Search This Blog

Tuesday, May 25, 2021

Chuyện Tôn giáo.

Chuyện Tôn giáo.
Mấy hôm trước biên quả tút " Jeruzalem đất thiêng", có rất nhiều anh chị thắc mắc, rằng vì sao ba tôn giáo lớn là Do Thái giáo, Kito giáo và Hồi giáo có cùng nguồn gốc lại táng nhau thật lực như vậy?
Và đầu đuôi như nào mà từ Do Thái giáo sinh ra Kito giáo, rồi Hồi giáo?
Vài anh khác thì viết những quả tút sấm sét " Tôn giáo là gì?", tuy nhiên cứ liên tha liên thiên, buồn cười vãi.
Tôi ví dụ như này!
Hôm qua, fb ồn ào vì ngày xinh nhật Bác hồ vĩ đại kính yêu của chúng ta. Vấn đề, chỉ một bác ấy thôi mà mỗi vị yêu một cách. Bác có chân dung cụ thể, hình ảnh cụ thể, tiểu sử trích ngang cụ thể…vậy mà vẫn có nhiều sản phẩm tưởng tượng về bác, có quả bác như tiên, có quả bác như phật, và có cả bác như đao phủ sát thủ đầu mưng mủ, rất là nhiều là nhiều…
Vì mỗi anh tưởng tượng một cách dựa theo những câu chuyện họ thu thập được và dựa vào niềm tin của họ về ông bác.
Nghĩa là, từ một người cụ thể có thật trên trần gian mà nhờ trí tưởng tượng, niềm sùng kính, thậm chí có cả căm ghét, mà bác hồ hiện ra với quá nhiều gương mặt khác nhau…
Huống hồ là Thượng Đế, một biểu tượng của toàn năng vô hạn, vô hình ảnh, vô thực thể…
Thì, ngay cả với những người tin vào thượng đế, họ sẽ có bao nhiêu quan niệm, bao nhiêu hình ảnh về thượng đế đây?
Người ta nói rằng, trong một nhà thờ, khi hai tín đồ của cùng tôn giáo quỳ lạy thượng đế, thì trong não họ, các vị thượng đế ấy là khác nhau.
Sự khác nhau của ba tôn giáo lớn có chung nguồn gốc là Do thái giáo, Kito giáo, Hồi giáo cũng tương tự như vậy. Họ cùng có niềm tin với Thượng Đế tối cao, nhưng nhận thức về Thượng Đế lại rất khác nhau.
Nhưng, trước khi các anh muốn phê phán, nhận định bất kỳ một hiện tượng gì, các anh phải hiểu nó đã.
Mõm khắm hơi tý nhảy lên " Ôi dào, tôn giáo chẳng qua là… chẳng qua là…." , xong phê phán như đúng rồi, trong khi chả hiểu biết mẹ gì về đối tượng, nghe rất ngứa …ư hừm, ngữa búi trĩ, nôm na là ngứa đít.
Bởi vậy, tôi sẽ biên một cách ngắn, và cô đọng, và dễ hiểu nhất cho những người anh em thiện lành mõm khắm tham khảo về hành trình lịch sử từ " đa thần giáo" đến " nhất thần giáo", hay còn cách gọi khác là " Tôn giáo độc thần".
Tất nhiên, những thứ tôi biên ra chả mới mẻ gì, các anh chị tra gúc, tra wiki, hay sách về tôn giáo mà đọc, đầy ra.
Nhưng cách kể của tôi thì he he… đéo giống các chỗ khác, vậy thôi!
I – Trước hết, tôn giáo là gì?
Thường thì những người vô thần như mõm khắm chúng ta sẽ trả lời rất đơn giản rằng tôn giáo là sản phẩm của trí tưởng tượng khi nhận thức còn hạn chế trước các thế lực còn đầy bí ẩn của thiên nhiên và nó hình thành từ các thói quen, tập tục văn hóa tín ngưỡng.
Hoặc theo định nghĩa của K. Marx vĩ đại bạn tôi rằng " Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là …là … thuốc phiện của nhân dân"
Tóm lại, các bạn cứ oánh wiki sẽ ra tràng giang đại hải về định nghĩa tôn giáo, ít nhất sẽ giúp các bạn nghĩ ngợi nghiêm túc hơn, chứ không có cái kiểu " Tôn giáo chẳng qua là…"
Về căn bản, tôn giáo là một dạng nhận thức, do đó, nó là thuộc tính của ông người. Gì thì gì, ông bò ông lợn chắc chắn không có tôn giáo.
Và cũng chắc chắn luôn, nó không phải là dạng nhận thức còn hạn chế, bởi lẽ tôn giáo xuất hiện cùng với bình minh của loài người, cho đến nay lịch sử trải nhiều nghìn năm rồi, khoa học đã phát triển tới mức huy hoàng rồi, thì tôn giáo đâu có mất đi. Vẫn còn đó các " ý niệm" về thượng đế.
Thôi cứ tin vào anh Đác Uyn cho nó khoa học đi, rằng loài người có nguồn gốc từ loài khỉ. Cả bầy khỉ chỉ cặm cụi hái lượm hay săn bắt gì đó kiếm cái bỏ vào mồm, rồi ăn để sống, để tồn tại, để phát triển như một ... bầy khỉ!
Một ngày đẹp trời, giữa bầy khỉ đang lom khom lom khom… kiếm cái bỏ mồm, bỗng có một con khỉ đứng ngây mặt, đần thối, mắt nhìn xa xăm, nghĩ ngợi và tự tra vấn mình, rằng …
" Rốt cuộc ta là ai, ta sinh ra từ đâu, và ta sẽ đi về đâu…"
Thì anh khỉ này mới chính thức được coi là anh người!
Câu hỏi, vì sao trong đầu anh ta xuất hiện câu hỏi này thay vì câu hỏi " cái này ăn được hay không?", thì khoa học không giải đáp được. Người đời sau tin rằng, câu hỏi đó do thượng đế hoặc thần linh đặt vào não họ và, thông qua bộ não đó, thượng đế, hay thần linh, hay tinh thần tuyệt đối bắt đầu tự nhận thức.
Câu hỏi " Rốt cuộc ta là ai, ta sinh ra từ đâu, và ta sẽ đi về đâu" là cậu hỏi tự vấn về chính mình, và chỉ có loài người mới biết đặt câu hỏi này, loài khỉ thì không.
Từ câu hỏi này, loài người sẽ tìm cách trả lời nó.
Có ba cách, theo Hegel, đó là " Nghệ thuật, Tôn giáo và Triết học"
Như vậy, các bạn thấy, quan điểm tôn giáo mà tôi vừa trình bày khác biệt hoàn toàn với quan điểm " bất lực trước các hiện tượng tự nhiên…" nhỉ?
Hóa ra bản chất tôn giáo chính là sự băn khoăn về mình, chứ không hẳn chỉ là nỗi sợ hãi trước các thế lực thiên nhiên. Vì nếu chỉ là nỗi sợ hãi, thì với trình độ khoa học ngày nay, còn gì phải sợ nữa.
Mọi hiện tượng tự nhiên đã được giải thích, nỗi sợ mất đi, tôn giáo cũng tiêu vong, có phỏng?
Nhưng thực tế, tôn giáo đâu có mất đi!
II – Giờ sang mục kể chuyện tôn giáo, về các câu hỏi mà phần mở đầu đặt ra. Vì sao ba tôn giáo lớn có cùng nguồn gốc lại xung đột lẫn nhau?
Trước hết, cả ba tôn giáo Do Thái, Ki tô và Hồi giáo đều có chung tổ phụ là Abraham.
Vậy, Abraham là ai?
Thôi, dài rồi, kỳ sau biên tiếp.

Do Tri Hung 

No comments:

Post a Comment

CON NGƯỜI và TINH THẦN

CON NGƯỜI và TINH THẦN 1 –  " Nếu có một gã trọc phú hàng to súng lớn, có thể mua biệt thự alibaba cho em ở, xe lếch xù cho em đi, nạp ...