Hồi lâu, đây là Nơi tôi chia sẻ những suy nghĩ về công việc và học tập. bây giờ phần lớn thời gian tôi sẽ copy&paste một số bài viết ưng ý để dành đọc lại sau này
Search This Blog
Wednesday, December 16, 2020
Try catch
Monday, December 14, 2020
QUẢN LÝ NHÂN SỰ MANG VỀ CHO CÔNG TY BAO NHIÊU TIỀN ?
(Làm tốt điều này, không một CEO nào có thể làm ngơ bạn)
* Khuyến cáo:
- Không dành cho quản lý nhân sự quá bảo thủ về tư tưởng, ngập ngụa trong mớ lý thuyết hàn lâm và cho rằng CEO không hiểu gì về nhân sự.
- Không dành cho quản lý nhân sự cảm thấy "đủ rồi" và không muốn tiến bộ hơn nữa.
- Không dành cho quản lý nhân sự dễ tự ái, dễ tổn thương, không chấp nhận sự thật.
* Nếu bạn hướng đến kết quả hơn cái mác chức danh, muốn có sự ủng hộ của CEO trong hầu hết mọi quyết định, muốn CEO coi mình là chiến lược gia thật sự thay vì Osin chuyên nghiệp, muốn dùng kiến thức để giải quyết vấn đề hơn là sử dụng từ chuyên môn để múa lửa thì đọc. Không muốn thì cũng đọc, mà không đọc thì thôi.
CEO MỞ CÔNG TY RA ĐỂ KIẾM TIỀN, KHÔNG PHẢI ĐỂ NÓI ĐẠO LÝ & NGÔN TÌNH.
Có người muốn kiếm tiền bền vững.
Có người chụp giật.
Có người coi tiền là phương tiện.
Có người coi tiền là tất cả.
Có người có sứ mệnh và hoài bão khi mở công ty.
Có người mở công ty ra mà chẳng có sứ mệnh gì cả, chỉ thuần kiếm tiền.
Nhưng dù động cơ là gì, tính cách thế nào thì người ta mở công ty ra để thu lợi nhuận, để kiếm tiền chứ không phải để chơi cho vui. Điều này nghĩa là khi CEO chi ra một đồng, họ vẫn luôn đặt ra câu hỏi "Mình sẽ thu lại được bao nhiêu tiền sau vụ đầu tư này ?". Do đó trong mắt CEO thì chỉ số quan trọng nhất để đánh giá một quản lý nhân sự giỏi hay không nằm ở thước đo "Anh ấy/cô ấy có thể mang về cho công ty bao nhiêu tiền ?". Tuy nhiên:
HẦU HẾT QUẢN LÝ NHÂN SỰ KHÔNG NÓI ĐƯỢC CÂU CHUYỆN NÀY !
Những gì họ giao tiếp với CEO là:
- Mình cần phải gắn kết nhân viên.
- Chúng ta cần làm nhân viên vui vẻ hạnh phúc.
- Cần thuê chuyên gia xây KPI, cần có bộ năng lực, cần xây quy tắc ứng xử.
- Cần tạo dựng văn hóa doanh nghiệp.
- Cần đào tạo nhân viên.
Cần đủ thứ, cần đầu tư nhưng những điều này mang lại bao nhiêu tiền thì không nói được. Không nói được, không giải thích được thì CEO không chi tiền. Thay vì nhìn nhận mọi thứ ở góc nhìn của CEO, đa phần quản lý nhân sự quay sang oán trách, quay sang đánh giá thấp người đang trả lương cho mình. Đọc thêm vài bài viết "Ngôn tình HR" như "Cách phân biệt Boss & Leader", "Nhân viên nghĩ gì khi họ hạnh phúc ?", "Những yếu tố khiến nhân viên yêu quý và ở lại công ty"; những quản lý nhân sự này ngày càng lún sâu vào chuyện đúng/sai với CEO thay vì thay đổi. Rốt cuộc đi đến đâu cũng bị coi là người thừa, là người gây phiền phức cho phòng ban khác, là Osin chuyên nghiệp.
* Hầu hết CEO Việt coi quản lý nhân sự Việt là Osin chuyên nghiệp đều có lý do hết. Tìm hoài nhưng không ra người giúp mình "Xây dựng được đội ngũ" đúng nghĩa, toàn gặp phải HR nói lý thuyết hàn lâm với một mớ quy trình biểu mẫu (Hỏi tại sao làm cái này cái kia thì không trả lời được đến gốc rễ) thì sao không nản và rồi quy chụp tùm lum. Số HR làm được điều này rất ít nhưng họ không cách nào sao chép được cho phần đông còn lại vì bị ghét do nói ra sự thật mất lòng. Còn các thầy "không làm được" nhưng được lòng các HR khác nhờ nói ngôn tình, nhờ biết vuốt ve cái Tôi thì đi mở lớp tùm lum.
CHIẾN LƯỢC HR ĐÚNG GIÚP CÔNG TY TĂNG TRƯỞNG DOANH SỐ NHƯ THẾ NÀO ?
Công ty X ở An Giang có doanh số như sau:
- Tháng 9: Ký được 30 hợp đồng vào phút chót.
- Tháng 10: Số hợp đồng ký đạt 135% so với tháng 9.
- Tháng 11: Số hợp đồng ký đạt 150% so với tháng 9.
- Tháng 12: Số hợp đồng ký được trong 10 ngày đầu tháng đã bằng với tháng 9. Dự kiến tăng 200 - 250% so với tháng 9.
Thứ làm thay đổi doanh số lại không hề nằm ở chiến lược bán hàng và marketing, 100% kết quả đến từ chiến lược nhân sự được triển khai từ đầu tháng 10. NGẠC NHIÊN CHƯA !
Cách làm của công ty X như sau:
Bước 1: Cho đi, cho đi và cho đi.
- Thay đổi ngay những chính sách bất cập khiến đội ngũ Sales tuột cảm xúc. Thưởng nhiều, thưởng nóng, lấy tiền đập vô mặt.
- Cam kết xử lý dứt điểm những thứ khiến công ty trả chậm lương, lỡ chậm do quy trình là xin lỗi ngay và có người chịu trách nhiệm chứ không nói chung chung.
Bước 2: Xiết chặt kỷ luật, sẵn sàng xử lý những mắc xích ảnh hưởng đến công việc chung của tổ chức.
- Sau khi cho đi rồi thì phạt thẳng tay, trừ tiền thẳng tay, warning liên tục những cá nhân có vấn đề và thiếu hợp tác. Những ai thay đổi tích cực lại được thưởng nóng ngay vì sự cố gắng. (Nhiều công ty làm bước này thất bại vì KEO KIỆT ở bước 1, chỉ muốn nhận sự kỷ luật của nhân viên nhưng tiếc của khi cho đi)
- Sửa lại quy trình để phục vụ cho KẾT QUẢ & SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG. Cắt giảm hết mớ quy trình lý thuyết rắc rối, làm chậm tiến độ công việc của cả Team.
Bước 3: Tuyển dụng người giải quyết được công việc chứ không dựa trên đống bằng cấp hay chức danh cũ.
- Lọc lại tiêu chí tuyển dụng.
- Đổi mới cách thức phỏng vấn để tìm đúng người làm được việc hoặc có tố chất.
- Lấy người mới để thổi lại sinh khí cho đội ngũ rệu rã & thiếu sức sống.
- Tôn trọng sự khác biệt và không để quản lý nhúng sâu vô chuyện cá nhân của nhân viên. Không để những định kiến cổ lỗ sỉ (xăm mình là xấu, mất trinh là hư,....) làm mất người phù hợp.
- Khuyến khích bộc lộ con người thật ngay từ bước phỏng vấn.
Mấy bước sau chưa kịp làm đã mang lại kết quả đáng khích lệ. Nếu để ý kỹ, chúng ta có thể thấy mọi quyết định đều có chủ đích và có thứ tự rõ ràng dựa trên việc thấu hiểu tâm lý người lao động, thấu hiểu kinh doanh chứ không hề máy móc.
- Tất cả các bước đều phục vụ cho câu hỏi "Làm thế nào để đội ngũ mang được nhiều tiền hơn cho công ty ? Làm thế nào để tinh gọn quy trình và cắt giảm chi phí ? Làm thế nào để làm ít bước hơn nhưng mang lại kết quả nhiều hơn và nhanh hơn ?"
- Không hề sử dụng những thuật ngữ chuyên ngành đao to búa lớn hay vẽ rồng phượng để ra vẻ quan trọng mà rất thực dụng. Mọi lý thuyết được biến thành các bước hành động cụ thể, làm ngay và luôn chứ không tô vẽ màu mè thành một xấp tài liệu cồng kềnh.
HÃY THAY ĐỔI TƯ DUY VÀ CÁCH LÀM NẾU MUỐN ĐƯỢC CEO TÔN TRỌNG, TIN TƯỞNG !
- Thay vì lên các group xin biểu mẫu, hãy đặt câu hỏi "Cái biểu mẫu đó có thể giúp công ty tiết kiệm được bao nhiêu tiền ? Kiếm được bao nhiêu tiền ?". Nếu câu trả lời là có thì tiếp tục, còn không thì dẹp.
- Thay vì đi hỏi "Có ai tổ chức tiệc cuối năm chưa, cho em xin kế hoạch mẫu ?", hãy hỏi "Làm thế nào để công ty đầu tư đúng chỗ ? Làm thế nào để sau buổi tiệc nhân viên hừng hực khí thế làm việc để gia tăng doanh số vào năm sau ? Làm thế nào nhân viên tự nhận thức được cần phải cải thiện bản thân để nâng cao năng suất lao động ?"
- Thay vì đi xin mẫu KPI rồi làm bừa, hãy hỏi "KPI là gì ? Làm thế nào để đánh giá chính xác mức độ làm việc của nhân viên ? Làm thế nào để nhân viên coi KPI là cái để phấn đấu chứ không phải trừng phạt ? Làm thế nào để biết bộ KPI nào khớp với công ty của mình ?
- Thay vì đi xin chương trình đào tạo mẫu, hãy hỏi "Tại sao mình cần đào tạo cái này ? Tại sao đội ngũ mình cần cái kia ? Ông thầy đó có làm cái ổng dạy chưa hay là chém gió thu tiền ? Đào tạo theo tên chương trình nghe có vẻ hay, hay nên đào tạo theo năng lực đang cần bổ sung ngay cho đội ngũ ?
Đừng rập khuôn, máy móc và hàn lâm nữa. Trước khi bắt đầu làm cái gì hãy biết chính xác mục tiêu cần đạt được và mục tiêu đó phải giúp CEO:
- Tiết kiệm được bao nhiêu tiền ?
- Kiếm được bao nhiêu tiền ?
Đời thay đổi khi chúng ta thôi đẩy ! Bài này cũng giải đáp luôn cho các em mới ra trường, mới theo nghiệp HR mà chưa biết phải làm gì. Kiếm tiền thôi các em.
P/S: Sắp đến ngày review lương rồi, muốn tăng lương hãy liệt kê những thứ đã giúp công ty tiết kiệm hay kiếm được tiền trong năm vừa rồi (trực tiếp & gián tiếp). Còn không có thì không được tăng lương là chuyện bình thường, mùa dịch chưa bị thay thế là may rồi.
Saturday, December 12, 2020
Mac vs Windows cao cấp
1. Màu đúng whitebalance ( cái này các máy Wins giá rẻ hầu như ko làm dc, Mac làm tốt)
2. Gammut màu thì Macbook Pro 16 inch hiện tại chỉ khoảng 85-88% Adobe RGB và 115% sRGB tức là thua khá nhiều máy Windows hạng cao cấp như Hp Spectre, Alienware, Thinkpad, ... hầu hết các laptop Windows cao cấp có Gammut màu gấp đôi MacbookPro.
3. Độ phân giải hiển thị, Contrast thì Mac cũng thua bọn Laptop Windows cao cấp luôn.
4. Tốc độ hiển thị Mac chỉ max 60hz trong khi khá nhiều laptop cao cấp nó lên được 85Hz thậm chí 144hz.
Màn hình của Mac nó cân bằng và nó cũng đắt, nó tập trung làm tốt mỗi cái số 1 nên những anh em chuyển từ máy wins sơ cấp sang mac sẽ thấy mọi thứ đẹp hơn những gì anh em có thể phân biệt, nhưng với một số anh em nhiều chuyện và đòi hỏi như mình thì mình thấy chưa đủ, mình cần màn hình 10bit cho máy bàn và màn hình HDR cho laptop
Wednesday, December 9, 2020
BÀI 6: DÒNG TIỀN ĐẾN TỪ ĐÂU?
(Chủ đề này rất độc và trên mạng chưa có vì không ai chia sẻ công khai, không ai public nó vì đó là "bí kíp'' làm ăn của mỗi người. hãy nhanh tay share nó trước khi tôi cũng dấu nó về chế độ only me).
Người Đức có câu " khi khách hàng nhận xe thì công việc bán hàng bắt đầu''. Bạn ngạc nhiên không? Khách hàng lấy xe rồi thì công việc bán hàng phải xong rồi chứ? Phải chốt đơn xong, khách hàng phải thanh toán rồi mới được lấy xe chứ sao lại khách hàng lấy xe rồi mới bắt đầu bán hàng?... Tôi không thấy lạ khi nhiều người có thắc mắc như vậy vì đó là những thắc mắc rất "con người'' và trong bán hàng ai cũng nghĩ như vậy, kể cả dân Sales. Cả thiên hạ nghĩ như vậy nếu bạn nghĩ khác đi thì mình trở thành… KHUYẾT TẬT ah? Đọc đến đây bạn cứ suy ngẫm, khoan hãy đọc phần sau. Gọi điện hỏi giáo sư Gồ dòng tiền là gì? Dòng tiền của doanh nghiệp đến từ đâu?... thú thật với các bạn là tôi cũng gọi rồi mà anh GỒ nói tôi không hiểu gì cả.
Trong lúc các bạn nói chuyện với anh Gồ để tôi viết về bóng đá tý cho đỡ nghiền, hơi xàm tý mong bạn thông cảm vì bữa giờ dịch bệnh không được trận bóng nào tôi thấy thèm. Bạn có biết tại sao bóng đá VN dưới thời thầy Park có thành tích tốt, vào trận ít bị bắt bài không? Bởi vì thầy Park có một biệt tài là quăng hỏa mù, làm cho đối thủ không biết VN vào trận này đá sơ đồ chiến thuật nào, thằng nào hậu vệ, thằng nào tiền đạo để mà kèm cả. Lúc thì Tiến Linh đá cắm, khi thì Công Phượng trung phong, khi lại hai anh này về đá tiền vệ và Đình Trọng, Văn Hậu đóng vai mũi nhọn…
Bạn có biết cửa hàng gà rán KA ÉP CÊ bán gì và kiếm tiền từ đâu không? Tôi tin là phải hơn 70% trả lời rằng: KA ÉP CÊ bán gà rán, kiếm tiền bằng cách bán gà rán. Chúc mừng bạn đã không bị khuyết tật vì bạn cũng bị gù như ai và như tôi trước đây. Bây giờ giả sử bạn tên là Nhạ - Một kẻ lắm tiền nhưng ngờ ngệch không biết gì về kinh doanh nhưng lại mê buôn bán. Còn tôi là Nhục - một người đại biện cho KA ÉP CÊ. Tôi sẽ dẫn dắt bạn đi theo nghiệp kinh doanh, giúp bạn làm giàu không khó nhé. Hãy kiên trì đọc hết đoạn hội thoại bạn sẽ Ồ.
- Anh Nhạ, về nuôi gà công nghiệp đi em đưa anh vào danh sách nhà cung ứng top đầu cho CA ÉP CÊ, đầu ra anh không cần phải lo, em đảm bảo cho anh, anh không cần phải nhờ em cũng đưa anh vào.
- Nhục ơi, giống gà anh mua ở đâu?
- Anh phải mua giống gà chân vàng, lông nâu, mào đỏ, mắt lồi ở vùng núi Tây Bắc khu vực Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La của công ty A chỗ anh Vinh thì mới đạt tiêu chuẩn giống gà của KA ÉP CÊ nha anh.
- Rồi giờ cho nó ăn thức ăn gì, chế độ sao Nhục?
- Anh phải suy nghĩ và cải cách liên tục, nhưng tốt nhất liên hệ công ty B để mua thức ăn mới đạt chuẩn của KA ÉP CÊ nha anh.
- Ê Nhục, sao gà nhà anh nó ăn xong là ngủ, nó không vận động, chân cánh thì teo tóp mà bụng thì như bụng bia, giữa trưa nó cứ ra cổng đứng?
- À phải rồi, anh qua cty C mua nước tăng lực bên đó về cho nó uống nhé. Phải mua đúng của cty C mới đạt tiêu chuẩn của KA ÉP CÊ nha anh.
- Ủa Nhục, gà nhà anh cho uống tăng lực rồi giờ nó chạy giữ lắm, nó bị sốt rồi, giờ tính sao?
- No star all, anh qua cty D mua giấy vụn về đốt rồi pha với nước dẻ lau bảng cho nó uống nhé. Phải mua đúng của cty D mới đạt tiêu chuẩn của KA ÉP CÊ nha anh.
- Nhục, gà anh thịt được rồi, giờ anh mang ra lò mổ ở chợ đầu mối Hóc Môn cho nó thịt xong anh giao cho KA ÉP CÊ nhé.
- Không được anh ơi, quy trình giết mổ bên đó không đạt tiêu chuẩn của KA ÉP CÊ . Anh phải mổ ở cty E mới được. Giết mổ chỉ là một trong những tiêu chí quan trọng của KA Ép CÊ chứ không phải mục tiêu của KA ÉP CÊ.
- Giờ anh tống vào thùng xốp giao cho chú nhé.
- Ấy, ấy không được anh ơi. Vận chuyển anh phải sự dụng dịch vụ của công ty F mới đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo yêu cầu của KA ÉP CÊ anh ah. Nhớ đảm bảo giãn cách 1,5m/ con khi ở trong thùng nhé.
Và cứ như vậy mỗi năm KA ÉP CÊ lại cải cách, lại in sách hướng dẫn mới, lại thu phí hướng dẫn đào tạo cho bạn. Ở mỗi khâu sẽ có một công ty ''đạt yêu cầu'' của CA ÉP CÊ, họ yêu cầu bạn phải sử dụng dịch vụ của công ty đó mới được gia nhập vào chuỗi giá trị của họ. Bạn hoàn toàn không biết rằng những cty này đều thuộc sở hữu (một phần/ toàn bộ) của KA ÉP CÊ với một cái tên rất lạ lẫm, chẳng họ hàng gì với KA ÉP CÊ cả. Đến đây nhiều người bắt đầu NGỘ RA – À THÌ RA VẬY. Đây là cách để KA ÉP CÊ kiểm soát chất lượng ở mọi công đoạn, trong khi bạn cũng được đảm bảo đầu ra và lợi nhuận hợp lý – một mối quan hệ ai cũng thắng, chẳng có ai thiệt hại gì cả cho nên bạn không có gì phải tức tối khi bị lùa vào chuỗi đó cả. Dân kinh doanh thường gọi đây là mối quan hệ WIN – WIN. Vậy thì KA ÉP CÊ có thể cho bạn ăn gà rán miễn phí 3 năm liền cũng chẳng sao vì họ đâu kiếm tiền từ GÀ RÁN? Họ thu lợi nhuận từ các cty sân sau từ A-F như lúc nãy tôi đã nói, gà rán chỉ là miếng mồi thơm dành cho bạn mà thôi.
Nhìn vào chúng tôi, ai cũng nghĩ Sachi farms kiến tiền bằng cách bán trái cây (xoài, mít). Bạn đâu có sai, nhưng bạn chưa biết câu chuyện đằng sau đó. Nguồn thu của Sachi famrs đến từ hoạt động mua bán và cho thuê nông trại, xoài chỉ là cái mà chúng tôi trồng vì muốn mang lòng tự tôn dân tộc đi khắp thế giới mà thôi. Chính vì vậy tôi có ước mơ sẽ được mời 100 triệu dân VN ăn xoài Sachi miễn phí 01 tháng để cảm nhận chất lượng thượng hạng của nó, để bạn thấy tự hào về nên nông nghiệp VN và cảm thấy may mắn vì mình đã được sinh ra trên đất nước này. 10 năm nghiên cứu về trái cây tôi đã từng nói "Tôi sẽ làm cho người nông dân làm giàu được từ nông nghiệp; Tôi sẽ làm cho người VN tự hào khi tuyên bố đây là trái cây thượng hạng do người VN trồng và người VN xứng đáng được ăn những loại trái cây như vậy; Tôi sẽ làm cho cả thế giới phải há hốc mồm vì không ngờ trái cây VN lại đẹp và ngon như vậy".
Có bao giờ bạn thấy tiệm hớt tóc nào đó giá rẻ ều như miễn phí mà vẫn liên tục mở rộng quy mô không? Tôi thì thấy đầy. Tại sao vậy? Tại vì nguồn thu (dòng tiền) của họ chủ yếu đến từ hoạt động đào tạo học viên và bán mỹ phẩm chứ đâu có kiếm chác gì từ hoạt động hớt tóc?
Hàng ngày bạn đi Grab, bạn có biết lợi nhuận của Grab đến từ đâu không? Tôi đoán là từ dịch vụ gọi xe nhưng chắc không nhiều. Thu nhập của Grab đến từ dịch vụ giao hàng, bán đồ ăn và thậm chí là hoạt động ngân hàng. Chính vì vậy bạn thấy đó, hàng chục ứng dụng gọi xe khác ra đời rồi vài bữa lại lăn ra chết. Đơn giản là ông Grab đâu có sống bằng dịch vụ gọi xe đâu mà ông đi cạnh tranh giá rẻ với Grab làm gì? Bạn càng khuyến mãi thì lỗ, càng giá rẻ càng nhanh chết trong khi Grab càng lớn nhanh vì được bạn đào tạo thêm cho một lượng tài xế và người dùng mới hoàn toàn miễn phí.
Một siêu thị rất lớn gia công nhãn hàng riêng (giấy) từ Thế Giới Giấy giá 10,000đ/ cuộn nhưng khi mang bán trên quầy giá chỉ có 8,000đ/ cuộn. Thoạt nhìn, nếu tôi và bạn không hiểu thì cũng nghĩ họ "điên'' thật, bán lỗ mà cũng bán. Nhưng họ đâu có điên, họ là tập đoàn toàn cầu, doanh số tính bằng nhiều chục tỷ đô, mình tính bằng tỷ VND, tuổi gì mà so sánh với họ? Đó là chiến lược cực cao tay để họ lùa khách hàng về mình và bóp chết đối thủ không cho cơ hội trăn trối đó bạn.
Quay lại câu chuyện đầu tiên về câu nói của người Đức nó cũng tương tự như mấy ví dụ vừa rồi. Họ bán xe tất nhiên là có lời, nhưng cũng chỉ được một lần. Nhưng họ kiếm lời từ việc bảo hành, bảo dưỡng, bảo hiểm, dịch vụ chăm sóc xe… cả mấy chục năm sau đó mới là vấn đề và câu chuyện chúng ta cần phải suy ngẫm để học hỏi.
Kinh doanh mà đối thủ không biết rõ bạn đang kiếm tiền từ nguồn nào thì có đánh bạn được không? Tôi khuyên bạn là cứ để cho nó đánh, nó càng đánh bạn càng sướng, nó càng đánh nội công của bạn càng thâm hậu, công lực của bạn càng tăng. Bằng chứng là mấy ông đánh Grab chết hết rồi, bữa này ra đường có thấy Ong vàng, bọ đỏ nữa đâu? Con muỗi thì nó đậu ở chân bạn, bạn đã giết và ăn thịt nó rồi nhưng bạn cứ cố làm cho thằng đối thủ nghĩ con muỗi đang đậu ở mặt nó, thế là nó tát cái bốp. Vậy thì nó đang tát vào mặt nó hay mặt bạn? Nó đau hay bạn đau? Câu hỏi dễ ợt, bạn tự trả lời nhé.
Hãy cố suy nghĩ nhé, câu chuyện của bạn, bạn tự giải quyết. Tôi chỉ gợi mở cho bạn chứ không làm thay cho bạn được.
Hãy thả tuym và còm men để tôi biết bạn vẫn còn hứng thú đọc các bài tiếp theo. Và nếu hữu ích thì tag thêm bạn bè, biết đâu giúp được ai đó!
Hãy bấm nút theo dõi trang của tôi và chọn XEM ĐẨU TIÊN tại https://www.facebook.com/mquocbinh để đọc các bài tiếp theo sớm nhất nhé.
ĐÃ XONG 6 BÀI. CHỜ MỖI BÀI TÙ 1-6 ĐẠT 600 LƯỢT TƯƠNG TÁC SẼ POST BÀI 7. Bài 7 sẽ là "Sử dụng nguồn vốn nào?".
P/S: Trong bài này tôi có mượn một số câu nói kinh điển của "anh Nhạ nuôi gà" nên độ khó cao hơn. Bạn hãy chịu khó nghiền ngẫm nhé.
Tuesday, December 8, 2020
Tiếp địa - chân giữa - điện
Nhân hiệu
Friday, December 4, 2020
Bác sĩ pháp y, vụ án nghẹn ngào
Sĩ Nhiếp và Triệu Đà
Thursday, December 3, 2020
5m
Ý nghĩa 52 lá bài
Chơi "mòn" cả bộ bài nhưng ít ai biết được sự thật thú vị về 52 lá bài.
Nghĩa gốc của một bộ bài tây:
▪️52 lá bài là 52 tuần trong năm.
▪️2 màu( đỏ-đen) tượng trưng cho ngày và đêm.
▪️12 lá bài đầu người tương ứng với 12 tháng trong năm.
▪️4 chất cơ, rô, tép, bích trong một bộ bài tương ứng với 4 mùa trong năm.
▪️13 lá bài cùng chất trong bộ bài ứng với tổng số tuần mỗi mùa.
▪️2 lá Joker đại diện cho Mặt Trăng và Mặt Trời.
▪️ Nếu chúng ta cộng từng quân bài (át + át + át + át + hai + hai + ba + bảy + tám ... và v.v.) của trò chơi, chúng ta sẽ nhận được 364. Trò chơi đánh bài là một cuốn lịch nông nghiệp nói với chúng ta về các tuần và các mùa. Với mỗi mùa mới, đó là bắt đầu tuần của quân Vua, tiếp theo là tuần của Nữ hoàng...quân Jack...cho đến khi chuyển mùa và chúng ta bắt đầu lại với một chất mới.
Trong bộ bài, còn có thêm 2 lá Joker. Có hai cách tính điểm trên mỗi lá bài Joker. Cách thứ nhất, nếu tính mỗi lá Joker có 0.5 điểm thì tổng cả 54 lá bài sẽ vừa tròn 365 điểm tương ứng với 365 ngày( năm thường). Cách thứ hai, nếu tính mỗi lá Joker có 1 điểm thì khi cộng tất cả các lá bài lại là 366 điểm tương ứng với 366 ngày (năm nhuận).
▪️Tuy nhiên, sự thú vị trong bộ bài Tây lại nằm ở 12 lá bài đầu người, bởi chúng được lấy cảm hứng từ cuộc đời của 12 nhân vật lịch sử và gắn liền với những sự kiện lớn.
Ý nghĩa lịch sử của 12 lá bài đầu người :
*Đối với quân K
K tép: Đại diện cho Alexander Đại đế (hay Kyng Alisaunder, 356 – 323 TCN). Ông là vị vua thứ 14 của nhà Argea, con trai vua Philip II và cai trị vương quốc Macedonia. Alexander Đại đế kế vị năm 20 tuổi, sau khi thống nhất các thành bang Hy Lạp cổ, ông đã thực hiện những cuộc chinh phạt đánh bại hầu hết những triều đại nổi tiếng lúc bấy giờ là Ba Tư, Lưỡng Hà, Bactria, Ai Cập, Gaza, Syria, Phoenicia,…
K rô: Đại diện cho Gaius Julius Caesar (100 – 44 TCN), một nhà chính trị, quân sự người La Mã. Caesar là một trong số những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Năm 49 TCN, ông đã dẫn quân đánh chiếm Rome, Pompeii và thiết lập chế độ độc tài. Hình ảnh của Caesar trên đồng xu cổ của La Ma được khắc nghiêng, trong 4 quân K chỉ có K rô là mặt nghiêng.
K cơ: Đại diện cho Charlemagne Charles Đại đế (742 – 814 AD), một hoàng đế La Mã. Trong 14 năm trị vì, Charlemagne đã thực hiện 50 cuộc chinh phạt và làm chủ hơn một nửa châu Âu. Hình ảnh không có ria mép của K cơ lấy từ điển tích kể rằng khi khắc hình vị hoàng đế này lên gỗ, người thợ đã làm chiếc đục sượt qua phần môi, khiến hình khắc bị xém mất bộ ria.
K bích: Đại diện cho vua David (1040 – 970 TCN) là vị vua nổi tiếng của vương quốc Israel thống nhất. David rất giỏi diễn tấu đàn hạc nên hình vẽ của ông đều có hình ảnh cây đàn. Ngoài ra, cũng có giả thuyết cho rằng David thích diễn kịch nên ông ăn mặc trang phục diễn kịch.
*Đối với quân Q :
Q tép: Đại diện cho hoàng hậu Argine. Q chuồn còn gợi nhắc đến câu chuyện về cuộc chiến Hoa hồng của quý tộc Anh. Trong đó nhà Lancaster lấy hoa hồng đỏ làm biểu tượng, còn nhà York lấy hoa hồng trắng. Cuối cùng hai gia tộc làm hòa sau cuộc chiến và kết hợp lại tạo ra vương triều Tudor với hình ảnh hoa hồng hợp nhất biểu tượng hai gia tộc.
Q rô: Đại diện cho hoàng hậu Rachel. Theo Kinh thánh Genesis, Rachel là người vợ hai của Tổ phụ Jacob và là người được ông yêu quý nhất. Rachel sinh ra Joseph và Benyamin.
Q cơ: Đại diện cho nữ hoàng Judith. Judith là nhân vật trong thánh kinh "Cựu Ước". Theo người Do Thái, Judith đã dùng sắc đẹp và mưu trí để ám sát tướng Holoferne, cứu người dân thành Bethulia.
Q bích: Đại diện cho hoàng hậu Eleanor, vợ hoàng đế Leopold I. Đây là lá duy nhất trong 4 lá Q mà hoàng hậu cầm vũ khí.
*Đối với quân J :
J tép: Đại diện cho hiệp sĩ Lancelot, một trong số các hiệp sĩ dũng cảm có nhiều chiến công của vua Arthur. Người đã phạm tội khi ngoại tình với vợ vua Arthur.
J rô: Đại diện cho Hector, con trai vua Priamus, anh trai hoàng tử Paris. Hector đã hi sinh khi chiến đấu với Achilles trong cuộc chiến thành Troy.
J cơ: Đại diện cho La Hire (1390-1443AD), tùy tùng của vua Charles VII le Victorieux, người đã trợ giúp cho thánh nữ Joanne d'Arc.
J bích: Đại diện cho Ogier, tùy tùng của Charlemagne Charles Đại đế.
Vậy là ý nghĩa các lá bài đã được giải đáp hết.
Những lá bài này không phải là những mảnh giấy vô tri đâu các bạn nhé.
***********************************************************************
IMPORTANT NOTICE
This email may contain confidential and/ or privileged information that belongs to FPT Software. If you are not the intended recipient or might have received this email by accident from an unreliable source, please notify the sender from FPT Software immediately and destroy this email. Keep in mind that any unauthorized copying, editing, disclosure or distribution of the material in this email is strictly forbidden, plus against the law by which FPT Software and involved clients abide.
Wednesday, December 2, 2020
Ngô thì nhậm - 2
Vinfast có làm được ô tô hay không
1. Mấy ngày hôm nay FB có lan truyền một bài của một người tự xưng là kỹ sư, không loại trừ là do các đối thủ của Vincom giật dây, nói chắc như đóng gạch là Vinfast sẽ không có sản phẩm gì hay ho, cùng lắm sẽ đưa một loại ô tô cổ lỗ, không hiệu quả, kém chất lượng vào lắp ráp tại Việt Nam.
Tôi vốn không quen biết ông Phạm Nhật Vượng, cũng chẳng thần tượng gì ông qua mấy clip phát biểu về chiến lược phát triển vì có rất nhiều điều phải trao đổi lại, thậm chí còn ác cảm với ông chẳng rõ nguyên nhân, không loại trừ khả năng ghen tỵ vì ông quá thành công, quá giàu. Tuy vậy, tôi rất mong cho công nghiệp nội địa phát triển, của ai cũng được, và thấy bài viết kia có nhiều lỗ hổng thô sơ, được nhiều người tán thưởng sai lầm mà không hiểu gì. Thiết nghĩ cũng nên giải độc, bèn nén lòng ghen tị và ác cảm mà cầm bút.
2. Từ mấy chục năm nay, ngành công nghiệp chế tạo ô tô của Việt Nam chầy chật mãi không ra đời được, chưa nói chuyện phát triển. Hết nhà nước tài trợ nghiên cứu để tự làm, rồi hy vọng ở các công ty đa quốc gia, rồi định làm giá rẻ, cuối cùng chẳng đến đầu đũa gì. Công nghiệp phụ trợ cũng không phát triển nổi, vì không có động lực. Không đơn giản là cứ làm đi, Honda, Mercedes, Ford sẽ mua. Các hãng đều có danh sách các nhà cung cấp của mình dễ dầu gì mà vào được từ kinh nghiệm, công nghệ đều 0. Việc tư nhân trong nước đầu tư vào thị trường này là cơ hội cuối cùng, và khẩn cấp trước khi thị trường ô tô mở cửa hoàn toàn và tăng trưởng bão hoà. Lúc đó thì có ba đầu sáu tay, công nghiệp nội địa sẽ vĩnh viễn không có ô tô. Vì thế tôi phải ủng hộ Vinfast thành công, cho dù ghen ghét với ông Vượng.
3. Nếu tôi là Phạm Nhật Vượng tôi sẽ làm thế nào
Là doanh nhân, dĩ nhiên tôi không thể ném tiền qua cửa sổ. Nhất là khi đồng tiền của tôi đang quay vòng sinh lãi rất nhanh từ BĐS và các dịch vụ dân sinh. Đầu tư vào nghiên cứu phát triển, công nghiệp nặng, chắc chắn phải có tầm nhin xa và một chút tâm huyết với tương lai đất nước.
Nhưng đã là doanh nhân, đầu tư phải hiệu quả, ít ra là bảo toàn vốn, rõ ràng phải có chính sách cam kết hỗ trợ của nhà nước. Thời ông Park làm tổng thống vì muốn có công nghiệp ô tô nội địa, cùng nắm tay thề với chủ tịch Hyundai, và hứa cho ông này trúng mọi gói thầu mà Hyundai muốn và có năng lực, để tạo điều kiện cho Hyundai làm ô tô Và họ đã thành công.
4. Với dàn kỹ sư, có rất nhiều bằng giáo sư, tiến sĩ, nhưng thiếu kinh nghiệm, hiểu biết và động lực làm công nghiệp của Việt Nam, chắc chắn không thể dùng nội lực mà thiết kế được một chiếc xe hoàn chỉnh và hiệu quả. Thuê nhân lực nước ngoài để thiết kế một model mới nguyên, chắc chắn sẽ rất đắt, không bao giờ lấy lại được chi phí R&D. Tôi nghĩ Vinfast chọn giải pháp duy nhất đúng là mua lại thiết kế đã qua sản xuất. Tất nhiên không thể mua được thứ tốt nhất, vì các công ty xe hơi ngu gì mà bán cái máy kiếm tiền của họ. Vì vậy mua loại cũ một tý, nhưng từ BMW hay GM là phương án không tồi. Còn mua với giá bao nhiêu, có hỗ trợ đào tạo, tư vấn chi tiết hay không là việc của ông Vượng. Tôi không quan tâm vì là túi tiền của ông Vượng, tôi không phải lo, và cũng chẳng có tư cách gì để lo cho một nhà kinh doanh lõi đời như ông Vượng. Tôi cũng yên tâm hơn khi thấy ông Vượng thuê một công ty nước ngoài nâng cấp thiết kế này. Tức là ông cũng biết là cần cập nhật công nghệ. Trong khi đó ông cũng tuyển dụng chuyên gia cơ hữu để nhận chuyển giao. Tôi nghĩ không có cách làm khác đúng và hiệu quả hơn.
5. Như vậy, bằng cách đó Vinfast sẽ bỏ qua được khâu R&D ban đầu, tiết kiệm thời gian, hạn chế rủi ro, vừa đảm bảo chắc chắn có kết quả đúng tiến độ. Liên Xô cũ có một thành công thị trường về ô tô là xe Zsiguli, mua thiết kế cũ của Fiat và chỉnh sửa, sản xuất cho cả khối XHCN, tốt và hiệu quả kinh tế hơn so với ô tô của LX tự thiết kế. Đó là nói LX, có công nghiệp nặng và kinh nghiệm làm ô tô hơn VN hàng trăm ngàn lần.
Trong manufacturing, thiết kế phải gắn liền với BOM list, danh sách cung cấp linh kiện, cấu kiện. Một BOM list tốt cũng là vô giá. Mua thiết kế cũ của BMW, dĩ nhiên là đã có BOM list. Việc đàm phán để có giá cho BOM list đó để có giá thành tốt hợp lý tôi cũng tin là ông Vượng và các chuyên gia không phải tay mơ.
6. Sau đó là tổ chức thực hiện bao gồm a) lắp ráp, sản xuất, kho vận và b) phân phối, quảng cáo, xây dựng hình ảnh, dịch vụ hậu mãi. Đây không phải là khâu dễ dàng, nhưng chắc chắn với b) ông Vượng có ưu thế và kinh nghiệm so với nước ngoài. a) là cái không đơn giản trước hết do bọn chuyên gia nội địa vốn ếch ngồi đáy giếng, rất coi thường nó, cho là không có gì, sau đó văn hoá VN rất không có truyền thống sản xuất lớn, thiếu kỷ luật và kinh nghiệm quản lý. Rất may, chính vào thời điểm này, ông Vượng được thừa hưởng kết quả đầu tư của thời kỳ trước, ông có thể dùng nhân lực do Ford, GMC, Toyotta, đã đào luyện, và kể cả quy trình quản lý người VN mà họ đã phải trả giá. Toyotta có downsize quy mô đầu tư, đó là tin tốt lành cho ông Vượng. Mà downsize cũng phải, nếu Vinfast thành công với dịch vụ hậu mãi tốt hơn, các công ty ô tô nước ngoài sẽ khó khăn và phải đầu tư lớn hơn.
7. Tôi cho rằng ở lứa sản phẩm đầu tiên, Vinfast không cần lợi nhuận lớn. Tuy nhiên nắm được khâu phân phối và sản xuất, Vinfast sẽ có cơ hội phát triển dịch vụ hỗ trợ, nguồn cung ứng, và từng bước nội địa hoá các linh kiện phụ kiện. Và kể cả R&D. Cải tiến trên cơ sở một thiết kế có sẵn bao giờ cũng dễ hơn làm từ đầu. Tôi nghĩ trước hết, Vinfast có thể đầu tư vào hệ thống điều khiển, hệ thống quản lý, các appliance add-on, các gói option. Sau đó là từng bước thay đổi những phần ngon ăn nhất, không loại trừ tương lai sẽ có một thiết kế tốt của các kỹ sư Việt Nam, cho dù bước ầầu vẫn phải có những khâu phải thuê chuyên gia để đảm bảo đồng bộ với chất lượng cao nhất.
8. Tôi không có đủ thông tin và không có động lực để đảm bảo là Vinfast sẽ thành công. Tuy nhiên, đó là cách đi duy nhất có thể thành công, và có vẻ như ông Vượng chưa sai ở khâu nào. Trong việc xây dựng công nghiệp, tư duy chiến lược quan trọng hơn tư duy chuyên môn. Tôi nghĩ các nhà chuyên môn, mà tôi là một, không thể có vai trò dẫn đầu, mặc dù họ có thể đóng góp quan trọng nếu biết thay đổi tư duy. Tôi cũng cầu mong cho Vinfast thành công không phải vì ông Vượng mà vì tương lai của công nghiệp Việt Nam. Con đường Vinfast đang đi sẽ bổ ích cho nhiều sản phẩm khác, kể cả thất bại, nhưng để thành công cuối cùng.
9. Vì vậy câu hỏi đúng là Vinfast có thực sự muốn làm ô tô hay không. Câu hỏi này rõ ràng chỉ ông Vượng mới biết, chúng ta chỉ có thể đoán, có thể cãi nhau. Tôi cho rằng ông Vượng không rảnh để làm vờ, là việc khá rủi ro, mất thì giờ và tiền bạc. Còn phần chúng ta, có một việc chúng ta có thể làm và nên làm là đặt câu hỏi Chúng ta có muốn Viinfast thành công hay không và có muốn tham gia vào thành công đó hay làm một cái gì đó tương tự hay không
CON NGƯỜI và TINH THẦN
CON NGƯỜI và TINH THẦN 1 – " Nếu có một gã trọc phú hàng to súng lớn, có thể mua biệt thự alibaba cho em ở, xe lếch xù cho em đi, nạp ...
-
Có những điều không trường kinh doanh nào dạy bạn (phần 4). Giá trị cảm nhận của khách hàng là tổng giá trị cảm nhận (total perceived value)...
-
Trích nguồn của linh lũ thiên tôn - thập tứ tỷ. Vâng, cái kết cho ngoại truyện của 1 siêu phẩm, nhạt hơn cả nước loz luôn. Và đây cũng là cm...
-
Tùy chỉnh để Eclipse sử dụng text-encoding là UTF-8 Dùng Eclipse rất sướng, nhưng mặc định thì cái text encoding của nó là CP1252 - không ...