Search This Blog

Sunday, June 27, 2021

TỬ HUYỆT - MÔ HÌNH KINH DOANH

TỬ HUYỆT - MÔ HÌNH KINH DOANH
---------
Không có con người nào là hoàn hảo.
Thì cũng không có mô hình kinh doanh nào là không tồn tại tử huyệt.
Và với những bạn trẻ mới chập chững khởi sự kinh doanh, lại càng phải chú ý về tử huyệt của mô hình mà mình đang làm.
1 - Tử Huyệt Về Tài Chính.
Có những ngành nghề.
Có những mô hình kinh doanh.
Tồn tại rất nhiều tử huyệt về tài chính.
Xuất phát từ đặc thù của ngành nghề.
Ví Dụ như công nợ rất dài, hoặc sản xuất trước, nhận hàng thanh toán sau, chi phí vận hành lớn dẫn đến lợi nhuận trên 1 SP rất thấp, chi phí hư hao hạ tầng cố định nhiều và nhanh,..  đều tiềm ẩn nhiều rủi rõ cho các bạn trẻ khởi nghiệp. Nếu không giỏi về tài chính và có đội ngũ kế toán theo sát, bạn rất dễ lâm vào cảnh nợ nần.
Mọi người còn nhớ case công ty giao nhận GNN bị lâm vào nợ nần và CEO đi cướp ngân hàng không. Ngành logistics có tử huyệt ở nhóm này đấy.  Hạ tầng đầu tư khủng, quỹ lương cao vì nhân công nhiều, chi phí vận hành thì cao, lợi nhuận trên 1 chuyến ship hàng thấp cho mấy shop, vậy thì ai giải bài toán sản lượng và tối ưu vận hành về kho bãi thì sống, không thì chết, vậy thôi.
2 - Tử Huyệt Về Trải Nghiệm
Có những ngành bạn làm
Bạn sẽ cảm giác chúng ta có thêm nhiều bà mẹ, ông cố nội. Yes, họ đòi hỏi chúng ta phục vụ, biết cười, Leo lên đầu ta ngồi luôn. Nhưng ta vẫn ráng vui vẻ, không là mất khách ngày.
Đó là những ngành mà thành hay bại đều nằm ở trải nghiệm, như cafe, nhà hàng, khách sạn, spa, massage, resort,...
Vậy nếu bạn đi vào kinh doanh những ngành này thì 2 việc quản trọng:
- Thiết kế bản đồ trải nghiệm khách hàng.
- Quản lý trải nghiệm khách hàng
Là 2 việc vô cùng quan trọng.
1 Khách hài lòng, họ có thể đến chỗ bạn cả một thời gian rất dài cho tới khi chính bạn làm họ phật lòng mà thôi.
Vì hầu hết ngành dịch vụ khách hàng này chỉ phục vụ khách ở địa phương, và trải nghiệm là tử huyệt, nên nhiều bạn trẻ đã chết ngay từ lúc khai trương đó chuẩn bị không kỹ. Hậu quả là sau đợt khai trương, dân khu đó không ai muốn đến nữa vì những trải nghiệm tồi tệ họ nhận được trong tháng đầu khai trương. Đây là lý do nhiều bạn mở spa, cafe, nhà hàng rất đông tháng đầu tiên, rồi ế dần vào các tháng tiếp theo mà không hiểu lý do vì sao.
Những điểm chạm (touch point) giữa công ty và khách hàng ở ngành này rất nhạy cảm. Chỉ cần 1 lần nhân viên bạn không vui vẻ, nói năng cọc cằn với khách, bạn đã có thể mất đi 1 vị khách quen vài năm.
3 - Tử Huyệt Về Chuỗi Cung Ứng
Có những ngành nghề, luôn bị khán hiếm nguyên vật liệu đầu vào, giá cả nhập vào thì lên xuống thất thường. Từ đó, business của bạn bị nhiều hệ lụy: giá không bình ổn, hàng hoá không ổn định, giá khó cạnh tranh, ... Mất khách là chuyện sớm muộn.
Có những ngành, để vận hành được, bạn còn phải sở hữu cả 1 network lớn mới triển khai được, và đó là tử huyệt, vì bạn hoàn toàn có thể bị đối tác quay lưng, không biết được.  
Như mấy vụ nhà nông lên kêu giải cứu nông sản cũng từ sự yếu kém trong việc xây dựng mạng lưới tiêu thụ, chỉ biết lệ thuộc chợ đầu mối. Giờ dịch covid, chợ bị đóng, thế là lên mạng kêu gọi giúp đỡ ầm cả lên.
4 - Tử huyệt về bán hàng
Có những ngành sản xuất sản phẩm quá đặc thù, như máy móc công nghiệp B2B. Thì năng lực bán hàng của đội ngũ và mối quan hệ người chủ chính là tử huyệt công tỷ.
Anh em công ty có trình độ cao, giỏi kỹ thuật về SP, kỹ năng sales tốt, công ty có tài liệu sales kit đầu tư chuyên nghiệp, quy trình CSKH kết hợp phần mềm CRM thì còn hy vọng.
Còn ngược lại, công ty khả năng cao là không thể bán được hàng, có chăng chỉ mỗi ông chủ là bán được mà thôi, nhưng cũng chỉ xoay quanh mối quan hệ bạn bè trước đó.
Vậy nếu bạn kinh doanh SP đặc thù.
Khả năng cao tử huyệt nằm ở khâu bán hàng.
Trên đây chỉ là vài gợi ý của mình.
Cuối cùng, chính bạn, phải biết rõ đứa con của mình có điểm yếu cố hữu nằm ở đâu và cách giải quyết cho nó là gì. Không ai làm thay bạn được.
Tử huyệt mãi không mất đi
Chỉ là chúng ta có chịu đưa ra giải pháp gì hay không để cải tiến mà thôi. Bạn có thân mỗi ngày thì ông trời đâu giúp bạn được.
Nhiều người suốt ngày cứ than, dù là CEO
Làm ngành này nợ dữ quá.
Làm ngành này khó bán quá.
Làm ngành này khách khó chịu quá.
.... Đủ kiểu bệnh than
Than vậy thì được gì, ngoài mấy icon khóc mà bạn bè ấn trên status cho mình, chưa kể đứa nào ghét, nó còn ấn icon haha, hết
Cảm ơn anh/chị/em đã đọc.
Chúc anh/chị/em vạn sự hạnh thông.
---------
Những bài viết của mình là trải nghiệm từ cá nhân của mình 100%, nó không đại diện cho đa số, nó chỉ là đúc kết từ những công ty mà mình làm chủ, ở những ngành mình kinh doanh. Người đọc chỉ tham khảo thêm là chính.
---------
- Tác Giả: Nguyễn Tuấn Hùng -
#hungnanado_sharing

No comments:

Post a Comment

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...