Tôn Giáo và Tu Luyện
Mục đích của bọn khốn là để cho người ta không còn giá trị tinh thần, không còn niềm tin để sống, phải tin theo những luận điệu giả dối và các lý tưởng chính trị đểu cáng của bọn deep, hòng dễ bề tẩy não và nô dịch.
Vậy nên hiểu một tôn giáo tốt như thế nào?
Hiểu tôn giáo theo kiểu đấy là một thứ hệ thống giáo lý dạy dỗ người ta sống tốt đạo, đẹp đời, từ bi, hỉ xả này nọ, rồi chùa chiền, hương khói, cầu nguyện, đều là lối hiểu của đám đông quần chúng vô minh.
Các tôn giáo tốt, khi chưa bị biến tướng thành công cụ của tăng lữ và giới thống trị như các tổ chức tôn giáo ba lăng nhăng bây giờ, đều có hai phần Giáo và Pháp.
Những tôn giáo cổ xưa như đạo Hindu, đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Hồi, Đạo gia Trung quốc ra đời lúc nguyên thủy chỉ có một lý do rất đơn giản: Làm cái neo tâm linh cho người tu luyện.
Bản chất của các hệ thống tôn giáo thời cổ đại khi ra đời bao giờ cũng có một hoặc nhiều pháp môn để con người tu luyện, nhằm rèn luyện cơ thể và trí tuệ của con người, nâng cơ thể và trí tuệ của con người lên những tầm cao khác.
Nhưng khi con người được nâng cao khả năng về cơ thể và trí tuệ lên những tầm cao khác, và nhất là khi đã đứng ở đâu đó tiếp xúc với thế giới tâm linh, thì về mặt đa số, những người như thế rất có khả năng lạm dụng những khả năng mình có, đi vào ngã rẽ, đường tà, dùng những khả năng mình tu luyện được để làm hại người khác, làm hại xã hội và trục lợi cá nhân.
Khi tu luyện đến một tầm nào đó, thì con người gần như là một thứ á thần á thánh, nghĩa là rất khỏe mạnh, thông minh, có thể nhìn thế giới rất rõ ràng, và lừa bịp hay giết chóc đồng loại mình còn dễ hơn giết con ruồi, mà thừa sức để qua mặt luật pháp, thậm chí leo lên những bậc thang quyền lực có thể dẫm đạp lên luật pháp. Mà luật pháp cũng có rất nhiều quy định ngu xuẩn để phục vụ giới thống trị, không thể là tiêu chuẩn cho người tốt, người tử tế tin tưởng một cách mù quáng. Chưa kể khi tiếp xúc với thế giới tâm linh, thì con người giống như đứa trẻ lần đầu ra đường, rất dễ bị đi vào đường xấu.
Lúc này, những giáo lý tôn giáo có giá trị là những cái neo tinh thần, để cho người tu luyện có một điểm bám víu vào, để khỏi làm những điều bậy bạ, lầm lạc khi có trong tay một số khả năng cao hơn đồng loại của mình khá nhiều, và dễ làm việc bậy hơn.
Ngoài ra, những tôn giáo có những thứ đơn giản như mười điều Chúa răn, mấy điều Phật dạy gì đấy, đại khái là để trong thời kỳ mông muội, con người chưa có một mặt bằng nhận thức tốt giữa "Tự do" và "Muốn làm gì thì làm", thì họ có thể dùng những điều răn đó để vẫn bảo đảm tự do của con người, nhưng lại không làm những điều bậy bạ như trộm cướp, giết người, lừa đảo ...etc... Có điều lâu ngày thì bọn tăng lữ bịa thêm các giáo lý ràng buộc nhảm nhí, biến tôn giáo thành cái xiềng trên cổ quần chúng để lừa bịp, cai trị.
Các vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh quan trong tôn giáo, khởi đầu là những lãnh tụ tôn giáo tu luyện đến một level nhất định, họ nhìn thấy, cảm thấy, nhận thức được những thứ mà người bình thường không cảm nhận được bằng năm giác quan và bộ não bình thường của mình. Do đó những gì họ viết lại đều bị người bình thường cho là huyền hoặc, mê tín, hoặc cho đó là thần kỳ, xúm vào khấn vái.
Những người có tu luyện khi khai mở các giác quan và khả năng đặc biệt sẽ nhìn thấy một thế giới khác hẳn thế giới mà người thường vẫn thấy. Vì thế nên khi con người bình thường, không tu luyện đọc kinh kệ do các nhà tu hành có thành tựu viết nên, họ thường không hiểu gì, hoặc tưởng là mình hiểu và nghĩ là các cha kia viết truyện cổ tích. Lâu dần, các kinh kệ còn bị xuyên tạc, tam sao thất bản nữa. Đó chính là lý do mà con người hiểu lầm tôn giáo là một hệ thống mê tín, lừa bịp như hiện nay. Mà hiện nay, bọn tăng lữ, thầy chùa, tu sĩ, giám mục này nọ đúng là bọn lừa bịp, chứ làm gì còn ai tu luyện pháp môn nào tử tế nữa.
Tóm lại, Giáo lý tôn giáo không phải là thứ lý thuyết suông, giảng giảng, hiểu hiểu, mà nó là cái neo tâm linh cho người tu luyện khỏi đi lạc đường. Đồng thời nó là một hệ thống vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh quan của những người tu luyện có thành tựu lưu truyền lại.
Những thứ răn dạy đơn giản trong tôn giáo chính là để dùng trong thời mông muội xa xưa của lịch sử loài người, để quần chúng không tu luyện thì cũng không đi vào đường ác.
Còn lại, những thứ lưu truyền phổ biến rộng rãi một vài thế hệ sau khi tôn giáo ra đời cho đến tận thế kỷ 21 này là sự tam sao thất bản của kinh kệ, giáo lý mù mờ mê tín từ bi hỉ xả yêu nước thương nòi mù quáng và những câu chuyện xuyên tạc huyền hoặc của bọn tăng lữ nhằm đè đầu cưỡi cổ đám quần chúng dốt nát và thu tiền công đức.
Có một số bọn deep và dư luận viên giả vờ là có những niềm tin thiêng liêng, tốt đẹp vào tôn giáo, rêu rao sống thiện lành, năng lượng tích cực, lan toả yêu thương, nhưng thực chất là dụ dỗ quần chúng đi vào con đường thờ phụng những thứ tà đạo nhảm nhí. Bọn này thường tâng bốc một số "cao tăng", "thánh nhân", nhưng thực ra là bọn Thích Nhất Bịp, lừa đảo, tẩy não quần chúng.
Và có một điều chắc chắn là những con lợn lên mạng rêu rao "Tôn giáo toàn là mê tín", "Tôn giáo là thuốc phiện" và đả phá các tôn giáo một cách mù quáng, hung hãn thì không phải đơn thuần vì chúng nó ngu xuẩn, vô học và mất dạy, mà còn là do làm theo mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên. Chúng làm thế để phá hoại những giá trị tinh thần và cái neo tâm linh của con người, làm cho người ta mất đi niềm tin và mục đích làm người tử tế, để cho bọn deep dễ bề thao túng, thống trị.
Châu Hồng Lĩnh