Search This Blog

Thursday, June 24, 2021

CEO HÃY LƯU Ý NẾU NHÂN VIÊN DƯỚI QUYỀN QUẢN LÝ CẤP TRUNG CỨ RA ĐI LIÊN TỤC !

CEO HÃY LƯU Ý NẾU NHÂN VIÊN DƯỚI QUYỀN QUẢN LÝ CẤP TRUNG CỨ RA ĐI LIÊN TỤC !
Đào tạo năng lực lãnh đạo cho quản lý cấp trung là điều người ta hay nghĩ đến khi thấy nhân viên dưới quyền thiếu gắn kết, thiếu lửa, làm việc không hiệu quả. Đây là sai lầm nghiêm trọng khiến rất nhiều công ty đốt tiền cho các khóa học nhưng hiệu quả bằng Zero hoặc Âm. Điều gì xảy ra nếu người ta cố ý thể hiện bản thân "chưa đủ năng lực" nhưng để phục vụ cho mục tiêu khác ?
Mình theo dõi và quan sát một công ty suốt gần 3 năm. CEO đối xử với đội ngũ rất được, HR rất dễ thương nhưng đội ngũ b.án hàng ra đi liên tục. Cứ vào thử việc được 1 tuần, giỏi lắm được 2 tháng là nghỉ vì nản. Ban đầu mình nghĩ do vã quá nên HR chọn đại người không phù hợp nên các em trụ không lâu với nghề, cho đến khi hỏi lại hầu hết những nhân viên đã nghỉ việc thì lý do chung nhất là "Không được đào tạo nên ko hiểu gì về sản phẩm và b.án ko được". Đây là nghịch lý rất lớn vì trong môi trường này CEO không tiếc tiền cho đào tạo và thúc đẩy mọi người học rất nhiều.
Cuối cùng thì kim trong bọc lòi ra, Trưởng phòng KD cố ý né tránh đào tạo, cố ý lạnh nhạt với người mới, cố ý làm cho các em nản và nghỉ việc để:
- Lấy danh sách k.hách hàng các em đã mang về làm của mình. Khi đó chốt được và lấy hoa hồng luôn.
- Công ty bị thiếu nhân viên KD liên tục, phải đổ hết việc lên Trưởng phòng KD (Nhìn ở ngoài thì ai cũng thấy đang gánh team, gồng số), dần dần bị phụ thuộc vào người này mà không biết. Khi quyền hành trong tay đủ nhiều, người này bắt đầu tận dụng vị thế để trục lợi. Leads do phòng Marketing mang về rất nhiều nhưng viện cớ không xử lý kịp và chịu mất (sau lưng tuồn hợp đồng ra ngoài bán riêng), rồi ép bộ phận kế toán, đẩy khống giá để ăn thêm chênh lệch với những hợp đồng công ty ký được.
Sau này công ty phát hiện ra và xử lý theo pháp luật nhưng thiệt hại mang lại cho công ty là vô cùng lớn. Không chỉ mất tiền do bị thụt két, còn mất rất nhiều cơ hội kinh doanh và tiền lương vì đội ngũ bên dưới vào ra liên tục vì người trưởng phòng này.
Câu chuyện này cho chúng ta vài bài học như sau:
- Trước khi cho đi đào tạo phải kiểm tra xem người ta thiếu năng lực hay thiếu thái độ, thiếu thái độ hay có động cơ riêng.
- Thái độ không tốt, không muốn cải thiện năng lực thì không có cho đi học cái gì hết. Bản thân người ta không muốn thay đổi thì đầu tư cái gì.
Không có lý do gì một người có thái độ tốt, cầu thị, ở vị trí quản lý mà lại không có sự thay đổi gì sau khi đi học về (Trừ các khóa học tào lao từ thầy tào lao). Khi đã cho một người học quá nhiều mà đội ngũ vẫn cứ bỏ đi, vẫn cứ drama liên tục hết năm này đến năm khác thì hãy coi lại.
Người có thái độ tốt, động cơ tốt rất nhiều, cớ sao cứ phải tuyển người có thái độ lồi lõm vào làm việc ? Chỉ có thiếu năng lực, vã quá, chỉ nghĩ đến Deadline tuyển dụng của mình một cách ích kỷ thì mới làm đối phó như thế. Còn không thì vẫn còn sống mộng mơ lắm. Thái độ chỉ thay đổi khi "Cái đầu mở hoặc trái tim tan vỡ", đợi cái đầu mở thì đến bao giờ ? Xúc ngay đi để bảo vệ cho doanh nghiệp của mình. Ai không dám xúc trả tiền đây tui xúc dùm cho.
Nhiều công ty rất kỳ, cứ nhân viên ra vào liên tục là đổ lỗi cho HR, trong khi đó vai trò HR đến phần bàn giao xem như xong rồi. Bộ trưởng các bộ phận khác không tham gia tuyển dụng hay sao mà cứ đổ thừa HR tuyển người ko phù hợp ? Vớ vẩn !
Tái bút,
Thợ sửa ống nước kiêm tổ chức Team Building để Building Team.
P/S: Ai làm HR khâu tuyển dụng hãy cứng lên. Các bạn tuyển nhiều, mà người ta đi nhiều thì đừng tuyển nữa, bắt trưởng bộ phận tự tuyển. Cố gắng giữ mối quan hệ thật tốt với những người vừa phỏng vấn vài ngày đã nghỉ, ghi âm phản hồi lại để khi bị đổ thừa thiếu năng lực, né tránh trách nhiệm thì lấy ra đập vô mặt

No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...