̣̂𝘯 𝘷𝘪̣ 𝘵𝘳𝘪́ 𝘤𝘶̉𝘢 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 đ𝘰́ 𝘰̛̉ 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘵𝘢̂𝘮 𝘵𝘳𝘪́ 𝘩𝘰̣.
Các phương pháp tư vấn, thăm khám, tham vấn, can thiệp và trị liệu tâm lý hiện thời sử dụng phổ biến đều dựa trên các nguyên tắc như thợ cắt tóc và chuyên gia sắp đặt nhà cửa đang thực hiện:
1. Đối với thợ cắt tóc:
Anh ta sẽ quan sát thật kỹ gương mặt của khách hàng, xem xét kiểu tóc và hình dáng khuôn mặt, tính cách thông qua thời trang và ngôn ngữ, sở thích và nhu cầu sử dụng, sau đó đưa ra một vài lựa chọn để khách hàng quyết định. Tức là anh ta xử lí phần dung mạo bên ngoài, như các nhà tâm lý vén các bức màn che bên ngoài của người cần hỗ trợ, đó có thể là các biểu cảm tâm lý như 𝘤𝘩𝘦 𝘥𝘢̂́𝘶, 𝘱𝘩𝘰̀𝘯𝘨 𝘷𝘦̣̂, 𝘱𝘩𝘰́𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘪𝘦̂́𝘶, 𝘭𝘰 𝘢̂𝘶, 𝘢́𝘮 𝘴𝘰̛̣, đ𝘰̂̉ 𝘭𝘰̂̃𝘪, 𝘢́𝘪 𝘬𝘺̉, 𝘢́𝘮 𝘢̉𝘯𝘩, 𝘣𝘢̂́𝘵 𝘢𝘯, 𝘣𝘶̛́𝘤 𝘣𝘰̂́𝘪, 𝘤𝘢́𝘪 𝘵𝘰̂𝘪, 𝘤𝘢̆𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘢̆̉𝘯𝘨, 𝘤𝘩𝘢́𝘯 𝘯𝘢̉𝘯, 𝘤𝘩𝘰̂́𝘯𝘨 đ𝘰̂́𝘪, 𝘥𝘢̆̀𝘯 𝘷𝘢̣̆𝘵, 𝘥𝘦̂̃ 𝘣𝘪̣ 𝘵𝘰̂̉𝘯 𝘵𝘩𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨, đ𝘢𝘶 𝘬𝘩𝘰̂̉, 𝘨𝘢̂𝘺 𝘩𝘢̂́𝘯, 𝘨𝘪𝘢̉ 𝘭𝘢̀𝘮 𝘯𝘢̣𝘯 𝘯𝘩𝘢̂𝘯, 𝘵𝘢̆𝘯𝘨 đ𝘰̣̂𝘯𝘨, 𝘩𝘶̛𝘯𝘨 𝘤𝘢̉𝘮, 𝘵𝘳𝘢̂̀𝘮 𝘤𝘢̉𝘮, 𝘭𝘢̃𝘯𝘩 đ𝘢̣𝘮, 𝘬𝘩𝘦́𝘱 𝘬𝘪́𝘯, 𝘯𝘨𝘶𝘺𝘦̣̂𝘯 𝘷𝘰̣𝘯𝘨 đ𝘶̛𝘰̛̣𝘤 𝘵𝘶𝘯𝘨 𝘩𝘰̂, 𝘯𝘩𝘶́𝘵 𝘯𝘩𝘢́𝘵, 𝘱𝘩𝘢̂́𝘯 𝘬𝘩𝘪́𝘤𝘩, 𝘱𝘩𝘶̛́𝘤 𝘤𝘢̉𝘮, 𝘴𝘶𝘺 𝘯𝘩𝘶̛𝘰̛̣𝘤, 𝘵𝘩𝘢̂́𝘵 𝘵𝘩𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨, 𝘵𝘩𝘪𝘦̂́𝘶 𝘵𝘩𝘰̂́𝘯, 𝘵𝘩𝘰̛̀ 𝘰̛, 𝘵𝘳𝘢̂̀𝘮 𝘭𝘢̣̆𝘯𝘨, 𝘵𝘳𝘪̀ 𝘵𝘳𝘦̣̂, 𝘵𝘳𝘰̂́𝘯𝘨 𝘳𝘰̂̃𝘯𝘨, 𝘵𝘶̛̀ 𝘣𝘰̉, 𝘵𝘶̛̣ 𝘣𝘪𝘦̣̂𝘯 𝘮𝘪𝘯𝘩, 𝘵𝘶̛̣ 𝘤𝘩𝘰̂́𝘪 𝘣𝘰̉, 𝘵𝘶̛̣ đ𝘢̆́𝘤, 𝘵𝘶̛̣ 𝘵𝘳𝘶̛̀𝘯𝘨 𝘱𝘩𝘢̣𝘵, 𝘵𝘶̛̣ 𝘤𝘢𝘰 𝘲𝘶𝘢́ 𝘮𝘶̛́𝘤, 𝘷𝘰̂ 𝘵𝘢̂𝘮, 𝘷𝘰̂ 𝘵𝘳𝘢́𝘤𝘩 𝘯𝘩𝘪𝘦̣̂𝘮, 𝘷𝘰̛̀ 𝘭𝘢̀𝘮 đ𝘪𝘦̂̀𝘶 𝘹𝘢̂́𝘶, 𝘹𝘢̂́𝘶 𝘵𝘪́𝘯𝘩, 𝘷𝘶̣𝘯𝘨 𝘷𝘦̂̀, 𝘺𝘦̂́𝘶 đ𝘶𝘰̂́𝘪,…
Thì Binh pháp Tôn Tử dạy về việc làm thế nào để nhận biết được đặc điểm của đối tượng cần tác động và sau đó khai thác chúng để mang lại lợi ích cho mình, cho họ, hoặc đạt được mục đích nào đó mà mình có thể hỗ trợ được cho người cần hỗ trợ. Hay nói cách khác là gọi tên cảm xúc, và chỉ ra phương pháp sử dụng hiệu quả để làm triệt tiêu hoặc giảm nhẹ, hay gia tăng cảm xúc đó lên. Ví dụ:
Vương phi của Hạp Lư khi đang còn là công tủ thì mặn nồng, nhưng sau khi Hạp Lư giết anh để đăng cơ làm vua nước Ngô thì trở nên lãnh đạm với. Cô ta bèn tìm đến Tôn Tử nhờ giúp, sau 5 lần bảy lượt, Tôn bèn dạy rằng,
- Hãy lấy cái chết để cầu xin.
Cô vương phi về quyết chí làm theo, khiến cho một đấng quân vương với hàng trăm thê thiếp, động lòng trắc ẩn, thấy rõ rằng người vợ tào khang của mình suy không đổi lòng, thịnh không ham muốn, chỉ nhất quyết trước sau vì sức khỏe của mình, bèn phong cô ta làm vương hậu.
Hoặc ông chỉ ra một số phương thức xử lí:
Nếu anh ta nóng tính, hãy chọc tức anh ta.
Nếu anh ta khiêm nhường, hãy khiến anh ta kiêu ngạo (chúng ta hạ mình để khiến kẻ thù kiêu ngạo).
Nếu anh ta đang nghỉ ngơi, hãy cố gắng làm phiền anh ta và bắt anh ta làm việc.
Nếu họ ở gần nhau, hãy cố gắng gây ra xung đột giữa họ.
Ngoài ra ông cũng dạy cách khiến đối phương làm theo ý mình, cụ thể là bằng phần thưởng, bằng đe dọa, bằng sự bối rối, bằng sự đánh lạc hướng,… Biết được tính cách của đối phương là một trong những thông tin tình báo quan trọng cần phải thu thập.
Và phải đề phòng 5 thuộc tính nguy hiểm sau:
- Người dám chết có thể dễ dàng bị giết (vì liều lĩnh).
- Kẻ muốn sống (sợ chết) có thể bị bắt (Hắn dễ dàng đầu hàng).
- Tính nóng nảy có thể bị xúc phạm (và do đó dễ dàng phạm sai lầm một cách bốc đồng).
- Người không tham nhũng có thể bị xấu hổ (bị bôi nhọ) - nên sẽ cố gắng hết sức để bảo vệ tên tuổi của mình và phạm sai lầm.
- Những người quá nặng yêu thương có thể gặp rắc rối - vì vậy, họ sẽ quá bận rộn trong việc chăm sóc người thân của mình mà không có thời giờ lo lắng về chiến lược.
2. Chuyên gia sắp xếp nhà cửa
Một người có vấn đề về tâm lý, thường sẽ có 2 bức màn che mờ tâm trí họ, 1 là các tác nhân bên ngoài đã nói ở trên, do thợ cắt tóc nhận diện và sắp xếp. Hai là sự lộn xộn bên trong tâm trí của họ, cần đến chuyên gia lau dọn và sắp xếp lại trí não, tâm thức.
Hay nói cách khác, là các trạng thái biểu cảm mà thợ cắt tóc nhận ra ở trên, chỉ là ảnh ảo, là lớp váng phủ bên ngoài. Nó quan trọng, nhưng không phải là bản chất.
Bản chất, là phải chỉ ra được cho họ thấy, hay nói cách khác là bóc hành tây, bóc từng lớp từ ngoài vào trong, cho đến lúc nó tòi ra cái nhân cuối cùng, đó chính là lí do vì sao người ta có những biểu cảm như trên.
Ví dụ tôi lên mạng hay lắm mồm, đanh đá như gay, hay phũ phàng các cái, thì về bản chất là do ở nhà tôi không có được nói, không dám cãi, hay bị áp bức, đè nén, vân vân. Và để tìm kiếm sự cân bằng, thì tôi lên mạng tôi ta đây. Nhìn thế thôi, bản chất là thùng rỗng kêu to, chứ như anh Vượng VIN, ảnh có lên mạng bao giờ!
3. Mở rộng
Sau đây minh họa thêm một số vấn đề, để thấy tầm vóc của Tôn Tử, và minh chứng cho việc, ông chính là ông tổ Tâm lý học hiện đại, mà tôi cho rằng, 100 năm nữa, người ta vẫn chưa nghiên cứu hết những vấn đề ông đã chỉ ra. Không tin các cụ cứ lấy 36 kế của ổng, rồi soi chiếu vào các hiện tượng tâm lý người, hay cách hành xử của mẹ cha sẽ tác động đến con cái thế nào, hoặc quan hệ vợ chồng, hoặc này nọ. Tất cả đều có hết. Binh pháp của ông trong tâm lý học, nó có giá trị liên thành, còn cao hơn các bài toán thiên niên kỉ trong toán học nhiều, có tác dụng định hướng nghiên cứu, lẫn phương pháp thực hành, lẫn cách thức ứng phó khủng hoảng,…
Ví dụ, 2.500 năm trước Tôn Tử có kế, 𝘙𝘶́𝘵 𝘊𝘶̉𝘪 Đ𝘢́𝘺 𝘕𝘰̂̀𝘪, thì các cụ nhà ta 2.500 sau có câu, 𝘊𝘩𝘰̂̀𝘯𝘨 𝘨𝘪𝘢̣̂𝘯 𝘵𝘩𝘪̀ 𝘷𝘰̛̣ 𝘣𝘰̛́𝘵 𝘭𝘰̛̀𝘪 - 𝘊𝘰̛𝘮 𝘴𝘰̂𝘪 𝘣𝘰̛́𝘵 𝘭𝘶̛̉𝘢 𝘤𝘩𝘢̆̉𝘯𝘨 đ𝘰̛̀𝘪 𝘯𝘢̀𝘰 𝘬𝘩𝘦̂, hay 𝘊𝘰̛𝘮 𝘴𝘰̂𝘪 𝘣𝘰̛́𝘵 𝘭𝘶̛̉𝘢, 𝘷𝘰̛̣ 𝘤𝘩𝘶̛̉𝘢 𝘣𝘰̛́𝘵 𝘭𝘢̀𝘮, mây mây. Cứ 10 câu thành, tục ngữ nói về mối quan hệ con người thì có quá nửa xuất phát từ Binh pháp của ông.
Tôn Tử nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc chiến tranh ngắn, tuyên bố rằng một cuộc xung đột kéo dài không phải là dấu hiệu của trí thông minh. Nên việc chia tiết học, hay làm ca tâm lý thường chia ra 45p đến 1h, chứ không có dài 😀
Lời khuyên của Tôn Tử về việc binh lính cần thức ăn hơn vũ khí được ví như lời khuyên ưu tiên giấc ngủ và sinh hoạt đều đặn, ít nghĩ xấu hoặc làm xấu, thì sức khỏe thể chất lẫn tinh thần sẽ có tiến triển nhanh hơn.
Tôn tử nhấn mạnh tầm quan trọng của sự chuẩn bị, tuân thủ bằng cách nhắc đến hậu quả của việc không biết địa điểm hoặc thời gian diễn ra trận chiến. Việc thiếu chuẩn bị này dẫn đến thất bại, tương tự như một người cần hỗ trợ thiếu tin tưởng, không chuẩn bị tâm lý chủ động, và thiếu tuân thủ các lời khuyên sẽ dẫn đến nguy cơ có thể gây ra các hậu quá ngoài ý muốn hay không đạt được như kì vọng.
Đỉnh cao, và triết lý quan trọng nhất của binh pháp Tôn Tử là niềm tin rằng chiến thắng trong một cuộc chiến mà không cần dùng đến vũ khí là điều tối quan trọng. Nó nhấn mạnh rằng việc tiến vào một thành phố của kẻ thù và phá hủy mọi thứ được coi là bình thường và vô năng. Một cuộc chiến thành công, sẽ để lại mọi thứ nguyên vẹn mà không có thương vong, chỉ là sự chuyển giao quyền lực. Cũng như việc, nếu người cần hỗ trợ tuân thủ các lời khuyên của chuyên gia tâm lý, và quyết ý thực hiện, như một kẻ cai nghiện dũng cảm bỏ thuốc phiện, thì sẽ không cần phải dùng đến bác sĩ tâm thần và các liệu pháp điều trị bằng thuốc tác động trực tiếp vào hệ thần kinh và trí não người bệnh, để lại những hệ lụy kéo dài và lệ thuộc vào thuốc của họ.
Trái ngược với niềm tin phổ biến rằng trống trong chiến tranh là để tạo động lực, Binh pháp của ông lại cho thấy trống đóng vai trò là phương pháp giao tiếp trong các trận chiến. Chúng truyền tải nhịp điệu cụ thể để báo hiệu các cuộc tấn công hoặc rút lui, nhấn mạnh vai trò của chúng trong việc phối hợp các chuyển động trên chiến trường. Thì trong tâm lý học lẫn trong các loại hình biến tướng kiểu NLP, đều sử dụng các biện pháp ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, trải nghiệm để chẩn trị, khích lệ, đánh lạc hướng nỗi đau hoặc xoa dịu nỗi đau.
Trong đó, tâm lý học hướng đến việc đối diện thực cảnh, tìm cách bước qua nghịch cảnh, sống chan hoà với nỗi đau, thì NLP hướng đến việc đánh lạc hướng, tạo ra hưng phấn giả tạo, làm suy kiệt con người y nghệ nhân trồng hoa tết. Họ bật điện kích thích hoa quang hợp cả ngày lẫn đêm, bắt hoa phải trổ bông đúng tết, rồi gục chết khi hoa tàn, xuân sang.
Và cuối cùng là tin tức gián điệp. Điều này đặc biệt quan trọng với người cần hỗ trợ là người già và trẻ em, bởi khi đó, các thông tin cung cấp từ gián điệp gia đình, là cha mẹ hoặc con cái họ là điều vô cùng quan trọng, giúp các nhà tâm lý định hình được ngữ cảnh, định vị được vấn đề, và có liệu pháp phù hợp, nhanh gọn và hiệu quả hơn.
Nói chung Tôn Tử muôn năm.


No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...