Search This Blog

Monday, December 16, 2024

Bàn về CỐNG HIẾN

[Góc học thuật]
Bàn về CỐNG HIẾN
// Khi làm sếp, có ai không thích nhân viên hy sinh vì sự nghiệp của công ty?
Ở bất kỳ công việc nào, chưa cần biết được trả bao nhiêu tiền thì bạn luôn bỏ ra một thứ gọi là "Chi phí cơ hội". Thay vì bỏ ra 8h để đến công ty, bạn có thể dùng 8h đó để làm nhiều điều thú vị khác. Sẽ là lựa chọn khôn ngoan và hợp lý hơn rất nhiều nếu công việc của bạn đang làm mang lại giá trị lâu dài.
Nếu đi làm mà không xác lập được một mối quan hệ lâu dài với cộng sự (đồng nghiệp) thì bạn đã tiêu xài một cách lãng phí Chi phí cơ hội. Nếu chỉ đến công ty làm những việc được giao, sau đó cắp đít đi về, chả cần kết thân với ai. Tốt nhất là bạn nên bỏ việc mà tìm môi trường mới.
Thế nên, mình luôn thích giao du với các đồng nghiệp cũ. Mấy tuần trước, trong lúc tán nhảm với đồng nghiệp cũ (mặt xinh, chân dài - xin phép giấu tên), bạn ý nói: "Chúc mừng anh, đã tìm được môi trường mới để tiếp tục cống hiến". Điều này làm mình suy nghĩ, "cống hiến là gì? " và "mức độ cống hiến đến đâu là phù hợp? ".
//--
Khi bạn đi chợ, nếu người bán hàng nói: "Cân thịt này tôi bán đắt hơn 10k so với hàng bên cạnh, anh mua giúp tôi đi để tôi có thể làm điều Abc...". Bạn sẽ thấy yêu cầu này rất vớ vẩn và ngớ ngẩn.
Nhưng khi đến công ty, sếp của bạn hoàn toàn có thể nói "Công việc này rất gấp, cần hoàn thành xong trong hôm nay. Em làm xong mới được về" hoặc "Cuối tuần này chúng ta làm thêm Abc…." và vân vân, mây mây các câu nói tương tự yêu cầu bạn cần hy sinh thời gian và công sức của mình. Bạn có thể cảm thấy khó chịu nhưng không thấy nó ngớ ngẩn.
Điều khác nhau:
- Mối quan hệ: Bạn và người bán thịt ngoài chợ không có mối liên quan gì đến nhau. Bạn và công ty thì có, bạn là một thành viên trong tổ chức. Bạn bị giao (hoặc tự cảm thấy phải có) trách nhiệm với công việc.
- Hậu quả: Bạn có thể bị sếp trừng phạt vì từ chối, người bán thịt thì không thể trừng phạt bạn.
//--
CỐNG HIẾN là sự tự nguyện bỏ qua lợi ích của bản thân để nhằm hoàn thành một mục đích của tổ chức. Nên mình tạm thời loại bỏ trường hợp đe dọa, trừng phạt nhau về hậu quả bởi vì nó là "cống tiến".
AI SẼ CỐNG HIẾN?
Bởi vì cống hiến là sự tự nguyện, nên nó cần phải xuất phát từ nhận thức chủ quan. Những người ở một trong các trường hợp sau sẽ dễ dàng có hành vi cống hiến:
- Có tinh thần trách nhiệm hoặc lòng tự ái cao: Kiểu người này sẽ cố gắng hoàn thành các công việc được giao.
- Có tình cảm với sếp: Khi đã yêu, thích ai thì người ta nói gì mà chẳng nghe.
- Có chung tầm nhìn, sứ mệnh với tổ chức: Sẵn sàng bỏ qua các lợi ích ngắn hạn của bản thân để đạt được lợi ích về dài hạn.
CỐNG HIẾN CÓ CẦN THIẾT KHÔNG?
Chắc chắn rồi, mọi công ty đều cần sự đóng góp thêm của nhân viên để phát triển nhanh hơn và tạo ra lợi thế trên thị trường.
Cống hiến là sự tự nguyện nên nó giúp cơ cấu tổ chức của công ty bền vững hơn.
// Các sếp có thể có nhiều trick tâm lý để nhân viên cống hiến nhưng phản dam sẽ rất gắt!
CỐNG HIẾN ĐẾN ĐÂU LÀ PHÙ HỢP?
Theo kinh tế học, bên cạnh việc sử dụng sức lao động, con người còn cần được tái tạo sức lao động. Dù cống hiến dựa trên tinh thần tự nguyện thì những người liên quan nên có ý thức giới hạn mức độ làm việc. Các dấu hiệu của làm việc quá sức:
- Thay đổi bất thường về thể chất
- Thay đổi bất thường về tính cách
- Suy giảm nhận thức
- Đổ vỡ các mối quan hệ (là hậu quả gián tiếp của các ý trên, các bạn có thể tìm đọc My mysterious life)
//Ảnh câu view: https://www.deviantart.com/.../art/The-Secretary-2-983203544




No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...