Triết học và tôn giáo có ích gì?
1. Mọi người hay nhớ tới định nghĩa "Triết học là khoa học của các khoa học". Khi học chính trị tôi lại nghe nói "nếu cho triết học là khoa học của các khoa học thì đó là sai lầm tạo điều kiện cho kẻ địch xuyên tạc chân lý". Ngẫm cho cùng tôi thấy định nghĩa này sai thật. Tất nhiên không phải vì nó tạo điều kiện cho kẻ địch xuyên tạc. Đã là chân lý thì không thể xuyên tạc.
2. Nếu là khoa học của các khoa học triết học phải cung cấp phương pháp luận cho khoa học và có tiêu chuẩn phân định đúng sai. Thực ra triết học không đưa ra một phương pháp nào cả, cũng không hề có tiêu chuẩn phân định đúng sai nào. Chỉ có nhà triết học nửa mùa mới hay phán đúng sai và phương pháp cụ thể trong các ngành khoa học. Nhìn chung các nhà triết học nói về các vấn đề khoa học, sớm hay muộn cũng thành trò cười, tuy họ có thể lấy chân lý làm khoa học làm dẫn chứng cho triết học. Vậy thì triết học có ích lợi gì?
3. Triết học bắt đầu là siêu hình học (metaphysics). Bản thân môn học này không có nghĩa xấu như trong tiếng Việt hiện nay, có lẽ do ảnh hưởng của tuyên huấn, chụp mũ nhau bằng siêu hình tức là khai tử chính trị. Thực ra dịch là "siêu hình" gần nghĩa với không có bằng chứng, quan sát không đúng hẳn mà là "giả vật lý" mới chính xác. Trong khi đó vật lý là "triết học của tự nhiên". Như vậy triết học là cố lý giải những điều gì vật lý hay nói rộng hơn là khoa học không chịu hoặc không lý giải được (thực ra đó là hai mặt của cùng một vấn đề)
4. Buổi đầu của khoa học chỉ có hình học và vật lý. Tuy người ta đã biết tới con số và tính toán chút ít, nhưng chưa có khoa số học. Hình học hướng tới mục tiêu ứng dụng, phục vụ nhu cầu đo đất của địa chủ. Vật lý hoàn toàn siêu hình, để trả lời các câu hỏi mang tính triết lý hoàn toàn không có tý thực tế nào và thường do các triết gia đảm nhiệm. Thí dụ như cấu tạo của vật chất là gì? Tại sao mũi tên bay được? Thế giới bắt đầu từ đâu? Các câu trả lời cố nhiên đều hết sức triết học và buồn cười.
5. Câc câu hỏi đó chỉ trở nên nghiêm túc khi có thực nghiệm và hệ thống khái niệm phù hợp. Chúng ta có thể thấy hệ thống khái niệm của triết học, các câu hỏi triết học rất ít thay đổi. Điểm khác biệt quan trọng nhất của triết học với bất cứ ngành khoa học nào là triết học không có thực nghiệm vì thế nó cũng không quan tâm tới ứng dụng. Triết học quan tâm chủ yếu tới quan niệm và một số khái niệm xung quanh đó.
6. Chính vì thế ích lợi của triết học là thâu nạp những câu hỏi mà đối tượng của nó chưa thuộc về khoa học nào cả nhưng cố gắng dùng các phương pháp và kinh nghiệm của các môn khoa học để tiếp cận với các quan niệm khác nhau. Vì vậy triết học có thể bao dung các loại pseudo science ( hoặc meta science). Chú ý việc dịch ra tiếng Việt chữ pseudo hay meta là "giả" gây ra nhiều hiểu lầm theo nghĩa xấu. Trong vật lý các khái niệm "giả hạt" hay "giả thế năng" rất có ích và sâu sắc. Tôi muốn dùng chữ "tựa" hay "tiền" hơn. Như vậy triết học là nơi ươm tạo cho các "tựa khoa học".
7. Tôn giáo cũng bắt đầu từ các câu hỏi siêu hình và triết lý. Như vậy cũng được ươm tạo bởi triết học. Tuy nhiên, khi rời khỏi triết học khoa học được xây dựng trên cơ sở hoài nghi và kiểm chứng bằng quan sát thực nghiệm. Tôn giáo rời khỏi triết học bằng một niềm tin tách rời với thực nghiệm và ràng buộc con người bởi niềm tin đó. Tôn giáo vì vậy là con đường chấm dứt khắc khoải vật vã ngắn nhất và phù hợp với việc tìm hạnh phúc cá nhân. Mục tiêu của tôn giáo là tìm hạnh phúc chứ không phải tìm chân lý, đôi khi nghiệt ngã. Một cách bản năng và lười biếng, nhiều người đem đối lập tôn giáo với khoa học để chỉ phải tìm hiểu một thứ. Thực ra cuộc sống là cân bằng, không có hạnh phúc thực sự mà mù quáng và không có chân lý thuần tuý máy móc.
1. Mọi người hay nhớ tới định nghĩa "Triết học là khoa học của các khoa học". Khi học chính trị tôi lại nghe nói "nếu cho triết học là khoa học của các khoa học thì đó là sai lầm tạo điều kiện cho kẻ địch xuyên tạc chân lý". Ngẫm cho cùng tôi thấy định nghĩa này sai thật. Tất nhiên không phải vì nó tạo điều kiện cho kẻ địch xuyên tạc. Đã là chân lý thì không thể xuyên tạc.
2. Nếu là khoa học của các khoa học triết học phải cung cấp phương pháp luận cho khoa học và có tiêu chuẩn phân định đúng sai. Thực ra triết học không đưa ra một phương pháp nào cả, cũng không hề có tiêu chuẩn phân định đúng sai nào. Chỉ có nhà triết học nửa mùa mới hay phán đúng sai và phương pháp cụ thể trong các ngành khoa học. Nhìn chung các nhà triết học nói về các vấn đề khoa học, sớm hay muộn cũng thành trò cười, tuy họ có thể lấy chân lý làm khoa học làm dẫn chứng cho triết học. Vậy thì triết học có ích lợi gì?
3. Triết học bắt đầu là siêu hình học (metaphysics). Bản thân môn học này không có nghĩa xấu như trong tiếng Việt hiện nay, có lẽ do ảnh hưởng của tuyên huấn, chụp mũ nhau bằng siêu hình tức là khai tử chính trị. Thực ra dịch là "siêu hình" gần nghĩa với không có bằng chứng, quan sát không đúng hẳn mà là "giả vật lý" mới chính xác. Trong khi đó vật lý là "triết học của tự nhiên". Như vậy triết học là cố lý giải những điều gì vật lý hay nói rộng hơn là khoa học không chịu hoặc không lý giải được (thực ra đó là hai mặt của cùng một vấn đề)
4. Buổi đầu của khoa học chỉ có hình học và vật lý. Tuy người ta đã biết tới con số và tính toán chút ít, nhưng chưa có khoa số học. Hình học hướng tới mục tiêu ứng dụng, phục vụ nhu cầu đo đất của địa chủ. Vật lý hoàn toàn siêu hình, để trả lời các câu hỏi mang tính triết lý hoàn toàn không có tý thực tế nào và thường do các triết gia đảm nhiệm. Thí dụ như cấu tạo của vật chất là gì? Tại sao mũi tên bay được? Thế giới bắt đầu từ đâu? Các câu trả lời cố nhiên đều hết sức triết học và buồn cười.
5. Câc câu hỏi đó chỉ trở nên nghiêm túc khi có thực nghiệm và hệ thống khái niệm phù hợp. Chúng ta có thể thấy hệ thống khái niệm của triết học, các câu hỏi triết học rất ít thay đổi. Điểm khác biệt quan trọng nhất của triết học với bất cứ ngành khoa học nào là triết học không có thực nghiệm vì thế nó cũng không quan tâm tới ứng dụng. Triết học quan tâm chủ yếu tới quan niệm và một số khái niệm xung quanh đó.
6. Chính vì thế ích lợi của triết học là thâu nạp những câu hỏi mà đối tượng của nó chưa thuộc về khoa học nào cả nhưng cố gắng dùng các phương pháp và kinh nghiệm của các môn khoa học để tiếp cận với các quan niệm khác nhau. Vì vậy triết học có thể bao dung các loại pseudo science ( hoặc meta science). Chú ý việc dịch ra tiếng Việt chữ pseudo hay meta là "giả" gây ra nhiều hiểu lầm theo nghĩa xấu. Trong vật lý các khái niệm "giả hạt" hay "giả thế năng" rất có ích và sâu sắc. Tôi muốn dùng chữ "tựa" hay "tiền" hơn. Như vậy triết học là nơi ươm tạo cho các "tựa khoa học".
7. Tôn giáo cũng bắt đầu từ các câu hỏi siêu hình và triết lý. Như vậy cũng được ươm tạo bởi triết học. Tuy nhiên, khi rời khỏi triết học khoa học được xây dựng trên cơ sở hoài nghi và kiểm chứng bằng quan sát thực nghiệm. Tôn giáo rời khỏi triết học bằng một niềm tin tách rời với thực nghiệm và ràng buộc con người bởi niềm tin đó. Tôn giáo vì vậy là con đường chấm dứt khắc khoải vật vã ngắn nhất và phù hợp với việc tìm hạnh phúc cá nhân. Mục tiêu của tôn giáo là tìm hạnh phúc chứ không phải tìm chân lý, đôi khi nghiệt ngã. Một cách bản năng và lười biếng, nhiều người đem đối lập tôn giáo với khoa học để chỉ phải tìm hiểu một thứ. Thực ra cuộc sống là cân bằng, không có hạnh phúc thực sự mà mù quáng và không có chân lý thuần tuý máy móc.
Nguyen Ai Viet
No comments:
Post a Comment