Search This Blog

Sunday, June 6, 2021

CÂU HỎI PHỎNG VẤN THEO MÔ HÌNH O-SAE

CÂU HỎI PHỎNG VẤN THEO MÔ HÌNH O-SAE
🍀 Hôm trước mình có nghe một bạn HR đặt câu hỏi trong workshop online về tuyển dụng nhân sự
- Chị ơi, tại sao khi phỏng vấn ứng viên, bọn em đã nói rõ về những trở ngại, thách thức khi làm việc tại công ty, về áp lực và việc phải làm thêm giờ. Và bọn em có hỏi ứng viên "Bạn có chịu được áp lực đó không?"
- Thì bạn nào cũng trả lời là "Có" đúng không?  (Cô giáo trả lời)
- Vâng, các bạn đều bảo là có, họ chịu được. Mà sau vào 1-2 tuần, 1-2 tháng là nghỉ
- Nếu như em đặt 1 câu hỏi mà luôn nhận được "câu trả lời sai", thì nghĩa là câu hỏi của em sai rồi đó 😀 (Mình rất tâm đắc câu trả lời này của cô giáo)
--------------------------------
🍀 Trong buổi phỏng vấn, sẽ có những câu hỏi nhà tuyển dụng đặt ra mà tự cảm thấy "sai sai", những câu hỏi đã sẵn đáp án cho ứng viên – họ không trả lời khác được, hoặc có khi "mớm lời" cho ứng viên về đáp án luôn
🍀 "Em có phải là người chịu được được áp lực không?" – là một câu hỏi mà 100% ứng viên đương nhiên phải trả lời là "Có". Đây là một dạng CÂU HỎI ĐÓNG, mà đáp án sẽ chỉ là "Có" hoặc "Không", hoặc là một câu trả lời rất ngắn. Câu hỏi đóng chỉ nên dùng khi xác nhận lại thông tin trong phỏng vấn/ hướng ứng viên theo các đáp án a.b.c đã có sẵn (VD: Hiện tại em đang sống ở đâu? Em đã có Chứng chỉ ngoại ngữ nào chưa? Em có laptop và phương tiện đi lại không?)
🍀Thay vào đó, để đánh giá được sức bền và sức "chịu nhiệt" của ứng viên, bạn có thể sử dụng câu hỏi tình huống cụ thể theo mô hình O-SAE, trong đó
O: Obstacles  – Tình huống gặp phải/ cần giải quyết
S: Specific – Thời gian/ hoàn cảnh cụ thể
A: Action – Hành động
E: End – Kết quả
🍀 Ví dụ:
- Hãy kể về một thời điểm mà em phải đối mặt với áp lực công việc (học tập)? Em đã làm gì để vượt qua? Kết quả cuối cùng ntn (Hỏi từng câu một chứ đừng hỏi 1 lèo nha))
- Em đã bao giờ gặp một tình huống khó khăn tưởng như không thể vượt qua được chưa? Em đã giải quyết như thế nào? Kết quả ra sao?
- Hoặc đơn giản hơn: Trong dự án này/ công việc hiện tại phần khó khăn nhất em từng gặp phải là gì? Em đã làm như nào để giải quyết? Kết quả đạt được là gì?
-       Em đã từng bị giao nhiều đầu việc cùng lúc phải giải quyết với deadline rất sát chưa (thậm chí là quá tải)? Cụ thể như thế nào? Em sắp xếp ra sao?
Áp dụng mô hình trong những tình huống khác:
- Trong quá trình làm việc tại công ty trước đây, em đã bao giờ bị khách hàng phàn nàn, phản ánh về dịch vụ chưa? Tình huống đó như thế nào? Em đã giải quyết ra sao? Kết quả cuối cùng là gì?
-  Hãy kể về 1 thời điểm cụ thể bạn phải thỏa hiệp với một khách hàng khó tính. Bạn đã làm gì? Kết quả cuối cùng là gì?
🍀 Câu trả lời được kỳ vọng từ ứng viên: Cung cấp được bằng chứng cụ thể về việc mình đã làm, có cách xử lý logic, có kết quả hoặc bài học rút ra
Dựa trên câu trả lời có thể đánh giá phân loại các cấp độ: Biết – Hiểu – Làm được – Làm thành thạo – Làm xuất sắc, sáng tạo, đưa ra các hướng đi mới – Đánh giá Kinh nghiệm/ Tiềm năng/ Tố chất của ứng
Ví dụ nếu câu trả lời của ứng viên bắt đầu bằng: "Em NGHĨ là +…" thì thường là tình huống họ chưa gặp phải, chưa giải quyết, chưa nghĩ tới, nên mới dừng lại ở mức độ nghĩ, cho rằng, đoán rằng, chưa có hành động cụ thể => cần nghe và đánh giá thêm
Nếu ứng viên trả lời một cách chung chung, mơ hồ, hoặc tình huống ứng viên đưa ra đơn giản, dễ giải quyết thì HỎI TIẾP :d
Nếu ứng viên trả lời theo kiểu chuẩn bị sẵn bài, câu trả lời không liên quan tới công việc trước kia thì HỎI TIẾP 😀
 #lanhuonghr

No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...