LÌ XÌ
Tục thưởng tiền cho trẻ con tương truyền xuất phát từ thời Đường Huyền tông. Bấy giờ An Lộc Sơn biết Huyền tông sủng ái Dương Quý phi, liền tôn bà làm mẹ nuôi (dù An Lộc Sơn hơn Dương thị tới hơn mười tuổi). Năm Thiên Bảo thứ 10 (751), ngày mùng 3 tháng Giêng là sinh nhật của An Lộc Sơn, Huyền tông và Quý phi tặng cho lễ vật rất trọng, lại theo tập tục thời cổ, trẻ con vào ngày thứ 3 sau khi sinh thì được làm lễ tắm gội cho, gọi là Tẩy tam. Nên ba ngày sau sinh nhật của "chàng con nuôi", Dương Quý phi sai người đặt An Lộc Sơn vào bồn, tự tay tắm rửa sạch sẽ (mlem mlem) rồi bọc vào cái tã "siêu to khổng lồ", còn Huyền tông thì dùng vàng bạc chế thành đồng tiền để ban thưởng cho An Lộc Sơn, gọi là Tẩy nhi tiền (tiền tắm trẻ). Từ đó, cung nhân hay tặng nhau "Tẩy nhi tiền" với hàm ý chúc nhau được nhận ân sủng. Dần dần Tẩy nhi tiền trở thành tập tục thưởng tiền cho trẻ con vào đầu năm mới, tức lì xì.
Lì xì (tức Lợi thị) thì quá quen thuộc rồi, nhưng Lợi thị mang nghĩa... lì xì là tương đối gần đây, chứ thời cổ không dùng chữ ấy để riêng chỉ tiền mừng tuổi [1]. Tục mừng tuổi đầu năm thường gắn với những chữ như Hồng bao, Hồng phong bao và tiền mừng tuổi còn gọi là Tùy niên tiền, Áp túy tiền, Áp kinh tiền, Áp tuế tiền, Yết niên tiền,...
Tùy niên tiền là cách gọi thời Tống, mang ý nghĩa phát tiền vào thời điểm năm cũ qua năm mới tới, lại có nghĩa là tùy theo độ tuổi của trẻ con mà phát tiền. Hoàng thất nhà Tống lại có tục gần tới cuối năm, hậu phi chuẩn bị xâu 120 tiền tặng cho hoàng tử, công chúa treo tại đầu giường để trừ tà, lại hàm ý sống lâu 120 tuổi, gọi là "ngật bách nhị".
Tương tự ý nghĩa trên, lại có tục Áp Túy, cuối năm, người lớn tặng cho trẻ con xâu 100 đồng tiền gọi là Áp túy tiền, dùng xâu tiền để trừ tà và ngụ ý sống lâu trăm tuổi; hoặc tặng nhau mâm bánh kẹo gọi là Áp túy bàn, hay đem mấy loại hoa quả như quít, vải đặt dưới gối gọi là Áp túy quả tử. Tới đêm Giao thừa thì lấy ra ăn cho may mắn cả năm.
Tại sao lại có tục dùng xâu tiền để trừ tà? Truyền thuyết dân gian thời cổ có một loại tiểu yêu gọi là Túy [2], mình đen tay trắng, cứ đêm Giao thừa lại đi tới đầu giường con nít lấy tay sờ soạng đứa nhỏ từ đầu tới chân. Đứa nhỏ sợ phát khóc, sau đó phát sốt mấy ngày mới khỏi, nhưng không hồi phục mà thành đứa bé ngớ ngẩn. Thế là mỗi vùng một tục để xua đuổi tà mà. Có nơi đốt pháo, bắn pháo bông; có nơi cắt cử người lớn thức trắng đêm trông trẻ gọi là "Thủ Túy"; có nơi dùng tiền để "hối lộ" yêu ma thì gọi là Áp Túy tiền. Lại có nơi đặt hồng bao đựng 8 đồng tiền ở đầu giường trẻ con, với hàm ý 8 đồng tiền do bát tiên biến hóa thành, dọa cho Túy phải chạy, gọi là Bát bảo tiền. Lại có nơi dùng xâu tiền kết thành hình con rồng treo ở chân giường hoặc đặt trên đỉnh màn để dọa yêu ma. Dù theo thuyết nào đi nữa thì việc dùng tiền để "xử lý" yêu quái có vẻ khá thông dụng ở Trung Quốc [3].
Ngược dòng lịch sử, Áp Túy tiền sơ khai đã có từ thời Hán với tên gọi Áp thắng tiền hoặc Yếm thắng tiền, là những đồng tiền được chế riêng dành cho việc trừ tà [4], ngoài hoa văn đồng tiền có thêm hoặc đồ hình như long, phượng, quy, xà, song ngư, thất tinh, bát quái, bảo kiếm, thần tiên, tăng nhân, đạo sĩ,... Hoặc để chúc phúc với các câu "cát ngữ" như "Thiên thu vạn tuế", "Thiên hạ thái bình", "Khứ ương trừ hung", "Trường mệnh phú quý", "Kim ngọc mãn đường", "Gia quan tiến lộc", "Phúc thọ diên trưởng",... Tiền này được người ta đeo bên mình hàng ngày như trang sức.
Với tiền mừng người cao tuổi, Áp Túy tiền được đọc chệch sang thành Áp tuế tiền, với ý nghĩa tiền dùng để trấn áp "sự già đi", "sự thêm tuôi", chúc cho người già trường thọ.
Dần dà, cách gọi hài âm Áp tuế trên trở nên thông dụng, với tiền mừng tuổi người già hay trẻ con, đều gọi là Áp tuế tiền, hiểu theo nghĩa bình an vượt qua một năm, hoàn toàn không còn mang ý nghĩa tránh tà trừ ma nữa.
Thời trước, tiền mừng tuổi không mang nặng ý nghĩa về số lượng, mà hàm ẩn việc cầu chúc. Ví như hồng bao để 100 đồng tiền thì mang nghĩa "trường mệnh bách tuế"; hồng bao để 1 đồng bạc thì mang nghĩa "nhất bản vạn lợi", hoặc số đồng tiền gắn với số 8 (phát), số 6 (lục) và tuyệt đối kiêng số 4 (tử). Ngày nay với sự thông dụng của tiền giấy nhiều mệnh giá, thì có tục tặng phong bao đựng nhiều tờ tiền mệnh giá liền nhau ngụ ý "liên tục phát tài", "liên tục thăng chức".
--
[1] Lợi thị còn được dùng để chỉ các loại tiền, vật mà người trên tặng cho người dưới, người lớn tặng cho trẻ nhỏ bất cứ dịp lễ lạt nào; hoặc gia chủ tặng cho tùy tùng của khách quý. Hoặc như nhà có đám cưới, kiệu phu, xa phu có tục để cô dâu lên kiệu, xe rồi trùng trình chẳng đi, nhà gái đem phong bao ra thưởng thì mới khởi hành, đó cũng là lì xì.
[2] Loại yêu ma này mỗi vùng gọi một khác, có nơi gọi là Tịch (nên đêm Giao thừa còn gọi là Trừ Tịch); có nơi gọi là Túy nên với con nít gọi là Áp túy tiền; có nơi lại gọi là Niên.
[3] Trong Phong Thần diễn nghĩa chẳng hạn, một trong các bửu bối có pháp lực mạnh nhất là Lạc Bửu tiền của Tiêu Thăng và Tào Bửu. Hễ bửu bối của đối phương liệng lên thì Tiêu Thăng quăng Lạc Bửu tiền đánh nó rớt xuống còn Tào Bửu chạy ra nhặt. Ý nghĩa dùng tiền để chế ngự bảo bối khác khá rõ ràng.
[4] Hoặc các triều đại sau dùng tiền cổ đúc ở triều đại trước.
--
hình: số tk em các bác biết cả rồi đó ạ, nhớ lì xì em nghen, Áp Túy hay Áp Tuế đều được, hoặc các mệnh giá liên tiếp với thông điệp "liên tục biên tus", "liên tục ra sách" chẳng hạn.
Tục thưởng tiền cho trẻ con tương truyền xuất phát từ thời Đường Huyền tông. Bấy giờ An Lộc Sơn biết Huyền tông sủng ái Dương Quý phi, liền tôn bà làm mẹ nuôi (dù An Lộc Sơn hơn Dương thị tới hơn mười tuổi). Năm Thiên Bảo thứ 10 (751), ngày mùng 3 tháng Giêng là sinh nhật của An Lộc Sơn, Huyền tông và Quý phi tặng cho lễ vật rất trọng, lại theo tập tục thời cổ, trẻ con vào ngày thứ 3 sau khi sinh thì được làm lễ tắm gội cho, gọi là Tẩy tam. Nên ba ngày sau sinh nhật của "chàng con nuôi", Dương Quý phi sai người đặt An Lộc Sơn vào bồn, tự tay tắm rửa sạch sẽ (mlem mlem) rồi bọc vào cái tã "siêu to khổng lồ", còn Huyền tông thì dùng vàng bạc chế thành đồng tiền để ban thưởng cho An Lộc Sơn, gọi là Tẩy nhi tiền (tiền tắm trẻ). Từ đó, cung nhân hay tặng nhau "Tẩy nhi tiền" với hàm ý chúc nhau được nhận ân sủng. Dần dần Tẩy nhi tiền trở thành tập tục thưởng tiền cho trẻ con vào đầu năm mới, tức lì xì.
Lì xì (tức Lợi thị) thì quá quen thuộc rồi, nhưng Lợi thị mang nghĩa... lì xì là tương đối gần đây, chứ thời cổ không dùng chữ ấy để riêng chỉ tiền mừng tuổi [1]. Tục mừng tuổi đầu năm thường gắn với những chữ như Hồng bao, Hồng phong bao và tiền mừng tuổi còn gọi là Tùy niên tiền, Áp túy tiền, Áp kinh tiền, Áp tuế tiền, Yết niên tiền,...
Tùy niên tiền là cách gọi thời Tống, mang ý nghĩa phát tiền vào thời điểm năm cũ qua năm mới tới, lại có nghĩa là tùy theo độ tuổi của trẻ con mà phát tiền. Hoàng thất nhà Tống lại có tục gần tới cuối năm, hậu phi chuẩn bị xâu 120 tiền tặng cho hoàng tử, công chúa treo tại đầu giường để trừ tà, lại hàm ý sống lâu 120 tuổi, gọi là "ngật bách nhị".
Tương tự ý nghĩa trên, lại có tục Áp Túy, cuối năm, người lớn tặng cho trẻ con xâu 100 đồng tiền gọi là Áp túy tiền, dùng xâu tiền để trừ tà và ngụ ý sống lâu trăm tuổi; hoặc tặng nhau mâm bánh kẹo gọi là Áp túy bàn, hay đem mấy loại hoa quả như quít, vải đặt dưới gối gọi là Áp túy quả tử. Tới đêm Giao thừa thì lấy ra ăn cho may mắn cả năm.
Tại sao lại có tục dùng xâu tiền để trừ tà? Truyền thuyết dân gian thời cổ có một loại tiểu yêu gọi là Túy [2], mình đen tay trắng, cứ đêm Giao thừa lại đi tới đầu giường con nít lấy tay sờ soạng đứa nhỏ từ đầu tới chân. Đứa nhỏ sợ phát khóc, sau đó phát sốt mấy ngày mới khỏi, nhưng không hồi phục mà thành đứa bé ngớ ngẩn. Thế là mỗi vùng một tục để xua đuổi tà mà. Có nơi đốt pháo, bắn pháo bông; có nơi cắt cử người lớn thức trắng đêm trông trẻ gọi là "Thủ Túy"; có nơi dùng tiền để "hối lộ" yêu ma thì gọi là Áp Túy tiền. Lại có nơi đặt hồng bao đựng 8 đồng tiền ở đầu giường trẻ con, với hàm ý 8 đồng tiền do bát tiên biến hóa thành, dọa cho Túy phải chạy, gọi là Bát bảo tiền. Lại có nơi dùng xâu tiền kết thành hình con rồng treo ở chân giường hoặc đặt trên đỉnh màn để dọa yêu ma. Dù theo thuyết nào đi nữa thì việc dùng tiền để "xử lý" yêu quái có vẻ khá thông dụng ở Trung Quốc [3].
Ngược dòng lịch sử, Áp Túy tiền sơ khai đã có từ thời Hán với tên gọi Áp thắng tiền hoặc Yếm thắng tiền, là những đồng tiền được chế riêng dành cho việc trừ tà [4], ngoài hoa văn đồng tiền có thêm hoặc đồ hình như long, phượng, quy, xà, song ngư, thất tinh, bát quái, bảo kiếm, thần tiên, tăng nhân, đạo sĩ,... Hoặc để chúc phúc với các câu "cát ngữ" như "Thiên thu vạn tuế", "Thiên hạ thái bình", "Khứ ương trừ hung", "Trường mệnh phú quý", "Kim ngọc mãn đường", "Gia quan tiến lộc", "Phúc thọ diên trưởng",... Tiền này được người ta đeo bên mình hàng ngày như trang sức.
Với tiền mừng người cao tuổi, Áp Túy tiền được đọc chệch sang thành Áp tuế tiền, với ý nghĩa tiền dùng để trấn áp "sự già đi", "sự thêm tuôi", chúc cho người già trường thọ.
Dần dà, cách gọi hài âm Áp tuế trên trở nên thông dụng, với tiền mừng tuổi người già hay trẻ con, đều gọi là Áp tuế tiền, hiểu theo nghĩa bình an vượt qua một năm, hoàn toàn không còn mang ý nghĩa tránh tà trừ ma nữa.
Thời trước, tiền mừng tuổi không mang nặng ý nghĩa về số lượng, mà hàm ẩn việc cầu chúc. Ví như hồng bao để 100 đồng tiền thì mang nghĩa "trường mệnh bách tuế"; hồng bao để 1 đồng bạc thì mang nghĩa "nhất bản vạn lợi", hoặc số đồng tiền gắn với số 8 (phát), số 6 (lục) và tuyệt đối kiêng số 4 (tử). Ngày nay với sự thông dụng của tiền giấy nhiều mệnh giá, thì có tục tặng phong bao đựng nhiều tờ tiền mệnh giá liền nhau ngụ ý "liên tục phát tài", "liên tục thăng chức".
--
[1] Lợi thị còn được dùng để chỉ các loại tiền, vật mà người trên tặng cho người dưới, người lớn tặng cho trẻ nhỏ bất cứ dịp lễ lạt nào; hoặc gia chủ tặng cho tùy tùng của khách quý. Hoặc như nhà có đám cưới, kiệu phu, xa phu có tục để cô dâu lên kiệu, xe rồi trùng trình chẳng đi, nhà gái đem phong bao ra thưởng thì mới khởi hành, đó cũng là lì xì.
[2] Loại yêu ma này mỗi vùng gọi một khác, có nơi gọi là Tịch (nên đêm Giao thừa còn gọi là Trừ Tịch); có nơi gọi là Túy nên với con nít gọi là Áp túy tiền; có nơi lại gọi là Niên.
[3] Trong Phong Thần diễn nghĩa chẳng hạn, một trong các bửu bối có pháp lực mạnh nhất là Lạc Bửu tiền của Tiêu Thăng và Tào Bửu. Hễ bửu bối của đối phương liệng lên thì Tiêu Thăng quăng Lạc Bửu tiền đánh nó rớt xuống còn Tào Bửu chạy ra nhặt. Ý nghĩa dùng tiền để chế ngự bảo bối khác khá rõ ràng.
[4] Hoặc các triều đại sau dùng tiền cổ đúc ở triều đại trước.
--
hình: số tk em các bác biết cả rồi đó ạ, nhớ lì xì em nghen, Áp Túy hay Áp Tuế đều được, hoặc các mệnh giá liên tiếp với thông điệp "liên tục biên tus", "liên tục ra sách" chẳng hạn.
Tuan Nhu To
No comments:
Post a Comment