TL;DR: Ko dài lắm, từ Lâm Xung đến Chúa.
Mọi người hay share phần 1 bạn
Thiết LS
giải oan cho Lâm Xung vì phần đó nhiều thông tin của các học giả Tàu hơn, nhưng tôi đánh giá phần 2 này cao hơn, vì đây mới là phần có phân tích riêng của bạn.Trong đó, tôi đặc biệt đồng ý với nhận xét Lâm Xung là một người anh hùng bình dong và xứng đáng là hình mẫu xã hội. Tuy bình dong, hoặc chính vì bình dong, số đông cần nhiều người anh hùng như Lâm Xung hơn là các anh hùng cái thế kiểu Võ Tòng.
Quan trọng hơn, nhận xét tưởng giản dị này theo tôi còn chính là chìa khoá để phản lại cả phong trào giải cấu mang màu sắc hậu hiện đại Tây phương lẫn mạch nguồn tương tự nó vốn sẵn có ở Tàu. Mở ngoặc, món hậu hiện đại phương Tây này truy cứu kỹ cũng lấy cảm hứng từ phương Đông, một không gian văn hoá âm tính aka nặng tính diệt, một chủ đề có dịp sẽ triển khai khi khác.
Còn ở đây, ta thấy, đối ngược với Lâm Xung là Võ Tòng, thực chất là tương ứng với hình mẫu anh hùng mang màu sắc Lucifer của phương Tây, tức là dũng mãnh, uy quyền, choáng ngợp, tựu chung rất uber-mensch . Nhưng đôi khi hình ảnh bình dân và biết tuân phục authority như Abraham, như Jobs, như Lâm Xung, không chỉ cần thiết cho sự cân bằng của số đông, mà tự chúng còn mang giá trị mỹ học và cốt cách riêng.
Đó là cái đẹp của Jesus Christ mà nhiều đồng chí triết gia râu xồm hay nghĩ rằng là an phận, nhu nhược, là cổ vũ thái độ phục tòng của bọn sâu bọ và đại diện cho thứ tôn giáo của kẻ yếu. Song thực ra luôn có một khoảng cách giữa sự yếu hèn, tham sinh quý tử cầu an; và sự nhẫn nhục vì nghĩ cho một greater good, gần như một thái độ sắt đá trong im lặng và một thứ ngạo khí âm thầm. Kể cả khi cái greater good kia có lúc turn out ra là false good aka nhầm lẫn, điều đó vẫn không thay đổi bản chất của sự nỗ lực hy sinh. Những điều ấy tất nhiên ít khi gắn với tính anh hùng theo nghĩa thường hiểu của từ này, nhưng chúng không hề vì thế thiếu giá trị cao cả và khả năng phục chúng. Phải sau khi đã tương đối trưởng thành và nổi loạn tương đối đủ người ta mới hiểu được sức mạnh của sự ẩn nhẫn, cái vẻ đẹp làm chân người ta muốn khuỵu xuống và miệng thốt lên Hallelujah dù có hay không là người theo đạo.
Và thật ra mà nói, một nhân vật anh hùng kiểu đó mới thường dễ làm người ta suy nghĩ.
Nói chung, Achilles không bao giờ đáng nhớ tới nếu anh ta không có gót chân với điểm yếu chí mạng, hệt như nếu anh ta không từng gặp một giằng co khó hoà giải giữa chuyện từ chối chiến đấu để bảo toàn danh dự và chuyện quyết trả thù cho bạn mà hoá thân thành chiến thần khủng khiếp nhất của cuộc chiến thành Troy. Cả 2 chi tiết này, một physical và một mental, thật ra biểu diễn cùng một quan niệm: Một nhân vật anh hùng sẽ không bao giờ là đầy đủ khi anh ta không gặp một mâu thuẫn nào mang tính định mệnh, một ngáng trở nào về tâm lý lẫn động cơ hành động, hay một cật vấn nào về lý tưởng.
Nguyên nhân cho mô tip này có thể là vì, chúng ta thực ra không hề có nhu cầu chiêm ngưỡng một vị Chúa toàn năng phô diễn sức mạnh và sống một cuộc đời vẻ vang từ đầu chí cuối. Những người Công giáo thấy lòng họ ngập tràn một cảm giác lớn lao lẫn tuân phục trước Jesus nào phải lúc ngài biến nước thành rượu, mà chính lại là khi Chúa bị bức hại, bị kết án khi ngài hoàn toàn vô tội, và rồi không chỉ phục sinh còn thăng thiên chính sau khi máu chảy trên thập giá. Dường như, không từng có thập giá, sẽ chẳng tồn tại sự thăng thiên. Nguyên nhân vô thức ở đây là, họ cảm thấy, câu chuyện về Chúa đó, chính là câu chuyện về loài người chúng ta trong thế giới này, với tất cả những bất toàn khổ đau mà cuộc đời sẵn sàng trao tặng, cùng tất cả những cơ hội tái sinh mà ta sẽ cố giành lấy khi nỗ lực hoàn thiện thế giới lẫn trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình.
Và chẳng phải rằng, đó cũng chính là câu chuyện bi ai mà rúng động về cuộc đời của "độc nhân dã" Báo Tử Đầu Lâm Xung hay sao?
PHẦN II. CHIÊU TUYẾT - THỰC HƯ HẮC LÂM XUNG: shorturl.at/mxV16
PHẦN I. KHÁI LƯỢC ÂM MƯU LUẬN - TỪ GIẢI CẤU ĐẾN GIẢI MẬT: http://tiny.cc/kl38mz
No comments:
Post a Comment