10 BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG
Nhân dịp chiến mã của mình bị đứt xích theo đúng nghĩa đen và đang phải nằm chờ bác sĩ nên cuối tuần mình chả đi đâu được và có thời gian dịch và chia sẻ cùng mọi người một bài viết tâm đắc của tác giả Inga Stasiulionyte trên Success.com:
"
Đôi khi tôi cảm thấy cuộc sống thật bế tắc.
Tôi được tập huấn bởi những huấn luyện viên tốt nhất thế giới trong suốt 20 năm sự nghiệp thể thao và giật giải ở Olympics 2008.
Nhưng khi tôi mở công ty riêng để dạy dỗ về kiến thức tâm lý, khóa học tạo động lực cho mọi người thì tôi nhận ra nó chẳng dễ dàng như tôi tưởng.
Khởi nghiệp, không dễ dàng. Bạn phải từ bỏ cuộc sống thanh thản, ổn định để nhảy thẳng xuống một bờ vực vô định. Nhiều yếu tố ngăn cản chúng ta thực hiện cú nhảy – cảm giác bất an, cảm giác sợ hãi nhưng thứ ngăn cản lớn nhất là thiếu động lực.
Khi xem xét lại thời tôi còn làm vận động viên, tôi nhận ra sự khác biệt. Tôi nhớ cái gì (hoặc ai) đã thúc đẩy tôi tiến về phía trước ngay cả khi tôi không muốn. Sự khác biệt là, làm vận động viên, tôi phải nuốt trọn giáo án hàng ngày mà huấn luyện viên giao cho. Thứ được cấu trúc một cách tập trung và vị huấn luyện viên luôn thúc đẩy và đặt ra các thử thách mới.
Tôi quyết định tập hợp những bài học tôi được học và chia sẻ với các bạn. Sau đây là 10 lời khuyên của tôi, hy vọng sẽ giúp bạn đạt được bất cứ mong ước nào trong cuộc sống:
1, Tập trung vào cam kết, không phải động lực:
Bạn đã cam kết những gì để đạt được mục tiêu? Mục tiêu có tầm quan trọng như thế nào với bạn? Bạn sẵn sàng hy sinh những gì để đạt được nó? Nếu bạn hoàn thành được các cam kết, tự nhiên sẽ có động lực.
2, Xem trọng trải nghiệm hơn kết quả:
Nếu bạn xem trọng trải nghiệm khám phá, sự tiến bộ của bản thân, bạn sẽ luôn hào hứng với công việc. Nếu bạn xem trọng kết quả, tinh thần của bạn sẽ như thời tiết – nó sẽ tèo khi bạn gặp một cơn bão. Thế nên, quan trọng là tập trung vào hành trình hơn là điểm cuối. Hãy luôn nghĩ về những bài học bạn rút ra trong quá trình làm việc và bạn đã tiến bộ như thế nào.
3, Hãy vui vẻ:
Giây phút bạn nghiêm trọng hóa vấn đề, là lúc tâm trạng bạn trở nên nặng nề. Bạn sẽ mất tầm nhìn và dễ rơi vào bế tắc.
4, Loại bỏ suy nghĩ tiêu cực:
Suy nghĩ ảnh hưởng cảm xúc, cảm xúc ảnh hưởng cách bạn đánh giá công việc. Bạn có rất nhiều suy nghĩ trong đầu, bạn luôn phải chọn nên tập trung vào cái nào: điều sẽ khiến tâm trạng nặng nề (sợ hãi, nghi ngờ) hay điều sẽ thúc đẩy bạn tiến lên (phấn khích, trải nghiệm mới..)
5, Sử dụng trí tưởng tượng:
Khi mọi thứ đều tốt đẹp, bạn có cảm xúc tích cực. Khi bạn rơi vào khó khăn, bạn càng cần nhiều năng lượng tích cực hơn. Vậy, hãy đổi tên cho tình huống. Nếu bạn liên tục lặp lại "Công việc chán vler" thì đoán xem cảm xúc nào sẽ được gợi lên? Đó là vấn đề của trí tưởng tượng. Bạn luôn có thể học hỏi được một điều gì đó ngay cả từ vị sếp tệ nhất quả đất trong một công việc nhàm chán nhất thế giới. Bạn cứ thử nói và suy nghĩ tích cực trong 3 ngày liên tiếp thôi, bạn sẽ thấy sự đổi thay.
6, Đừng "tử tế" với bản thân nữa:
Cảm hứng phải đi liền hành động và hành động có kết quả. Đôi khi bạn thất bại khi cố gắng đạt kết quả mong muốn. Bạn sẽ thỏa mãn bản thân một tý, và không đặt bản thân vào tình huống khó. Bạn chờ đợi một thời điểm thích hợp, một cơ hội… Hãy thử thách bản thân, làm điều bạn muốn làm ngay cả khi bạn đang run sợ.
7, Loại bỏ yếu tố gây mất tập trung:
Những điều vô bổ, xao lãng nằm trên con đường của bạn nhất là những thứ dễ làm (tán gẫu, lướt facebook) sẽ ngăn cản bạn tập trung vào những thử thách mới và những dự án có ý nghĩa. Hãy tập trung vào điều quan trọng nhất cần làm. Viết ra giấy những điều bạn cho là vô bổ và cố gắng hạn chế thực hiện nó.
8, Đừng dựa vào người khác:
Đừng bao giờ trông mong người khác sẽ giải quyết vấn đề của bạn, cộng sự, bạn bè, sếp. Họ có đủ việc để bận bịu rồi, Chẳng ai sẽ làm bạn hạnh phúc và thành công. Chỉ có chính bạn mà thôi.
9, Có kế hoạch:
Bạn cần phương án hành động tiếp theo. Không cần quá xa, chỉ cần 3 bước tiếp theo là đủ. Hãy lên kế hoạch cho hàng tuần. Khi nào thì bạn làm cái gì, làm như thế nào và bài học rút ra.
10, Đừng "Cháy" hết mình:
Khi bạn phấn khích, rất dễ dàng lao vào công việc một cách quá đà. Hãy chú ý bản thân về các dấu hiệu của sự mệt mỏi và dành thời gian nghỉ ngơi. Hãy phân chia các loại đầu việc và thực hiện thay đổi giữa các loại đầu việc vận động – ngồi một chỗ, sáng tạo – logic, làm một mình – làm theo đội. Hãy thay đổi địa điểm làm việc.
Bạn thiếu động lực, đôi khi không phải vì bạn lười hay không có mục tiêu. Ngay cả những ngôi sao, các tỷ phú cũng có lúc thất bại. Điều giúp họ có động lực là sự tò mò, về làm sao để nhanh hơn, mạnh hơn, tốt hơn. Sau tất cả, hãy tò mò về khả năng của bản thân. Nó sẽ giúp bạn tiến tới mục tiêu và thành công.
" – hết bài
Nhân dịp chiến mã của mình bị đứt xích theo đúng nghĩa đen và đang phải nằm chờ bác sĩ nên cuối tuần mình chả đi đâu được và có thời gian dịch và chia sẻ cùng mọi người một bài viết tâm đắc của tác giả Inga Stasiulionyte trên Success.com:
"
Đôi khi tôi cảm thấy cuộc sống thật bế tắc.
Tôi được tập huấn bởi những huấn luyện viên tốt nhất thế giới trong suốt 20 năm sự nghiệp thể thao và giật giải ở Olympics 2008.
Nhưng khi tôi mở công ty riêng để dạy dỗ về kiến thức tâm lý, khóa học tạo động lực cho mọi người thì tôi nhận ra nó chẳng dễ dàng như tôi tưởng.
Khởi nghiệp, không dễ dàng. Bạn phải từ bỏ cuộc sống thanh thản, ổn định để nhảy thẳng xuống một bờ vực vô định. Nhiều yếu tố ngăn cản chúng ta thực hiện cú nhảy – cảm giác bất an, cảm giác sợ hãi nhưng thứ ngăn cản lớn nhất là thiếu động lực.
Khi xem xét lại thời tôi còn làm vận động viên, tôi nhận ra sự khác biệt. Tôi nhớ cái gì (hoặc ai) đã thúc đẩy tôi tiến về phía trước ngay cả khi tôi không muốn. Sự khác biệt là, làm vận động viên, tôi phải nuốt trọn giáo án hàng ngày mà huấn luyện viên giao cho. Thứ được cấu trúc một cách tập trung và vị huấn luyện viên luôn thúc đẩy và đặt ra các thử thách mới.
Tôi quyết định tập hợp những bài học tôi được học và chia sẻ với các bạn. Sau đây là 10 lời khuyên của tôi, hy vọng sẽ giúp bạn đạt được bất cứ mong ước nào trong cuộc sống:
1, Tập trung vào cam kết, không phải động lực:
Bạn đã cam kết những gì để đạt được mục tiêu? Mục tiêu có tầm quan trọng như thế nào với bạn? Bạn sẵn sàng hy sinh những gì để đạt được nó? Nếu bạn hoàn thành được các cam kết, tự nhiên sẽ có động lực.
2, Xem trọng trải nghiệm hơn kết quả:
Nếu bạn xem trọng trải nghiệm khám phá, sự tiến bộ của bản thân, bạn sẽ luôn hào hứng với công việc. Nếu bạn xem trọng kết quả, tinh thần của bạn sẽ như thời tiết – nó sẽ tèo khi bạn gặp một cơn bão. Thế nên, quan trọng là tập trung vào hành trình hơn là điểm cuối. Hãy luôn nghĩ về những bài học bạn rút ra trong quá trình làm việc và bạn đã tiến bộ như thế nào.
3, Hãy vui vẻ:
Giây phút bạn nghiêm trọng hóa vấn đề, là lúc tâm trạng bạn trở nên nặng nề. Bạn sẽ mất tầm nhìn và dễ rơi vào bế tắc.
4, Loại bỏ suy nghĩ tiêu cực:
Suy nghĩ ảnh hưởng cảm xúc, cảm xúc ảnh hưởng cách bạn đánh giá công việc. Bạn có rất nhiều suy nghĩ trong đầu, bạn luôn phải chọn nên tập trung vào cái nào: điều sẽ khiến tâm trạng nặng nề (sợ hãi, nghi ngờ) hay điều sẽ thúc đẩy bạn tiến lên (phấn khích, trải nghiệm mới..)
5, Sử dụng trí tưởng tượng:
Khi mọi thứ đều tốt đẹp, bạn có cảm xúc tích cực. Khi bạn rơi vào khó khăn, bạn càng cần nhiều năng lượng tích cực hơn. Vậy, hãy đổi tên cho tình huống. Nếu bạn liên tục lặp lại "Công việc chán vler" thì đoán xem cảm xúc nào sẽ được gợi lên? Đó là vấn đề của trí tưởng tượng. Bạn luôn có thể học hỏi được một điều gì đó ngay cả từ vị sếp tệ nhất quả đất trong một công việc nhàm chán nhất thế giới. Bạn cứ thử nói và suy nghĩ tích cực trong 3 ngày liên tiếp thôi, bạn sẽ thấy sự đổi thay.
6, Đừng "tử tế" với bản thân nữa:
Cảm hứng phải đi liền hành động và hành động có kết quả. Đôi khi bạn thất bại khi cố gắng đạt kết quả mong muốn. Bạn sẽ thỏa mãn bản thân một tý, và không đặt bản thân vào tình huống khó. Bạn chờ đợi một thời điểm thích hợp, một cơ hội… Hãy thử thách bản thân, làm điều bạn muốn làm ngay cả khi bạn đang run sợ.
7, Loại bỏ yếu tố gây mất tập trung:
Những điều vô bổ, xao lãng nằm trên con đường của bạn nhất là những thứ dễ làm (tán gẫu, lướt facebook) sẽ ngăn cản bạn tập trung vào những thử thách mới và những dự án có ý nghĩa. Hãy tập trung vào điều quan trọng nhất cần làm. Viết ra giấy những điều bạn cho là vô bổ và cố gắng hạn chế thực hiện nó.
8, Đừng dựa vào người khác:
Đừng bao giờ trông mong người khác sẽ giải quyết vấn đề của bạn, cộng sự, bạn bè, sếp. Họ có đủ việc để bận bịu rồi, Chẳng ai sẽ làm bạn hạnh phúc và thành công. Chỉ có chính bạn mà thôi.
9, Có kế hoạch:
Bạn cần phương án hành động tiếp theo. Không cần quá xa, chỉ cần 3 bước tiếp theo là đủ. Hãy lên kế hoạch cho hàng tuần. Khi nào thì bạn làm cái gì, làm như thế nào và bài học rút ra.
10, Đừng "Cháy" hết mình:
Khi bạn phấn khích, rất dễ dàng lao vào công việc một cách quá đà. Hãy chú ý bản thân về các dấu hiệu của sự mệt mỏi và dành thời gian nghỉ ngơi. Hãy phân chia các loại đầu việc và thực hiện thay đổi giữa các loại đầu việc vận động – ngồi một chỗ, sáng tạo – logic, làm một mình – làm theo đội. Hãy thay đổi địa điểm làm việc.
Bạn thiếu động lực, đôi khi không phải vì bạn lười hay không có mục tiêu. Ngay cả những ngôi sao, các tỷ phú cũng có lúc thất bại. Điều giúp họ có động lực là sự tò mò, về làm sao để nhanh hơn, mạnh hơn, tốt hơn. Sau tất cả, hãy tò mò về khả năng của bản thân. Nó sẽ giúp bạn tiến tới mục tiêu và thành công.
" – hết bài
No comments:
Post a Comment