SUPPLY CHAIN MANAGEMENT - QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
Vì sao trong khi nhiều cty phải đóng băng vì chuỗi cung ứng bị đứt gãy thì vẫn có những cty dù cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, nhưng không đến mức phải đóng băng, ngừng hoạt động?
Đơn giản là vị họ biết quản lý rủi ro và có sự chuẩn bị sẵn sàng nhiều phương án dự phòng cho những trường hợp xấu nhất. Có vô số cách để loại trừ hoặc giảm thiểu tác động xấu của chuỗi cung ứng, nhưng những cách sau là phổ biến:
1. Chọn nhà cung cấp chiến lược và ký hợp đồng lâu dài với họ để được ưu tiên cung cấp hàng.
2. Giao dịch với nhiều nhà cung cấp khác để làm đối trọng và đa dạng hóa nguồn hàng.
3. Tìm hiểu nguồn cung cấp và nhà cung cấp gốc của các nhà cung cấp để khi cần thì liên hệ trực tiếp và chấp nhận giá mua cao vì đơn hàng nhỏ.
4. Giúp NCC lập KH đặt hàng và trữ hàng cho mình bằng cách gửi cho họ kế hoạch dự trù đặt hàng cả năm (hoặc 6 tháng, 3 tháng tùy theo cty), chia số lượng theo từng tháng, và cập nhật lại mỗi tháng cho chu kỳ 12 tháng (hay 6 tháng/3 tháng) tiếp theo (rolling forecast/rolling plan)
5. Quản lý kế hoạch mua hàng (planning) và trữ hàng ở mức tối ưu tùy theo đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp (kiểu như dự trữ thực phẩm ở gia đình trong mùa dịch vậy). Muốn làm tốt việc này, cần thường xuyên duy trì các cuộc họp S&OP (Sales & Operations Planning).
6. Có phương án dự phòng cho tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng, như quản lý NCC, kho hàng, tồn kho, vận tải, sản xuất, phân phối, giao nhận....
7. Thực hiện chiến lược mua hàng (procurement strategy) theo ma trận Kraljic (Kraljic Matrix), trong đó chia thành các mặt hàng chiến lược, hàng đòn bẩy, hàng không quan trọng, hàng thắt cổ chai (đã và sẽ có bài viết riêng về chiến lược mua hàng).
8. Xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng để lựa chọn mô hình cung ứng tối ưu, trong đó chú ý đặc biệt đến CẤU TRÚC, THÀNH PHẦN, và VẬN HÀNH chuỗi cung ứng.
Chủ đề quản lý chuỗi cung ứng (thay vì hậu cần) sẽ được chia sẻ lặp lại theo hình xoắn ốc đi lên như các chủ đề khác!
Vì sao trong khi nhiều cty phải đóng băng vì chuỗi cung ứng bị đứt gãy thì vẫn có những cty dù cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, nhưng không đến mức phải đóng băng, ngừng hoạt động?
Đơn giản là vị họ biết quản lý rủi ro và có sự chuẩn bị sẵn sàng nhiều phương án dự phòng cho những trường hợp xấu nhất. Có vô số cách để loại trừ hoặc giảm thiểu tác động xấu của chuỗi cung ứng, nhưng những cách sau là phổ biến:
1. Chọn nhà cung cấp chiến lược và ký hợp đồng lâu dài với họ để được ưu tiên cung cấp hàng.
2. Giao dịch với nhiều nhà cung cấp khác để làm đối trọng và đa dạng hóa nguồn hàng.
3. Tìm hiểu nguồn cung cấp và nhà cung cấp gốc của các nhà cung cấp để khi cần thì liên hệ trực tiếp và chấp nhận giá mua cao vì đơn hàng nhỏ.
4. Giúp NCC lập KH đặt hàng và trữ hàng cho mình bằng cách gửi cho họ kế hoạch dự trù đặt hàng cả năm (hoặc 6 tháng, 3 tháng tùy theo cty), chia số lượng theo từng tháng, và cập nhật lại mỗi tháng cho chu kỳ 12 tháng (hay 6 tháng/3 tháng) tiếp theo (rolling forecast/rolling plan)
5. Quản lý kế hoạch mua hàng (planning) và trữ hàng ở mức tối ưu tùy theo đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp (kiểu như dự trữ thực phẩm ở gia đình trong mùa dịch vậy). Muốn làm tốt việc này, cần thường xuyên duy trì các cuộc họp S&OP (Sales & Operations Planning).
6. Có phương án dự phòng cho tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng, như quản lý NCC, kho hàng, tồn kho, vận tải, sản xuất, phân phối, giao nhận....
7. Thực hiện chiến lược mua hàng (procurement strategy) theo ma trận Kraljic (Kraljic Matrix), trong đó chia thành các mặt hàng chiến lược, hàng đòn bẩy, hàng không quan trọng, hàng thắt cổ chai (đã và sẽ có bài viết riêng về chiến lược mua hàng).
8. Xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng để lựa chọn mô hình cung ứng tối ưu, trong đó chú ý đặc biệt đến CẤU TRÚC, THÀNH PHẦN, và VẬN HÀNH chuỗi cung ứng.
Chủ đề quản lý chuỗi cung ứng (thay vì hậu cần) sẽ được chia sẻ lặp lại theo hình xoắn ốc đi lên như các chủ đề khác!
Nguyen Huu Long
No comments:
Post a Comment