Search This Blog

Thursday, March 4, 2021

Siêu thị bản vẽ, thương hiệu, khách hàng mục tiêu

Thay vì trả hàng chục đến hàng trăm triệu đồng để thiết kế nhà, giờ đây hơn 90% người dân xây nhà chỉ cần bỏ ra 6 triệu là mua được một bộ thiết kế đầy đủ từ kiến trúc, phối cảnh 3D cho đến kết cấu. Cầm bảng vẽ xong đưa cho ông nhà thầu là xong. Không chỉ tiết kiệm được tiền, còn tiết kiệm được cả vài tuần đo đạc và thiết kế nữa.

TẠI SAO LẠI LÀ CON SỐ 90% ?

Nếu làm trong ngành xây dựng đủ lâu bạn sẽ thấy ngay số người chịu bỏ tiền ra để thiết kế nhà cấp 4, hay 1 - 3 tầng lầu là rất hiếm. Với nhà có đổ sàn thì người ta chỉ muốn bỏ tiền ra mua bản vẽ kết cấu cho đỡ rủi ro, còn nhà cấp 4 thì quên luôn đi. Số người nghĩ rằng thiết kế kiến trúc quan trọng thuộc nhóm xây biệt thự hoặc nhà nhiều tầng hoặc để kinh doanh. Nhóm nhiều tiền, lại có tư duy đ.ầu tư không quá 10%.

SIÊU THỊ BẢN VẼ RA ĐỜI KHIẾN CÁC CÔNG TY KIẾN TRÚC MẤT THỊ PHẦN & SỤP ĐỔ ?

Điều này sẽ đúng với những công ty kiến trúc không hiểu về kinh doanh, CEO chỉ giỏi thuần về chuyên môn. Trên thực tế thì mấy công ty này trước sau gì cũng dẹp tiệm, Siêu Thị Bản Vẽ chỉ đẩy nhanh tiến độ hơn thôi. Lý do:

1. Thị p.hần thiết kế vốn dĩ không hề mất đi.

Siêu thị bản vẽ tập trung giải quyết vấn đề cho 90% kh.ác.h hà.n.g vốn dĩ không cần công ty thiết kế. Tuy nhiên đa số các công ty kiến trúc vừa và nhỏ lại tập trung vào th.ị tr.ư.ờng "không mua dịch vụ" này vì không hiểu ki.nh do.an.h.

Ngoài việc ngồi chửi đổng Siêu Thị Thiết Kế chơi xấu, ăn cắp bản vẽ. Chửi khách hàng "ngu, thiếu hiểu biết & có óc thẩm mỹ kém" đi chọn mì ăn liền thay vì thiết kế chỉn chu thì không còn biết làm gì khác. Chỉ một số ít nhận ra rằng "Hóa ra lâu nay mình sai rồi, nhờ có Siêu Thị Bản Vẽ mà mình đã nhận ra ai KHÔNG PHẢI LÀ KH.Á.CH H.ÀN.G của mình" rồi thay đổi chiến lược.

2. Cái "Tôi" ngu ngốc được trui rèn sau nhiều năm trong nhà trường.

Ai cũng có cái Tôi, nhưng nếu để ý kỹ thì mọi người sẽ thấy nhóm "Nghệ Sĩ, Nghệ Thuật" là có cái Tôi to nhất. To đến mức mất lý trí. Cái Tôi này được xây ra từ chính những giảng viên có cái Tôi To Hơn Trời. Suốt quá trình học, kiến trúc sư tương lai luôn bị nhồi nhét tư tưởng sai lầm:

- Thiết kế phải đưa cái Tôi vào, đưa cái chất riêng vào.

- Phải cãi chết con mẹ cái đứa phản biện để bảo vệ ý tưởng.

- Nếu không thể bảo vệ ý tưởng thì thiết kế của chúng ta sẽ giống người khác, chúng ta không bao giờ nổi trội.

Nhồi nhét và rèn luyện tư duy này nhiều năm liền khiến các KTS ra trường bị ngáo đá, lấc cấc, luôn ra vẻ ta độc đáo, thích thể hiện. Họ không được dạy rằng "Đồ có ngon mà không ai thèm" thì cũng vứt xó, bản vẽ có độc đáo mà kh.ác.h không thích thì không ai trả tiền. Tư duy sai lầm khiến cách phục vụ kh.ác.h hà.n.g sai lầm, cách thiết kế sai lầm, cách phản hồi lại với th.ị trư.ờng sai lầm và không có k.há.ch. Không có k.há.ch thì lên dĩa chấm com ngay.

KH.ÁC.H HÀ.NG CỦA BẠN LÀ AI ? BẠN ĐỊNH VỊ THƯ.ƠNG HI.ỆU THẾ NÀO ?

Đây lẽ ra phải là câu hỏi được đặt ra trước khi nói đến chuyện s.ản p.h.ẩm/dịc.h vụ của mình. Khoanh vùng sai k.há.ch hà.n.g, hiểu sai khá.ch h.àn.g và định vị sai bản thân đang ở đâu luôn thì không khác gì ông nói gà bà nói vịt. Hiểu nhau còn không xong thì lấy gì mua h.àn.g của nhau.

Nếu xác định đội ngũ của bạn thiết kế cực kỳ xịn sò thì chỉ tập trung vô nhóm k.h.ách h.àn.g trân quý, sẵn sàng chịu chi cho những thiết kế đó chứ không phải tập trung vô k.h.ách "Không muốn chi tiền và không thấy nó là quan trọng". Còn nếu đội ngũ của mình làng nhàng hoặc thiết kế khó hiểu kiểu Picasso thì chọn lại phân khúc k.h.ách h.àn.g khác mà phục vụ. Bên dưới là ví dụ cụ thể:

Trong khi rất nhiều công ty bán khăn lụa tơ tằm chết queo thì Nhasilk vẫn sống khỏe dù vẫn bán khăn. Khăn lụa trên t.hị tr.ường có giá từ 150.k - 800.k là nhiều nhất (dưới 500.k đa số là lụa pha chứ không phải 100% tơ tằm); Nhasilk có giá từ 1.5 - 2 t.riệu với cái khăn cùng kích cỡ. Nếu xét về giá thì xong phim rồi, không thể nào cạnh tranh được với bất kỳ cửa hàng nào. Tuy nhiên vì đ.ịn.h vị là dòng khăn lụa cao cấp, sang trọng và chỉ dùng để TẶNG là chính nên Nhasilk đánh bật hết đối thủ ở p.hâ.n kh.úc này. 

Thiết kế riêng, không lấy hoa văn có sẵn in ra, kiểm soát chất lượng kỹ trong từng đường kim mũi chỉ khiến khách hàng phải thốt lên "Đồ VN nhưng ngang tầm Hermes" khiến Nhasilk trụ vững ngay cả trong dịch Covid. Đ.ịn.h vị cao cấp, sản phẩm tương ứng với những gì đã tuyên bố khiến kh.ác.h h.àn.g MUA ĐỂ TẶNG bị thu hút. Nhasilk cũng hiểu rằng không ai đi tặng mẹ, tặng vợ, tặng người yêu hay đối tác xịn mà lại đi chọn hàng nhái, hàng dỏm, hàng rẻ tiền bao giờ nên tập trung vào đúng nhóm này và làm tốt hết mức có thể để phục vụ. 

Đội ngũ Ma.rketi.ng cũng hiểu rằng nhóm k.hác.h h.àn.g cao cấp, mua để tặng người cao cấp thì không search Fb mà seach Google nên không hề lãng phí bất kỳ một đồng quảng cáo nào trước những lời dụ dỗ ngọt nào "Hãy quảng cáo đa kênh" của Agency lừa đảo, thầy lừa đảo. Đây là lý do có những tháng d.oan.h thu Nhasilk tăng đến 400% so với tháng trước đó dù chi phí M.arketi.ng cực ít. Cũng vì điều này mà F.anpage bị thằng Xoăn gato hãm hại và không cho chạy quảng cáo nữa. Tức ghê.

Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn làm bên lĩnh vực thiết kế thấy rõ vấn đề để kịp điều chỉnh lại chiến lược. Đừng để cái Tôi lấn át, cho rằng mình thiết kế ngon rồi phá sản. Cũng đừng chửi Siêu Thị Bản Vẽ làm gì, người ta có lấy k.hác.h của các bạn đâu. Ai chịu đổi mới thì thị t.rườn.g về tay người đó.

Tái bút,

Thợ sửa ống nước kiêm tổ chức Team Building để Building Team.

No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...