Search This Blog

Sunday, January 31, 2021

về tiền ảo, sự rối rắm, controlled opposition, tôn giáo, và phù thủy xứ oz

TL;DR: ~4000 chữ, tản văn viết vơ vẩn vào 1 ngày chủ nhật. Về tiền ảo, sự rối rắm, controlled opposition, tôn giáo, và the wizard of Oz.

Thi thoảng trong các comment từ xưa, tôi từng nói rằng có lý do quan trọng Trump không mặn mà lắm với đám big t*ch. Ko chỉ là chuyện thấy rủi ro độc tài của fb tw, mà còn nằm trong một tầm nhìn bao quát hơn của ông ấy: cuộc chiến giữa cái physical tangible vs. cái mental intangible.

Trump là đại gia đi lên từ xây bất động sản, ông ta từng nói "tôi yêu những thứ tangible", với vẻ đẹp của gạch đá cầu cổng lâu đài, mang cái thiêng tính của vật chất tưởng tầm thường song không thể tái tạo bằng trí não. Trump do đó có một cái sense of reality rất rõ rằng thế giới này dù công nghệ có tiến xa đến đâu thì con người vẫn phải tồn tại trong không gian vật lý, và mọi lý lẽ cố che giấu sự thật này chắc chắn đều ngầm chứa thuốc độc.

Sau bài tôi viết về cuộc chiến G*meStop (link ở cmt), đọc một cmt rất hay, thì tự nhiên nhớ lại cái ý này và muốn chém về tiền ảo.

1. 𝗛𝘂̛̃𝘂 𝗵𝗶̀𝗻𝗵 𝘃𝘀. 𝘃𝗼̂ 𝗵𝗶̀𝗻𝗵.

Tiền ảo, theo tôi, chính là bước đi tiếp theo của cánh tả để kéo nhân dân xa rời cái tangible và tiến về intangible. Nếu ai để ý, các thông điệp promote tiền ảo, nếu giờ nhìn lại sẽ thấy hệt như promote mạng xã hội:

i. Được quảng bá là free
ii. Được quảng bá là hoàn toàn độc lập tự do
iii. Được quảng bá là nơi quần tụ sức mạnh đám đông
iv. Được quảng bá là đầu bên kia bập bênh hứa hẹn cân bằng lại sức mạnh độc tài của các thực thể dòng chính. Với fb dạo đó là msm và có 1 phần chính phủ, với bitcoin giờ thì nói toạc ra là chính phủ.

Cả 4 ý tưởng trên, giờ cứ soi lại check với fb của hôm nay, đều sẽ thấy là trò đùa.

Nhưng trò đùa ấy không chỉ bắt đầu từ facebook hay tiền ảo. Tiền ảo chỉ là bước tiếp nối tự nhiên từ tiền kim loại sang tiền giấy sang thẻ và rồi tiền số. Lịch sử tuần tự nhi tiến đến độ hậu thế có dịp nhìn lại cũng chưa chắc nhận ra con người đang dần tuột mất khả năng kiểm soát hiện thực.

Nhiều người hẳn biết về cái fact là thẻ tín dụng là cái bẫy của lạm phát chi tiêu, hay là người ta đo được về mặt cảm xúc, khi tiêu thẻ con người ko có ý thức mạnh mẽ và cảm nhận trách nhiệm rõ ràng như khi tiêu tiền giấy. Bởi vì thẻ tuy cầm nắm được, song vẫn chỉ là một thứ token aka symbolization, ko gắn kết trực tiếp như tiền giấy, càng thua tiền vàng. Khi chuyển sang tiền ảo, không có cả cầm nắm, càng chèn thêm vào nhiều lớp đại diện biểu tượng, sự hụt hẫng cảm xúc càng nhân lên, con người hoàn toàn vứt bỏ linh tính trực tiếp để dấn sâu vào thế giới của sự quy ước, tại đó sức mạnh số đông thực chất bị triệt bỏ, và chỉ còn quyền năng tối cao của những kẻ nắm giữ các bí mật bị che đi của sự quy ước.

Agenda tiền ảo nói riêng lẫn thế giới intangible nói chung là như vậy, nhưng rõ ràng người ta vẫn phải trưng ra các thông điệp về sự tự do, tự chủ, và mới nhìn thì tiền ảo cũng có vẻ tự chủ tự do hơn thật? Vậy bằng cách nào để đạt được agenda kia? 

𝟮. 𝗠𝗶𝗻𝗵 𝗯𝗮̣𝗰𝗵 𝗵𝗼̛𝗻 𝗵𝗮𝘆 𝗽𝗵𝘂̛́𝗰 𝘁𝗮̣𝗽 𝗵𝗼̛𝗻?

Vốn trước giờ cánh tả luôn có những ý tưởng rất đột phá dù evil. Kiểu như nếu không thuyết dân Mỹ vote cho tôi được, thì ta đổi béng dân Mỹ. Và thời nay, nếu không bịt mắt dân quan sát thế giới được, thì ta đổi béng thế giới. Từ khoá ở đây là: rối rắm hoá.

Cái trò này có lẽ nhân dân đã trải nghiệm từ trước đó với ngành luật, và trước đó nữa với hoạt động của big government. Ý tưởng chung là biến một việc lẽ ra ai cũng tự làm được trở nên cực kỳ cồng kềnh đến độ incomprehensible với số đông, tự nhiên là quyền lực tuột khỏi tay nhân dân, rơi vào tay các "chuyên gia", theo nghĩa phổ quát là bao gồm cả luật sư, nhân viên công quyền, lẫn tất thảy các thực thể được đào tạo chỉ chuyên cho sự cồng kềnh nhân tạo đó. Đó cũng là lý do việc Trump đơn giản hoá tax bracket và các thủ tục điền thuế, nghe thì đơn sơ, nhưng lại có ý nghĩa cực kỳ lớn. Mới nghe thì nó chỉ là quyền tự điền thuế không cần luật sư, song cái quyền nhỏ bé này thực chất lật tẩy cái scam paradigm cánh tả và trả lại khả năng kiểm soát hiện thực cho quần chúng.

Tiền ảo cũng đang là một battlefield giữa cái thực và cái ảo như vậy. Bản thân ngành công nghệ đã là nơi vừa thuần tuý logical mental vừa thực hành triệt để nguyên lý hộp đen nên là thiên đường cho sự rối rắm. Công nghệ đã phát triển chuyên biệt hoá đến ngay giữa những người làm công nghệ cũng phải làm việc theo quy tắc uỷ nhiệm và tín thác, người thường càng ko có lựa chọn khác. Tiền ảo thì lại là một thứ nâng cấp hơn của sự rối rắm này. Không có gì ngạc nhiên khi giao dịch bằng tiền ảo có lúc lại chậm vice car lone. Từ kịch bản với facebook, có thể suy đoán những bất tiện này chưa chắc là bug aka không mong muốn, mà có lẽ đã được tính sẵn, aka là feature. Việc dữ liệu lưu vào các block móc nối và không thể sửa đổi cũng như thế. Các thuật ngữ obscure giống như trò ảo thuật đánh lạc hướng làm nhân dân sợ chết khiếp và không thấy con voi ở trong phòng là: Điều này khác gì một chính phủ cồng kềnh dính chặt rất khó để cải tạo nếu không muốn lật tung hết mọi thứ. Và chẳng ai có thể lật tung hết mọi thứ.

 𝟯. 𝗡𝗵𝗮̉𝘆 𝘁𝘂̛̀ 𝗵𝗼̂́ 𝗻𝗮̀𝘆 𝘀𝗮𝗻𝗴 𝗵𝗼̂́ 𝗸𝗵𝗮́𝗰?

Ý tưởng để người dân tự làm tự kiểm soát thì không sai, song nếu người dân tự giao dịch với nhau không cần bitcoin, họ sẽ có cách làm tuy không chính xác song nhanh gọn và vẫn đủ tốt. Thế giới vật lý có sẵn sự chọn lọc nhờ luật sinh tồn, giúp loại bỏ những tréo nghoe chỉ tồn tại trên giấy, nên chỉ đòi hỏi các thuật toán gọn nhẹ cho các kịch bản phổ thông. Khi ấy bitcoin giống như một dạng controlled opposition. Một cách tốt để ngăn tìm kiếm là khiến người ta tưởng đã thấy. Bitcoin đón đầu nỗi sợ hãi chính phủ và ngân hàng bằng một đưa ra một giải pháp thực chất là chính phủ ngầm và ngân hàng ảo, thay một sự uỷ nhiệm bằng một sự uỷ nhiệm phức tạp nên khó nhận hơn. Kết quả là ngăn chặn nhân dân có được giải pháp đúng, ko khác facebook khi trưng ra ảo giác về tự do ngôn luận, hay chuyện cánh tả đón đầu nỗi sợ hãi ô nhiễm nhưng không phải bằng giảm consummerism mà bằng khuyến khích mua một tỷ sản phẩm của green consumerism. Những người cánh tả không hiểu rằng chẳng ai phản đối bảo vệ môi trường, từ chối tự do, chống lại phụ nữ, hay căm ghét nền dân chủ, chỉ là cánh hữu không tin vào các giải pháp cánh tả đưa ra trong những chuyện này, đa phần mang tính cải lương hơn là hiệu quả. Lạm bàn, vụ môi trường còn khá giống vụ tiền ảo ở chỗ có lúc thay một giải pháp không hoàn hảo bằng một giải pháp thoái hoá đến khù khoằm. Người ta đổi túi nhựa bằng túi giấy mà quên mất ban đầu họ từng đổi túi giấy bằng túi nhựa vì điều gì, hay kinh khiếp nữa, một số chị em giờ còn đang tính giặt lại vải màn để thay thế băng vệ sinh.

𝟰. 𝗔𝗻𝗱 𝗮𝗹𝗹 𝘁𝗵𝗲 𝗴𝗼𝗹𝗱𝗲𝗻 𝗯𝗿𝗶𝗰𝗸 𝗿𝗼𝗮𝗱𝘀 𝗹𝗲𝗮𝗱 𝘁𝗼 …

Đến đây thì như thường lệ, lại nhớ đến một câu truyện và bộ phim quen thuộc:

The wizard of Oz.

Câu truyện này viết năm 1900, được cho là một ẩn dụ chính trị về hệ thống tiền tệ của nước Mỹ vào thời điểm đó.

Đôi giày bạc (thay vì giày đỏ như trong phim) là đại diện cho hệ thống bản vị bạc. Con đường lát gạch vàng thì là hệ thống bản vị vàng. Oz là viết tắt của ounce, còn Thành Ngọc (the Emerald City) nơi mọi thứ đều màu xanh lục, chính là biểu tượng của đồng đô được chế định theo hệ thống bản vị đó. 

Dorothy đại diện cho người dân Mỹ bình thường, bị cơn lốc khủng hoảng cuốn mất phải xa nhà, được đồng hành bởi giai cấp nông dân (bù nhìn rơm – ngờ nghệch, không não), giai cấp công nhân (người thiếc - nô lệ máy móc, không tim) và sau chót, cả một chính trị gia có ý tưởng tốt nhưng vô dụng– chính là con sư tử hèn nhát. Cụ thể hơn, con sư tử - chính trị gia all talk no action- này được cho ẩn ý về ứng viên tổng thống của đảng dân chủ năm 1896 lẫn 1900 William Jennings Bryan. Bryan cổ vũ hệ thống bản vị bạc, song lại thất cử trước đối thủ Cộng hoà William McKinley người ủng hộ bản vị vàng, ẩn dụ trong truyện bởi không ai khác, là phù thuỷ xứ Oz.

Trên là diễn dịch của một sử gia, không phải của tôi. Tuy nhiên, cá nhân tôi đồng ý với diễn dịch này, vì thấy dynamic giữa các nhân vật trong đó rất khớp với một cách giải theo chiều hoàn toàn khác, chính là chiều về ẩn dụ tôn giáo.

Cụ thể, the wizard of Oz có thông điệp phản Kito khá rõ ràng. Người dân ca ngợi Dorothy và nghĩ cô có tài phép gì cao siêu lắm, thực ra chỉ bởi căn nhà của cô bé vô tình rơi xuống đè chết mụ phù thuỷ miền Đông. Tương tự, chỉ do gió cuốn xuống đất mà Oz cũng được coi như người trời và sau đó phải cố diễn tiếp cái vai ấy. Các phép thuật hùng mạnh chỉ là những trò ảo thuật, kẻ giả mạo Oz còn xuất xứ từ một gánh xiếc. Mỗi lần Oz lại có một nhân dạng thì để cạnh khoé về khái niệm Chúa ba ngôi. Thông điệp chính của phim là: Phép thần hay Chúa đều là trò bịp, chỉ có khoa học là sự thật chân chính. Điều đưa Oz đến đây, cũng là giải pháp ông ta đề xuất để mang Dorothy về nhà, là một phát kiến có tính biểu tượng khoa học: một chiếc khinh khí cầu. Hay cách bà phù thuỷ miền Bắc ẩn ý "ở nơi nào đó văn minh thì không còn phù thuỷ, nhưng ở vùng đất này, nơi tách xa khỏi phần còn lại thế giới, thì chúng tôi vẫn tin vào các ông bà phù thuỷ" khá giống cái nhìn trí thức hay giễu cợt về nước Mỹ nhà quê mộ đạo tách rời châu Âu bởi đại dương.

Quay về với tiền tệ, Jennings Bryan từng có một bài phát biểu tên là "The Cross of Gold" với lời kêu gọi "xin đừng đóng đinh nhân loại lên cây thánh giá vàng". Nếu biết thái độ của Bryan là phản đối bản vị vàng có thể nhìn thấy câu này mang connotation chả tích cực gì hướng về phía tôn giáo. Ngược lại, giả thuyết coi Dorothy có thể về nhà bằng đôi giày bạc chả cần gì đến sự giúp đỡ của Oz khi đó vừa phản ánh tinh thần anti-C lẫn anti-gold-dollar, với Thành Ngọc Xanh và phù thuỷ xứ Oz là đại diện của cả vàng, dollar, Chúa, lẫn McKinley.

𝟱. 𝗜𝗻 𝗰𝗼𝗶𝗻𝘀 𝘄𝗲 𝘁𝗿𝘂𝘀𝘁? 

Khi nhìn lại về tiền kim loại và kết nối nhiều yếu tố, tôi cho rằng bản vị bạc được đề xuất cách đây hơn 1 thế kỷ, cũng nhân danh cần lao, cũng để giải quyết một cuộc khủng hoảng, cũng hứa hẹn cũ mới cùng tồn tại (chế độ song bản vị), chính là blueprint cho cái ngày nay người ta đang cổ suý với tiền ảo. Sự lưu hành của đồng tiền xấu sẽ làm triệt tiêu sự lưu hành của đồng tiền tốt, hệt như do silver coin có giá trị thị trường thấp hơn nhiều giá trị quy ước, việc đẩy tiền bản vị bạc vào thị trường thời điểm ấy sẽ làm biến mất sự lưu thông tiền bản vị vàng. Điều này may mắn đã ko kịp xảy ra do Jennings Bryan thất cử, tuy nhiên động cơ của nó theo tôi không thay đổi và ngày nay đang được mớm lại với tiền ảo. Đổi tiền là một cách phân phối lại tài sản xã hội trên diện rộng. Dù tất nhiên mọi cuộc "cách cái mệnh" luôn phải nhân danh một ngọn cờ nào đó để quấn che đi sự quyến rũ của lợi ích. Vì lợi là chuyện tự nhiên và tôi không có ý phán xét ai chơi tiền ảo. Chỉ là trong mọi cuộc cách cái mệnh, kết quả thu được trên diện rộng lại chẳng phải cả lý tưởng lẫn tài sản.

Trước nay vụ tiền ảo chưa bao giờ nói trên facebook phần vì xác định chả đầu tư, hai nữa đã dính đến kiếm lời thì khuyên nhủ hay kể cả nêu cảnh báo thôi là cực kỳ nhạy cảm. Thuần tuý kỹ thuật thì, giá trị của tiền nằm ở niềm tin người ta đặt vào đó, nên tiền chính xác vận hành giống đức tin. Đến đây lại nhớ, đồng tiền đang có authority lớn nhất là gì, đất nước hùng mạnh nhất là ai, và trên đồng tiền của đất nước này khắc ghi cam kết với tôn giáo nào? Không ngẫu nhiên mà các bộ phim Hollywood dù theo chủ đề chống tư bản, nữ quyền, sắc tộc, hay gì nữa, đều không thể thoát khỏi nền tảng anti-C. Bởi vì thế giới quan 2000 năm tuổi của Kito chính là nguồn gốc cho mọi lập đề, và do đó, cả phản đề, của văn minh phương Tây. Các thế lực chống Mỹ, chống đồng đô, chống Kito, chống tư bản, chẳng ngẫu nhiên cũng luôn cùng hội tụ.

Theo nghĩa đó, bitcoin không chỉ là một đồng tiền, nó cũng đồng thời trở thành token của một thứ tôn giáo mới đại diện cho N*w W*rld Ord*r. Thông điệp chống chính phủ của tiền ảo, hệt như của facebook, có thể sẽ chẳng dẫn đến tự do cho nhân dân, mà chỉ là gạt bỏ các chính phủ nhỏ lẻ của từng quốc gia, để tiến tới sự ra đời của chính phủ toàn cầu, thay cái độc tài local bằng cái độc tài global của tài phiệt xuyên lục địa, thay Chúa trên dollar bằng một loại Chúa crypto. 

Mở ngoặc, khái niệm chính phủ toàn cầu nói cách đây 5 năm hẳn sẽ bị đại chúng coi là điên, nhưng với hành xử gần đây của big tech, và việc một số quốc gia phương Tây như Ba Lan bắt đầu cảnh giác ra luật để chế định sự can thiệp xuyên biên giới của facebook, thì số người cười nhạo cũng đã ít nhiều rồi.

Tất nhiên, với bài viết này tôi không nhu cầu gì về thay đổi hiện thực. Tôi chỉ muốn ghi lại suy nghĩ này, như một cách vừa để trao đổi vừa để sau này kiểm nghiệm lại. Giống như không hẳn câu chuyện của Wizard of Oz đã giúp tôi hiểu về tiền ảo, mà ngược lại, chính khi nghĩ về tiền ảo và backtrack lại quá khứ, tôi mới có hình dung đúng về câu chuyện đằng sau Wizard of Oz.

Tin xấu là, như vậy thì hiện tại dường như chẳng bao giờ học được gì từ lịch sử.

Tin tốt là, lịch sử dường như lại có thể học được nhiều nhờ hiện tại.

No comments:

Post a Comment

Phật giáo vs cúng sao

Nhiều người nói Phật giáo bây giờ biến tướng, cúng sao giải hạng mê tín dị đoan... Nhưng mất đi cái đó rồi, nhóm những con người có ít họ...