Search This Blog

Thursday, January 28, 2021

TẠI SAO NHÂN VIÊN TUYỂN DỤNG CÓ NĂNG LỰC LẠI TUYỂN NGƯỜI HOÀI KHÔNG ĐƯỢC ?

TẠI SAO NHÂN VIÊN TUYỂN DỤNG CÓ NĂNG LỰC LẠI TUYỂN NGƯỜI HOÀI KHÔNG ĐƯỢC ?

Trong một khán phòng gần 200 người làm công tác tuyển dụng, vị giáo sư đáng kính cất tiếng:

- Bao nhiêu bạn nghĩ rằng nơi mình đang làm việc có chính sách phúc lợi tốt ? Nửa khán phòng giơ tay.

- Bao nhiêu bạn nghĩ rằng nơi mình đang làm việc đáng để đầu quân và gắn bó lâu dài ? Chỉ còn 35 người giơ tay.

- Bao nhiêu bạn chắc chắn rằng ứng viên cũng nghĩ về công ty tốt như mình nghĩ ? Chỉ còn 3 người giơ tay.

Tại sao gần 100 người cho rằng công ty mình có chính sách phúc lợi tốt nhưng chỉ có 35 người trong số đó cho rằng công ty là nơi đáng để đầu quân và ở lại ? Tại sao chỉ còn vài người tự tin cho rằng ứng viên cũng có cảm giác và suy nghĩ như mình ? 

Tự bản thân chữ "tại sao" này đã giải thích luôn TẠI SAO NHIỀU HR TUYỂN NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC dù tin đăng nào cũng "Công ty chúng tôi tốt, xịn sò, đào tạo liên tục,...". Muốn có ứng viên, hãy xử lý từ cái gốc thay vì tự lừa dối chính mình.

EMPLOYEE BRANDING !

Thuật ngữ được PR rất nhiều trong giới nhân sự những năm gần đây, kéo theo hàng loạt lớp học được mở ra. Employee Branding tốt sẽ khiến công ty tuyển được rất dễ, rất nhanh và tha hồ chọn ứng viên. Thế là nhà nhà đi học, người người đi học với hy vọng học xong sẽ khiến nhân viên tự hào hơn với tổ chức, nhân viên giới thiệu người cho công ty, nhân viên tự nguyện quảng cáo cho công ty,...NHƯNG số người tạo ra kết quả đếm trên đầu ngón tay vì những vệ tinh xung quanh không học, không làm. Chưa kể đến nhiều khóa học đội lốt làm màu, từ những thầy "không hề làm được cho chính đội ngũ của mình" đi dạy. Những gì các bạn HR học được là kỹ thuật, xảo thuật bề nổi thì lấy đâu ra kết quả. 

Hãy nhìn vào mấy câu hỏi trên các group nhân sự: "Sao đội ngũ không chịu tham gia sự kiện công ty ? Làm thế nào để đội ngũ ý thức tham gia ? Em nói nhiều mà không ai chịu share thông tin công ty lên fb ?". Tất cả câu hỏi đều tập trung vô sự kiện, sự kiện và sự kiện; còn tại sao phải làm như thế thì không thấy ai nói gì. Đây là hệ quả của những lớp học chỉ tập trung vô bề nổi từ thầy không làm được đi dạy.

EMPLOYEE BRANDING LÀ GÌ ?

Cảm xúc của nhân viên đối với công ty là gì ? 

Họ nói với ai, nói như thế nào về công ty ? Tần suất ra sao ?

Họ tự nguyện nói hay bị ép buộc phải nói theo văn mẫu ?

Chỉ đơn giản như vậy thôi, đừng làm quá lên rồi tự đẻ ra một mớ sự kiện, bắt nhân viên làm theo rồi cho đó là Branding. Branding nghĩa là làm thương hiệu, làm thương hiệu là làm từ cái gốc ra chứ không phải tô vẽ hình thức làm màu. Sự kiện chỉ có hiệu quả, thúc đẩy thêm cho Employee Branding nếu bên trong cái ruột của công ty thực sự ngon lành.

NHỮNG YẾU TỐ CHÍNH KHIẾN EMPLOYEE BRANDING KHÔNG HIỆU QUẢ, TỪ ĐÓ HR TUYỂN KHÔNG RA NGƯỜI:

1. CEO

- Thuộc kiểu vắt chanh bỏ vỏ.

- Tham lam, bẩn tính, thích không gieo nhưng gặt cho sướng tay => Dẫn đến cái chết trong yếu tố thứ 2.

- Luôn cho mình ngon, không bao giờ nhìn nhận sự đóng góp và nỗ lực của nhân viên. Số khác thì thấy rõ sự đóng góp của nhân viên nhưng đến phần thực thi nhìn nhận thì lảng tránh.

- Không giữ cam kết, hứa rồi nhưng nửa đường thấy tiếc tiền nên lật mặt như lật bánh tráng. Đổi chính sách ngang xương để ăn chặn tiền hoa hồng của nhân viên là ví dụ.

- Thích chửi, thích mạt sát nhân viên và có tư duy "Tao trả tiền thì tao có quyền"

Sơ lược vài gạch đầu dòng trên đã khiến nhân viên ngán ngẩm, người đến phỏng vấn thì không được tôn trọng thì ba cái event nội bộ sao có thể cải thiện được. Chính CEO là người tạo ra Brand rất xấu trên thị trường, nhắc đến tên ông/bà chủ, nhắc đến tên công ty thì người ta chạy dài rồi thì ai mà tuyển cho nổi.

2. CHÍNH SÁCH PHÚC LỢI.

- Không có gì nổi trội hơn thị trường.

- JD một đường, lương một nẻo vì HR không hiểu Job nhưng copy JD trên mạng về rồi up lên. Thế là mất ứng viên vì họ thấy chức danh to nhưng lương quá thấp.

- Cam kết với ứng viên một đường, đến lúc xong thử việc thì tìm đủ mọi cách để trả lương chính thức thấp hơn mức ban đầu. Chính sách thì thay đổi xoành xoạch tùy hứng của CEO.

Ủa, chơi kiểu vậy thì bày vẽ hoạt động nội bộ ra làm màu để đạt được cái gì ? Người ta đang găm một đống cục tức trong người mà lôi người ta ra chơi "con thỏ ăn cỏ", hoan hô công ty một cách thảo mai thì người ta phản kháng là đúng rồi. Đừng nói hoạt động nhỏ, cả những chuyến đi chơi chung của công ty cũng không ai thèm đi luôn kìa.

3. QUẢN LÝ CẤP TRUNG.

Rất nhiều công ty hành xử một cách phi lý và đổ lỗi hết lên đầu HR khi ứng viên đậu phỏng vấn nghỉ việc sau vài ngày. CEO có tâm, HR có tâm, chính sách ngon nhưng sếp trực tiếp như quần què thì cũng không ai chịu nổi. Ngay sau khi bàn giao nhân viên mới cho một phòng ban nào đó thì trách nhiệm của HR về mặt chi tiết với người đó xem như chấm dứt và nhân viên đi hay ở là do sếp trực tiếp. Thế nhưng nhiều công ty không hiểu hoặc cố tình không hiểu nên cứ đè HR ra mà xử, còn HR thì thiếu trải nghiệm (hoặc năng lực) nên bị lép vế trước trưởng các phòng ban khác, thế là gánh tiếng oan.

Rất nhiều công ty tuyển người không được, xây Employee Branding không được là ở chỗ này. CEO không thấy hoặc thiếu năng lực nên bị quản lý cấp trung qua mặt mà không biết. Họ không ngờ rằng sau lưng của mình quản lý cấp trung đang đẩy Brand công ty xuống đáy dù trong các cuộc họp thì có vẻ thương nhân viên lắm. THƯƠNG EM 🤣

4. GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ.

Hồi xưa lúc còn đi làm thuê, mình gặp rất nhiều bạn tuyển dụng (cả nội bộ và Headhunter) rất dễ thương và nhiệt tình. Tìm hiểu qua công ty, nói chuyện với họ là thấy thích ngay NHƯNG đến khi gặp mấy mẹ GĐNS (có chức danh, thiếu năng lực) thích thể hiện, rất bố láo, rất coi thường người khác, ra vẻ ban phát công việc cho ứng viên thì chạy mất dép.

Đáng buồn là vẫn có rất nhiều GĐNS có cách hành xử như thế, công ty thì bị bôi đen Brand mà CEO thì bận quá nên không biết. Ủa, sếp vậy thì nhân viên tuyển người ra sao ? Sếp vậy thì Employee Branding cái gì ?

CÁCH ĐỂ CHECK COI BRAND CÔNG TY MÌNH TRONG MẮT NHÂN VIÊN, ỨNG VIÊN THẾ NÀO.

Lên https://vietnam-reviewcompany.com/ đọc đi, sẽ thấy ngay. Có hai vấn đề cần nói trước ở đây, dành cho mấy sếp hay tự ái:

1. Công ty tốt nhưng bị review xấu bởi những cá nhân quá tiêu cực và bị cho nghỉ.

Điều này nghĩa là HR đang không làm tròn nhiệm vụ của mình, hoặc do chưa tập trung, hoặc do năng lực. Chỉ cần lên kế hoạch thực hiện là xong.

2. Công ty không tốt như mình tưởng.

Thường thì phản ứng của những sếp bị bóc phốt trong trường hợp này không giữ được bình tĩnh như trường hợp ở trên. Bị túm thóp ngay điểm yếu thì sao bình tĩnh được, thế là bắt đầu ngụy biện bằng chiêu đổ lỗi ngược lại cho ứng viên: "Người thông minh sẽ biết suy nghĩ ai nói đúng, ai nói sai. Người đủ nhận thức sẽ biết phân tích và không tin vào lời nói xấu. Đứa nào đi tin mấy thông tin vớ vẩn thì cũng không phải là người giỏi để tuyển về". Vấn đề là chỉ có người đủ trải nghiệm sống, đã leo lên chức to thì mới phân tích, còn tuyển mấy em nhỏ thì sao biết ai thật ai giả. Có năng lực trong chuyên môn và khả năng nhận thức ngoài chuyên môn là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Thay vì tìm cách lấp liếm, đổ lỗi, hãy cải thiện Brand từ cái gốc.

Chốt lại bài này bằng hai câu sau:

- Thính không thơm thì cá không đớp. Tuyển hoài không được chưa chắc là lỗi HR. Đừng tự ti.

- Cái gốc tè le hột me thì quên mấy cái event nội bộ rồi ép người ta tham gia đi, không làm được đâu. Đừng diễn nữa, làm Branding không phải như vậy.

Tái bút,

Thợ sửa ống nước kiêm tổ chức Team Building để Building Team.

P/S: "Đời làm gì có thính, chỉ có bả thôi" Lão Hạc Said sau khi cắn thính và đi phỏng vấn về. Tội.

No comments:

Post a Comment

Phật giáo vs cúng sao

Nhiều người nói Phật giáo bây giờ biến tướng, cúng sao giải hạng mê tín dị đoan... Nhưng mất đi cái đó rồi, nhóm những con người có ít họ...