Search This Blog

Sunday, February 7, 2021

Ask: Các thói quen Khắc kỷ nào mà tôi có thể tự luyện tập từ hôm nay?

Ask: Các thói quen Khắc kỷ nào mà tôi có thể tự luyện tập từ hôm nay?
Answer: Sim Campbell, người theo Chủ nghĩa khắc kỷ, sống theo tư tưởng triết học khắc kỷ đã 10 năm hơn.
Source: https://qr.ae/pN6D5A
{----------------------------------------------------------}
(Người dịch: Theo wikipedia, Chủ nghĩa khắc kỷ (hay chủ nghĩa stoic/stoa, tiếng Hy Lạp: Στωικισμός, tiếng Latinh: Stoicismus) là một trường phái triết học Hy Lạp cổ đại do Zeno thành Citium sáng lập ra tại Athens vào đầu thế kỷ thứ 3 Trước Công Nguyên. Chủ nghĩa khắc kỷ là một nhánh triết học về đạo đức con người, thứ được tạo ra bằng logic và cách mà con người nhìn nhận bản chất thế giới.
Chủ nghĩa khắc kỷ cho rằng vì con người là một sinh vật thuộc về xã hội, nên con đường đi tới eudaimonia (hạnh phúc) của chúng ta sẽ được tìm ra thông qua việc chấp nhận việc mọi thứ đang diễn ra, không cho phép bản thân bị kiểm soát bởi những khao khát được thỏa mãn hoặc sợ hãi trước những đớn đau, thông qua việc sử dụng trí óc của mình để hiểu thế giới này và làm những phần việc mình cần làm để đóng góp cho kế hoạch mà tự nhiên đã vạch ra sẵn, và thông qua việc cùng làm việc, đối xử với những người khác một cách công bằng, bất thiên vị. )
---------------------------------------
Khi bạn hỏi câu hỏi này về "các thói quen khắc kỷ", tôi thấy hơi buồn cười vì ... chẳng có khái niệm nào như vậy cả (hoặc ít nhất là theo quan điểm cá nhân của tôi).
Những con người khắc kỷ, là những người vô cùng đa dạng với những cách sống, tính khí và cuộc đời khác biệt.
Ví dụ, triết gia Seneca là một người "nóng lạnh thất thường". Một ngày, ông ta sẽ "bật chế độ" khắc kỷ lên, còn ngày khác, ông ấy sẽ làm những hành động mà chẳng hề có tính "khắc kỷ" gì cả.
Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ rằng có một vài khung mẫu tư duy mà người ta có thể cho rằng nó mang tính "khắc kỷ". Dưới đây là một vài thứ trong số chúng và cách để chúng ta có thể ứng dụng thực hành
1. Dửng dưng với những thứ Ngoại cuộc
"Ta ngưỡng mộ điều gì? Những thứ bên ngoài. Ta dành thời gian cho thứ chi? Thứ bên ngoài chúng ta. Phải chăng vì vậy, mà ta sợ hãi và âu lo? Kết cục còn gì khác ngoài hai thứ ấy?" -Epictetus, Diễn ngôn (Discourses)
"Ngoại cuộc" là những thứ mà các triết gia khắc kỷ cho rằng "bất cứ thứ gì hay bất kì ai không phải là bản thân bạn". Về cơ bản, đó là tất cả những gì bên ngoài tâm trí của mình.
Thời tiết
Chính trị
Quan điểm của những người khác
Mất việc làm
Đại dịch toàn cầu
Kể cả cơ thể của chính bạn
Trên đây là những thứ trong đời mà bạn không thể kiểm soát. Nhưng nhiều người nói rằng bạn sẽ bị thu hút bởi chúng, nếu không thì là do hời hợt, "bạn chẳng hề bận tâm".
Liệu như vậy có phải là sự thực hay không?
Ứng dụng: có quá nhiều thứ trong đời chúng ta được chú ý kịch độ để cố tạo tầm ảnh hưởng lên các sự kiện bên ngoài. Nếu chúng ta chỉ tập trung vào những chuyện ta có thể giải quyết ngay giờ đây, ngay phút giây này thì sao? Và còn có nhiều nhiều những thứ khác dưới góc nhìn của định nghĩa này.
Bạn chỉ có thể tập trung vào một thứ hay một bộ các thứ nào đó trong một khoảng thời gian. Nếu như bạn tập trung vào những thứ thực sự mang lại tác động chính đáng và để những việc khác cho "thượng đế suy xét" thì sao? Thử tưởng tượng cuộc đời bạn sẽ ra sao? Sự an yên, tự tại mà bạn có sẽ nhiều đến mức nào?
2. Thời gian
"Không ai quý trọng giá trị của thời gian; mọi người sử dụng nó xa hoa, như thể thời gian là miễn phí" - Seneca, Bàn về sự ngắn ngủi cuộc đời (On the Shortness of Life)
Hãy nghĩ về cuộc đời, nghĩ là bạn đã tiêu tốn bao nhiêu thời gian cho những thứ mà chẳng mang lại bất cứ giá trị nào?
Bao nhiêu tiếng? Bao nhiêu năm cho những chuyện như vậy rồi?
Chỉ có hai thứ là chắc chắn trong đời:
Thời gian sẽ dần trôi
Một ngày nào đó, bạn sẽ từ giã cõi trần
Mọi thứ khác, đều chỉ là phụ thêm thôi. Thứ duy nhất mà chúng ta có khi ta còn sống đó chính là cuộc đời ta. Chúng ta chẳng được đảm bảo thêm bất cứ điều gì khác. Vì thế, thời gian và cách thức sử dụng hiệu quả thời gian là yếu tố duy nhất chúng ta thực sự sở hữu và điều khiển được.
Ứng dụng: hãy nghĩ cách bạn sử dụng thời gian biểu khôn ngoan hơn. Có cái gì bạn có thể thêm bớt hay chia thêm để tăng khả năng đạt hiệu quả cho cuộc đời bạn không? Bạn có thể đi ngủ sớm, dậy sớm, dành thêm thời gian cho những dự án ý nghĩa khác. Đây, chính là khởi đầu dành cho bạn.
3. Chuyển biến nghịch cảnh
"Sức mạnh ngự trị bên trong mỗi chúng ta, khi nó song hành với tự nhiên, được tạo nên để thích nghi dễ dàng với bất kì cái gì diễn ra cũng như bất cứ điều gì có tiềm năng. Chẳng cần nguyên liệu cụ thể nào, nó tiến về phía trước với sứ mệnh mà nghịch cảnh dẫn lối. Mọi thứ gì nằm giữa con đường, đều trở thành nguyên liệu cho thứ sức mạnh ấy, như khi lửa thiêu cháy tất cả những gì được ném vào" - Marcus Aurelius, Thiền định (Meditations)
Thiếu đi tiếp cận về nghịch cảnh, thì không thể có thảo luận gì về Chủ nghĩa Khắc kỷ mà hoàn chỉnh chu toàn được.
Trong cuộc đời, có xu hướng nhiều chuyện "xấu" sẽ xảy đến với bạn.
Kẹt xe, khiến bạn đi làm muộn. Người thân trong gia đình bạn bị ốm hay qua đời. Bạn làm rơi laptop từ cầu thang xuống lầu. Bạn mất đi nguồn thu nhập chính của mình.
Tất cả những "sự kiện xui xẻo" này có thể được sử dụng để mài dũa nên tính cách của bạn (nghe sến súa y như tên nó vậy).
Ứng dụng: Kim cương được hình thành dưới áp lực cực kinh khủng. Thợ rèn sử dụng những vật liệu không chịu được sức nóng để rèn dũa. Thanh kiếm được mài sắc trên đá mài.
Có thứ gì trong đời bạn có vẻ như rất tồi tệ mà bạn có thể sử dụng để làm bản thân mình tốt hơn không?
Có thể bạn bị cho thôi việc trong mùa dịch bệnh này. Có thể đây là dấu hiệu bạn nên khởi nghiệp hay làm tự do freelance.
Tiền nong chắt bóp quá. Sống bớt tiêu xài hơn có lẽ là việc mà bạn cần.
Có thể bạn bị crush từ chối tình cảm chăng? Còn nhiều người khác ngoài kia mà.
Nhiều, rất nhiều thứ có thể xảy ra. Nhưng không phải là cái gì xảy ra mà là cách bạn sẽ làm gì với chúng.
Vậy, bạn sẽ làm gì? Cay đắng với đời, hay mài dũa để trở nên tốt hơn?
Quyết định, nằm ở bạn.

No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...