Search This Blog

Saturday, October 31, 2020

The best seller ko bán nổi 1 đơn

THE BEST SELLER KHÔNG BÁN NỔI 1 ĐƠN HÀNG !

- HR vô văn phòng gặp anh gấp.

- Dạ, có việc gì vậy anh ?

- Doanh số tuột dốc quá, em liên hệ với mấy công ty săn đầu người tuyển cho anh vài bạn The Best Seller gấp. Lương thưởng hấp dẫn, gồm xyz.

- Ủa, sao vượt mức bình thường nhiều vậy anh ?

- Không sao, miễn được việc là okie.

2 THÁNG SAU:

- HR vô phòng gặp anh ngay lập tức !

- Có gì đột xuất hở anh ?

- Em tuyển cái kiểu gì vậy ? 3 đứa The Best Seller em mang về không bán được cái gì hết là sao ? Tụi nó có phải là The Best Seller thiệt không ?

- Thiệt anh ơi. Em kiểm tra CV kỹ lắm, thành tựu cũ được viết lại rất rõ ràng.

SAI LẦM Ở ĐÂU ?

Những CEO xuất thân từ nghề Sales và những CEO thiếu kiến thức kinh doanh nền tảng luôn cho rằng "Doanh số là do nhân viên kinh doanh mang về". Suy nghĩ sai lầm này khiến ban GĐ tuyển phải The Best Seller không thể tạo ra doanh số là điều hiển nhiên.

HÃY BÓC TÁCH TỪNG LỚP ĐỂ THẤY CHÂN TƯỚNG NHIỀU THE BEST SELLERS RÕ HƠN: 

1. Công ty cũ sản xuất sản phẩm đặc thù khiến khách hàng bắt buộc phải mua để sử dụng => Nhân viên kinh doanh chỉ làm động tác nhập thông tin, thu tiền và ship hàng. Tháng nào được Sales admin chia cho nhiều Data, tự động tháng đó thành The Best Seller. Trường hợp này nhân viên KD trở thành The Best Seller nhờ sản phẩm chứ không phải năng lực thật sự.

2. Thị trường thay đổi đột ngột, cầu vượt cung chóng mặt => Nhân viên kinh doanh chỉ việc tiếp nhận điện thoại và chốt đơn. Tháng nào được Sales admin chia cho nhiều Data, tự động tháng đó thành The Best Seller. Trường hợp này nhân viên KD trở thành The Best Seller nhờ xu hướng chứ không phải năng lực thật sự.

3. Thương hiệu của công ty quá lớn, quá mạnh, khiến khách hàng cảm thấy tự hào khi được sở hữu sản phẩm. Trường hợp này nhân viên KD trở thành The Best Seller nhờ thương hiệu của công ty chứ không phải năng lực thật sự.

4. Chiến lược Marketing quá tốt khiến khách hàng muốn mua ngay. Trường hợp này nhân viên KD trở thành The Best Seller nhờ phòng Marketing chứ không phải năng lực thật sự.

5. Sales Manager sử dụng thủ thuật để đạt KPI phát triển đội ngũ, do đó nhiều người đạt được chức danh The Best Seller vì được sếp và đồng nghiệp cho mượn số chứ không phải thực lực. Bảo hiểm, đa cấp, mỹ phẩm là những ngành hay sử dụng thủ thuật này nhất.

6. Sales quá đẹp và chịu "chơi" tới bến, chịu ký hợp đồng trên giường nên vô hợp đồng ầm ầm. Trường hợp này nhân viên KD trở thành The Best Seller nhờ nhan sắc chứ không phải năng lực thật sự. Khi chuyển qua công ty khác có khách hàng mục tiêu cùng giới xem như hết làm ăn. Bất động sản cao cấp ngành chơi chiêu này nhiều nhất.

Khi tuyển những The Best Sellers bị ngộ nhận năng lực, ngộ nhận về bản thân, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều phiền phức chứ không chỉ riêng việc không đạt doanh số. Suốt ngày chê trách, so sánh, lèm bèm, đòi hỗ trợ, đổ lỗi cho người khác khi bị hỏi về "kết quả bán hàng" là dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất của việc tuyển sai người. Những người đạt được thành tựu nhờ năng lực bản thân không bao giờ than trách khi gặp nghịch cảnh vì họ đã quá quen với điều đó và tự đứng trên đôi chân của mình lâu rồi. Chỉ có những nhân viên bán hàng quen dựa dẫm, quen được dọn lên ăn sẵn mới có những hành vi tiêu cực kể trên.

Với tư duy "Muốn dọn ăn sẵn" và liên tục đòi hỏi, những siêu sao bán hàng này sẽ bắt đầu gieo tiêu cực vô đầu những thành viên khác bằng những buổi cafe nói chuyện "thân tình". Mục đích chính của việc này là để tạo ra lớp vỏ bọc an toàn, tạo phe cánh cho bản thân. Khi mọi mũi dùi đều chĩa về công ty không còn ai nghĩ rằng họ thiếu năng lực hết.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÂN LOẠI THE BEST SELLER XỊN VÀ DỎM CHỈ VỚI 3 CÂU HỎI ?

Câu hỏi 1: Thợ sửa ống nước có đẹp trai không ?

Câu hỏi 2: Có muốn Thợ sửa ống nước tổ chức Team Building cho công ty không ?

Câu hỏi 3: Có muốn bộ 3 câu hỏi phân loại The Best Seller không ?

Trả lời Yes hết đi rồi tính tiếp.

Thợ sửa ống nước kiêm tổ chức Team Building để Building Team.
Nguyễn thanh phong

Thursday, October 29, 2020

CHIẾN LƯỢC ĐA NGÀNH CỦA BÀ BÁN BÚN BÒ

CHIẾN LƯỢC ĐA NGÀNH CỦA BÀ BÁN BÚN BÒ
Các tập đoàn đa ngành như Vingroup, Masan, Hòa Phát, Trường Hải… chắc ai cũng nghe qua. Và rất nhiều những tập đoàn, công ty đa ngành khác, hầu hết đầu rất lớn.
Tuy vậy, không phải tập đoàn đa ngành nào cũng có chiến lược được hoạch định bài bản và chuyên nghiệp. Đó cũng là lý do từng có nhiều tập đoàn phát triển nhanh như vũ bão rồi trở thành tơi bời trong... mưa bão
Vậy thì một bà bán bún bò liệu có thể có một chiến lược đa ngành không? Nhiều người có thể phì cười, vì thấy nó quá hài hước – bán bún bò mà đa ngành gì! Tôi không thấy hài hước tí nào! Một bà bán bún bó cũng hoàn toàn có thể có một chiến lược đa ngành (nếu bà muốn, tất nhiên, phải phân tích kỹ trước khi quyết định).
Chiến lược đa ngành đó là gì?
1. Giả sử, sau một thời gian bán bún bò khấm khá, và có cả chuỗi quán bún bò, bà quyết định mua một miếng đất làm chuồng trại nuôi bò giao cho người em có nghề nuôi bò phụ trách để lấy thịt cung cấp cho quán của bà, cho các quán khác, và bán luôn ra chợ.
2. Sau đó, bà lại thuê đất giao cho đứa cháu có nghề trồng các loại sau thơm, rau húng quế, chanh ớt phục vụ cho các quán bún bò và bán luôn ra chợ.
3. Kế đến, bà mua lại một xưởng sản xuất ra các loại muổng, nỉa, đũa, chén đĩa để và giao cho người anh con ông bác có kinh nghiệm trong nghề này quản lý để sản xuất và cung cấp cho các quán của bà và bỏ mối cho các quán khác, rồi nhân tiện, bán luôn ra chợ.
4. Tiếp theo, thay vì mua bàn ghế từ một nhà cung cấp nào đó trang bị cho chuỗi quán của bà, bà quyết định đầu tư cho người anh ruột có kinh nghiệm mở xưởng sản xuất bàn ghế để tự cung cấp cho các quán của mình, và bán cho các quán khác, và bán luôn ra thị trường.
5. Khi cung cấp thịt bò cho một số nhà hàng, quán nhậu, bà thấy kinh doanh nhà hàng quán nhậu tiềm năng quá, bà quyết định đầu tư mở thêm nhà hàng và giao cho ông em họ có kinh nghiệm quản lý. Bà cũng mua lại vài quán nhậu ế ẩm và kinh doanh quán nhậu và giao cho đứa cháu có nghề kinh doanh quán nhậu quản lý.
6. Khi mở nhà hàng, quán nhậu, bà được các nhà cung cấp bia, rượu, nước giải khát mới chào dữ quá, thế là bà tìm hiểu và nhận làm đại lý phân phối các mặt hàng rượu, bia, nước giải khát...
Như vậy, từ một quán bún bò, bà chủ quán đã trở thành một doanh nghiệp đa ngành, hoạt động trong nhiều ngành (ngành nuôi bò, ngành trồng và KD rau, ngành SXKD bàn ghế, ngành muổng nỉa, bát, đũa, ngành nhà hàng, quán nhậu, ngành phân phối rượu bia, nước giải khát…).
Nếu bạn để ý sẽ thấy các ngành mà bà bán bún bò lựa chọn trong danh mục đầu tư đều có cơ cấu và cơ chế hoạt động liên quan với nhau, tạo nên sức mạnh cộng hưởng (hợp lực), và hỗ trợ lẫn nhau phát triển ở từng ngành riêng lẻ (tăng cường).
Đó chính là chiến lược đa ngành của bà bán bún bò, được tích hợp cả ngang, dọc, ngược, xuôi, và cả đa dạng hóa, áp dụng cả tự phát triển lẫn M&A...
Chiến lược đa ngành của các tập đoàn lớn cũng tương tự như vậy. Có gì khó hiểu không các bạn?
(Copy, share tự do!)
* PS: Các bạn đừng vội đánh giá chuyện thành công hay thất bại của bà bán bún bò. Đây chỉ là một ví dụ để các bạn nhìn thấy bức tranh tổng thể (big picture) về CL đa ngành. Đừng đi vào tiểu tiết vì trong thực tế, cần rất nhiều phân tích khi hoạch định CL đa ngành!



Nguyen Huu Long 

LỜI KHUYÊN TỪ Ý TỐT.

LỜI KHUYÊN TỪ Ý TỐT.
1 – Vợ tôi có mấy cô bạn thân, thành đạt và xinh đẹp, và như chị em mõm vẩu thường tán tụng, họ là " hình mẫu" các thứ các thứ... cho phụ nữ nói chung.
Vợ tôi thích chạy bộ buổi sáng, bỗng một ngày nàng bỏ chạy bộ đi tập yoga, tôi hỏi sao từ bỏ chạy bộ, nàng đáp bạn em nó khuyên tập yoga tốt cho sức khỏe và đẹp vóc dáng. Tôi hay ngâm cíu món yoga nude của quân bương, thấy cũng có lý vì cứ tập yoga chị em bương lại cởi mẹ truồng ra, nên tôi thấy đẹp tuốt.
Thật ra tôi bị lóa mắt trước phụ nữ cởi truồng, tỉnh táo hơn thì có lẽ họ cũng không đẹp lắm, còn khỏe hay không thì chỉ họ biết, mình biết sao được mà oánh giá.
Và tôi gật đầu đồng ý với vợ.
Tập một thời gian thấy vợ có vẻ mệt mỏi, lười giao hợp, mồm lại hơi bị méo, tôi bảo em có vấn đề. Nàng bỏ yoga quay lại với chạy bộ, và thời gian sau mồm nàng hết méo, giao hợp lại nồng nhiệt như xưa. Tôi mắng nàng cứ nghe lời khuyên vớ vẩn. Nàng cãi : Họ chỉ có Ý TỐT thôi mà!
2 – Em Thủy Tiên ca sĩ xinh đẹp mặc dù tôi chưa nghe em hát bao giờ nhưng tôi hâm mộ em từ thời xa xưa khi em đóng một vai rất nhỏ trong phin triền hình dài tập " Bỗng dưng muốn khóc", em đóng rất hồn nhiên, mặc dù vai của em là cô gái xấu tính nhưng tôi nhận ra em quá đáng yêu. Em là gái miền tây điển hình.
Vụ bão lũ miền trung em quyên góp được lượng tiền khủng và tự mình xông vào nơi hiểm nguy cíu trợ kịp thời cho những đồng bào khốn khổ, tôi lại càng hâm mộ em. Em xứng đáng được thiên hạ ví là cô tiên.
Sau đó, có rất nhiều lời khuyên cho em, nên dùng món tiền khủng ấy thế nào... thế nào...
Tất nhiên, em chả dại gì nghe theo bất kỳ lời khuyên nào, mặc dù những người khuyên em đều khuyên với Ý TỐT cả
Bởi em biết rõ mình đang làm gì!
3 – Thằng bạn tôi có đứa con lên ba. Mỗi lần đến chơi, khi tôi và ban ngồi nhâm nhi cà phê thì đứa con lê la bò, lẫm chẫm đi... khắp nhà.
Có lần cu cậu chơi chán rồi ỉa luôn một bãi. Tôi bảo bạn tôi : Thằng nhóc ỉa kìa!
Bạn tôi bảo: Kệ nó...
Một lát thấy nó khóc ré, hai thằng quay ra nhìn, hóa ra cu con đã bốc cứt nhét vào mồm thấy tởm quá nên khóc. Tôi kinh hãi : Giời ạ, nó ăn cứt, sao ông không dọn ngay bãi cứt khi nó ỉa...
Bạn tôi lại bảo: Kệ nó! Việc ăn cứt cũng tốt, nó sẽ biết cứt là gì, và lần sau khi ỉa ra, nó cũng biết không nên ăn thứ đó. Còn nếu giờ tôi khuyên, đó là cứt đừng nên ăn, thì kiểu gì nó cũng ăn thôi!
*
Thật ra, mọi lời khuyên, ngay cả là lời khuyên chân thành với Ý TỐT, thì bản chất của nó vẫn là muốn đem những suy nghĩ của mình, các nhận thức của mình vân vân... nhồi vào đầu người khác. Bản chất của mọi lời khuyên – xét theo tâm lý học – là mong muốn thao túng kẻ khác.
Tôi khuyên một người bạn dựa trên những kinh nghiệm và hiểu biết của tôi, và khi bạn làm theo lời khuyên của tôi thì tôi đắc ý lắm, vì tôi nhìn thấy Tôi ở trong Bạn. Mỗi cá nhân là một nhà độc tài là vì vậy, chỉ muốn chui vào trí óc và tâm hồn người khác và ngự trong đó.
Ở tình huống 1, chỉ vì nghe theo lời khuyên có Ý TỐT của những người phụ nữ " hình mẫu" mà vợ tôi từ bỏ chính mình, trong khi, chỉ chính cô ấy biết điều gì tốt nhất cho mình. Hãy nhớ, chỉ có hình mẫu duy nhất là chính bản thân mình.
Với Thủy Tiên nàng ca sĩ chân dài mông đẹp thần tượng của tôi cũng vậy, chỉ nàng biết nàng đang làm gì và cần làm gì, nếu nàng không biết, nàng đã chẳng hô hào quyên góp và cũng chẳng tự mình xông vào biển nước một cách quyết đoán như vậy.
Và tình huống ba, ông bạn thông minh của tôi có phương pháp dạy con quá ư đặc sắc: Để nó tự khám phá và những gì nó tự khám phá sẽ là bài học sâu sắc làm nên kinh nghiệm của chính nó.
*
Cuối cùng bài biên này không bao hàm việc phủ nhận những lời khuyên chuyên môn như lời khuyên bác sĩ, tư vấn xây dựng, tư vấn luật. hoặc việc dạy trẻ chấp hành những qui ước xã hội như gặp người già thì nên chào, gặp đèn đỏ thì nên dừng lại .v.v...
Ảnh minh họa: Bát phở sáng của người neo đơn, đkm!

TRUMP vs BIDEN

TRUMP vs BIDEN
1 - Hai anh già gân tuổi cổ lai hy đang tranh đoạt chiếc ghế quyền lực nhất thế giới, ghế tổng thống mỹ,  và lạ chưa, cái sự kiện chính trị đang diễn ra tít bên kia trái đất lại gây chia rẽ tới tận mảnh đất bé tý hình con zun phía bên này châu á, quê hương của đồng bào mõm khắm thiện lành đang ngày ngày chống chọi với thiên tai và đói thối mồm. Lượn lờ vài trang phây số má về chính trị học , thấy quả tút bênh anh Biden, thì có ngay đám đông cuồng Trump nhảy đồng lên " địt mẹ tào cộng! Bưng bô tào cộng" ngược lại, nhìn sang quả tút khác ủng hộ Trump thì lập tức có ngay " đit mẹ quân vô học" " thằng lưu manh" " độc tài mới của nước mỹ"... hí hí... thế là thế đéo nào hỡi ôi?
2 – Nước mỹ là nước dân chủ đa đảng, nhưng chỉ có hai đảng thực sự hùng mạnh là Đảng dân chủ và Đảng cộng hòa. Hai đảng này mạnh vì lẽ đơn giản, đa số dân mỹ lựa chọn niềm tin chính trị của họ vào một trong hai đảng này, vậy thôi! ( nếu không nhầm, tổng cử tri hai đảng này đã chiếm non nửa dân số mỹ, tức khoảng hơn trăm triệu, và tỷ lệ chia sấp sỉ đều cho hai bên)
Hơn hai trăm triệu cử tri còn lại thuộc về các đảng phái lìu tìu khác và chẳng đảng phái nào sất và, quá nửa trong số họ tuy sinh hoạt chính trị ở các đảng phái khác nhưng lại có khuynh hướng hoặc dân chủ hoặc cộng hòa.
Bởi vậy, khi hai đảng này tranh đoạt ghế tổng thống, thì người của đảng bầu cho đại diện của mình là đương nhiên, cộng thêm bọn đảng khác nhưng có " khuynh hướng", mà cái bọn có " khuynh hướng" này thì chung chiêng lắm nhé! Nó có thể chuyển từ " khuynh hướng" này sang " khuynh hướng" khác như chơi, kiểu các ông bà văn nghệ Hollywood chẳng hạn, họ tếu lắm! Bởi thế nên các chú ứng viên phải đi mà vận động, rồi đấu khẩu với nhau, nhằm thuyết phục các ông bà này chứ thuyết phục ai.
Cuối cùng là thành phần chẳng đảng nào cả, chẳng khuynh hướng gì sất, cứ thằng nào chém gió hay hay làm tao tin thì tao bầu, và nhóm này đông phết he he... bởi vậy, các ông bà ứng viên cứ phải tổ chức chém gió khắm nơi, đấu khẩu liên thiên, dìm hàng nhau văng mạng, vì bản chất họ chỉ thể hiện phong độ và những nguyên lý chính trị tầm phào cho bọn trung lập – hầu hết là hời hợt mõm vẩu - nghe theo là được.
Cho nên, các bạn cũng chả cần băn khoăn vì sao hai ông già, vốn là tổng thống và tranh ghế tổng thống mà nói năng cứ như quân chợ búa?
Thì họ đang thuyết phục đám chợ búa còn gì nữa. Tinh hoa thì đã có lựa chọn niềm tin chính trị của mình rồi, cần gì thuyết phục?
Đám trung lập ở mỹ đa số là bình dân, hoặc đám trí thức thờ ơ chính trị.v.v... khi xem hai bố già chém gió, nhiều khi họ chỉ cần thấy ông nào ít đi đái nửa chừng hơn là họ bầu.
Hoặc ví dụ như tôi, nếu là người mỹ, tôi sẽ bầu cho tay có vợ đẹp hơn, nom ngầu hơn!
3 – Có bạn thắc mắc với tôi, vì sao những người dân chủ - tức những người đang đấu tranh đòi dân chủ - ở việt nam lại rất ghét Trump? Ví dụ điển hình là em ca sĩ mai khôi, em này chửi rủa thóa mạ Trump đến không còn gì để nói và bà nhà văn trí thức hàng khủng phạm thị hoài, ziệc kiều Đức cũng thế?
Nhân tiện, cả hai người phụ nữ này đều là thần tượng của tôi!
Trước hết, một trong những giá trị của dân chủ là " mỗi cá nhân có quyền quyết định số phận của mình", hay nói cách khác, anh không có quyền dắt mũi ai hoặc để ai dắt mũi. Từ đó suy ra, nếu anh gặp khó khăn thì tự anh phải vươn lên, sao lại có cái lý khi gặp khó khăn là anh chửi cộng đồng thiếu trách nhiệm, chính quyền không chịu lo cho anh? Tự anh quyết định số phận của anh kia mà!
Và ý thức chính trị của những người cộng hòa là " phát huy trách nhiệm công dân" bằng cách mày phải tự lo thân mày trước khi có ai đó lo cho mày. Đây là điểm mà Trump bị những người ở đảng dân chủ chỉ trích nhiều nhất. Ông xây tường ngăn, tống cút bọn nhập cư lậu, căt giảm những cái gọi là từ thiện, cào bằng, bình đẳng hóa.v.v.. của thời Obama nhân văn sến súa để lại.
Đồng thời, yếu chỉ của đảng cộng hòa là " bảo thủ, đề cao giá trị quốc gia, dân tộc" nên Trump mới nói "nước mỹ trên hết" và để thực hiện điều đó, ông tạo công ăn việc làm để người dân có thể " tự chủ", cắt giảm thuế - vì thuế cao thực chất là để san sẻ cho đám thất nghiệp, đám nghèo khổ -  và sẵn sàng chiến với bất kỳ ai làm ảnh hưởng tới nước mỹ. Tàu cộng là ví dụ, và nếu họ Tập thay đổi chút ít khiến nước Mỹ có lợi thì Trump lại ok ngay, chẳng liên quan đến cộng sản hay tư bản gì sất.
Những vụ như anh gì tướng trung đông khét tiếng, bị tên lửa mỹ bắn tan xác, chỉ vì Trump kết luận, nó khủng bố và đe dọa nước mỹ.
Trong khi, tôi nhớ không nhầm, vụ đại sứ quán mỹ ở một nước trung đông, bản thân ngài đại sứ toi mạng, thì obama lờ tít he he...
Hoặc vụ Mogalisu lừng danh khiến quân mỹ thê thảm, cũng là thời của một anh tổng thống đảng dân chủ.
Hoặc gần đây, các anh đen làm loạn đập phá tanh bành nước mỹ, thì các ông bà đảng dân chủ quì xin lỗi he he... đó chính là tinh thần bác ái, bình đẳng, yêu thương toàn nhân loại đấy,
Vì sao? Vì cương lĩnh chánh trị của đảng dân chủ gần gần với chủ nghĩa Marx vậy, là " tự do bình đẳng bác ái và yêu thương, có trách nhiệm với cả nhân loại".
Nhân tiện, ai đã sang Pari thời gian gần đây đều miêu tả rằng nó bẩn hơn việt nam, vì nó ô hợp, đặc biệt an ninh thì vô cùng đáng sợ, sợ hơn rất nhiều so với việt nam. Đó là quê hương của tự do, bình đẳng và bác ái mà!
Nên nhớ, các ông bà dân chủ ở việt nam, trong khi ngoác miệng chửi Marx nhưng trong tinh thần sâu thẳm họ đều là những nhà Marxist đời đầu. Bởi vậy họ ghét Trump.
Cũng tương tự các ông bà trí thức mõm vẩu chửi không tử, nhưng trong sâu thẳm tinh thần các vị ấy đều có một khổng tử ngự trị.
Một số trí thức tinh hoa ghét Trump chỉ vì bố này khá bựa , không hàn lâm, ăn nói văng mạng, liên tha liên thiên, nói hôm nay xong mai quên mẹ.v.v.. gọi là hành nghề không chuyên nghiệp. Thì chính xác, bố này là nhà chính trị nghiệp dư mà!
Nhưng tôi khoái bố ấy vì sự bù bựa ngông nghênh, cao bồi già và.... nhất là vợ đẹp!
Ngay trong chính nước mỹ cũng có phe cuồng Trump, phe ghét Trump, với đủ các lý do khác nhau và lý do nào cũng hợp lý cả, và điều đó là bình thường.
Tôi cũng vậy, tôi thích trump – not cuồng – chính vì sự hung hăng bỗ bã, bù bựa, nhưng khá dứt khoát trong hành động của mình và đặc biệt ... vợ đẹp hỡi ôi!

Do Tri Hung

CHUYỆN BẠN PHÂY.

CHUYỆN BẠN PHÂY.
1 – Sáng biên quả tút về Trump và Biden, vốn tính bông đùa, tôi có vài câu châm chọc tinh thần dân chủ mõm vẩu, y như rằng có một quả còm cực ngu, à quên, cực thông minh như sau:
- Viết về chính trị đéo ngửi được, viết về chiết còn được!
Tôi hơi cáu mới còm lại:
- Biến, tôi viết hầu dái nhà anh à mà được với không được!
Bạn ngu à quên cực thông minh đáp lại:
- Chiết và chính trị là khác nhau!
Tôi phì cười, bèn thả quả icon cười, rồi hỏi:
- Khác nhau dư lào, chỉ cho vài chiêu đê!
Bạn mất hút không giả nhời, tôi tò mò vào trang bạn thì quả nhiên bạn là một nhà dân chủ mõm vẩu đích thực – nên ghét trump, đúng như tôi biên – và trong trang bạn có nhiều bài bất hủ như bài " Lý Huỳnh kẻ ăn cháo đá bát" và nhiều bài lên án đanh thép khác.
Tôi hãi quá, tống cút bạn luôn!
Nói thật các bạn thiện lành của tôi ạ! Tôi cũng như các bạn, ai cũng khát khao một nền dân chủ và mong muốn nước nhà chuyển biến dân chủ hóa một cách lành mạnh – nót chém giết và chửi nhau – vì ai sinh ra làm người chả mong muốn mình có quyền " sống, tự do và miu cầu hạnh phúc", và trong cái quyền " miu cầu hạnh phúc" chắc phải bao hàm quyền " tự do ngôn luận" nữa.
Nghĩa là, nếu tôi có một tư tưởng muốn nói ra, nhưng chỉ vì sợ hãi mà không dám nói, thì còn đâu là hạnh phúc nữa, có phỏng?
Nhưng các bạn nên nhớ, dân chủ không phải món dễ xơi nhé, tương tự như J.P. Satre nói " Tự do là gánh nặng", thì dân chủ cũng vậy. Nó là sản phẩm của lý tính, nót cảm tính!
Bạn phải có khả năng quyết định vận mệnh của mình, đồng thời cũng phải có khả năng đừng có đòi dắt mũi người khác.
Vậy nhưng, khi viết fb đôi khi tôi rất sợ, không chỉ sợ aka 47 vì tôi cũng chả viết gì " phản động", mà sợ các anh em " dân chủ" vào chửi mình là kẻ bưng bô a hi hi...
Đôi khi sống giữa hai làn nước khổ nhắm í! Vãi cả dân chủ mí độc tài mõm vẩu!
2 – Miền trung đang gồng mình chống chọi với cơn bão dữ mà theo các nhà truyền tin thì nó là " cuồng phong", " cuồng bão" " cuồng ... đéo gì" ấy, tôi vãi cả đái ra cứ thấp thỏm từ đêm qua giờ, nhắn tin còm men các thứ với vài người bạn phây trong nớ, thì... họ vẫn lướt phây, vẫn chém gió và bảo " đang gió to lắm, lật mẹ mái tôn nhà em và nhà hàng xóm"
Tôi kinh hoàng tự hỏi, bão to thế mà chúng nó cứ tỉnh bơ lướt phây là thế đéo nào, thằng Tuấn Anh Vũ dân lăng cô còn vào phây búc tôi còm " Em cũng thích Trump". Tôi bảo " Trum trum cái đéo gì, bão đéo lo, lo trum" nó cũng cười hì hì " Thì đang bão đây, gió giật ghê lắm"
Nghĩa là nó cũng tỉnh bơ, thế là thế đéo nào?
Và đọc status của một cô bạn xinh đẹp, cô ấy viết " Biển mà không có bão, thì không phải là biển. Dân miền trung mà sợ bão, thì đếch phải dân miền trung"
Thật là hay quá!
Bạn sinh ra cùng với biển cả và gió bão và những thứ đó chính là cuộc sống của bạn rồi, thì bạn sợ gì nữa. Bạn chống chọi với gió bão quen tới mức cũng coi nó là bình thường, là lẽ đương nhiên, bạn sợ quái gì đâu. Điều kiện tự nhiên làm nên tính cách con người, nói cách khác, theo kiểu triết lý Hursert hiện tượng luận rằng " Môi trường và con ngời vốn là một". Gió bão và người miền trung vốn là một. Thiệt hại có, đau thương có, nhưng thậm chí họ cũng quen tới mức bỏ qua nó rất nhanh để tiếp tục cuộc sống.
Cho nên cái sự bi thảm hãi hùng, bi kịch hóa.v.v.. rốt cuộc là sản phẩm của truyền thông, của những kêu gào sâu sắc của cộng đồng phây búc mà những người kêu gào ... đều ở tận đâu ý!
Chống chọi can trường, chịu đựng mất mát và không hề sợ hãi, đó mới đích thực là " người miềng trung"
" Quê mình nghèo nhưng tình quê dào giạt
Người ơi, hạy zìa lại miềng trung...
Zìa quê zới lúa zới nàng...
Nhen lơn bếp lựa nghe lựa hồng reo zui"
*
Nhân tiện, thằng mặt khắm hôm qua làm tôi bực bội biên quả tút dài ơi là dài, dở hơi quá nên xóa mẹ, nó lập luận phản bác tôi như sau " Người miền Trung lang thang tứ xứ, vì sợ gió bão khắc nghiệt của quê hương, không có nghĩa là họ không yêu quê hương. Họ vẫn yêu và vẫn sợ hãi"
Hí hí... thằng đầu bò ấy muốn đánh đổ tư tưởng của tôi rằng " Yêu thì không còn sợ hãi nữa" mà thật ra là của Osho. Ngu kinh hoàng lại còn láo xược, thì tống cút cho sạch trang có phỏng?
Chuyện bạn phây đến đây tạm dừng và mong các bạn động viên khích lệ miềng trung yêu dấu, nhưng đừng làm họ hoang mang vì lây lan từ nỗi sợ khắm lặm của chúng ta!
Ảnh minh họa thuổng trên mạng

Do Tri Hung

Wednesday, October 28, 2020

Chiến lược kinh doanh của chị là gì ?

Chiến lược kinh doanh của chị là gì ?
Chiến lược kinh doanh gì em? chị bán nước thôi ma chiến lược gì? chị đi làm công ty chán, chị biết pha nước, chị thuê được cái mặt bằng rẻ với chị có chút vốn muốn ở nhà kinh doanh quán cà phê thôi chứ chiến lược gì đâu e.
Các bạn có nghe câu này bao giơ chưa? Tôi chắc đâu đó bạn đã nghe câu này thấy quen quen đúng không? Hôm qua vô tình chị chủ quán trước tôi làm Marketing chị gọi tôi uống cà phê và làm tôi nhớ ra câu chuyện của chị về chiến lược, nên tôi muốn viết chia sẻ lại cho các bạn đang kinh doanh có bài để tham khảo.
Hồi đó chị có quán coffee mở được 3 tháng mà không có khách, mới đầu khai chương cũng có thu nhập nhẹ nhẹ, cũng bằng đi làm cho công ty nhưng được cái thời gian rảnh hơn ở nhà chăm được con, khi đó bạn bè quen biết ở gần đó cũng nhiều mọi người qua ủng hộ chị những tuần đầu rồi lâu dần thi thỉnh thoảng mới tới. Dân dần quán ít khách cả 3 tháng nay chị chẳng biết tại sao bù lỗ tiền nhà còn tiền nhân viên thi trễ đợi chồng lấy lương ui mới trả cho nhân viên.
Chị tìm tôi hỏi cách chạy quảng cáo trên facebook vì chị nghe người ta nói làm cái gì đó Marketing mới bán được hàng nên tìm tôi (đứa em quen biết).
Chiến lược kinh doanh của chị là gì? tôi hỏi
Chiến lược kinh doanh gì em? chị bán nước thôi ma chiến lược gì? chị đi làm công ty chán, chị biết pha nước, chị thuê được cái mặt bằng rẻ với chị có chút vốn muốn ở nhà kinh doanh quán cà phê thôi chứ chiến lược gì đâu em.
Sau khi nói chuyện tôi mới biết chị không có kế hoạch kinh doanh chị ra làm với suy nghĩ minh và chồng có nhiều mối quan hệ chắc mọi người sẽ đến uống ủng hộ thôi.
Tôi chạy một vòng quang khu vực và hỏi chị một mớ thứ ( khâu market research ) rồi tôi nói với chị cùng lên một kế hoạch kinh doanh cho quán nước của chị. Địa điểm ở đó gần khu công nghiệp, có khu đất dự án ngay gần đó đang bán khu nhà ở cho công nhân, tôi và chị lên một kế hoạch kết nối (connect), chủ động đi tìm các anh chị trưởng phòng bất động sản mấy bên đang bán gần đó để deal với các bên đó, cho dựng standee tại quán và giảm tiền nước, cho mướn làm văn phòng di động để tư vấn cho khách, việc này không khó lắm ra bắt chuyện với mấy em tư vấn viên xinh xinh kêu anh có 5 tỷ ma chưa biết làm gì một hồi là một đống em vây quanh nha hahaha.
Còn lợi thế ở đó gần khu công nghiệp có nhiều công nhân và dân văn phòng thêm mối quan hệ của anh chị đã từng làm tại các công ty ở đó, sau khi nghiên cứu sở thích, hành vi mua nước uống (khâu insight research) của khách hàng trong khu công nghiệp. Chị bắt đầu bỏ một số đồ uống không phù hơn với đối tượng khách hàng mục tiêu ( target customer ), và bắt đầu pha chế một số đồ uống phù hợp và thêm bonus khuyến mãi mua 5 tặng 1 thêm mã giảm giá discount cho mấy chị đặt cho cả team. Sau 5 tháng thi quán cũng kinh doanh ổn hơn giơ chị bận nghe máy đi giao hàng cho khách chứ không có thời gian ngồi chơi như trước nữa, rảnh về là đăng bài trên fanpage, group, zalo … (socail media) giơ bán thêm mì cay giao hàng luôn.
Kết thúc câu chuyện của chị ở đây tôi không kể để khoe khoang gì hay nói hay ho gì cả, chỉ là tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện này để các bạn muốn kinh doanh gì đó hãy nghĩ tới điều đầu tiên đó là bản kế hoạch kinh doanh, chúng ta kinh doanh sản phẩm cung cấp giá trị cho toàn bộ khách hàng chứ không phải dựa vào lợi thế abc cá nhân hoá của chúng ta là có thể kinh doanh lâu bền được.
Vậy bản kế hoạch kinh doanh nó gồm những gì? Bản kế khoạch kinh doanh bạn có thể tham khảo Business model canvas để biết chi tiết hơn, tôi nói sơ 9 thành tố cấu thành.
1 Giả pháp giá trị (Value propositions) điều gì bạn muốn khách hàng nhớ về những tương tác với doanh nghiệp của bạn? Có 2 loại giá trị định lượng (giá, hiệu quả …) và giá trị định tính (trải nghiệm, sevice…).
2 Quan hệ khách hàng (Customer Relationships) làm sao bạn giữ được khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.
3 Phân khúc khách hàng ( customer segments ) thị trường khách hàng ma bạn nhắm tới để phục vụ họ.
4 Kênh truyền thông ( Channels ) bạn thấy khách hàng của bạn đang sài kênh mạng xã hội nào hay là kênh digital nào, ban muốn tiếp xúc vơi khách hàng qua những kênh nào?
5 Hoạt động chính (Key Activities) các hoạt động, sản phẩm chính tạo lên doanh thu cho shop của bạn.
6 Nguồn lực chính ( Key Resources ) nhân lực và tài chính của shop bạn, nguồn lực vật lý ( tài sản môi trường ….) và nguồn lực trí thức (công thức, bằng sáng chế…)
7 Đối tác chính (Key Partnerships) các nhà cung cấp, đối tác giúp cho việc kinh doanh được thực hiện tốt.
8 Cơ cấu chi phí (Cost structure) mô tả tất cả chi phí cần thiết để duy trì và điều hành hoạt động kinh doanh, có 2 chi loại chi phí cố định và biến động.
9 Dòng doanh thu (Revenue Streams) thể hiện luồng lợi nhuận ma shop bạn thu được.
Đó là 9 thành tố quan trọng ma bạn cần rạch ròi tìm ra trước khi bạn muốn khởi dựng kinh doanh, cho dù bạn kinh doanh lớn hay nhỏ cũng nên làm điều này trước khi bắt đầu tiến hành đầu tư tài chính để tránh những rủi ro cho bản thâm minh, và tôi cũng vừa kể cho bạn cách tôi thực hiện Marketing như thế nào ở trong câu chuyện các bạn có thể xem các bước thực hiện Marketing cho shop bạn nhé.
Chúc bạn thành công nhé !
(Xin phép anh Long em chia sẻ một bài viết đóng góp cùng nhóm, đã đọc bài viết ở nhóm nhiều nhưng chưa giám chia sẻ vì còn ngần ngại hôm nay mạnh dạn chia sẻ. Cảm ơn anh và cộng đồng.)


Thực Vũ 

HIỂU THẾ NÀO VỀ TƯ DUY CHIẾN LƯỢC?

HIỂU THẾ NÀO VỀ TƯ DUY CHIẾN LƯỢC?
(Một bài trong loạt bài về năng lực tư duy. Hãy đọc đoạn cuối vì nó rất quan trọng trong hợp tác, làm ăn...)
Ta thường nghe nói tư duy chiến lược (strategic thinking). Hiểu về nó thế nào? Nếu tìm trên mạng, ta sẽ thấy một "rừng" câu trả lời; và càng tìm, có thể sẽ càng rối. Tôi diễn giải một cách "bình dân" thế này cho mọi người tham khảo nhé!
Hai từ chiến lược (strategy), bản thân nó đã bao hàm ý nghĩa dài hạn (long term), lớn lao (không phải vụn vặt); là một sự lựa chọn chủ động (proactive) và có cơ sở cho những quyết định hệ trọng (khác với chiến thuật là tactics).
Và tư duy chiến lược không gì khác hơn là cách suy nghĩ, cách tư duy hướng đến những mục tiêu lớn lao, dài hạn, và có sơ sở vững chắc, dựa vào những phân tích khoa học, bao quát, đầy đủ, bằng những công cụ phù hợp để đưa ra những quyết định mang tầm chiến lược. Tư duy chiến lược không phải để phán đoán tương lai mà là để HOẠCH ĐỊNH TƯƠNG LAI trên cơ sở phân tích các thông tin quá khứ, hiện tại, và phán đoán những diễn biến có thể xảy ra trong tương lai.
Muốn rèn luyện tư duy chiến lược, ta phải rèn luyện khá nhiều thứ. Trước hết, phải có một sứ mệnh (mission) để theo đuổi, một tầm nhìn (vision) dài hạn để khát khao, và biết thiết lập những mục tiêu dài hạn (long-term objectives). Và trước khi đặt mục tiêu, người có tư duy chiến lược phải có khả năng phân tích (analyse) và tổng hợp (synthesize) các yếu tố bên trong (intertnal factors), bên ngoài (external factors) để biết mình đang ở đâu, chung quanh đang có gì trước khi nói đến chuyện đi đâu, về đâu...
Bên trong là nguồn lực nội tại (resources) với những thế mạnh (strengths) và điểm yếu (weaknesses) của chính mình hay tổ chức mình. Bên ngoài là những yếu tố liên quan đến "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", bao gồm các yếu tố vĩ mô (macro) và vi mô (micro), thị trường (market), những yếu tố có thể tạo ra những cơ hội (opportunities) hay tiềm ẩn những mối nguy (threats), để từ đó có thể vạch ra một con đường đi (về bản chất cũng là một sự lựa chọn/đánh đổi - choice/trade-off) để đi đến mục tiêu mà mình mong muốn (trong dài hạn).
Kế đến, người có tư duy chiến lược phải là người có khả năng hoạch định (planning), tức lập ra những kế hoạch dài hạn (long-term plan) và phân chia (break down) thành các bước đi cụ thể (stages) để thực hiện mục tiêu; và có khả năng "thấy" trước (foresee) những xu hướng (trends), diễn biến thay đổi của thời cuộc (environment) để điều chỉnh kế hoạch này.
Tư duy chiến lược, nói thì dễ, nhưng hiểu cho đúng và thực hiện cho đúng thì không đơn giản, đặc biệt trong xu hướng làm ăn chụp giựt, ngắn ngày của đại đa số các doanh nghiệp Việt.
Một tổ chức, công ty dù là tập đoàn cực lớn hay doanh nghiệp siêu nhỏ luôn cần những con người có tư duy chiến lược (strategic thinkers), biết hướng tầm nhìn ra xa, tìm những đích đến lâu dài, và biết lựa chọn những con đường tối ưu để đi đến cái đích đó. Đó không gì khác hơn là quá trình hoạch định chiến lược (strategic planning); và CHIẾN LƯỢC là thứ mà từ BÀ BÁN XÔI đến ÔNG CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN ĐA NGÀNH đều cần đến để phát triển bền vững (sustainable development). Ai có thể giải thích cho mọi người nghe bà bán xôi cần chiến lược để làm gì?
Thực tế, có những người bán xôi, bán bánh, thậm chí bán ve chai, rác thải..., nhờ có tư duy chiến lược mà trở thành những đại gia giàu có! Ngược lại, có những người, xuất phát điểm rất tốt (cơ nghiệp gia đình để lại lớn, khởi nghiệp thuận lợi, con nhà "có điều kiện"...), nhưng tư duy vụn vặt, ngắn ngày, nên dần dần đi xuống, có khi phải ra đường bán... xôi, mà còn không bán được. Ai tin không?
Đọc đến đây, ắt bạn hiểu được phần nào vì sao Group PTDNV lại đặt ra và theo đuổi một sứ mệnh (mision) không giống ai, không nơi nào có, đó là NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY…; và tất nhiên, trong đó có tư duy chiến lược!
=======
* RẤT QUAN TRỌNG: Khi làm việc lớn và có tính chất lâu dài, đừng bao giờ mời gọi những người có tư duy vụn vặt tham gia đồng hành. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích ngắn hạn (và vụn vặt), nên thường tranh thủ "múc nhanh", "xúc nhanh", không muốn đồng hành với mình lâu dài đâu!
Làm việc nhỏ đã cần chiến lược thì nói chi đến việc lớn, vì sứ mệnh lớn, hoài bão lớn. Thà bạn đi một mình còn hơn đi chung với những người có tư duy vụn vặt, chỉ muốn "hốt nhanh", "xúc lẹ". Điều này tôi rút ra từ kinh nghiệm của chính bản thân mình!


Cách làm việc với git một cách hiệu quả

Cách làm việc với git một cách hiệu quả 

Blog này miêu tả quy trình làm việc với git một cách có hiệu quả và chuyên nghiệp áp dụng cho mọi project từ bé đến lớn, team size từ 1 cho tới n. Nó được tao ra với mục đích ban đầu là 1 wiki cho engineers của SotaTek, nhưng nếu bạn chưa dùng git bao giờ hoặc dùng nhiều mà thấy nó loạn quá, khó kiểm soát thì cũng có thể thử follow theo xem hiệu quả đến đâu.

Blog này inspired từ model này, có customize một số điểm mà mình thấy không phù hợp: http://nvie.com/posts/a-successful-git-branching-model/

1. Tại sao dùng git

– Blog này sẽ không bàn nhiều về vấn đề này nữa, vì đơn giản là nó tốt đến mức bây giờ mọi công ty từ lớn đến nhỏ; dù bạn có là team hay single developer thì vẫn phải dính dáng đến nó vì đa số các lib open source đều dùng git. Cho nên bạn không muốn thì vẫn phải dùng và bị dùng.

2 Git client:

– Để làm việc với git thì bạn cần 1 git client, nếu bạn thích có giao diện GUI thì có thể dùng https://www.sourcetreeapp.com/ ưu điểm là rất dễ nhìn, rất thuận tiện cho việc review các thay đổi trước khi commit. Nhược điểm là chậm vì phải index mỗi lần mở app lên. Chưa có phiên bản SourceTree cho Linux, bạn muốn có thể tự đi tìm app tương tự như SmartGit hoặc gì đó.

– Dùng command line, cái này thì ưu điểm là rất nhanh và mạnh, có thể giải quyết được tất cả các vấn đề của git mà đôi khi dùng GUI không thể làm được. Nhất là khi làm việc trên môi trường server không có giao diện GUI thì đây là lựa chọn duy nhất. Built in trong MacOSX rồi, linux thì tuỳ bản distribution mà bạn sẽ phải cài hoặc không, Windows bạn sẽ phải tự cài.

– Tuỳ sở thích cá nhân mà bạn tự chọn git client cho mình nhưng best practice của người viết bài này là dùng kết hợp cả 2, SourceTree để review commit, dùng command line cho toàn bộ những việc còn lại. Toàn bộ bài viết sau đây sẽ chỉ dùng command line.

3. SSH key

– Nếu bạn biết SSH key là gì rồi thì có thể bỏ qua phần này.
– Nó là 1 cách để authenticate account git của bạn với các git hosting website như github.com, bitbucket.org… mỗi khi bạn push, pull mà không phải nhập lại username/password.
– Nếu chưa biết thì bạn sẽ clone 1 git url dạng https://path/to/repo nhưng nếu dùng SSH nó sẽ là dạng git@path/to/rep.git
– Cách tạo SSH key, bạn có thể dùng lệnh dưới đây hoặc tham khảo https://help.github.com/articles/generating-a-new-ssh-key-and-adding-it-to-the-ssh-agent/:

$ ssh-keygen -t rsa -b 4096 -C "your_email@example.com"

– Sau khi có ssh key, bạn hãy copy nội dung của file public key thông thường locate ở ~/.ssh/id_rsa.pub add lên account của bạn trên github hoặc bitbucket…

4. Branching model

Đây mới là phần chính mà blog này muốn đề cập tới. Thông thường khi tạo 1 git repo bất kỳ đã có 1 nhánh (branch) mặc định là master, với các bạn thiếu kinh nghiệm thì dù team có bao nhiêu người cũng đều làm việc chung ở 1 branch này và commit conflict loạn cả lên. Hoặc tốt hơn 1 chút là phân ra các nhánh khác nhau cho từng bạn nhưng không có 1 convention hoặc model nào cụ thể cho việc merge các thay đổi giữa các branch lại với nhau. Để giải quyết vấn đề này, ta sẽ cùng nhau định nghĩa ra 1 model như thế.

Chúng ta sẽ định nghĩa ra các branch sau trong một project bất kỳ:
– master
– develop
– feature branches
– hotfix branches

Image for post
Git branching strategy

4.1. Branch chính

Image for post

Trong bất kỳ git repo nào cũng sẽ tồn tại song song 2 branch sau đây, 2 branch này sẽ tồn tại trong suốt dòng đời của của dự án của bạn.
* master
* develop

– Branch master: là branch cho phiên bản code stable nhất, sẵn sàng để deploy lên môi trường production, để build app lên store… nói chung là bản code ổn định nhất đã qua hết các giai đoạn testing.
– Branch develop: là branch cho phiên bản code đang trong giai đoạn development, nó bao gồm tất cả các tính năng, bug fix,… mà sẽ được release trong version tiếp theo của project. Khi branch này đã đủ stable và có quyết định release thì nó sẽ được merge vào branch master.

4.2 Branch features

Image for post

– Mỗi branch sẽ tương đương với 1 feature (tính năng) trong project. Nó có thể là 1 tính năng mới mà chúng ta muốn thêm vào trong sản phẩm của mình so với phiên bản hiện tại. Hoặc cũng có thể là improvement, bug fix cho 1 tính năng nào đó…
– Nhìn chung mỗi khi định nghĩa ra 1 cái gì đó muốn làm chúng ta sẽ tạo ra 1 feature branch
– Cách đặt tên: feature/a_feature
– Branch từ develop và phải merge vào develop sau khi hoàn thành, các bước cụ thể như sau:

#get the latest code from develop
$ git checkout develop
$ git pull

#create a feature branch from there
$ git checkout -b feature/my_awesome_feature
$ git push

– Sau khi đã hoàn thành việc implementation cũng như pass qua quá trình testing, chúng ta sẽ tạo 1 pull request (bản so sánh các thay đổi giữa 2 branch bất kỳ) giữa branch feature và develop để tiến hành code review. Nói đơn giản là một người có kinh nghiệm sẽ review code của bạn trong feature branch trước khi merge vào develop để chắc chắn rằng bạn không gây ra lỗi nào ảnh hưởng đến sản phẩm.
– Sau khi review xong, chúng ta có thể merge vào develop như sau:

#make sure the branch name is correct
$ git branch

#make sure the branch is up to date because many people contribute to a single feature
$ git pull

#switch to develop branch
$ git checkout develop

#make sure develop is up to date again
$ git pull

#do the merging
$ git merge feature/my_awesome_feature
$ git push

– Trong tài liệu "a successful git branching model" họ khuyến khích nên sử dụng option –no-ff để track lại history của việc merge nhưng mình cũng thấy không cần thiết lắm.
– Ngoài ra nếu bạn muốn git log nó đẹp (linear) thì có thể tìm hiểu về git rebase, tuy nhiên quan điểm cá nhân của mình nó cũng không cần thiêt vì phải resolve conflict 2 lần nên khá risky đặc biệt những thời điểm cận kề release. Ví dụ lần resolve sau lập trình viên không để ý mà resolve khác với lần trước đó mà không check diff lại thì coi như đi tong công test.

4.3 Hotfix branches

Image for post

– Sản phẩm sau khi release vào 1 ngày nắng đẹp nào đó bỗng nhiên phát hiện ra 1 bug nghiêm trọng và cần phải fix ngay (hotfix), vậy chúng ta sẽ tạo branch như thế nào?
– Branch ra từ master vì develop vào thời điểm đó có thể đang chứa những feature mà mình chưa muốn release ngay.
– Cách dặt tên nhánh (naming convention): hotfix/an_urgent_hotfix
– Cách làm tương tự với feature branch, chỉ khác là branch ra và merge vào master chứ không phải develop.

$ git checkout master
$ git pull
$ git checkout -b hotfix/an_urgent_hotfix

#merge
$ git checkout hotfix/an_urgent_hotfix
$ git pull
$ git checkout master
$ git pull
$ git merge hotfix/an_urgent_hotfix
$ git push

– Sau khi đã merge hotfix vào master, chúng ta cũng đồng thời phải merge ngược lại master vào develop

$ git checkout develop
$ git pull
$ git merge master
$ git push

5. Release

Sau khi hoàn tất quá trình phát triển các feature và merge hết vào develop, chúng ta sẽ thường làm các bước sau:
– Tạo 1 release note trên nhánh develop miêu tả các thay đổi của phiên bản này so với phiên bản trước đó.
– Merge develop vào master phần này tương tự như trên nên sẽ không đề cập nữa.
– Tạo git tag (một mốc đánh dấu release version để các phiên bản sau nhỡ có gì đó không ổn chúng ta chỉ cần đơn giản là revert lại tag trước đó) như sau:

$ git checkout master
$ git pull
$ git merge develop
$ git push

$ git tag -a 1.2 -m "v1.2 release"
$ git push --tags

6. Nếu nhiều feature được develop cùng lúc, làm cách nào để có thể test được vì mỗi feature có 1 branch riêng lẻ

– Đây là câu hỏi rất hay gặp nhưng chúng ta có 1 số rule như sau:
– Không bao giờ merge 1 feature branch này vào 1 feature branch khác vì đơn giản nó cả 2 feature branch đó đều chưa stable, chưa qua testing (nó chỉ đáp ứng đủ điều kiện này sau khi đã merge vào develop).
– Nếu chúng ta cố tình merge 1 branch feature này vào 1 branch feature khác nhỡ đâu 1 ngày giám đốc quyết định cắt 1 feature đi, vậy thì làm cách nào có thể vứt tất cả những commit liên quan đến feature đó ra khỏi feature của mình? bằng tay?
– Cách duy nhất: Những feature nào đã ok rồi thì sẽ merge vào develop, sau đó chúng ta sẽ thường xuyên merge từ develop về nhánh của mình trong suốt quá trình phát triển.
– Nếu chúng ta vẫn muốn test các nhánh chưa stable thì chúng ta có thể tạo 1 nhánh trung gian là hợp của cả 2 hoặc nhiều nhánh feature vào. Nhánh này chỉ phục vụ duy nhất 1 mục đích là test nên merge chỉ có 1 chiều, khi test xong là coi như vứt branch đó đi. Còn lại những feature vẫn được phát triển riêng biệt.

7. Một số case study cơ bản hay gặp:

7.1. Nếu bạn đang sửa gì đó trên branch của mình mà khi pull code mới nhất về hoặc checkout sang branch khác bị git báo là conflict:
– Đừng sợ
– Nếu như các thay đổi của bạn là ok và không có lý do gì để bạn không commit những thay đổi đó lên thì bạn chỉ cần: commit các thay đổi rồi muốn pull hay checkout sang branch nào thì checkout.
– Nếu như bạn đang dang dở và chưa thể commit các thay đổi đó được, thì hãy sử dụng git stash — nó sinh ra nhằm mục đích cho bạn vứt hết các thay đổi vào 1 cái stack để sau này bạn pop lại các thay đổi đó ra khi cần như sau:

# stash the changes
$ git stash

#continue with the
$ git pull

# apply the changes again
$ git stash pop

Khi apply những thay đổi từ stash pop, rất có thể những thay đổi đó sẽ bị conflict với code mới nhất mà bạn vừa pull về, điều này là bình thường và hợp logic. Lúc này bạn cần resolve tất cả conflict đó và làm việc tiếp.

7.2. Sau khi bạn commit xong, push lên thì bị báo là không push được do quên chưa pull trước khi commit
– Đừng sợ
– Bạn phải pull về và merge vào code của mình rồi mới push được
– Nên dùng lệnh sau để cho không tạo thêm merge commit.

$ git pull --rebase

– Bản chất của việc rebase là merge và đặt commit của bạn lên trên top của nhánh. Dù pull thường hay pull –rebase vẫn có thể xảy ra conflict, mỗi lần như vậy thì lại resolve và add, commit phần resolve conflict đó lên như thường.

Nếu các bạn có đủ kiên nhẫn để đọc đến đây thì mình xin cảm ơn và hy vọng các bạn đã có 1 cách nhìn khác về cách mà "người ta" vẫn hay làm việc.


Tuesday, October 27, 2020

KHI BẠN MUỐN BỎ CUỘC, ĐỪNG QUAN TÂM LÝ DO ĐÃ BẮT ĐẦU!

KHI BẠN MUỐN BỎ CUỘC, ĐỪNG QUAN TÂM LÝ DO ĐÃ BẮT ĐẦU!
(Quan điểm này của tôi có thể ngược đời. Các bạn hãy đọc kỹ, nghĩ sâu, và cho ý kiến Yes/No? Copy, share tự do!)
Người ta thường khuyên: "Mỗi khi bạn muốn bỏ cuộc, hãy nghĩ đến lý do mà bạn đã bắt đầu!".
Câu nói có vẻ kinh điển này được thừa nhận và chia sẻ bởi rất nhiều người, bao gồm cả những người đào tạo ở các khóa học khởi nghiệp, và những khóa học tạo động lực, truyền cảm hứng rất đắt tiền… Và chưa có ai nói mình không đồng ý!
Ở góc độ nào đó, đây là lời khuyên hữu ích. Tuy vậy, nó cũng có thể là MỘT CÁI BẪY nếu người nghe không tỉnh táo và thiếu óc phân tích.
Nếu được phép khuyên ai khi họ có ý định từ bỏ, tôi sẽ khuyên họ nên suy nghĩ thật kỹ LÝ DO VÌ SAO PHẢI BỎ CUỘC, thay vì nghiền ngẫm LÝ DO VÌ SAO ĐÃ BẮT ĐẦU!
Lời khuyên của tôi nghe có vẻ ngược đời, nhưng sẽ giúp bạn tránh được cái bẫy của "những lý do bắt đầu" để rồi cứ thế lao đầu vào đá, vì mãi theo lời những lời khuyên kiểu "Never give up!" (Không bao giờ bỏ cuộc!).
Có quá nhiều những người khởi nghiệp, hay bắt đầu một công việc gì đó (đi học, đi làm, ra nước ngoài định cư, yêu đương, lập gia đình…) vì những lý do rất "trời ơi"! Đặc biệt là trong lĩnh vực khởi nghiệp, rất nhiều bạn đưa ra những lý do khởi nghiệp rất nguy hiểm.
Có bạn khởi nghiệp vì lý do muốn thoải mái thời gian, muốn tự do làm điều mình thích, không phải làm việc dưới sự điều khiển của người khác, để không bao giờ bị ai sa thải, để được làm Founder, Chủ tịch, CEO cho nó oai…
Tôi cho rằng đó là lý do bắt đầu hết sức ngớ ngẩn, mà lại được chính không ít những thầy dạy khởi nghiệp nhồi nhét vào tâm trí các bạn trẻ… Nếu cho rằng khởi nghiệp làm riêng sẽ thoải mái thời gian hay tự do làm điều mình thích là không tưởng. Vì thời gian của một doanh chủ khởi nghiệp còn bận rộn hơn nhiều so với thời gian làm công 8 tiếng ở văn phòng (doanh chủ nhỏ có khi phải làm cả ngày, cả đêm..). Còn tự do làm điều mình thích cũng không hề. Khách hàng muốn mình làm thế nào, mình phải làm thế đó, chứ tự do làm điều mình thích sao được? Khách hàng gọi là phải chạy, khách hàng chửi là phải xin lỗi, khách hàng chê là phải tiếp thu, khách hàng từ chối mua hàng là phải năn nỉ; và khách hàng sa thải (vì tẩy chay hàng hóa) thì phải đi khởi nghiệp lại từ đầu…
Vì vậy, đừng nghĩ rằng cứ nhìn lại lý do mình đã bắt đầu là sẽ không bỏ cuộc, vì trong nhiều trường hợp cái lý do đó nó rất vớ vẩn, thậm chí không hề rõ ràng. Có khi, chỉ vì nghe ai đó xúi hoặc "tạo động lực" là đã ra khởi nghiệp; rồi sau đó, nghe ai đó "truyền cảm hứng" là bán nhà, vay nợ để chơi cuộc chơi lớn...
Do vậy, khi gặp trở ngại, đừng quá quan trọng lý do bạn bắt đầu, hãy nghiền ngẫm lý do bạn phải bỏ cuộc. Hãy phân tích mọi cơ hội, rủi ro, điểm mạnh, điểm yếu, hãy tìm hiểu thật kỹ khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, thị trường, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh (hiện tại và tiềm ẩn)… Hãy tự hỏi vì sao phải bỏ cuộc? Nếu tiếp tục thì sao? Rủi ro nào, mối nguy nào? Liệu có thể làm gì để vượt qua các mối nguy và tận dụng các cơ hội đang có. Năng lực của mình liệu có đáp ứng nổi sự khắc nghiệt của môi trường cạnh tranh không? Liệu có con đường nào khác tốt hơn không?
Đừng vì lý do bắt đầu (cho dù lý do đó có hay ho thế nào) mà quyết định tiếp tục hay dừng lại! Thời thế đã thay đổi, môi trường đã thay đổi, nguồn lực của bạn đã thay đổi, cơ hội và các mối nguy cũng đã thay đổi... Lý do bắt đầu lúc này có thể không còn phù hợp nữa. Nhìn lại nó liệu có ích gì?
Hãy thận trọng phân tích lý do bạn muốn bỏ cuộc, và cả lý do bạn muốn tiếp tục. Và nếu buộc phải bỏ cuộc (vì đã hết cách), thì hãy bỏ cuộc! CÁNH CỬA NÀY KHÉP LẠI, CÁNH CỬA KHÁC SẼ MỞ RA. Đừng cố chấp, đừng mù quáng, hãy sáng suốt! Những con bạc khát nước một cách mù quáng và những tay chơi chứng khoán không biết cắt lỗ, hầu hết đều tán gia, bại sản!
Exit strategy (chiến lược rút lui) cũng là một chiến lược, và trong nhiều trường hợp, nó là một lựa chọn đúng! Kiên trì, kiên định, quyết tâm là rất cần thiết, nhưng trước hết phải chọn đúng con đường. Và con đường đó phải được xem xét lại TỪ BÂY GIỜ, NGAY LÚC BẠN CÓ Ý ĐỊNH BỎ CUỘC, và HƯỚNG VỀ TƯƠNG LAI, chứ không phải cứ ngoảnh nhìn và tiếc nuối con đường quá khứ mình đã đi qua!
Bạn đồng ý với quan điểm ngược đời này không?

Nguyễn Hữu Long 

Tinh tế

"Siêu Xạ thủ" thường là danh hiệu cánh đàn ông được nhận từ các bạn nữ. Không phải vì cứ là đàn ông thì auto chơi game gánh team giỏi đâu. Mà, các ông thường bắn phát nào cũng trúng vào tâm. Hay nói cách khác, đàn ông thường bị chị em phụ nữ chê trách là vô tâm.

Để giải quyết vấn đề "vô tâm" thì anh em phải tinh tế lên. Như vậy, thế nào là tinh tế? Mình dự định dành chút thời gian để tìm hiểu và biên tập (copy mỗi chỗ 1 tí) về chủ đề này trước ngày 20/10 cơ nhưng bận quá nên giờ mới đăng được. Hy vọng các anh em có tài liệu để xài vào năm tới :P 

Ok, vào việc luôn
----

Tinh tế là từ Hán Việt. Tinh nghĩa là đã lọc hết tạp chất để chỉ còn lại phần tinh túy nhất. Tế nghĩa là nhỏ, mịn, kỹ, cặn kẽ. Tinh tế nghĩa là tỉ mỉ, kỹ lưỡng, cặn kẽ, nhỏ, tinh vi. 

Một từ khác có ‎ nghĩa thực dụng gần như từ tinh tế là nhạy cảm. Người nhạy cảm luôn thấy được các điều li ti trong người khác.Người tinh tế là người nhạy cảm, tế nhị, có khả năng đi sâu vào những chi tiết rất nhỏ, rất sâu sắc và vì vậy họ thường làm vui lòng người khác bởi nắm bắt và thấu hiểu được tâm lý người đối diện.

Tinh tế không có nghĩa là tìm các lỗi lầm yếu kém của người đối diện kiểu bới lá tìm sâu. Đó rất là tiêu cực và bệnh hoạn.

Do định nghĩa trên, nên tinh tế thường được người ta mặc định đó là bản năng của phụ nữ. Tôi thì không nghĩ vậy. Tôi cho rằng nó là quá trình học hỏi, quan sát, để ý, trải nghiệm và quan trọng hơn tất cả là có tình yêu thương trong tâm hồn.

Muốn tinh tế bạn phải có hai điều: yêu người, và tập trung khi nói chuyện. Người tích cực và nhân ái luôn tinh tế với người đối diện.

1. Yêu người:

Nếu bạn không có lòng yêu người thì không thể nào bạn có thể tinh tế. Nếu bạn nhìn người đối diện không hơn gì chiếc xe đang chạy qua, thì làm sao mà tinh tế được. Chỉ khi ta có lòng yêu người tự nhiên, nhìn ai ta cũng nhìn kỹ càng chăm chú, tìm cái hay cái đẹp của người đó để mà ngưỡng mộ. Ai có người yêu rồi đều có kinh nghiệm này, tối ngày nhìn chàng/nàng không biết mệt, và không một chi tiết đẹp nào của chàng/nàng mà không thấy, và chẳng thấy điều gì xấu, chỉ vì ta chỉ tập trung vào cái đẹp. Tình yêu trong lòng cho ta một cái nhìn chăm chú và ngưỡng mộ.

Cách đây vài năm, tôi đọc cuốn truyện "Biên niên ký chim vặn dây cót" của tác giả Haruki Murakami. Tôi nhớ mãi một chi tiết nhỏ xíu, anh chồng thất nghiệp mỗi khi có chuyện buồn hoặc suy nghĩ là đem áo ra ủi và ủi rất kỹ lưỡng. Cô vợ đi làm, gọi điện về, hỏi anh đang làm gì đó, anh chồng bảo anh đang ủi áo, cô vợ hỏi ngay, có chuyện gì à anh? Chỉ bấy nhiêu đó thôi, tôi có thể hình dung ra một người vợ thấu hiểu chồng và tinh tế.

Chính sự tinh tế đó làm tôi nhớ mãi cái chi tiết nhỏ trong một quyển sách dày mấy trăm trang mà tôi không nhớ tên nhân vật. Cô vợ tinh tế được viết lên bởi người đàn ông – nhà văn tinh tế vô cùng tận, chỉ một chi tiết đã khắc họa được cả một nhân vật giấu mặt.

2. Tập trung khi nói chuyện:

Nói chuyện với ai thì chú tâm vào nói chuyện. Đừng vừa nói chuyện vừa nhìn đồng hồ, vừa nói chuyện vừa tính toán ngày mai đi chợ mua gì…

Chú tâm vào nghe. Nghe là 80% của nói chuyện. Nghe với trái tim, nghe với ước muốn được chia sẻ và đồng cảm, nghe với tư cách của một người hỗ trợ.

Nhìn người đối diện. Nhìn là cách để giúp nghe rõ hơn và đúng hơn. Nhìn chính là nghe ngôn ngữ thân thể. Đừng nói chuyện mà mắt cứ nhìn ra đường, hay liếc lên màn ảnh tivi. Nhìn để ta có thể nhận ra các ngôn ngữ tế nhị của cơ thể.

Và nói thì chú tâm vào nói lời tích cực, đồng cảm, dịu dàng, chia sẻ, tạ ơn, khen tặng, nâng tinh thần người lên… (dĩ nhiên là ngoại trừ thầy dạy trò. Thầy đôi khi phải dùng biện pháp sốc thì trò mới nhập tâm).

Chỉ hai việc giản dị thế, yêu người và tập trung khi nói chuyện, bạn sẽ thành người tinh tế.

--
Nguồn:

Trần Đình Hoành

Nguyễn Thị Bích Ngà

//Mình phát hiện ra là ông Tony Buồi sáng copy y nguyên bài của Trần Đình Hoành mà không thèm ghi nguồn. Hóa ra bây giờ muốn thành danh nhân cũng dễ.

Monday, October 26, 2020

Cuộc sống không như ý

"Bộ công cụ" tự kiểm tra tại sao kết quả công việc lại không như ý mình:
1. Không đúng người:
_ Cuộc đời này, nhân duyên giữa người với người là có thật. Dù là 1 nhân viên, 1 cộng sự, đối tác, Sếp, bạn bè, người yêu, vợ chồng...v..v..
Nếu đã chọn sai người thì sau đó sẽ ko có cái gì có thể đúng được hết. Ta có cố chấp cách mấy vẫn ko thể nào phù hợp được. Ngẫm kỹ coi đúng hem?
=> nhìn ra đâu là người phù hợp, ko tập thì cứ hên xui vậy chứ ko thể lờ chuyện này đi được.
2. Ko đúng thời điểm: bạn có để ý có rất nhiều chuyện mình muốn cách mấy cũng không thể xảy ra, đến khi mình kệ bà nó, thậm chí mình từ bỏ thì đến thời điểm nó lại...Tự xảy ra hem?
=> Nhận ra đâu là thời điểm phù hợp của từng chuyện là một khả năng tuyệt vời mà ta nên rèn luyện.
3. Ko đúng cách:
Dù là làm bất cứ chuyện gì, việc đầu tiên vẫn là xem xét kỹ coi như thế nào là cách làm tối ưu nhất hoặc chí ít là cách làm đảm bảo cho ra kết quả nhất.
Chúng ta thường copy hoặc nhắm mắt làm đại bằng bản năng nên mất rất nhiều thời gian, công sức để thử và sai, thử và sai rồi trả giá rồi lại thử...
=> sao ko chịu tìm hiểu thật kỹ trước khi làm?
4. Mục tiêu thì cao nhưng làm lại ko đủ nhiều so với cái mục tiêu đó:
Đây là cái "nỗi buồn" vô duyên nhất của đại đa số chúng ta.
Ko ai đánh thuế ước mơ. Ok, fine.
Nhưng ước mơ là để...ước mơ. Còn mục tiêu là để thực hiện.
=> Vậy nên, mục tiêu phù hợp là mục tiêu đủ cao để kéo mình tiến bộ  nhưng cũng đủ thấp để với lên là tới.
Ước mơ thì nhiều và xa vời, thực tế lại ko hành động gì nhiều thì suốt ngày chỉ vòng vòng với các thể loại ăn may hoặc khôn lỏi như cờ bạc, gian thương, lô đề...v...v...
P/s: biết là vậy, nhưng mà....
Đây là lý do thứ 5.
Những người thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống ấy, hoặc là làm hoặc nghỉ ngơi chứ ko có kiểu vừa ước mơ vừa....nhưng mà.
Cuộc đời này, ko có việc gì là khó cả. Chỉ cần bạn....bỏ mục tiêu đó là xong.

Lê Minh Mẫn 

Nỗi sợ và tình yêu

NỖI SỢ và TÌNH YÊU

1 – Vài hôm trước tôi có chém gió trên fb cũng như livetream rằng - theo Osho - người ta chỉ có hai trạng thái hoặc Yêu Thương hoặc Sợ hãi, nghĩa là, nếu anh sống trong sợ hãi thì khó mà Yêu được, còn anh đang sống trong Tình yêu thì anh chả sợ cái đéo gì sất.

Tôi nói tư tưởng này tôi trích của Osho vì lão này nói dài nhất, dai nhất về chủ để này, qua mấy tập sách cơ, nhưng lão ấy không phải người đầu tiên và duy nhất. Bản thân Osho là triết gia diễn giải tinh thần phật giáo theo cách của ông ấy, và chính là Phật đã đưa ra tư tưởng này đầu tiên. Hành trình giác ngộ chính là hành trình đạt đến tự do yêu thương, không còn sợ hãi nào sất.

Thời hiện đại có vài anh đề cập đến chủ đề này, chính là John Loke và Bertrand Rusell.

Hiển nhiên, sợ hãi thì yêu đương cái con củ cặc gì nữa hỡi ôi!

Sáng nay đọc quả một quả tút, chủ tút nhắc đến tôi dù không nêu đích danh tên tôi, vậy thì tôi cũng giả nhời anh ta mà không cần nêu tên đích danh anh ta : Băn khoăn là tốt, tuy nhiên não bò trước khi băn khoăn nên lắng nghe đã, băn khoăn vớ vẩn chỉ biến mình thằng hề.

Anh băn khoăn thế này " Thế nhưng người ngoại tình thì sao? Họ chẳng vẫn yêu mà thấp thỏm lo âu sợ hãi đấy thôi?"

Để nêu quả băn khoăn bất hủ này, anh phải chứng minh " Ngoại tình" đồng nghĩa với " Tình yêu" đã!

Có đủ loại ngoại tình các bạn ạ! Ngoại tình vì chán cơm thèm phở, thấy mông ngọc trinh đẹp hơn mông vợ, thấy em sinh viên mới lớn thông minh tế nhị hơn bà vợ già thô lậu, thấy thằng kia đông xèng hơn, sang trong hơn chồng mình..v.v.. thế là ngoại tình, và những thứ " ham muốn" thô lậu như vậy, cũng theo Osho, không phải tình yêu. 

Hầu hết các bạn nhầm lẫn những ham muốn, những khát vọng chiếm đoạt, khát vọng sở hĩu, khát vọng thỏa mãn cái tôi.v.v.. với tình yêu đích thực. 

Tình yêu đích thực giống như khi bạn ôm đứa trẻ trong tay, bạn chăm sóc khóm hoa đẹp, khi bạn ngắm hoàng hôn hoặc bình minh.v.v.. nghĩa là không đòi hỏi, không sở hĩu, không đặt điều kiện, và bạn chỉ yêu tôi. 

Tình yêu đích thực chỉ có ham muốn duy nhất là làm cho đối tượng yêu hạnh phúc, chấm hết.

Và cũng theo Osho, hay đúng hơn là Phật, thì con người phải học phải tu tâm mới có được tình yêu đó, và chỉ có tình yêu đó mới mang hạnh phúc đích thực đến cho chính mình.

Các anh chị trích dẫn cho tôi một chi tiết, một sự kiện, một câu thoại trong kiệt tác " Romeo và Juiliet" chứng tỏ họ sợ hãi? Và đừng có ngu khi nhắc chi tiết Romeo nhảy ra khỏi cửa sổ khi đang ở trong phòng Juliet và bà vú cô ấy xuất hiện nhé! Đấy không phải là sợ, lũ não bò ạ!

Vì ngày xưa các chiến sĩ cộng sản lẩn trốn sự truy bắt của thực dân pháp, cũng không phải vì họ sợ!

Toàn bộ kiệt tác " Romeo và Juliet" chỉ trình bày một cặp đôi khi yêu thì bất chấp tất cả, sẵn sàng vượt qua tất cả để có được nhau và khi thất bại, họ đến với cái chết mà không hề do dự - Thử hỏi, nỗi sợ nào của con người là lớn nhất nếu không phải là sợ chết?

2 – Triết học không phải là những chỉ dẫn về đường đi, lũ não bò, ngoại trừ triết học Marx, và ngay cả Marx nếu có chỉ dẫn thì đi hay không là phụ thuộc vào anh, anh nhận thức thế nào để đi theo hoặc không. Đkm, tự mình làm bò bị nó dắt mũi xong cứ chửi người dắt mũi he he...

Về căn bản, triết học chỉ là hệ thống các tư tưởng. Vầng, các anh có thể vẫn ăn uống hít thở và vẫn tồn tại mà chẳng cần tư tưởng quái gì sất. Nhưng muốn tìm hiểu thì các anh học môn triết học và học được đến đâu là tùy vào não nhà các anh.

Cho nên, nhận thức đi lạc lối là bình thường nếu muốn... nhận thức! Còn không thì cứ ngu mẹ đi cho lành!

Tuy nhiên, ngoài sơ đồ chủ nghĩa mác, các triết gia khác từ cổ đại đến hiện đại họ chỉ trình bày tư tưởng của mình thôi, hiểu được họ hay không, nghe theo họ như nào, là tùy vào các bạn, chả liên quan cặc gì đến họ, nghe chưa?

3 – Nhân tiện lại phải nói thêm về nàng Thủy Tiên ca sĩ người đẹp chân dài thần tượng của tôi, chính nàng là ví dụ tiêu biểu cho Osho, rằng đã Yêu Thương thì chả còn Sợ Hãi nữa. Nàng xông vào hiểm nguy với nụ cười toe toét rất miền tây. Nàng trả lời những lời khuyên kèm hăm dọa, cũng rất hồn nhiên " Em làm với cái tâm, em chả sợ gì sất"

Gần đây có bà gì to to khuyên " Để tránh mọi người nghi ngờ, thủy tiên cũng như các cá nhân nổi tiếng khác nên chuyển bớt...bla bla..."

Cú khuyên này – như tôi đã phân tích tút trước - mục đích chỉ là muốn thao túng thôi vì, nếu người ta nghi ngờ người ta đã không chuyển tiền cho cô ấy, còn những người nghi ngờ thì...chả liên quan mẹ gì đến tiền he he... thế mí tài!

Đọc tút này sẽ có vài người tự ái, ủn phờ ren tôi nhưng tôi, tất nhiên, đéo quan tâm. 

Các vị cay cú tự ái thật sự thì nên về mở sách đọc, muốn biết về vấn đề gì thì biết cho tường tận hãy bật tôi, và như thế thì tốt cho các vị thôi!

Hiểu biết nửa vời, chưa đến nơi đến chốn thì nên khiêm nhường lắng nghe, rồi suy nghĩ cho kỹ kỹ trước khi bật!

Đăng ảnh nụ cười Thủy Tiên, thần tượng của tôi! Yêu quá cơ, đjln!

Đỗ Trí Hùng 

Sunday, October 18, 2020

How much java I need to learn for a job

I work with a lot of interns who have learned Java in school and are now applying it for job purposes. My answer is going to assume you're looking at entry-level positions.

Schools, for the most part, do not teach Java job skills. If you're learning event driven programming using Swing, for example, expecting to use that on the job is a pipe dream. Unless you're applying to a job that lists it specifically, most Java is web or enterprise oriented.

Conceptually, you need to understand the following in Java and know how to describe and apply it:

  • Understanding of all basic Java control structures, able to declare methods and a working understanding of pass-by-value and pass-by-reference.
  • A understanding of classes vs. interfaces.
  • Understand the role of the public/private/protected modifiers.
  • Understanding of Strings as immutable objects. How to create mutable Strings via StringBuilder and other classes.
  • Creation of a basic Java POJO/bean (data entity).
  • Understand how statics work.
  • Know how to declare constants.
  • Understand basic class, variable and constant naming conventions.
  • Know how to organize code into packages.
  • Understand the role and usage of JAR library files and how to reference them in your application.
  • Have a working understanding of the core Java API and where to find stuff. At a minimum, know the roles and uses of classes in java.lang, understand and able to use the Java Collections API correctly (i.e. declare variables of List type, not ArrayList) and know some of the utility classes in java.util, java.text and java.math.
  • Knowledge and theory of some basic design patterns (Singleton, Factory, Facade, DAO, MVC).
  • Know what the CLASSPATH is!
  • Know how the main() method works and how to pass arguments to basic programs.

If you're looking to get into web or enterprise development, some exposure and knowledge of the following is helpful:

  • Familiarity with SQL databases and programming against them via JDBC.
  • For web, understand how the HTTP protocol works and how basic web interaction takes place.
  • A basic knowledge of HTML. Specifically, basic page structure and how HTML forms work. Difference between GET and POST.
  • Any knowledge of the Servlet/JSP API, how web containers work and the Servlet lifecycle.
  • Any understanding of XML. Web services and WSDL theory is a bonus.
  • Any understanding of TCP/IP networking (TCP vs UDP, role of IP, DNS, network addressing).
  • Use of any logging framework.
  • Know what Apache Commons is!
  • Any understanding or exposure to source code control systems and why they are important.
  • Any understanding of software project management and the software development lifecycle.

Notice I have not listed a single framework! I am always looking for fundamental knowledge and a foundation to build upon. An entry-level person is not expected to know too much. The more the better but it must be a place we can grow you from.

And of that first list, only about 1/4 to 1/2 of it is ever touched upon in a college or university class. Virtually none of the second list is ever covered in college or university classes.

Honestly, having a working if imperfect knowledge of stuff on the first list, able to answer some questions off the top of your head without needing a book or the Internet as a crutch at every stage and a willingness to learn is what is needed to get you in the door. Given I am usually interviewing candidates that are from the same school, I am looking for things that differentiate them. Self-starters and motivated learners are often that differentiator.


CON NGƯỜI và TINH THẦN

CON NGƯỜI và TINH THẦN 1 –  " Nếu có một gã trọc phú hàng to súng lớn, có thể mua biệt thự alibaba cho em ở, xe lếch xù cho em đi, nạp ...