Search This Blog

Monday, May 31, 2021

Chiến lược kinh doanh là gì? – Chuyện của CEO và Công chúa ếch

Một CEO đang vò đầu bức tóc ngồi soạn thảo chiến lược kinh doanh. Bỗng dưng một con ếch xuất hiện.

Ếch cất giọng ngọt ngào "Chàng ơi, em vốn là một nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần, chẳng may bị mụ phù thủy hãm hại biến em thành ếch. Nếu chàng hôn em, em sẽ trở thành người và làm bạn gái của chàng". Vị CEO nhìn con ếch đầy ngạc nhiên, bắt ếch bỏ vào túi và tiếp tục làm việc.

Một phút sau, từ trong túi, giọng ếch vang lên thống thiết "Chàng ơi, hãy giúp em trở lại thành người. Em sẽ khiến cho chàng vô cùng hạnh phúc". CEO lấy con ếch ra nhìn, lắc đầu và lại bỏ con ếch vào túi.

5 phút sau, giọng ếch vang lên giận dữ "Anh chàng kia, anh có khùng không vậy? Ta hứa hẹn cho anh rất nhiều hạnh phúc. Vậy tại sao anh không chịu hôn ta? Đã vậy lại giữ ta trong túi. Nếu không hôn thì thả ta đi".

CEO trả lời "Câu chuyện của nàng khá thú vị đấy. Nhưng hôn nàng ta chẳng thể biết được chuyện xấu tốt gì sẽ xảy ra. Vả lại nếu trở thành bạn trai của nàng, ta sẽ mất rất nhiều thời gian hẹn hò.  Nàng không thấy ta đang làm chiến lược sao? Làm chiến lược bận bù đầu, ta đâu còn thời gian. Nhưng mà nghe 1 con ếch nói chuyện cũng giải khuây và đỡ căng thẳng đầu óc. Chiến lược của ta là không hôn nàng nhưng giữ nàng lại để nghe nàng nói xả stress".

Ếch cười khanh khách "Cách chàng tiếp cận chiến lược y như cách chàng đối xử với em. Chàng thích thú. Chàng không đoán trước được kết quả. Chàng sợ mất thời gian. Vì thế chàng quyết định không làm nhưng vẫn muốn nghe"

CEO ngạc nhiên "Nàng biết chiến lược kinh doanh là gì à? Vậy nàng nói cho nghe xem nàng biết gì về chiếc lược."

Ếch cao giọng "Chàng à, nếu chàng không muốn chiến thắng trên thương trường thì chớ nên phí công sức, thời gian làm chiến lược. Chiến lược không phải là món trang sức để chàng tô điểm cho công ty như cách chàng vẫn hô khẩu hiệu. Chàng chỉ có thể chiến thắng một khi chàng biết lựa chọn và tập trung vào các yếu tố quan trọng nhất. Không có chiến lược, nguồn lực hữu hạn của chàng bị pha loãng như giọt nước trong dòng sông, công sức của chàng như dã tràng xe cát biển đông."

CEO nhăn mặt "Nhưng làm chiến lược khó lắm, chỉ có công ty lớn, chuyên gia giỏi mới làm được với biết bao dữ liệu phải  phân tích, áp dụng nhiều công cụ, rồi bao nhiêu quy trình v.v Làm xong lại vứt xó, chỉ tổ làm giàu cho các "chiên da"…"

Ếch cười khanh khách "Xây dựng chiến lược kinh doanh không phức tạp như nhiều người vẫn thường nghĩ. Chiến lược kinh doanh rất dễ hiểu, dễ làm, chỉ cần có tư duy đúng và công cụ phù hợp. Chàng có muốn thử không?"

CEO háo hức "Tại sao không? Nàng chỉ cho ta đi. Ta hứa sẽ hôn nàng…"

Ếch ghé tai CEO thì thầm "Ngày mai em sẽ nói cho chàng nghe

Sáng hôm nay, trong trạng thái háo hức, vị CEO  tò mò nghe nàng Ếch trình bày về chiến lược.

 

CEO bắt đầu bằng câu hỏi "Theo nàng chiến lược kinh doanh là gì?"
Ếch thủng thẳng "Jack Welch – cựu CEO GE – định nghĩa "Chiến lược là lựa chọn dứt khoát cách thức cạnh tranh" (strategy means making clear-cut choices about how to compete). Chàng có muốn hoạch định một chiến lược để chiến thắng không?"

"Chắc chắn rồi" CEO trả lời không chút do dự

Ếch thầm thì "Hoạch định chiến lược là một quá trình tư duy nhằm CHỌN LỰA hướng đi phù hợp để đạt được tầm nhìn lâu dài của công ty. Thật ra hoạch định chiến lược để chiến thắng không khó, chàng chỉ cần phải trả lời 5 câu hỏi cốt lõi. Chàng có sẵn sàng trả lời chúng không?"

CEO háo hức " Ta sẵn sàng, nàng nói ngay đi"

Ếch hỏi "Câu hỏi 1: MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC của chàng là gì?
Để hoạch định chiến lược, đầu tiên chàng phải xác định được mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp mình trong giai đoạn trước mắt, ví dụ 1 – 3 năm. Thông thường có 3 nhóm mục tiêu chính. Nhóm mục tiêu 1: liên quan đến thị trường như là doanh thu, thị phần v.v. Nhóm mục tiêu 2: liên quan đến tài chính như lợi nhuận, chi phí hoặc các chỉ số tài chính khác như ROE (return on equity – lợi nhuận trên vốn sở hữu) v.v. Nhóm mục tiêu thứ 3: liên quan đến việc nâng cao hiệu suất vận hành của doanh nghiệp như nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nâng cao năng suất v.v"

CEO gật gù "Trước giờ ta chỉ tập trung vào mục tiêu doanh thu nên khi hoạch địch chiến lược ta thấy thiếu thiếu gì đó. Ngoài ra ta cũng không rõ làm cách nào có thể xác định được rõ ràng mục tiêu"

Ếch cười "Mục tiêu chiến lược là phần quan trọng nhất trong hoạch định chiến lược. Chúng xác định ranh giới mà công ty phải tập trung công sức. Chúng phải được xây dựng từ việc phân tích SWOT và nhắm đến tầm nhìn. Rất nhiều doanh nghiệp xác định mục tiêu chiến lược theo bản năng và cảm hứng. Chàng có vậy không?"

CEO đỏ mặt, không trả lời.

Ếch cười "Câu hỏi thứ 2 cần phải trả lời là chàng muốn CHIẾN THẮNG Ở ĐÂU? WHERE TO PLAY?
Một khi đã định hình mục tiêu chàng phải chọn lựa thị trường để hiện thức hóa mục tiêu ấy. Hãy chọn lựa phân khúc khách hàng, khu vực địa lý, sản phẩm, kênh phân phối, công đoạn nào trong chuỗi giá trị của khách hàng mà chàng có thể tham gia. Cần lưu ý rằng các lựa chọn này phải tương thích, gia cố lẫn nhau và đáp ứng nhu cầu của khách hàng."

CEO băn khoăn "Tại sao phải chọn lựa? Có gì sai khi ta muốn bán càng nhiều càng tốt cho nhiều phân khúc khách hàng khác nhau?"

Ếch giảng giải "Hơn 200 năm trước, Napoleon chấm dứt Vương triều Trăm ngày của mình bởi thất bại trong trận chiến Waterloo. Chàng biết tại sao không? Đơn giản vì vị Hoàng đế này đã căng mình trên quá nhiều mặt trận cùng một lúc. Không công ty nào có thể phục vụ tốt cho tất cả mọi khách hàng chàng ạ. Bởi vì nguồn lực chàng có hạn, trong khi đó nhu cầu mỗi phân khúc khách hàng rất khác nhau. Chàng có hơn đối thủ cạnh tranh để đáp ứng tốt tất cả nhu cầu khác nhau của nhiều phân khúc khách hàng khác nhau không? Chàng có thấy Vingroup mà cũng phải tháo chạy khỏi những ngành và thị trường không phù hợp không?"

CEO gật gù "Ta hiểu rồi. Hơn nữa đối thủ cũng có thế mạnh của họ. Mỗi một khu rừng có 1 vị chúa sơn lâm. Ngoài ra ta cũng không dại gì đâm đầu cạnh tranh trực diện với đối thủ có sức mạnh vượt trội hơn ta. Vì vậy lựa chọn KHÔNG cạnh tranh ở thị trường nào đó cũng quan trọng không kém. Câu hỏi thứ 3 là gì nàng ơi?"

 

Ếch khoan thai "Câu hỏi thứ 3 là chàng THẮNG BẰNG CÁCH NÀO? HOW TO WIN?
Câu hỏi này xác định công thức chiến thắng hay lợi thế cạnh tranh trong thị trường mục tiêu đã chọn. How to Win liên quan mật thiết đến Where to Play, chàng đừng cố gắng chiến thắng ở khắp mọi nơi mà chỉ cần tại chiến trường Where to Play đã chọn"

CEO vung mạnh tay cương quyết "Ta muốn thắng vừa bằng giá rẻ vừa bằng chất lượng cao"

Ếch điềm tỉnh "Em e rằng khó đấy chàng ơi! Một khi chàng lựa chọn giá rẻ nghĩa là chàng phải có chi phí thấp. Chi phí không thấp mà bán rẻ có nghĩa là tự cắt máu để nuôi sống mình. Để có chi phí thấp chàng phải tập trung giảm chi phí trong chuỗi giá trị. Chàng cần phải tiêu chuẩn hóa, hệ thống hóa, tự động hóa các hoạt động của mình. Ngoài ra chàng cũng phải dũng cảm từ chối những khách hàng mà vì phục vụ họ mà chi phí chàng tăng cao. Trong khi ấy với chất lượng cao có nghĩa là chàng phải khác biệt. Chàng phải tập trung vào sáng tạo, cung cấp các giá trị gia tăng khiến khách hàng thèm thuồng và đối thủ ghen tị. Chàng phải biết "ghen tuông" giữ khách hàng, chớ để "vầng trăng ai xẻ làm đôi". 2 văn hóa khác nhau, 2 cách thức hoạt động khác nhau, làm sao chàng dung hòa được?"

CEO nôn nóng "Nàng chỉ cho ta công thức chiến thắng đi?"

Ếch điềm tỉnh "Cách thức chiến thắng thì nhiều. Điều cốt lõi của chiến lược là tạo ra giá trị cho khách hàng, cho cổ đông và những thành phần liên quan. Sau khi xác định khách hàng trong câu hỏi 2, chàng cần phải quyết định tập hợp giá trị mang đến cho khách hàng mục tiêu. Tập hợp giá trị của chàng phải tốt hơn, khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và có giá trị cho khách hàng. Có 4 tập hợp giá trị mà chàng có thể tham khảo là

Tổng chi phí thấp: nhấn mạnh đến mức giá hấp dẫn, chất lượng ổn định, dễ dàng mua sắm. Ví dụ như Toyota.
Sản phẩm độc đáo, sáng tạo: áp dụng mức giá cao hơn mức trung bình của thị trường, tập trung vào các tính năng đặc biệt mà khách hàng yêu thích, đánh giá cao và sẵn sàng trả thêm tiền để mua. Ví dụ như Apple
Giải pháp toàn diện: hiểu rõ khách hàng, giải pháp được điều chỉnh theo nhu cầu cụ thể của khách hàng, tập trung vào sản phẩm dịch vụ đa dạng, tích hợp, chất lượng quan hệ và phục vụ khách hàng. Ví dụ như IBM
Gắn chặt khách hàng: Khách hàng bằng nhiều lợi ích hoặc các ràng buộc khác nhau. Chi phí chuyển đổi cao. Khách hàng hưởng lợi từ việc phù hợp với các tiêu chuẩn và mạng lưới đông đảo người sử dụng. Ví dụ như Microsoft"
CEO gật gù "Ta hiểu rồi. Sau khi đã lựa chọn cách thức chiến thắng thì ta cần phải làm gì?"

Ếch tiếp lời "Sau khi lựa chọn tập hợp giá trị thì chàng phải xác định làm cách nào để tạo ra các giá trị ấy.

Đó là câu hỏi thứ 4: chàng cạnh tranh bằng NĂNG LỰC CỐT LÕI gì? CAPABILITIES?
Đây chính là các hoạt động giúp ta chiến thắng trong thị trường mục tiêu. Các năng lực củng cố các lựa chọn Where to Play và How to Win. Chàng nên lưu ý làm cách nào để các năng lực ấy kết hợp và bổ trợ lẫn nhau để tạo nên lợi thế cạnh tranh lâu dài và bền vững."

CEO băn khoăn "Năng lực cốt lõi có phải là cái chúng ta có được hoặc làm tốt không?"

Ếch lắc đầu "Đây là một trong những sai lầm thường gặp nhất chàng ạ. Năng lực cốt lõi là các năng lực cần thiết để tạo nên lợi thế cạnh tranh, chứ không phải những gì chàng có hoặc chàng làm tốt. Nhiều lúc chàng có cái khách hàng không cần, trong khi đó cái khách hàng cần chàng lại không có. Khi xác định được năng lực cốt lõi để tạo lợi thế cạnh tranh chàng tập trung nguồn lực, công sức, thời gian cho những nguồn lực quan trọng nhất. Chàng phải xác định cần phải tự xây dựng, bổ sung, mua hoặc thậm chí phải thuê năng lực ấy. Chàng phải có ít nhất 4-5 năng lực cốt lõi để cạnh tranh"

CEO đồng tình "Ta biết để thành công lâu dài các năng lực cốt lõi ấy phải khả thi, khác biệt, khó bắt chước. Vậy câu hỏi cuối cùng gì? Ta háo hức muốn nghe lắm"

Ếch hùng hồn "Nếu không có cấu trúc hỗ trợ, hệ thống và đo lường, thì chiến lược mãi mãi chỉ là điều ước chàng ơi.

Câu hỏi cuối cùng là chàng cần phải có HỆ THỐNG QUẢN TRỊ cần thiết nào để vận hành, xây dựng và duy trì các năng lực cạnh tranh cốt lõi?
Hệ thống bao gồm công cụ, chính sách, quy trình, phương pháp và công cụ đo lường giúp hiện thực hóa kế hoạch và kịp thời điều chỉnh hành động"

CEO đồng ý "Ừ nhỉ ta không quên nguyên tắc cơ bản nhất của quản trị: những gì không đo lường được thì không quản lý được".

Ếch tiếp lời "Mỗi doanh nghiệp có 3 nhóm hệ thống chính là hệ thống quản lý khách hàng, hệ thống vận hành và hỗ trợ hỗ trợ.

Hệ thống quản lý khách hàng nhằm giúp chàng thu hút, giữ chân và phát triển mối quan hệ dài hạn và có lợi với khách hàng.

Hệ thống vận hành nhằm cung cấp các giá trị đã cam kết với khách hàng với chi phí hợp lý.

Hệ thống hỗ trợ nhằm giúp cho 2 hệ thống trên hoạt động trơn tru và hiệu quả.

Như vậy chàng đã trả lời 5 câu hỏi chiến lược.

Và điều quan trọng nhất, đơn giản nhất mà chàng cần phải nằm lòng là

Chiến Lược  =  Chọn Lựa

"Chiến lược kinh doanh là gì? Là chọn lựa mục tiêu, thị trường, cách thức, năng lực và hệ thống để chiến thắng. Những lựa chọn này cần gắn kết, tích hợp với nhau"

CEO nhìn chăm chăm vào nàng ếch và bất giác đặt một nụ hôn. Trời đất bỗng sáng lòa. Ếch hóa thành công chúa xinh đẹp tuyệt trần. Nàng nở nụ cười duyên dáng và khẽ cúi đầu cảm ơn.

CEO ngây người, lắp bắp " nàng… nàng.. chỉ dạy cho ta tiếp được không?"

Nàng Ếch cười "Chàng hãy vào https://bcoaching.vn/online-chien-luoc-kinh-doanh/ mà xem."

 

Hy vọng với câu chuyện của chàng CEO và nàng Công chúa ếch có thể giúp bạn hiểu được bản chất của chiến lược kinh doanh là gì. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc không biết cách lập chiến lược như nào cho hiệu quả thì bạn có thể tham khảo khóa học Online "Chiến lược kinh doanh để chiến thắng" của B Coaching.

Hẹn gặp bạn ở các bài viết về Chiến lược tiếp theo.

Mr Coach

Lâm Bình Bảo

Saturday, May 29, 2021

Về Đức Phật đản sanh và câu nói “duy ngã độc tôn”

Về Đức Phật đản sanh và câu nói "duy ngã độc tôn"

Đức Phật chúng ta hay nói vốn là một người có tên là Siddhattha Gotama (chúng mình phiên âm là Sĩ Đạt Đa Cồ Đàm), dòng tộc của Phật là Sakya (Thích Ca) nên ông được giang hồ biết với tên thường gọi là Thích Ca Mâu Ni (Mâu Ni nghĩa là "hiền nhân"). Kiểu như một cô người Việt Nam có tên là Trần Hoàng - Mâu Ni thì dịch ra là hiền nhân của dòng họ Trần Hoàng...

Cồ Đàm lấy vợ năm 16 tuổi và có 1 cậu con trai, ngài bỏ nhà đi năm 29 tuổi, giác ngộ năm 35 tuổi và toàn bộ 45 năm sau đó ngài dùng để truyền "đạo" cho đến năm 80 tuổi thì sang bên kia bầu trời.

Ngày Lễ Phật đản, chúng ta đến chùa thường sẽ thấy các sư phục dựng hình ảnh Đức Phật mới ra đời đi bảy bước, tay chỉ trời tay chỉ đất, nói: "Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn", đa số Phật tử ai cũng thuộc câu này, chỉ có cách hiểu là khác nhau.

Nhiều người thuộc và đọc theo cho có phong trào, cái này vô hại. Sợ nhất là bọn học chưa tới nơi tới chốn, đọc được vài ba quyển sách thì hay bắt bẻ. Chúng nó bảo Phật kiêu ngạo, tự coi cái "tôi" (ngã) to quá to, vừa mới sinh ra mà đòi cân hết vũ trụ và cho mình là vô đối và chính Phật đã đi ngược với giáo lý của mình là "vô ngã".

Nay nhân ngày Phật Đản, mình thông nhẹ chỗ này cho anh chị đi chùa có cái chém gió, chứ thắp nhang xong về thì buồn lắm. 

Nguyên văn câu này trong kinh A-Hàm (Thánh điển của Phật giáo Nguyên thủy) đầy đủ câu kệ này là: 

"Thiên thượng thiên hạ, 
duy ngã độc tôn, 
Nhất thiết thế gian, 
Sinh Lão Bệnh Tử" 

Nghĩa là trên trời, dưới trời chỉ có "ta" (ngã) là hơn hết. Tại sao ta hơn hết? Vì trong tất cả thế gian, "ta" đã vượt khỏi sanh già bệnh chết chứ sao.

Đọc đến đây, nhiều anh chị thắc mắc: Ơ kìa, thế thì các ông đọc thì đọc luôn 4 câu chứ đọc 2 câu đầu úp mở chi cho tụi tui hiểu lầm?

Con người ta tồn tại có nhiều tư cách, với chính quyền thì mình là "công dân", với sếp thì mình là "nhân viên", với cha mẹ thì mình là "con cái", với cái hủy hoại của sinh lão bệnh tử vô thường thì ta chỉ là "nhục thân", còn với chân lý của Phật giáo thì ta là "pháp thân".

2 câu kệ này đánh thức "Pháp thân" chứ không phải "nhục thân", tức đi thẳng vào tinh thần tu học chứ không lòng vòng, thân này là cái sẽ chết đi còn pháp thân trường tồn. "Duy ngã độc tôn" có nghĩa là ai hiểu được chân lý cao quý của Cồ Đàm hướng dẫn sẽ giải thoát được phiền não khổ đau và sanh tử luân hồi. 

Cái chữ "Ngã" ở đây không có nghĩa là chỉ một mình Cồ Đàm, mà đó là chỉ muôn triệu "pháp thân" khắp nhân gian này nếu tin theo chân lý giải thoát của Người, theo con đường (đạo) mà Phật sẽ giác ngộ. Đó là lý do có câu "Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành". 

Hiểu rồi nha, Phật không kiêu ngạo nha.

Phật hơn người ở chỗ Người chẳng có gì ngoài cái chân lý của ngài tìm ra, ngài còn phải đi xin ăn để truyền đạo, không có tiền, không có phép đi mây về gió, không có quyền năng gì cao siêu. Phật là một leader, một leader vĩ đại. Phật thấy được "quy luật" để diệt cái Khổ (bài này mà các anh chị đón nhận rôm rả, tôi nói kỹ hơn về chữ Khổ), muốn đừng đau khổ thì phải chấp nhận quy luật. 

Thằng tù muốn không khổ thì hãy xác định "tự do" của mình chỉ gói gọn trong xà lim, chúng ta đều mất tự do, chỉ khác nhau cái giới hạn. 

Đứa bé 1 tuổi đụng phải nước sôi sẽ khóc ầm lên vì nó không hiểu tự nhiên bị đau, còn chúng ta đụng phải nước sôi cũng sẽ đau nhưng không khóc – đó là vì ta hiểu được quy luật chứ muôn đời này nước thì vẫn sôi, tay vẫn bỏng thôi. Phật dạy ông chấp nhận nó chứ đừng cố tập cái phép thuật cho tay vào nước sôi làm gì. 

Chấp nhận quy luật là hết khổ - hãy nhớ điều đó.

Chúc mừng Vesak 2018!

Friday, May 28, 2021

Thấu hiểu tại sao người ta lại mua đôi giày giá $4000 sẽ thay đổi chiến lược marketing của bạn

Thấu hiểu tại sao người ta lại mua đôi giày giá $4000 sẽ thay đổi chiến lược marketing của bạn
Nó đã giúp tôi thấu hiểu khách hàng và cải tiến công ty của mình
Tác giả: Levi Borba|Mar 4| 6 min read|9k clap
__________
Trong suốt những năm đại học, một người bạn cùng lớp tôi là con trai của tỷ phú ngành phân bón. Một lần trong giờ tình huống tiếp thị, phân tích trường hợp của một thương hiệu quần jean nọ có chiếc quần giá hơn $300.
Ông bạn vương giả này bảo tôi:
"Bất kỳ ai mua quần jean giá $300 cũng đều có một nhu cầu đặc biệt khác, nó không đơn giản chỉ là một chiếc quần jean đâu. Nếu là tao, còn lâu mới trả chừng nấy tiền chỉ cho 1 cái quần dài."
Tôi hơi buồn cười vì không ngờ được nghe câu này từ miệng của một tay tỷ phú. Nhưng luận điểm này đúng. Chẳng người nào mua chiếc quần có giá mắc hơn 900% khi so sánh với các sản phẩm cùng chất lượng khác lại đơn giản chỉ vì muốn một món đồ cả. Có lẽ bạn đã có cho mình vài ý nghĩ về lý do tại sao nhiều người lại đốt lương vào áo khoác, quần dài hay đồng hồ. Có thể là về chất lượng, độ bền, thiết kế hay dịch vụ chăm khóc khách hàng chẳng hạn. Nhưng không chỉ có vậy.
Việc khám phá các lý do mọi người mua sản phẩm với giá đắt cắt cổ đã giúp tôi hiểu thấu khách hàng của chính mình: Những người có túi tiền bình dân. Nó cũng sẽ giúp bạn trong những nỗ lực tiếp thị của mình.
Khách hàng biết vấn đề của họ nhưng không phải lúc nào cũng biết cách giải quyết
Có một trích dẫn thường được gán cho Henry ford (mọi người vẫn tranh cãi về ai nói câu này), người sáng lập hãng sản xuất xe hơi Ford, trong suốt cuộc tranh luận giữa ông với một chuyên gia nghiên cứu khách hàng.
"Nếu tôi hỏi mọi người về điều họ muốn, họ sẽ đáp lời còn nhanh hơn tên lửa nữa"
Luận điểm của ông ở đây (giả sử câu nói này của Henry thật) vô cùng thực tế.
Đôi giày là sản phẩm được tạo ra để bảo vệ và gìn giữ đôi chân của con người. Một sản phẩm giá chỉ $40 nhưng với chất lượng tốt cũng đã có thể thực hiện tốt vai trò này. Nhưng một chú rể trong ngày cưới, một nhà ngoại giao trẻ tuổi gặp gỡ thủ tướng hoặc một luật sư chân ướt chân ráo mới vào nghề họp mặt với một khách hàng tiềm năng có thể sẽ thích đầu tư vào một đôi giày đắt tiền, hàng hiệu hoặc thậm chí là một đôi giày được gia công bằng tay.
Tại sao họ lại chi gấp hơn 100 lần cho cùng một sản phẩm? Theo ví dụ trên, câu trả lời có thể là sự công nhận. Như nhà văn người Lebanon, Nassim Taleb đã từng tuyên bố, các chuyên gia như chính trị gia hay nhà kinh tế học cần được công nhận, vì vậy những phụ kiện đắt tiền góp phần tạo nên hình ảnh thành công. Liệu một thực tập sinh phố Wall có thừa nhận rằng anh ta mua một món đồ để nhận được sự công nhận từ đồng nghiệp của anh ta? Không chắc chắn lắm.
Thế nên, câu nói (được cho là) của Henry Ford khá hợp lý trong trường hợp này. Nếu bạn không thể luôn luôn dựa vào câu trả lời của khách hàng về nhu cầu của họ, vậy làm thế nào để chúng ta biết họ mong muốn điều gì?
Chúng ta cần hiểu sâu hơn về tâm lý của con người.
Thứ mà khách hàng muốn hiếm khí là thứ chúng ta đang bán. Nó là kết quả của nhũng gì chúng ta bán. Nghe có vẻ thì giống nhau, nhưng thực chất có một điểm sai khác cực lớn ở đây. Một người mua đôi giày $4000 không chỉ muốn vai trò là sự bảo vệ và che chở cho đôi chân - thứ mà đôi giày $40 cũng có thể mang lại. Họ muốn một thứ, nhiều hơn thế. Một thứ khiến đôi giày ấy có giá đắt hơn $3960.
Tại một doanh nghiệp của tôi (cty tư vấn), sản phẩm của tôi ban đầu là các buổi tư vấn để giúp đỡ khách hàng tại Châu u và Nam Mỹ. Sau một thời gian, tôi nhận ra khách hàng lo lắng về việc dành thời gian và tiền bạc để trả tiền cho một nhà tư vấn mỗi giờ mà không biết rằng liệu họ có thể giải quyết vấn đề của họ hay không.
Vậy nên chúng tôi đã thay đổi lời đề nghị của mình. Thay vì bán những giờ tư vấn giải pháp, chúng tôi bắt đầu bán cam kết rằng chúng tôi có thể giải quyết vấn đề cho khách hàng - nếu không họ sẽ không cần trả cho chúng tôi một cắc nào. Điều này không chỉ biến lời đề nghị trở nên hấp dẫn hơn mà còn cho phép chúng tôi tăng giá. Khách hàng của chúng ta không bao giờ muốn một chuyên gia tư vấn, họ muốn sự an toàn, và đó là thứ giờ đây chúng tôi đang cung cấp.
Đây chính là thứ đã thay đổi công việc kinh doanh của chúng tôi.
YẾU TỐ KHAN HIẾM CỦA SỰ SANG TRỌNG - CÁCH SỬ DỤNG NÓ TẠI DOANH NGHIỆP CỦA BẠN
Một trong những lý do hấp dẫn nhất - và hay bị phủ nhận nhất - đó là mọi người mua những thứ đắt tiền bởi vì nó khan hiếm. Sự khan hiếm tạo ra hai cãi bẫy đồng thời đối với người tiêu dùng:
1 - Cảm giác khẩn cấp. Vì số lượng sản phẩm bán ra có giới hạn nên khách hàng có ít thời gian hơn để suy tính quyết định mua hàng. Chúng ta bỏ qua nhiều câu hỏi cơ bản mà chúng ta phải trả lời trước khi tiêu tiền hoặc tài nguyên. Sự vội vàng này kích thích việc mua sắm bởi những quyết định bốc đồng và ít lý trí hơn (và chạy theo cảm xúc nhiều hơn).
2 - Cảm giác độc quyền. Có một khái niệm kinh tế được gọi là Veblen Good. Đó là hàng hóa mà cầu tăng khi giá tăng, vì tính chất độc đáo và hấp dẫn này mà nó được coi như là một biểu tượng của địa vị. Hàng hóa Veblen có đường cầu dốc lên, trái ngược với đường cầu dốc xuống điển hình (giá làm giảm lượng cầu).
Tuy nhiên, để hấp dẫn được khách hàng thì sự khan hiếm cũng cần phải có lý do.
Một đôi giày, một cái túi được làm thủ công, và thêm nữa không được sản xuất công nghiệp ở xưởng với hàng triệu chiếc tương tự.
Mỹ phẩm được làm từ các nguyên liệu hiếm.
Buổi hòa nhạc giới hạn khán giả tham dự.
Bác sỹ, luật sư hay những chuyên gia giới hạn giờ khám trong ngày.
Những chiếc xe phiên bản giới hạn để chúc mừng cho các sự kiện đặc biệt - giống như Aston Martin đã làm nhân dịp ra mắt bộ phim thứ 25 của James Bond.
Nếu bạn có nguồn cung giới hạn hoặc giới hạn thời gian, hãy để khách hàng thấy rõ điều đó. Nó sẽ mang lại cho bạn (và cả họ) rất nhiều lợi thế. Đối với công ty tư vấn của tôi, chính lịch hiển thị giờ có sẵn cho các buổi tư vấn đã thể hiện rõ cho sự khan hiếm này. Đối với các nhà trọ dành cho khách du lịch, chúng tôi hiển thị trên website các phòng còn trống - loại phòng có giới hạn trong mùa cao điểm.
Làm rõ sản phẩm của bạn rằng chúng khan hiếm sẽ tác động tích cực tới nỗ lực tiếp thị và giúp khách hàng hiểu được giá trị của bạn.
KẾT LUẬN: THÓI QUEN CỦA KHÁCH HÀNG XA XỈ GIÚP HIỂU THẤU VỀ KHÁCH HÀNG CÓ NGÂN SÁCH BÌNH DÂN VÀ BẤT KỲ AI KHÁC NHƯ THẾ NÀO
Hiểu thấu lý do mùa hàng đối với các sản phẩm đắt đỏ không chỉ hữu ích khi bạn bán các sản phẩm xa xỉ. Thực tế, nó là nhân tố thay đổi cuộc chơi cho bất kỳ nỗ lực tiếp thị nào. Và cho cả những doanh nghiệp của tôi nữa - từ công ty tư vấn đến nhà nghỉ cho khách du lịch.
Trường hợp của nhà nghỉ khá gây tò mò và minh chứng cho cách quyết định tinh tế của khách hàng. Đó là một nhà nghỉ du lịch gần sân bay thành phố. Phần lớn khách hàng của chúng tôi là khách du lịch đang trong thời gian dừng chân, cần nơi nghỉ ngơi cho chuyến bay tiếp theo hoặc tham quan các khu phố cũ. Sự chào hàng của chúng tôi, ban đầu là về sự sạch sẽ phòng ốc, bầu không khí thân thiện và yên tĩnh.
Nhưng sau đó tôi nhận ra rằng đây không phải là tất cả những gì khách hàng mong muốn. Họ còn muốn chắc rằng mình không bị trễ chuyến bay kế, điều mà chúng tôi chưa thực hiện được. Và đó cũng là điều mà đối thủ cạnh tranh của chúng tôi cũng không biết tới.
Chúng tôi đã cung cấp thêm dịch vụ đưa đón sân bay miễn phí vào ưu đãi tiêu chuẩn của mình, đưa khách bằng những chiếc xe thoải mái và đúng giờ nhất cho chuyến bay kế. Nhờ sức hấp dẫn từ dịch vụ này mà chúng tôi đã có thể tăng giá hơn nhiều đủ để bù cho chi phí liên quan tới đưa đón hành khách.
Giờ hãy tự hỏi mình: Những mong muốn tiềm ẩn của khách hàng của bạn là gì? Đừng hỏi họ muốn sản phẩm gì, mà là kết quả từ những gì họ mua. Nokia đã thua trong trận chiến với Samsung và Apple vì không đạt được điều này.
Mọi người không mua gói kỳ nghỉ đến Disneyland, họ mua nụ cười trên gương mặt của con cái mình. Mọi người không mua bảo hiểm, họ mua sự an tâm. Mọi người không mua chiếc Volvo, họ mua một chiếc xe có độ an toàn vượt trội.
Thử trả lời các câu hỏi bên dưới đây:
Lợi ích lớn nhất mà khách hàng có được từ sản phẩm bạn bán là gì? Ví dụ: Lợi ích của nhà nghỉ cạnh sân bay không chỉ là một chiếc phòng để ngủ, mà còn đảm bảo rằng không trễ chuyến bay kế và kế hoạch đã định ra, sẵn sàng cho một kỳ nghỉ đáng nhớ.
Làm thế nào để tôi có thể tạo ra cảm giác khan hiếm dựa trên công việc kinh doanh vốn có hạn của mình? Ví dụ: Với công ty tư vấn của tôi, đó là lịch tư vấn giải pháp được công khai trực tuyến, giới hạn giờ làm việc. Với nhà nghỉ đó là sự khả dụng của các phòng,..
Khách hàng tiềm năng của tôi có những vấn đề gì, và làm thế nào để tôi giải quyết chúng? Eg: Phần lớn vấn đề khách hàng công ty tư vấn của tôi gặp phải là nghi ngờ khả năng giải quyết vấn đề cho họ của chúng tôi hoặc nguy cơ lãng phí tiền bạc của họ.
Các offer mà chúng tôi có thể đưa ra (bao gồm cả các lời cam kết)? Vd: Đối với việc tư vấn, tôi đã tạo ra các cam kết rằng chúng tôi sẽ không được trả bất cứ đồng nào trừ khi chúng tôi có thể giải quyết vấn đề cho họ. Hãy nhớ rằng cung cấp cái gì đó khác với đối thủ cạnh tranh sẽ làm doanh nghiệp của bạn tăng sức hấp dẫn.
Sau khi trả lời những câu hỏi này, hãy sử dụng chúng để đáp ứng mong muốn của các khách hàng tiềm năng một cách xuất sắc, và thường thì bạn có thể tăng giá sản phẩm/dịch vụ của mình.
_________
Link bài viết gốc: https://medium.com/.../understanding-why-people-buy-4000...
Dịch: Nguyễn Ngọc Mẫn

định giá doanh nghiệp

Như ở trên tôi có nói, và sau đó tôi gọi cho Mai Quoc Binh để nói cho bạn biết cái thiếu quan trọng của đề bài. Bạn Bình dĩ nhiên là đồng ý với nhận định sau này của tôi.
Định giá Startup, khởi nghiệp thì có thể dự đoán số tương lai trên Bảng kế hoạch kinh doanh được mô tả kiểu đề bài bên trên. (Không có nhiều số liệu quá khứ).
Vì thế định giá hay đầu tư Startup, Khởi nghiệp luôn có rủi ro: Số thật xảy ra khác xa với số trình bày.
Còn định giá DN đã hoạt động thì khác. DN có quá khứ hoạt động để DN dựa vào đó mà dự đoán tương lai.
Vì thế cái thiếu quan trọng tròn đề bài trên là quá khứ, là bộ báo cáo tài chính của DN (cân đối kế toán, Kết quả kinh doanh, tiền mặt) của 5 năm hoặc ít nhất 3 năm trong quá khứ.
Từ bộ báo cáo này chúng ta đọc được hết mọi thứ: chỉ số lợi nhuận, tỷ lệ tái đầu tư, tiềm năng phát triển.
Nếu DN nói 3 năm tới tôi sẽ tăng trưởng 15%/năm, thì xem quá khứ họ tăng trưởng bao nhiêu.
Nếu quá khứ chỉ tăng 7%, 8% thì hỏi DN sẽ làm gì khác biệt để tăng lên 15%.
Tương lai là cánh tay nối dài của quá khứ. Vì thế nhà đầu tư khi có bộ báo cáo 5 năm, sẽ xem xét thêm tiềm năng thị trường, xem xét những sự thay đổi của thị trường và sự thay đổi, tiềm năng tương lai của DN để đưa ra dự đoán mức tăng trưởng của DN trong tương lai.
Còn lại là công thức sẽ tự chạy để ra giá trị hiện tại của dòng tiền.
Khi đã tính ra giá trị cơ bản (Vaue) rồi thì NĐT sẽ thương thảo với DB để xác định Giá - Price.
Giá căn cứ trên giá trị, nhưng kết quả cuối cùng của giá lại phụ thuộc vào quy luật cung cầu.
Nếu cung mạnh tức là DN muốn bán quá thì giá giảm.
Nếu cầu mạnh tức là NĐT muốn mua quá
thì giá tăng.
Trên thị trường chứng khoán cũng vậy. Giá trị (value) của các doanh nghiệp chỉ thay đổi khi có kết quả kinh doanh công bố hàng tháng. Nhưng Giá (Price) của cổ phiếu DN niêm yết thì nhảy lambada theo quy luật cung cầu của thị trường.
Tuy vậy, theo lý thuyết đầu tư giá trị thì trong dài hạn, Giá (Price) phải thể hiện Value (Giá trị)

LMC 

Tỉ lệ thuế / thu nhập ở các quốc gia







Thursday, May 27, 2021

BÀN CHUYỆN M&A - THAM GIA SHARK TANK NÊN ĐỌC!

BÀN CHUYỆN M&A - THAM GIA SHARK TANK NÊN ĐỌC!
Tôi xem một chương trình TV về CEO, khi MC hỏi một chuyên gia đại loại là yếu tố nào là quan trọng khi quyết định mua bán sáp nhập doanh nghiệp - M&A (nói chung, không nói trường hợp cá biệt), vị chuyên gia trả lời là yếu tố dòng tiền và chiến lược nhân sự.
Không biết mọi người thấy sao, chứ theo tôi làm M&A mà chỉ chú trọng dòng tiền và chiến lược nhân sự thì e rằng chỉ thấy ngọn mà không thấy gốc. M&A là câu chuyện chiến lược, mô hình kinh doanh. Nó liên quan đến chiến lược công ty (nếu M&A ngoài ngành) hay chiến lược kinh doanh (nếu M&A cùng ngành) của cả cty đi mua và cty bị mua. Mà chiến lược thì đâu chỉ có dòng tiền và nhân sự? Dòng tiền (cash flow) và nhân sự (HR- human resources) chỉ là những thứ thuộc về chiến lược chức năng, chỉ là phần ngọn trong khi chiến lược công ty / chiến lược kinh doanh mới là phần gốc. Và để quyết định cái gốc này, cần nhiều thứ khác chứ không chỉ có cash flow và HR chỉ là thứ yếu.
Việc mua một cty chỉ vì dòng tiền (giả dụ có một trường hợp cá biệt như vậy) thì cũng xuất phát từ một chiến lược tổng thể của cty đi mua (đã được hoạch định cụ thể trước khi mua). Chiến lược tổng thể này chắc chắn là có đánh giá khía cạnh tài chính (finance nói chung, chứ không chỉ dòng tiền).
Tương tự như MS mua chuỗi siêu thị của Vin hay tỷ phú Thái Lan mua Sabeco là xuất phát từ một chiến lược tổng thể, trong đó yếu tố tài chính (bao gồm dòng tiền) chỉ là một phần của chiến lược này mà thôi. Thường, khi tiến hành M&A mà chỉ chú ý dòng tiền thì sẽ hay bị "mắc kẹt" trong chuyện giá cả, khó lòng thương lượng được. Nếu dòng tiền của cty bị mua đang rất tốt thì giá có thể sẽ rất cao; còn nếu dòng tiền kém (hay âm) thì giá sẽ thấp. Cần hiểu rằng ngay cả khi dòng tiền rất kém thì cty vẫn có thể có tiềm năng phát triển rất cao và bên thâu tóm chỉ cần bơm tí tiền vào là có thể đưa cty trở về trạng thái khỏe mạnh và cất cánh!
Khi định giá công ty (để mua), người ta không chỉ chú trọng đến yếu tố tài chính mà còn nhiều yếu tố phi tài chính khác như chiến lược, thương hiệu, thị phần, hệ thống phân phối, thế mạnh khác biệt, tiềm năng phát triển, các yếu tố synergy (hiệp lực) trong tổng thể.... Vì vậy, nếu chỉ chú trọng cash flow, có thể sẽ định giá sai và mua sai (vì bị mắc kẹt trong tính toán này). Các cá mập muốn săn mồi hay các công ty có dự định bán mình cho cá mập, hãy chú ý nhiều hơn vào những thứ trên, thay vì chỉ chằm chằm vào chuyện tiền ra, tiền vào (dòng tiền) và chuyện nhân sự.
Chủ đề này tôi cũng đã chia sẻ trong buổi offline của Group về nền móng và trụ cột ngôi nhà doanh nghiệp.

GIỮ NGƯỜI?

GIỮ NGƯỜI?
Câu chuyện về quản trị con người trong doanh nghiệp, tin rằng ai đã làm chủ đều trải qua sự mệt mỏi khi làm việc với con người.
---------
1 câu hỏi lớn cho tất cả người làm chủ
Làm sao chúng ta giữ được người trong doanh nghiệp?
Còn gì đau đớn khi mướn nhân viên vào, huấn luyện 1 - 2 tháng xong họ bỏ công ty mình để qua nơi khác làm việc.
Còn gì đau đớn khi mướn nhân viên vào, phòng ban mới định hình ổn định được vài tháng, nhân sự chủ chốt dứt áo ra đi.
Còn gì đau đớn hơn khi công ty bắt đầu vô giai đoạn phát triển thì những anh em từng theo mình 1 năm trước, giờ nghỉ tìm nơi khác để phát triển sự nghiệp, họ chỉ xem mình là nơi tạm bợ.
Nặng nề nhất, công ty mình như trạm trung chuyển, ai cũng chỉ vô 3 - 6 tháng là nghỉ, chủ yếu để học hỏi và kiếm ít thu nhập tiết kiệm.  
TẠI SAO HỌ KHÔNG CHỊU ĐI LÂU DÀI CÙNG MÌNH?
TẠI SAO TA KHÔNG GIỮ ĐƯỢC HỌ?
Đây không phải vấn đề đơn giản, nhiều công ty lớn rất to Hùng có dịp làm việc, vẫn vướng phải tình trạng chảy máu chất xám liên tục này, huống hồ chi 1 startup nhỏ xíu, còn lo sống nay chết mai (mùa dịch này dễ thấy việc này khi hàng loạt công ty nhỏ đóng cửa).  
Hùng xin chia sẻ vài góc nhìn cá nhân mình về việc này, vì nếu chỉ dựa trên tiền mới giữ được người, có lẽ các doanh nghiệp siêu nhỏ như mình mãi dậm chân vì không có người. Và nếu cuộc sống này giữ nhau chỉ vì tiền, thì xã hội làm gì còn chữ tình, mọi thứ xung quanh giả dốt hết à.  Âu cũng là 1 may mắn.
---------
VẬY GIỮ NGƯỜI Ở ĐÂY CẦN BÀN LUẬN SÂU THÊM CHÚT.
- GIỮ NHỮNG AI?
- GIỮ BỞI AI?
- GIỮ BẰNG ĐIỀU GÌ?
- GIỮ NHƯ THẾ NÀO?
- GIỮ TRONG BAO LÂU?
Đây là 5 điều cần mổ xẻ, mỗi khi doanh nghiệp có hiện tượng chảy máu chất xám, hoặc tỷ lệ nhân viên rời bỏ công ty gia tăng, hay số thời gian công tác bình quân/nhân viên ngày càng giảm. Vì nghĩ xem, 1 công ty mà nhân viên cứ biến động, không ổn định thì sao mở rộng phát triển kinh doanh.  
1 - Giữ Những Ai?
Bạn sẽ thấy câu chuyện phổ biến như sau:
Sau khi nhận được thưởng tết, anh A - người giỏi nhất trong team đột ngột xin nghỉ việc sau tết. Khi biết tin anh A sẽ ra đi, người cùng team sẽ tự nhủ "Anh ấy đi rồi, mình cũng tìm chỗ khác đi thôi", còn những người chưa đi lại có suy nghĩ "Người giỏi đi hết rồi, không lẽ chỉ người kém mới ở lại công ty này".
KẾT QUẢ: CÔNG TY BẠN GÃY CẢ 1 TEAM.
NHƯNG ĐỪNG TRÁCH A, LỖI KHÔNG PHẢI TỪ ANH ẤY.  
Ngược lại, có những người, khi nghỉ việc, cả công ty còn hoan hô.
Thậm chí rủ nhau đi karaoke ăn mừng vì thằng đó nghỉ việc.
Cái này mình gặp rất nhiều nha, họ ăn mừng không phải ghét gì bạn kia cả, nhưng vì trong quá trình làm việc, bạn ấy quá kém khiến anh em gồng gánh lâu ngày mệt mỏi, nhưng người ta ngại nói vì sợ đụng chạm.  
VIỆC QUAN TRỌNG NHẤT LÃNH ĐẠO LÀ CHÚNG TA KHÔNG BIẾT AI LÀ KEY PERSON CHO ĐẾN KHI 1 AI ĐÓ NGHỈ MÀ TA GÃY CẢ 1 TEAM, HOẶC THẬM CHÍ ĐÌNH TRỆ CẢ 1 CÔNG TY.
Vậy, hãy trả lời câu hỏi Coach sau đây từ Hùng nhé.
Công ty bạn, ai đang làm key person?
Sáu tháng qua, bạn đã làm gì để giữ họ chưa?
2 - Giữ Bởi Ai?
Có 1 điều thừa nhận, đôi khi ở những công ty siêu nhỏ, startup mới thành lập thì nhân viên họ làm việc ở nơi đó, thường không phải do môi trường, cũng chẳng phải đãi ngộ vì mới khởi sự người chủ tiền đâu có nhiều, cũng chẳng phải lương bỗng, càng không phải hạ tầng (công ty startup hạ tầng ọp ẹp, đôi khi chỉ là cái garage để xe).  
Họ ở lại làm việc thường:
- Vì tính khí và tầm nhìn ông chủ.
- Vì chính đồng nghiệp nơi đó.
Nếu là vì ông chủ, thì họ được giữ bởi họ phù hợp tính cách ông chủ, nên giai đoạn đầu ông chủ phải trực tiếp phỏng vấn để tìm người có cùng tính cách như mình. Kiểu mình sao thì đội ngũ mình phải vậy, đây cũng là nền móng hình thành văn hóa doanh nghiệp sau này, tránh chia bè phái.
Vậy trong giai đoạn khởi nghiệp, ông chủ phải là 1 MẪU NGƯỜI CỰC KỲ CHUẨN MỰC, NHẤT QUÁN. Ngẫm, đâu phải tự nhiên thế hệ doanh nhân đi trước hay nói, muốn khởi nghiệp làm lớn thì phải TU THÂN trước đã, không thì CÓ MA NÓ THEO.
Nếu là vì đồng nghiệp, thì có thể là họ thấy đồng nghiệp cùng sở thích, cùng đam mê, cùng có lý tưởng như họ. Ví dụ, cả 1 công ty thích bơi lội, cứ thứ 5 tuần nào, toàn bộ anh em đều rủ rê đi bơi chung rất vui nhộn.  Thực sự mà nói, khi nghỉ việc và không còn đi bơi chung anh em nữa, là 1 sự khó chịu thực sự. Giống như việc bạn đã quen đi tập Gym ở 1 nơi vậy, dù biết có chỗ tập giá rẻ hơn, nhưng không nỡ bỏ chỗ quen vì còn bạn bè tập chung nơi đó nữa.
Vậy nếu bạn là chủ doanh nghiệp, hãy thử 1 lần tìm hiểu về sở thích của từng cá nhân trong công ty. Như có thể tổ chức 1 trò chơi, phát cho mỗi người 1 bảng hỏi, kêu họ ghi rõ từng sở thích: về động vật, về thể thao, về đọc sách, về cuộc sống,... rồi kêu gọi mỗi người đi tìm đồng nghiệp có sở thích như mình để kết nối.
Tự nhiên bấy lâu nay, 1 tập thể ròi rạc, thì nay tự nhiên T3 hàng tuần, có 4 đứa rủ nhau đi chơi Bida, T5 hàng tuần, gần 10 đứa rủ nhau đi đá banh, và khi vào công việc trở lại, sự gắn kết cao hơn. Anh em xem công ty như 1 gia đình.
Mà ngay cả trong 1 gia đình thực sự gồm ba mẹ và con cái, nếu 4 người không chịu cố gắng tìm hiểu sở thích và mong muốn lẫn nhau, sớm muộn tan rã vì đồng sàng dị mộng.
Vậy trong giữ người thì THẤU HIỂU là 1 năng lực quan trọng người làm chủ, và hãy để Nhân Viên chung tay giữ người tài giúp mình.
3 - Giữ Bởi Điều Gì?
CÂU TRẢ LỜI: TÙY GIAI ĐOẠN  
Khi công ty còn nhỏ xíu, mới khởi sự, bạn hẹn 1 nhân viên xa lạ đến, bạn ngồi giảng đạo cho họ về 1 sứ mệnh vĩ mô bạn sẽ làm thì 100% không ai tin bạn cả, trừ phi đó là thằng bạn thân. Bạn đừng nói mình Jackma đã thuyết phục 17 người, đó là bạn bè ổng, chứ người xa lạ, ai rãnh nghe ổng nói, dù ổng giỏi cỡ nào đi nữa, vì lúc đó Alibaba chưa hình thành.  
Thế nên, giai đoạn đó, cơm áo gạo tiền vẫn là điều nhân viên quan trọng nhất. Nên bạn đừng buồn khi cũng 1 bạn nhân viên A, lại chấp nhận làm việc cho 1 tập đoàn có mức lương thấp hơn 1 chút so với làm tại 1 công ty khởi nghiệp, nhưng người ta tin vào tiền đồ sự nghiệp ở tập đoàn, còn bạn thì sao họ tin được.
Vè giữ bởi điều gì? Bạn có thể tham khảo về Thang Tâm Lý Maslow, theo giai đoạn phát triển doanh nghiệp, bạn sẽ thấy mối bận tâm của từng nhóm nhân viên sẽ thay đổi theo thời gian họ đi cùng bạn.
Mới vào thì chỉ quan tâm tiền, lương khá hông.
Làm lâu 1 chút thì cần an toàn như có bảo hiểm, chế độ.
Làm lâu năm, thì cần sự nghiệp: bao lâu lên chức, thưởng ra sao
.... ai cũng vậy cả, kể cả chúng ta dù ta là chủ.
4 - Giữ Như Thế Nào?
Có câu, của cho không bằng cách cho.
Tại sao có công ty lương cũng bằng mình, mà nhân viên bên đó họ yêu quý người chủ, vì người ta TRẢ LƯƠNG ĐÚNG NGÀY GIỜ.
Còn bên mình, giờ DÂY THUN.
Ví Dụ: theo quy định, 7 tây đầu tháng là trả lương, tới 7 tây bạn cho Hr thông báo là tới 10 tây mới có lương, rồi 10 tây bạn nói kẹt tháng này trả 1/3 lương... rất nhiều công ty đã làm những hành động như vậy. Các bạn join ở mấy group Hr đi sẽ thấy, bốc phốt đầy luôn về việc chậm trễ lương, có doanh nghiệp chậm cả 3 tháng, nghe mà không tin nổi. Nếu là bạn, bạn còn tâm trí muốn gắn bó ở đó không? Dĩ nhiên, bạn vẫn ở lại vì do chưa tìm được việc thôi, chứ mình tin, có chỗ mới là đi ngay.
Vậy cách thức bạn làm cũng quan trọng trong chuyện GIỮ.
Dựa trên điều mà bạn nghĩ nhân viên cần.
Ví dụ họ cần lương, thì hãy làm 1 ông chủ trả lương rõ ràng, minh bạch, đúng hẹn.
Ví dụ họ cần sự an toàn thì hãy là 1 ông chủ nghiêm túc đăng ký BHXH cho anh em, đừng chiêu trò nhiều quá. Cái này cũng hay có phốt ở mấy group Hr nhiều dã man.
5 - Giữ Trong Bao Lâu?
Thực tế, không ai đi theo bạn cả đời.
Thực tế khác, nếu bạn đầu tư quá nhiều tiền của vào giữ người, thì cũng cần cân đối chi phí, vì có thể sẽ khiến lợi nhuận giảm. Nhưng con người giỏi, lại quan trọng vẫn là tài sản doanh nghiệp, không đầu tư cũng không được.  
Câu trả lời là đầu tư trong 1 khoản thời gian theo kế hoạch dùng người của chủ doanh nghiệp và tùy vào giai đoạn doanh nghiệp lúc đó đang cần gì.
Ví dụ: 1 doanh nghiệp đang khan hiếm lao động khẩn cấp, thì đầu tư nhiều nguồn lực cho giữ người (tung nhiều ưu đãi, nhiều hỗ trợ người lao động) dù có thể khiến chi phí tăng cao cũng không quá đáng ngại, nhưng thời gian cho kế hoạch này có thể là 1 năm. Khi biến động khan hiếm đi qua, một số hoạt động bạn có thể cắt giảm (lưu ý không cắt toàn bộ) vì lúc này nhân sự bạn thậm chí đang dư người.  Thường thấy ở 1 số nhà máy mà nơi đó ban đầu khan hiếm công nhân, nào là xây nhà trọ cho công nhân ở, hỗ trợ phí ăn trưa,... rất tuyệt vời, nhưng sau này khi công nhân đổ xô về khu vực đó sinh sống quá đông, những đãi ngộ như cấp nhà trọ cho công nhân ở có thể sẽ cắt giảm và những công nhân xin việc vào giai đoạn sau sẽ không còn đặc quyền này nữa.
Cuối cùng, bản chất dùng người như nước chảy, tức thật sự linh hoạt, nên sẽ không có giải pháp chính xác cho từng người, bản thân các doanh nghiệp của mình, cách mình dùng và giữ người còn chẳng giống nhau, và trong 1 doanh nghiệp, đặc thù trình độ và học vấn mỗi nhóm đối tượng, mỗi phòng ban lại khác nhau nên chính sách và cách dùng giữ người cũng khác nhau.  Nên thật sự linh hoạt, đừng quá cứng nhắc.
Không có kim chỉ nam nào cả trong việc dùng người, vì nếu có, có lẽ quá dễ dàng để làm triệu phú, tỷ phú rồi, vì mở ra kinh doanh khó nhất là quản người mà.
---------
Chúc anh/chị/em kinh doanh thuận lợi và vượt đại dịch thành công, mọi sự như ý.
- Nguyễn Tuấn Hùng -

Tuesday, May 25, 2021

Chuyện chó

Cơ quan bắt làm việc tại nhà aka dell có việc gì làm ==> hầu anh chị em trại chuyện nuôi chó
Để nuôi lớn một thằng người, cha mẹ và xã hội phải tốn bao công sức, tiền của. Nhưng zồi vẫn có một số ít trở thành bọn cướp của, g.i.ế.t người, thậm chí đánh đập, g.i.ế.t hại cả người sinh ra mình <== những chuyện thế này báo chí đăng nhan nhản, người ta chán chả buồn share nữa.
Có điều lạ là: khi chó cắn người thì người ta đổ tại "giống chó đấy dữ" còn khi con người hại con người thì người ta lại đổ tại "cha mẹ sinh con trời sinh tính", "hệ thống giáo dục lệch lạc", thậm chí do... "chế độ thối nát (?!)", "ai bảo chúng mày đi SH, đeo hột xoàn ra đường làm chi(!?)" bla bla... Tịnh dell thấy ai bảo: tại... "giống nhà tôi nó dữ" cả 🐧
Kẻ hèn này từ nhỏ đến lớn đã nuôi gần chục con chó thuộc đủ mọi giống Tây, Ta, Tàu, quen biết ọp ẹp với ace chơi... chó mấy chục năm ==> rút ra kết luận: con chó láo lếu hay ngoan hiền, khôn lanh hay ngu đần, bạo dạn hay nhút nhát v.v... 90% là do người nuôi nhào nặn, dung dưỡng ra cái tính cách đấy, chỉ 10% do gen (tuy nhiên 10% này cũng có thể thay đổi, tôi sẽ nói ở dưới).
Các ace chẳng cần phải là chuyên gia về chó cũng nhận thấy: chính các con chó giống nhỏ (hay được chủ chiều chuộng, o bế) là hay cắn chủ, cắn người nhà nhất <== Chẳng qua do chúng nó quá nhỏ và yếu nên chủ dễ dàng khống chế mỗi khi chúng nó nổi điên hoặc kể cả không khống chế được thì vết cắn cũng không nguy hiểm, mà thôi.
Chính vì thế mà quyết định nuôi một con chó thuộc giống to khỏe, có bản năng chiến đấu - bảo vệ mạnh mẽ cần được ace suy nghĩ, cân nhắc và chuẩn bị kỹ lưỡng (về kiến thức, thời gian, tiền bạc) gần như... đẻ thêm một đứa con vậy.
Thậm chí ace vẫn có thể cân nhắc có thêm em bé khi đang ở trong cái nhà bé như lỗ mũi, lương tháng 1-2 chục củ, hay phải làm về muộn... NHƯNG với cái hoàn cảnh như vậy ace CHỚ CÓ DẠI mà rước một em chó thuộc các giống to khỏe, hoành tráng, ngầu lòi về nhà <== đó sẽ là cơn ác mộng cho cả người và chó!
Phong trào nuôi các giòng chó khoẻ mạnh, dũng mãnh như Pit Bull, Rott, Bẹc Đức, Ngao Tạng, Alabai, Bandog (Pit Bull lai với các giòng lớn hơn để cho tầm vóc tốt hơn) đang phát triển (ở cả Việt Nam và thế giới) và... gây nhiều tai tiếng. Tôi đã chơi đùa + nuôi một vài dòng chó nói trên, đa số đều thân thiện, hiền lành (ít nhất là với người). Những vụ tai nạn thảm khốc đến từ chính cách nuôi dạy của chủ chó mà thôi:
1 - Người chủ không làm tốt vai trò "chỉ huy", "con đầu đàn"
Con chó nào cũng có bản năng quy phục chủ và người nhà của chủ (bản năng này là kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo suốt hơn 10.000 năm). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do người nuôi không đủ mạnh mẽ về thể chất cũng như tinh thần (trong đó tinh thần là quyết định) hoặc do người nuôi quá chiều chuộng con chó (thiếu mỗi đặt nó lên bàn thờ mà thờ) ==> người chủ không còn là một con alpha (đầu đàn) trong mắt nó nữa  ==> con chó coi chủ và những người nhà của chủ chỉ "đồng hạng" hoặc thậm chí "dưới cơ" nó ==> nó sẵn sàng "bắt nạt" bất cứ ai trong nhà vì nó thấy rằng... chúng mày chả làm lol gì được bố.
Như tôi đã nói ở trên, nếu con chó láo lếu ấy là 1 con toy poodle (chó xù mini), chihuahua (chó kiến), pomeranian (phốc sóc) thì cũng chẳng vấn đề gì lắm, còn nếu nó là 1 con chó nặng > 30kg, cơ bắp cuồn cuộn, lực hàm 300 psi thì tất nhiên sớm muộn cũng sẽ có người đi viện hoặc tệ hơn nữa là đi mãi không về.
2 - Con chó bị cô lập quá lâu
Con chó bị xích, nhốt quá nhiều, quá trình "xã hội hoá" (socialization) bị chủ bỏ qua do chủ quá bận, hoặc đơn giản là quá... lười ==> nó ít được giao tiếp, chơi đùa với chủ, với người khác và chó khác ==> nó sẽ cảm thấy không thoải mái khi gần người và chó khác ==> luôn có tâm lý đề phòng, thù địch, phản ứng thái quá, nôm na là nó đã trở thành chó dữ (cái này người bị cô lập lâu cũng thế chứ nói dell gì chó 🐧)
3 - Người chủ chỉ nuôi (cho ăn) mà không dạy
Con chó sói trong tự nhiên luôn tuân theo luật của đàn sói, luật này do cặp alpha của đàn duy trì, bất cứ con nào "trật đường ray" đều sẽ bị trừng phạt, 100 lần như 1. Con chó ace nuôi cũng cần tuân theo kỷ luật: hành vi đúng mong đợi, cần khuyến khích ==> ace thưởng; hành vi sai mong đợi, cần chấm dứt ==> ace phạt, 100 lần như một, chính xác và không có ngoại lệ.
Không có kỷ luật thưởng phạt nghiêm minh thì thứ nhất là con chó sẽ không hiểu ace muốn gì ở nó (nó có hiểu tiếng người dell đâu), thứ hai là trong đầu nó ace chẳng có tý quyền lực ban phát ân huệ hay trừng phạt nào cả, ace chỉ là cái máy cho ăn ==> nó sẽ càng ngày càng "dầu nhờn" và sớm muộn nó cũng sẽ tìm cách "lật đổ" ace - đặc biệt là chó đực khi nuôi cùng chó cái.
Người đàn ông Ấn Độ xấu số tự biến mình thành cái máy cho ăn và kết quả là bị 2 con Rottweiler cắn chết chỉ vì... cho ăn muộn:
https://ngoisao.net/bi-cho-can-chet-vi-cho-an-muon...
4 - Người chủ... không phải chủ của nó
Mua hoặc nhận nuôi một con chó đã trưởng thành trong khi không biết gì về chủ cũ của nó (con chó đó có thể bị chủ cũ bạo hành hoặc bị bắt đi chọi quá nhiều) <== trừ phi ace là 1 breeder (nhà nhân giống chó) chuyên nghiệp còn nếu không thì đây là một việc hơi mạo hiểm với ace và gia đình (đặc biệt là với trẻ nhỏ).
5 - Để trẻ nhỏ chơi một mình với chó
Nhiều người nhiễm bả từ Holyweed, YouTube, Internet, trong đó toàn là những cảnh yêu thương ướt át giữa chó và trẻ em ==> họ kệ con mình với chó chơi với nhau để rảnh tay làm việc nhà, xem TV, ôm điện thoại v.v.. Tuy nhiên đời không giống phim ngôn tình. Trẻ con vô tư đôi khi chơi rất ác (túm tai, túm lưỡi, túm lông, túm đuôi, thậm chí túm cả chỗ hiểm của con chó) trong khi đó không phải con chó nào cũng biết nhường trẻ con, hoặc có biết nhường thì cũng chỉ có giới hạn ==> KHÔNG BAO GIỜ cho trẻ em chơi với chó mà không có người lớn giám sát!
Năm 2013 chuyện đau đớn này đã xảy ra ở Mỹ: một người mẹ đã nhận nuôi 1 con masstiff trưởng thành, chủ cũ nuôi nó chỉ để chọi. Bà này thường xuyên để con gái chơi một mình với con chó ==> Bà ý đã phạm ít nhất 2 điều tối kỵ ==> kết cục là bà ý đã mất đi cô con gái 4 tuổi https://nld.com.vn/.../be-gai-4-tuoi-bi-cho-can-den-chet...
6 - Chủ nuôi chó chỉ để... gạ kèo chọi lấy tiền, lấy oai
Những người này chả đam mê hay yêu thương chó chéo đêk gì. Họ chẳng quan tâm lắm đến việc chăm sóc con chó sao cho nó khỏe mạnh cả về thể chất cũng như tinh thần. Cái duy nhất họ làm tốt là... kích cho con chó thật hung dữ, điên cuồng, bạ ai cũng cắn bất kể chó hay người ==> Chiêu thường dùng là không cho nó gặp chó lạ, người lạ. Mỗi khi nó được gặp chó lạ, người lạ thì đều là... chủ nó thuê đến để kích động nó, trêu tức nó, chọc que vào nó, đánh nó v.v.. Những con chó khốn khổ này này thường còi cọc (không vấn đề gì với chủ nó vì chọi theo "trạng" - hạng cân - cắn hoà thì con nhẹ hơn thắng), bệnh tật, ghẻ lở v.v.. Nhưng điều tệ nhất là tính khí: những con này cần rất nhiều thời gian và công sức để giúp nó trở lại tâm lý bình thường.
Nói về chó chéo tôi mà gặp cạ thì tôi có thể ngồi chém cả ngày không hết chuyện, vì chó là vật nuôi quá tuyệt vời mà không có loài nào sánh được, may ra có loài ngựa (thế nên người xưa mới có câu "khuyển mã chi tình"). TUY NHIÊN, mấy cụ già cũng như "cụ trẻ" lẩy bẩy dật dẹo đi còn chẳng vững + đám trẩu tiền đổ xăng với nuôi bản thân còn dell có + bọn cặn bã bố láo ăn cắp sống có trách nhiệm với bản thân còn chưa xong v.v.. <== những đối tượng này thì... thôi! Pitbull, rott, ngao cái con card ý!
Điều kiện không có thì hãy học tôi đây: chiều chiều đưa con đến clb, lúc con tập thì cũng tranh thủ vào phòng gym, ở nhà thì rửa bát, giặt giũ (nói cho sang chứ thực ra là tống vào máy), nuôi dạy bản thân và con cái cho tốt đã, dư thời gian và tiền bạc thì mới nuôi chó, chưa dư thì cứ gác lại, cũng chỉ là một thú vui cá nhân mà thôi.
Ảnh minh hoạ: chú chó gần nhất mà tôi nuôi (hiện giờ tôi không nuôi chó), giống Presa Canario (giống chó chọi - bảo vệ này là kết hợp của nhiều giống trong đó có Pitbull). Cháu nó là một khối cơ bắp gần 60kg, nhìn như con hổ, nhưng nó cũng giống như những chú chó trước mà tôi có: mạnh mẽ, thân thiện, chẳng cắn bậy ai bao giờ.
À, tôi dắt chó đi dạo luôn có xích và rọ mõm, trừ con chó < 6 tháng (thường tầm 6 tháng con chó bắt đầu thích thể hiện), chụp ảnh tôi mới bỏ ra.



5 điều hối tiếc lớn nhất!

5 điều hối tiếc lớn nhất!
Tác giả nổi tiếng Rafael Badziag, CNBC đã phỏng vấn 21 người tỷ phú tự thân, "anh/chị hối tiếc về điều gì nhất". Và đây là những nuối tiếc được nhắc đến nhiều nhất.
- "Not jumping on great opportunities": Không dấn thân vào những cơ hội tốt.
Nếu bạn nhìn thấy cơ hội thì bạn phải dấn thân, phải quyết liệt "chụp" lấy. Bỏ lỡ những cơ hội này, bạn sẽ nổi tiếc cả đời vì đã không hành động.
- "Not living in the Present":  Không sống trong hiện tại.
Quá khứ đáng trân trọng. Tương lai đang chờ đón. Nhưng hiện tại mới là những món quà (Presents) lớn nhất của cuộc sống.
Hối tiếc quá khứ, lo lắng tương lai…mà quên sống trong hiện tại thì bạn khó mà thành công, khó mà hạnh phúc.
- "Not starting soon enough" – Không bắt đầu sớm hơn.
Chúng ta có hàng ngàn lý do để tự cho rằng mình chưa sẵn sàng, cơ hội chưa chín muồi… nhằm biện minh cho những trì hoãn.
Hãy tự tin với những cái mình đã có. Hãy bắt đầu ngay bây giờ. Chúng ta sẽ học hỏi và phát triển hơn khi "đã bắt đầu".
- "Not being bolder" Không đủ dũng khí.
Chúng ta sợ quá nhiều. Cái gì cũng sợ. Hãy dũng cảm như ngày chúng ta còn 3,4 tuổi: thích gì, đòi nấy, thích gì làm nấy.
- "Not changing fast enough" Không thay đổi kịp.
Thế giới ngày càng thay đổi nhanh. Nhiều người chúng ta hoặc là ù lì, hoặc là tự mãn với kiến thức, kỹ năng cũ của mình sẽ không theo kịp với sự thay đổi của thế giới. Và như thế chúng ta đi đang đi lùi, đi ngược lại với những cơ hội tốt.
Bạn có mắc phải 1 hay những điều tiếc nuối bên trên không? Nếu có thì hãy thay đổi ngay nhé.
Thân ái
LMC
** Hình có chút liên quan. Đồng hồ công nghệ nhắc tôi đã ngồi quá lâu, biểu tôi "Hãy đứng dậy và di chuyển".

|ZHIHU| Điều gì sẽ xảy ra nếu năm nhà lãnh đạo đột ngột đến thăm mà chỉ có bốn chiếc ghế??

|ZHIHU| Điều gì sẽ xảy ra nếu năm nhà lãnh đạo đột ngột đến thăm mà chỉ có bốn chiếc ghế??
_______
Người dịch: Ánh Lê | Bài dịch thuộc quyền sở hữu của dịch giả và chỉ được đăng tải tại Weibo Việt Nam, vui lòng không tư ý repost.
_________
Những câu hỏi phỏng vấn thật bình thường như thế này, tôi thực sự cảm thấy nếu người phỏng vấn hỏi thế này mà cứ đứng dậy bỏ đi sẽ phá vỡ văn hóa doanh nghiệp.
Nếu là tôi, tôi sẽ trả lời như sau.
Đầu tiên, nếu đó là văn phòng của tôi, tôi sẽ tính toán số lượng ghế cần thiết dựa trên tình hình làm việc hàng ngày của văn phòng, và cung cấp một số ghế dự phòng trên cơ sở bốn loại ghế thường được sử dụng.  Nói cách khác, tôi sẽ không bao giờ để thiếu số ghế.
Thứ hai, nếu điều đó phải xảy ra, thì tôi sẽ liên hệ với người mua đồ dùng văn phòng càng sớm càng tốt và yêu cầu anh ta giao một chiếc ghế trong vòng 20 phút, hoặc giúp điều phối một chiếc ghế.
Thứ ba, nếu người mua không thể giao hàng đúng hạn, và đơn vị chỉ có 4 chiếc. Sau đó tôi sẽ đến công ty gần nhất để mượn nó.
Thứ tư, nếu không có gì xung quanh công ty. Sau đó, tôi sẽ loại bỏ tất cả 4 chiếc ghế. Sau khi lãnh đạo đến, họ không có thảo luận hay báo cáo, họ sẽ giới thiệu văn hóa doanh nghiệp bằng cách đi thăm, và để lãnh đạo có được những kỳ vọng của họ thông qua việc kiểm tra tại chỗ. Để xây dựng công ty của chúng tôi, không có chiếc ghế nào, không có chiếc ghế nào cả, tuân thủ quan điểm "hành động ở mọi thời điểm đều có thể thành công", phát huy hết giá trị của công ty.
Thứ năm, nếu người phỏng vấn vẫn phải nói bốn cái ghế không thể bỏ, mua, mượn thì không còn cách nào khác, thì tôi cũng xin chịu:)))
_________
Nguồn: được dịch khá lâu nên quên lưu link bài

Chuyện Tôn giáo.

Chuyện Tôn giáo.
Mấy hôm trước biên quả tút " Jeruzalem đất thiêng", có rất nhiều anh chị thắc mắc, rằng vì sao ba tôn giáo lớn là Do Thái giáo, Kito giáo và Hồi giáo có cùng nguồn gốc lại táng nhau thật lực như vậy?
Và đầu đuôi như nào mà từ Do Thái giáo sinh ra Kito giáo, rồi Hồi giáo?
Vài anh khác thì viết những quả tút sấm sét " Tôn giáo là gì?", tuy nhiên cứ liên tha liên thiên, buồn cười vãi.
Tôi ví dụ như này!
Hôm qua, fb ồn ào vì ngày xinh nhật Bác hồ vĩ đại kính yêu của chúng ta. Vấn đề, chỉ một bác ấy thôi mà mỗi vị yêu một cách. Bác có chân dung cụ thể, hình ảnh cụ thể, tiểu sử trích ngang cụ thể…vậy mà vẫn có nhiều sản phẩm tưởng tượng về bác, có quả bác như tiên, có quả bác như phật, và có cả bác như đao phủ sát thủ đầu mưng mủ, rất là nhiều là nhiều…
Vì mỗi anh tưởng tượng một cách dựa theo những câu chuyện họ thu thập được và dựa vào niềm tin của họ về ông bác.
Nghĩa là, từ một người cụ thể có thật trên trần gian mà nhờ trí tưởng tượng, niềm sùng kính, thậm chí có cả căm ghét, mà bác hồ hiện ra với quá nhiều gương mặt khác nhau…
Huống hồ là Thượng Đế, một biểu tượng của toàn năng vô hạn, vô hình ảnh, vô thực thể…
Thì, ngay cả với những người tin vào thượng đế, họ sẽ có bao nhiêu quan niệm, bao nhiêu hình ảnh về thượng đế đây?
Người ta nói rằng, trong một nhà thờ, khi hai tín đồ của cùng tôn giáo quỳ lạy thượng đế, thì trong não họ, các vị thượng đế ấy là khác nhau.
Sự khác nhau của ba tôn giáo lớn có chung nguồn gốc là Do thái giáo, Kito giáo, Hồi giáo cũng tương tự như vậy. Họ cùng có niềm tin với Thượng Đế tối cao, nhưng nhận thức về Thượng Đế lại rất khác nhau.
Nhưng, trước khi các anh muốn phê phán, nhận định bất kỳ một hiện tượng gì, các anh phải hiểu nó đã.
Mõm khắm hơi tý nhảy lên " Ôi dào, tôn giáo chẳng qua là… chẳng qua là…." , xong phê phán như đúng rồi, trong khi chả hiểu biết mẹ gì về đối tượng, nghe rất ngứa …ư hừm, ngữa búi trĩ, nôm na là ngứa đít.
Bởi vậy, tôi sẽ biên một cách ngắn, và cô đọng, và dễ hiểu nhất cho những người anh em thiện lành mõm khắm tham khảo về hành trình lịch sử từ " đa thần giáo" đến " nhất thần giáo", hay còn cách gọi khác là " Tôn giáo độc thần".
Tất nhiên, những thứ tôi biên ra chả mới mẻ gì, các anh chị tra gúc, tra wiki, hay sách về tôn giáo mà đọc, đầy ra.
Nhưng cách kể của tôi thì he he… đéo giống các chỗ khác, vậy thôi!
I – Trước hết, tôn giáo là gì?
Thường thì những người vô thần như mõm khắm chúng ta sẽ trả lời rất đơn giản rằng tôn giáo là sản phẩm của trí tưởng tượng khi nhận thức còn hạn chế trước các thế lực còn đầy bí ẩn của thiên nhiên và nó hình thành từ các thói quen, tập tục văn hóa tín ngưỡng.
Hoặc theo định nghĩa của K. Marx vĩ đại bạn tôi rằng " Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là …là … thuốc phiện của nhân dân"
Tóm lại, các bạn cứ oánh wiki sẽ ra tràng giang đại hải về định nghĩa tôn giáo, ít nhất sẽ giúp các bạn nghĩ ngợi nghiêm túc hơn, chứ không có cái kiểu " Tôn giáo chẳng qua là…"
Về căn bản, tôn giáo là một dạng nhận thức, do đó, nó là thuộc tính của ông người. Gì thì gì, ông bò ông lợn chắc chắn không có tôn giáo.
Và cũng chắc chắn luôn, nó không phải là dạng nhận thức còn hạn chế, bởi lẽ tôn giáo xuất hiện cùng với bình minh của loài người, cho đến nay lịch sử trải nhiều nghìn năm rồi, khoa học đã phát triển tới mức huy hoàng rồi, thì tôn giáo đâu có mất đi. Vẫn còn đó các " ý niệm" về thượng đế.
Thôi cứ tin vào anh Đác Uyn cho nó khoa học đi, rằng loài người có nguồn gốc từ loài khỉ. Cả bầy khỉ chỉ cặm cụi hái lượm hay săn bắt gì đó kiếm cái bỏ vào mồm, rồi ăn để sống, để tồn tại, để phát triển như một ... bầy khỉ!
Một ngày đẹp trời, giữa bầy khỉ đang lom khom lom khom… kiếm cái bỏ mồm, bỗng có một con khỉ đứng ngây mặt, đần thối, mắt nhìn xa xăm, nghĩ ngợi và tự tra vấn mình, rằng …
" Rốt cuộc ta là ai, ta sinh ra từ đâu, và ta sẽ đi về đâu…"
Thì anh khỉ này mới chính thức được coi là anh người!
Câu hỏi, vì sao trong đầu anh ta xuất hiện câu hỏi này thay vì câu hỏi " cái này ăn được hay không?", thì khoa học không giải đáp được. Người đời sau tin rằng, câu hỏi đó do thượng đế hoặc thần linh đặt vào não họ và, thông qua bộ não đó, thượng đế, hay thần linh, hay tinh thần tuyệt đối bắt đầu tự nhận thức.
Câu hỏi " Rốt cuộc ta là ai, ta sinh ra từ đâu, và ta sẽ đi về đâu" là cậu hỏi tự vấn về chính mình, và chỉ có loài người mới biết đặt câu hỏi này, loài khỉ thì không.
Từ câu hỏi này, loài người sẽ tìm cách trả lời nó.
Có ba cách, theo Hegel, đó là " Nghệ thuật, Tôn giáo và Triết học"
Như vậy, các bạn thấy, quan điểm tôn giáo mà tôi vừa trình bày khác biệt hoàn toàn với quan điểm " bất lực trước các hiện tượng tự nhiên…" nhỉ?
Hóa ra bản chất tôn giáo chính là sự băn khoăn về mình, chứ không hẳn chỉ là nỗi sợ hãi trước các thế lực thiên nhiên. Vì nếu chỉ là nỗi sợ hãi, thì với trình độ khoa học ngày nay, còn gì phải sợ nữa.
Mọi hiện tượng tự nhiên đã được giải thích, nỗi sợ mất đi, tôn giáo cũng tiêu vong, có phỏng?
Nhưng thực tế, tôn giáo đâu có mất đi!
II – Giờ sang mục kể chuyện tôn giáo, về các câu hỏi mà phần mở đầu đặt ra. Vì sao ba tôn giáo lớn có cùng nguồn gốc lại xung đột lẫn nhau?
Trước hết, cả ba tôn giáo Do Thái, Ki tô và Hồi giáo đều có chung tổ phụ là Abraham.
Vậy, Abraham là ai?
Thôi, dài rồi, kỳ sau biên tiếp.

Do Tri Hung 

Câu chuyện tôn giáo - 2

Câu chuyện tôn giáo - 2
Abraham là ai?
1 - Trước hết, Abraham là người trần, tương tự như sau này có Mose, Mohamed, Jesus… cũng đều là người trần. Họ chỉ khác người trần khác tí ti, ấy là khả năng nhận được thông tin từ Thượng Đế, kiểu như ngoại cảm phan thị bích hằng gì đó, vì vậy, họ được gọi là những nhà tiên tri.
Riêng Jesus thì đặc biệt hơn, mà kể sau.
Giờ quay lại với Abraham.
Sinh năm 1800 trước CN, Abraham vốn là con trai của một gia đình làm nghề nông, chăn nuôi bò dê gì đó, quê ở xứ Ur, vùng đất thuộc đông nam Lưỡng Hà, giữa hai con sông Tigris và Euphrates, tức Irac ngày nay.
Phụ huynh của anh là lão nông Terah. Anh có hai anh trai là Nahor và Haram. Ngoài nghề chăn bò nuôi cừu, Terah còn có nghề phụ là nghề thủ công nặn tượng, thật ra là nặn tượng các vị thần. Thời đó làm gì có lãnh tụ, chỉ nặn tượng thần thôi.
Lý do, dân Lưỡng Hà thời đó, cũng như nhiều vùng khác trên thế giới, đều thờ nhiều vị thần. Ngoài bốn vị thần quan trọng nhất như thần Trời, thần Đất, thần Nước, thần Lửa, còn cả đống các thần phụ như mặt trăng, mặt trời, sấm chớp … các thứ các thứ!
Và nhu cầu cúng lễ của dân với thần linh, là phải có cái gì đó cụ thể để cúng, chứ thần linh thì có ai trông thấy mặt mũi ra sao?
Thế là Terah nặn tượng các thần bán cho dân. Đấy! thần đấy ! cúng đi! He he…
Một lần, cha và các anh đi vắng, giao cho Abraham ở nhà trông cửa hàng bán tượng, thì có ông già chừng 70 tuổi đến mua một quả tượng thần. Abraham hỏi:
- Lão nhiu tuổi rồi?
- Ta 70 tuổi!
- Thì ra là cụ đã có mặt trên đời này 70 năm rồi, vậy mà đi thờ một bức tượng mới được bố cháu nặn xong hôm qua! Ngớ ngẩn vãi!
Ông già trầm ngâm suy tư một lát, rồi cầm tiền ra về không mua nữa.
Chuyện này đến tai các ông anh của Abraham, họ mách bổ, bảo thằng Abraham bán hàng kiểu này thì ai mua tượng nữa, bố láo quá!
Terah từ đó không cho Abraham trông hàng, chuyển anh sang làm chân thu lễ vật. Vốn nhà anh cũng bày nhiều tượng và dân đến lễ như đến điện thờ vậy.
Một hôm có một chị bê đồ ăn đến cúng một vị thần. Abraham lại cười khùng khục khùng khục. Chị kia hỏi tại sao. Abraham giải thích như sau:
- Tượng này có mồm nhưng chẳng thể ăn, chẳng thể cám ơn cô, nó có tay cũng chẳng tự bốc thức ăn, có chân cũng chẳng tự đi…tóm lại, bọn nặn tượng với bọn lạy tượng, rất giống bức tượng ở chỗ, cả ba đều … ngu như nhau.
Chị kia bần thần một lúc, rồi cũng bê mẹ mâm lễ về.
Tư tưởng này của Abraham khá nguy hiểm, bởi nó chống lại cả một cộng đồng tín ngưỡng, thách thức một tôn giáo đã an bài và tệ hơn, nó ảnh hưởng tới công nghệ nặn tượng của gia đình anh cũng như nhiều người khác, nôm na là đập vỡ nồi cơm của nhiều người.
Bạn cứ tưởng tượng, bạn đến một địa phương mà toàn bộ dân ở đó theo đạo Phật, còn bạn cứ suốt ngày châm chọc các đức Phật, thì chuyện gì xảy ra?
Bạn chính là kẻ dị giáo, kẻ ngoại đạo… he he, họ lôi bạn ra cắt tiết ngay chứ lị!
Đây chính là lý do quan trọng nhất khiến Abraham phải rời gia đình, bật xới khỏi xứ Ur , mang theo vợ và ít tài sản được chia gồm bò dê gì đó…
Và hành trình tha hương của Abraham, từ đây, cũng chính là điểm khởi đầu lịch sử của ba tôn giáo mới….
2 – Vậy câu hỏi vì sao Abraham bực tức với các bức tượng vô hại trong cửa hàng của cha mình như vậy?
Câu hỏi này chắc chỉ chính Abraham trả lời được thôi!
Nhưng ta cũng có thể suy đoán, rằng Abraham đã chứng kiến qui trình nặn tượng, bắt đầu chỉ là đống đất sét, rồi được nhào nặn, nhào nặn, rồi được đẽo gọt, đẽo gọt, rồi phơi phóng…
Qui trình ấy rõ ràng cho Abraham thấy, mấy bức tượng đất sét chỉ là thứ đồ chơi do con người tạo ra, rằng hình hài nó ra sao chính do người nặn quyết định. Thần thánh khỉ gì chứ!
Đến đây, các bạn nên rút ra bài học, nếu muốn trở thành thần thánh, bạn phải giấu kín tiểu sử của mình, hoặc bịa ra những chuyện hư hư thực thực, bạn mới thiêng. Để ai đó biết rõ bạn từ bé đái dầm ra sao, lớn lên đi sờ trộm ti phụ nữ thế nào…
Thì bạn thiêng làm sao được, thành thánh làm sao được?
Đây là lý do giải thích, trong các đền thờ do thái, không bao giờ có tượng, hay hình ảnh, hay mô tả nào đó, dù chỉ là tượng trưng, về Thượng Đế, hay còn gọi là Đức Chúa Trời.
3 – Nhưng giải thích thế chưa đủ.
Còn một lý do quan trọng và xác đáng hơn, chính vì Abraham là người có khả năng như phan bích hằng, tức là, anh đã nhận được lời phán truyền của Thượng đế thông qua chính tâm trí của anh
Bởi vì anh là nhà tiên tri.
Lời phán truyền đó bảo với anh rằng, những bức tượng thần linh vớ vẩn đó không chỉ là trò chơi giảy khuây của con người, chúng còn là lời dối trá tệ hại và nguy hiểm, bởi lẽ…
… Chỉ có MỘT Thượng đế toàn năng duy nhất mà thôi!
Ngài nói với tâm trí của Abraham, rằng ngài khinh ghét các bức tượng thần linh, bởi những thứ đó đã khiến các con của ngài không hiểu được cha mình.
Những bức tượng thần linh đó khiến các con ngài lầm lạc, không nhận ra Thượng đế toàn năng duy nhất của họ.
Đây cũng là khởi đầu cho bước chuyển, từ tôn giáo đa thần sang tôn giáo độc thần.
4 – Như vậy, Abraham là người được thượng đế chọn để phán truyền về sự tồn tại của mình, rằng việc của ông là từ bỏ các bức tượng thần linh, từ bỏ mảnh đất Ur để đến vùng đất mới, vùng đất thiêng mà từ đó sẽ sinh ra những dân tộc lớn.
Abraham đã cùng gia đình và bầy gia súc theo hướng tây, băng qua sông Euphrates, đi tới vùng đất mới có tên là Canaan…
Ngày nay, nó chính là đất Israel và Palestin.
Hết mẹ phần 3
Kỳ sau: Hiến tế con trai Isaac.

Do Tri Hung 

koala

Koala là cái thứ sinh vật kinh khủng.
Bọn này là một trong những loài động vật có não nhỏ nhất so với tỉ lệ cơ thể. Đã vậy não còn phẳng nữa chứ. Mẹ thiên nhiên sáng tạo ra bộ não có nếp nhăn là để cho nơ-ron thần kinh có nhiều vị trí hơn, còn lũ đần này thì từ chối cái ân huệ đó của đấng Tạo Hóa. Thề nếu bọn ông lấy lá cây ở trên cành và để dưới mặt đất, LŨ NÀY SẼ MÉO THỂ BIẾT ĐÓ LÀ THỨC ĂN. Ừ, phải là lá ở trên cây cơ.
Bọn này quá đần để thích nghi với sự thay đổi. Để chúng nó vào một căn phòng đầy thức ăn thử đi, bọn này thật sự sẽ chết đói đấy, không đùa đâu.
‏‏‎ ‎
Gấu Koala? Gấu cái *&*$!#@$. Gấu người ta ăn mật ong, trái cây rừng ngon lành, cá hồi đầy dưỡng chất... Bọn này lại đi chọn cái thứ lá cây Bạch Đàn đầy độc tố. Tôi không gọi bọn này là Gấu được, mà cũng không hiểu sao người ta lại gọi nó là gấu cơ, trông chẳng có tí gì giống một loài gấu cả.
‏‏‎ ‎
Có thể lý do cho cái não teo này của bọn Koala là do tổ tiên xưa của bọn này, không hiểu kiểu gì mà lại chọn cái món Lá Bạch Đàn làm thực đơn ăn hàng ngày. Cái thứ lá ngoài độc tố ra, chả có chút dinh dưỡng gì nhiều.
80% cuộc đời của bọn Koala là dùng để ngủ. Khi bọn này tỉnh táo, tất cả những gì bọn nó làm chỉ là ăn, ỉa và thi thoảng lại hét lên cái âm thanh gớm tai vãi đậu của quỷ Satan á.
Ồ ồ, điểm trội của bọn này đây rồi. Không giống như não, phần ruột sau của Koala rất lớn so với tỉ lệ cơ thể nhé, lớn nhất luôn trong mấy loài thú. Phải như thế, vì cái lá bạch đàn không có tí bổ béo gì nên bọn này phải lên men lá trong bụng chúng nó trong nhiều ngày. Tổ tiên chọn món ăn tốt đấy.
‏‏‎ ‎
Mẹ thiên nhiên ban cho những loài thú ăn cỏ khả năng thích nghi với cuộc đời khắc nghiệt phải ăn mấy cái gỗ cây cành lá thô ráp. Ví dụ như mấy con gặm nhấm thì răng mọc hoài nè, vài con thì chỉ có răng hàm bên dưới, vài con thì phần hàm trên được phát triển rộng ra để đỡ bị mòn răng với nhai lá dễ hơn...
Koala không ngoại lệ đâu, khi răng của Koala bị mòn, chúng giải quyết vấn đề này bằng cách CHẾT ĐÓI.
‏‏‎ ‎
Bọn này là động vật có vú nên nuôi con bằng sữa (lại một lần nữa so với tỉ lệ cơ thể, lượng sữa của bọn này ít xỉn). Nhưng khi con non cai sữa để chuyển sang ăn lá Bạch Đàn, do đường ruột của con non chưa có đủ chất để tiêu hóa cái thứ-lá-mà-Tạo-Hóa-méo-muốn-ai-ăn-... thì chuyện là như thế này:
Con non sẽ rúc vào đít con mẹ. Con mẹ sẽ rỉ ra phân lỏng để con non húp sùm sụp. Điều này sẽ giúp con non phát triển được hệ tiêu hóa để có thể ăn lá Bạch Đàn. Ghi điểm rồi đấy, Koala, thứ nuôi con bằng cứt.
‏‏‎
Chưa hết đâu. Đít của bọn này lúc quái nào cũng ướt cả. Tôi cũng muốn đó chỉ là vì tè dầm hay cứt, nhưng đóe, đấy là vi khuẩn từ bệnh tình dục đấy (tất nhiên là có cả cứt với nước đái).
‏‏‎ ‎
Động vật giao phối theo mùa, ừ kiểu đến hè ve kêu bạn tình râm ran ngoài đường đây nè. Còn bọn Koala? Nó về cơ bản là méo quan tâm. Chúng nó là loài phối giống theo mùa đấy, nhưng con đực thấy lứng thì sẽ đi kiếm gái. Chúng nó dùng hết những năng lượng ít ỏi trong cơ thể để la hét và đi hi*p dâm.
Kệ mợ con cái có rụng trứng hay không, để bố mày chơi trước đã. Mà nếu con cái có chống trả lại, cả hai có thể rớt ra khỏi cây... Đây đây, ta lại trở về cấu tạo của não bộ:
TRONG NÃO CỦA LŨ KOALA NÀY CÓ NHIỀU DỊCH TỦY, TẤT CẢ CHỈ DÙNG ĐỂ BẢO VỆ NÃO BỌN NÓ KHỎI BỊ THƯƠNG KHI RƠI TỪ TRÊN CÂY XUỐNG. MỘT CÁI THỨ ĐỘNG VẬT TIẾN HÓA CHỈ ĐỂ CÓ MỘT CÁI MŨ BẢO HIỂM CHO VIỆC HI*P DÂM.
Bản gốc tiếng Anh từ: u/Skrad
Dịch và chỉnh sửa văn phong do mình.


Monday, May 24, 2021

Hãy cứ khát khao nhưng chớ dại khờ

KHỞI NGHIỆP: HÃY CỨ KHÁT KHAO, NHƯNG CHỚ DẠI KHỜ!

 "Stay hungry, stay foolish" (tạm dịch là "Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ") là câu nói mà Steve Jobs phát biểu tại lễ phát bằng ở một trường ĐH ở Mỹ. Ít ai biết, câu nói này không phải do ông sáng tác ra, mà chỉ là lập lại từ một cuốn sách được xuất bản trước đó rất lâu. Chẳng hiểu vì sao, câu nói này được trích dẫn khắp nơi và được diễn đạt theo cách thức "xúi" người trẻ khởi nghiệp cứ việc khát khao và cứ việc dại khờ theo kiểu liều lĩnh, bất chấp. 

Tôi cho rằng cách diễn giải và cổ súy khởi nghiệp kiểu này là hết sức nguy hiểm!

Khát khao làm được điều gì đó (ví dụ khởi nghiệp làm ăn riêng) là yếu tố rất quan trọng! Nhưng khát khao đó không nên vì Steve Jobs hay một đại gia thành đạt nào đó "bơm" cho, càng không nên vì một lớp học làm giàu hay tạo phễu nào đó tạo động lực. Khát khao khởi nghiệp phải là thứ thôi thúc từ bên trong, không cần ai phải "thổi" nó lên hay "truyền cảm hứng" cho nó bùng nổ. 

Những người khởi nghiệp thành công thường không phải là do ai đó "động viên" hay "thôi thúc" cho có "khát khao", mà khát vọng đó cứ như sẵn từ trong máu, cứ thôi thúc ngày đêm, và cho dù có ai ngăn cản, họ cũng khó mà từ bỏ ý định khởi nghiệp. 

Ngược lại, những người khởi nghiệp thất bại thường là những người phát sinh ham muốn làm giàu hay "tự chủ tài chính" gì đó sau khi tham gia một khóa học, đọc một tài liệu, hay nghe ai đó phán câu gì đó mang tính "tạo động lực". Sở dĩ như vậy là vì người có khát khao từ bên trong sẽ luôn TỰ TẠO ĐỘNG LỰC cho mình để vượt qua khó khăn; còn người khát khao do ai đó cho uống "thuốc lắc" thì luôn phụ thuộc vào ĐỘNG LỰC NGẪU HỨNG từ bên ngoài, nên rất dễ bỏ cuộc khi mất nguồn tạo động lực.

Ở khía cạnh "dại khờ", tôi không tán thành việc khởi nghiệp cứ phải dại khờ, bất chấp, lao vào như con thiêu thân (như lời khuyên của nhiều người); ngược lại, phải tỉnh táo, cân nhắc, tính toán thật kỹ và tiến hành từng bước hết sức thận trọng. Tôi luôn nói, khởi nghiệp cũng cần chiến lược là vì vậy!

Người khởi nghiệp thành công không phải là người "dại khờ", ngốc nghếch hay liều lĩnh (điếc không sợ súng), mà nhờ vào sự khôn ngoan, óc phân tích, phán đoán, biết chọn đúng đường, đi đúng cách, và chỉ chấp nhận những rủi ro đã được phân tích kỹ (well analyzed risks). 

Vậy thì làm sao để có được sự khôn ngoan? Không cách nào khác là phải quan sát, nghe ngóng, học hỏi bằng nhiều cách, trong đó có cả cách học từ thất bại của người khác (ưu tiên hơn) và thất bại của chính mình (hạn chế tối đa, đừng xem đó là mặc định).

Lời khuyên của tôi là: HÃY CỨ KHÁT KHAO, NHƯNG CHỚ DẠI KHỜ!

* Dại khờ nên được hiểu là đam mê, kiên trì và dấn thân (một cách khôn ngoan), chứ không phải là liều mình một cách dại dột và bất chấp! Steve Jobs và các thiên tài thế giới khát khao làm những điều có vẻ hão huyền và điên rồ, nhưng không phải điều điên rồ nào họ cũng làm. Họ chỉ làm những điều mà họ có niềm tin là có cơ sở để thành công. Họ không làm điều điên rồ một cách dại dột. Khát vọng, ước mơ, sáng tạo, khai phá... chỉ dẫn đến thành công khi nó gắn với tư duy và sự tính toán khôn ngoan của họ. Thoạt nhìn bên ngoài, người ta có thể nghĩ là họ dại khờ, điên rồ, nhưng thật ra các thiên tài thế giới đều rất khôn ngoan. Họ biết tiến tới và cũng biết dừng lại đúng lúc. Đó là lý do họ thành công. Hãy tỉnh táo để đừng dại khờ theo cách hiểu lệch lạc để rồi chẳng những chẳng làm được việc gì ra hồn mà lại có nguy cơ mất hết tất cả!

GIỚI THIỆU NGŨ ĐẠI KAGE CỦA LÀNG LÁ DÀNH CHO CÁC BẠN CHƯA ĐỌC NARUTO

GIỚI THIỆU NGŨ ĐẠI KAGE CỦA LÀNG LÁ DÀNH CHO CÁC BẠN CHƯA ĐỌC NARUTO
1. Senju Hashirama
Ông được coi là thánh nhân của tất cả các ninja. Trong số tất cả các nguyên tố thì ông là người gần như duy nhất sở hữu năng lực Mộc Độn.Sở thích của ông là tạo ra những sản phẩm đến bằng gỗ rồi nằm im dưới đấy, ví dụ như giường, tủ , ghế, sập hay chạn. Sức mạnh của Hashirama bộc phát căng nhất là khi MU thua từ 2 bàn trở lên.
Ngoài việc thích chui vào bóng mát thì Hashirama rất thích tốc độ ăn và phở bò. Đây chính là Hokage đầu tiên của Làng Lá Konoha :x
2. Tobirama Senju
Được biết sở thích của Đệ Nhị đi du lịch và mê xe nhưng khi gặp người dân thì ông lại luôn tỏ ra mình là người  yêu màu tím, sống nội tâm và lâu lâu thì lại bỗng dưng khóc thầm. Với khả năng Thủy Độn lênh láng, không quá khi nói Tobirama là 1 trong những người mau nước mắt nhất trong ngũ đại Kage. Mà cũng chính vì lí do này nên người đời hay gọi Đệ Nhị là Lũ Đế.
1 funfact vui rằng dù có năng lực Mộc và Thủy Độn nhưng khi đi từ thiện thì Hokage đệ nhất đệ nhị chỉ ủng hộ mỗi mì tôm mà không tạo cho mỗi người 1 cái chạn để cuộc sống nó đỡ khổ. Cảm quan ban đầu thì 2 kage này nói chung là khá ki!
3. Hokage Đệ Tam - Sarutobi
Sarutobi tuy già nhưng được biết đến như là 1 người rất hài hước. Chính vì ông hài vkl nên ai có thể khiến đệ tam cười thì người đó rất có khả năng sẽ ẵm luôn 13 tỷ về nhà.
Tất nhiên là trong đó không có đồng bào bão lũ. Vì các bạn biết đấy, phim tên Naruto chứ có phải là Sarutobi đ' đâu?
4. Namikaze Minato
Đơn giản là đã xích thành công CV9 đuôi, Đệ Tứ được coi như bồ tát sống của Làng Lá. Ngoài sức mạnh đáng nể ra thì Tia Chớp Vàng còn là 1 bậc thầy kiểm toán, chúa tể tính tay khi một mình ngài có thể nhớ tới hàng ngàn tin nhắn chuyển tiền rồi sau đó ghi ra giấy A4 và cuối cùng gọi đó bằng 3 từ thân mật: Sao Kê. Đỉnh có 4 chữ và Namikaze Minato cũng vậy!
5. Tsunade
1 trong 3 sannin vĩ đại của Làng Lá. Với khả năng tự hồi phục nên mọi bệnh tật dường như đ' có cửa bà.
Đó là tóm tắt sơ lược về 5 kage Làng Lá tính đến thời điểm hiện tại. Phim vẫn còn dài và tôi khuyên các bạn là nên xem chứ đừng nghe theo đánh giá chủ quan của tôi
Cre: Internet Exploer Beta


Sunday, May 23, 2021

Tại sao độc thân

#207 #Medium #FreeMayQRVN
Tại sao phụ nữ độc thân sau tuổi 35 lại khó tìm được người đàn ông tốt?
Đáp án sẽ được tiết lộ trong "Nghịch lý đàn ông độc thân đủ tiêu chuẩn" 
Tác giả: Carlyn Beccia| May 13 2021| 5 min read| 9k clap
______________
Vào ngày hẹn hò thứ 3, anh ta bảo tôi rằng mình đã ngủ với hàng trăm gái gọi khi anh ta vẫn đang...có vợ. 
Có lẽ bạn đang mường tượng ra một tên tội phạm răng sún không nghề nghiệp, thế nhưng anh ta lại là một gã luật sư quyến rũ, thông minh, cuốn hút và thành công. Tôi đã phải lòng anh ta trong một khoảng thời gian ngắn. Lời thú nhận của anh ta làm tôi mù quáng. 
Ngay lập tức tôi tự vấn bản thân mình - Tại sao một người lại thừa nhận với người bạn đang hẹn hò điều này, trừ khi anh ta đang muốn dứt áo ra đi?
Tôi hỏi một vài người bạn. Câu trả lời của một trong số họ làm tôi phải sáng mắt ra. 
"Gã đấy thú nhận đã ngủ với hàng tá gái gọi bởi vì thằng chả muốn xem liệu mình có thể thoải mái làm điều ấy trong tương lai hay không. Rõ ràng là vợ lão đấy đã cho phép điều ấy, nên hắn cũng muốn thử xem liệu mày có đồng ý như thế không đấy. Hắn ta bảo với mày là hắn đã từng là gã bạc tình khi nhu cầu tình dục không được đáp ứng. Và mày biết mày là ai đúng chứ? Liệu mày có phải là người phụ nữ thoải mái với loại đàn ông đã và sẽ ngủ với hàng tá gái gọi khác khi đang yêu đương với mày không?"
"Ah, không" Tôi lặp lại nhiều lần. "Tao không có nhu cầu sống trong một mối quan hệ mà phải nơm nớm lo sợ bị bệnh lậu đâu". 
Và hiển nhiên, chẳng có cái hẹn thứ 4 nào cả.
Nếu bạn đang cảm thấy coi thường tôi bây giờ, tôi cũng không trách bạn đâu. Tôi cũng mệt mỏi với việc làm độc giả ngán ngẩm với những câu chuyện hẹn hò không thể kinh khủng hơn của tôi lắm rồi. Và tôi chẳng còn hứng thú nào để kể về mấy câu chuyện tào lao này nữa. Thật khó để sống mà giữ vững hy vọng mà. 
Không chỉ mình tôi. Một câu hỏi mà rất nhiều phụ nữ tuổi 35+ luôn thắc mắc - Đàn ông tốt chết đâu hết rồi nhỉ?
Thật may là, kinh tế học và lý thuyết trò chơi có câu trả lời cho câu hỏi này - "nghịch lý đàn ông độc thân đủ tiêu chuẩn" để giải thích tại sao nhóm đối tượng hẹn hò là những người đàn ông đủ tiêu chuẩn lại trở nên hẹp dần đối với phụ nữ sau tuổi 35. 
Đội mũ bảo hiểm vào… Bạn sắp có được một bài học đáng sợ về tại sao bạn nên chấp nhận một Mr. Đủ tốt đấy. 
Theo Gimein, phụ nữ ở tuổi kết hôn thuộc cả hai nhóm "chất lượng cao hoặc chất lượng thấp". Phụ nữ chất lượng cao là người quyến rũ và am hiểu xã hội, trong khi phụ nữ chất lượng thấp có ít đặc điểm này hơn. Nhưng phụ nữ chất lượng cao thường có quyền lựa chọn đối tượng cao hơn trong thị trường hẹn hò, nên họ cố chấp chờ Mr. Right của mình. 
Khi tuổi của những người phụ nữ này càng lớn hơn, nhóm đối tượng hẹn hò của những đàn ông đủ tiêu chuẩn trở nên ít đi vì những người đàn ông chất lượng cao thường kết đôi với những người phụ nữ ít kén chọn hơn. Và khi số lượng đàn ông độc thân đủ điều kiện giảm xuống, những người phụ nữ chất lượng cao tiếp tục cạnh tranh để giành lấy đàn ông chất lượng cao phiên bản giới hạn số lượng.
Nhưng những người phụ nữ này không hạ tiêu chuẩn của mình xuống. Hầu hết là do họ đã quen với việc đứng ở vị trí được lựa chọn và có thể hạnh phúc mà không để ý rằng tầm quan trọng của việc hẹn hò đối với họ đang giảm dần. Nụ hoa có thể sắp nở thành hoa hồng, nhưng hoa hồng vẫn không muốn sống chung với cỏ dại. Và bên cạnh đó, nhiều phụ nữ quyết định rằng độc thân và chăm sóc lấy mình là lựa chọn tốt hơn. 
Thật không may, điều này khiến thị trường hẹn hò trở nên chênh lệch. Đàn ông độc thân đủ tiêu chuẩn ít hơn so với lượng phụ nữ độc thân đủ tiêu chuẩn và mong muốn của họ. 
Nghịch lý đàn ông độc thân đủ tiêu chuẩn được minh họa bằng các ứng dụng hẹn hò
Theo Theo một nghiên cứu của Pew Research Century năm 2019, 57% đàn ông cho biết họ không nhận đủ lượng tin nhắn như mong muốn, trong khi chỉ 24% phụ nữ cho biết như vậy.
Aviv Goldgeier, người phụ trách kỹ thuật của trang web hẹn hò Hinge đã đưa ra lời giải thích cho sự chêch lệch này. Top 5% đàn ông trên các ứng dụng hẹn hò nhận được 41,1% lượt thích của phụ nữ. Do đó, các chàng trai nóng bỏng đã thu hút mọi sự chú ý trong khi những chàng trai bình thường khác bị phớt lờ. (Ở chiều ngược lại, top 5% phụ nữ hàng đầu ứng dụng nhận được khoảng 30,6% lượt thích của cánh mày râu).
Và nếu bạn là chàng trai thuộc nhóm 50% bên dưới, bạn sẽ chỉ nhận được 4,3% tổng số lượt thích của các quý cô. Nhưng nếu bạn là nữ thuộc nhóm 50% bên dưới thì cũng không tới độ nghiệt ngã lắm - 7,9% lượt thích.
Rõ ràng là, điều này minh họa hoàn hảo cho cái mà Darwin đã biết rất lâu trước kia - lựa chọn của các quý cô. Và nếu bạn cảm thấy quyền lựa chọn là của bạn, bạn hầu như sẽ có xu hướng trì hoãn quyết định và đợi cho tới khi tìm thấy đối tác lý tưởng của mình. 
Giờ hãy dặm thêm chút kinh tế xã hội vào vấn đề này. Theo thống kê, phụ nữ tìm kiếm sự giàu có ở bạn đời. Còn đàn ông kiếm tìm cái đẹp. Nhưng mô hình này đang dần thay đổi hoàn toàn bởi giáo dục. 
Ngày nay, ngày càng có nhiều phụ nữ có bằng đại học và sau đại học hơn nam giới. Theo Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ, hơn 57% sinh viên tốt nghiệp đại học là nữ. Khoảng cách về bằng thạc sỹ thậm chí còn lớn hơn - 59% nữ so với 41% nam.
Rõ ràng là, trình độ giáo dục càng cao thì tài chính càng vững mạnh. Những người có bằng đại học trung bình kiếm được 78.000$, trong khi đối với những người chỉ tốt nghiệp C3 con số chỉ là 45.000$. Và mặc dù so với đàn ông kiếm được 1$ thì phụ nữ chỉ kiếm được 82 xu, nhưng khoảng cách về tiền lương sẽ biến mất đối với những phụ nữ không có con - những người phụ nữ không thể tìm cho mình một người đàn ông tốt. 
Cho nên, phụ nữ có học thức và không có học thức đều đổ xô tới các khu vực thành phố với hy vọng tìm được Mr. Right cho mình. Thật không may là, những đàn ông đủ tiêu chuẩn nhất đang sống tại các khu vực thành thị lại không quan tâm lắm đến việc một phụ nữ thông minh ra sao, học thức thế nào hay có thành công hay không. Anh ta chỉ quan tâm nếu cô ấy có sức hút. (Tôi đã từng đề cập tới vấn đề này và những bình luận từ các đấng mày râu đã chứng minh quan điểm của tôi.)
Do đó, phụ nữ có học thức đang phải cạnh tranh với nhiều phụ nữ hơn nhưng lại có ít sự lựa chọn hơn về các đàn ông độc thân đủ tiêu chuẩn. Và cô ấy thậm chí còn ít lựa chọn hơn nữa nếu sống ở khu vực thành thị thay vì nông thôn.
Điều này khiến những phụ nữ mong muốn độc lập mắc kẹt giữa những lựa chọn bất đắc dĩ. Nếu bạn chọn học lên cao và trì hoãn kết hôn, bạn có thể có được những gì mà bà của bạn có lẽ phải nhờ vào người bạn đời mới đạt được - sự đảm bảo về tài chính. Nhưng bạn cũng đối mặt với nguy cơ không bao giờ tìm được bạn đời phù hợp với mình. Nếu bạn không chọn giáo dục, sau đó biết đâu bạn có thể mắc kẹt trong đống khó khăn vì phải sống phụ thuộc vào ai đó. Hay tệ hơn, bạn gặp phải một người chồng cuồng kiểm soát hay vũ phu thì có lẽ không chọn giáo dục ngay từ đầu đã chẳng phải là một sự lựa chọn.
Và hầu hết phụ nữ không chọn đàn ông dựa trên số dư trong tài khoản ngân hàng của anh ta. Sự độc lập về tài chính cho phép họ chọn một người dựa trên sự tử tế, thông minh, tham vọng, hài hước và chung tình. Nhưng điều đáng bàn ở đây là - những người đàn ông đó lại không thích một phụ nữ độc lập. 
Thế nên, chúng ta có hàng tá phụ nữ thất vọng với những lựa chọn hẹn hò của mình. Họ đập vỡ trần kính chỉ để tìm thấy một sàn mái trống rỗng. 
Đổi lại, sự thất vọng này lại trở thành một vấn đề khác - cuộc khủng hoảng vô sinh. Với việc ngày càng ít đàn ông độc thân đủ tiêu chuẩn, nhiều phụ nữ quyết định trì hoãn hoặc từ bỏ hôn nhân và con cái. Điều này tạo ra một chiều tăng dân số nghịch đảo, với sự giảm sút của thế hệ trẻ và sự gia tăng của thế hệ già. Hầu hết các nhà nhân khẩu học đã cảnh báo, một xã hội với tỷ lệ dân số già lớn sẽ gây ra những hệ quả kinh tệ cực kỳ nghiêm trọng. 
Để rõ ràng hơn, xin lưu ý đây không phải là quan điểm của tôi. Đây là những khái quát mang tính văn hóa và sinh học, dữ liệu không bao giờ nói dối. Phụ nữ đang ngày càng hoàn thiện bản thân thông qua giáo dục, còn nam giới thì không. Và bất chấp những lời nói sáo rỗng như "nam châm trái dấu sẽ hút nhau", sinh học đã đánh bay những điều nhảm nhí ấy. Các nghiên cứu về giao phối cùng loài đã cho thấy rằng, con người chọn những đối tượng có các đặc điểm giống với mình. Và giáo dục là một trong những đặc điểm quan trọng trong đó. 
Điều này khiến nhiều người trong chúng ta trầm tư vào một câu hỏi hóc búa - nên hạ thấp tiêu chuẩn hay tiếp tục độc thân? Và khi cát trong đồng hồ cứ vơi dần đi cũng là lúc nhiều người trong chúng ta nhận thức được bông hồng của ta đang tan dần thành cát bụi. 
Cá nhân tôi thì thích độc thân cho tới khi tìm thấy Mr. "Không ngủ với nhiều gái gọi" hơn. Đó là tiêu chuẩn vừa đủ. 
Anh ấy vẫn đâu đó ngoài kia. Và có lẽ anh ấy không được học hành đến nơi đến chốn, nhưng ít ra anh ấy sẽ không khiến tôi phải viết thêm gì giống như mẩu chuyện ở đầu bài. 
_____

Thú mỏ vịt

Thú Mỏ Vịt - Khi Tạo Hóa chơi xổ số.
Lúc tạo ra thú mỏ vịt, Chúa chắc đã đem một cái lồng cầu chứa những đặc điểm của đủ loại động vật và quay. Vì bọn này rõ ràng được tạo ra bằng cách lắp ghép đủ thứ của mấy con khác vô người á:
Bọn nó không có Dạ Dày: đặc điểm này của đa số các loài CÁ. Hệ tiêu hóa là một đường thẳng từ miệng tới ruột luôn.
Mỏ Vịt: của con Vịt!
Có độc: đặc điểm của Rắn, Nhện... Độc nằm ở cái chân chèo của nó. Độc không gây chết người, nhưng sẽ gây đau đớn và đủ sức giết mấy con chó, mèo đồ luôn.
Phát sáng dưới tia UV: đặc điểm này của Bọ Cạp. 
Lông mịn và không thấm nước: giống như Chuột Chũi. 
Cơ thể: giống như Rái Cá.
Đuôi: giống như Hải Ly.
Mắt: giống với Cá Mút Đá myxin Thái Bình Dương. Tế bào mắt bọn này không giống với mấy con thú 4 chân bình thường khác.
Trữ đồ ăn ở 2 bên má: skill này của mấy con Hamster, Sóc Chuột,... Khi săn dưới nước, bọn nó sẽ ngậm đồ ăn phình má để lên bờ ăn.
Cảm nhận điện từ: skill này của Cá Mập. Thủ mỏ vịt có thể cảm nhận được trường điện từ bằng mỏ của nó. Nôm na là bọn nó có thể "ngửi" thấy nỗi sợ của bạn nếu tim bạn đập nhanh và có thể săn mồi mà không cần nhìn.
Dự trữ chất béo ở đuôi: đặc điểm này của Quỷ Tasmania. 
Là thú có vú nhưng không có núm vú và đẻ trứng: đặc điểm giống với Thú Lông Nhím. Có tên riêng cho những loài này là Bộ Đơn Huyệt.
...
Bảo sao trong Phineas & Ferb, người ta lại cho Thú mỏ vịt vào vai Đặc vụ P - đặc vụ giỏi nhất. Vì nó có khả năng săn mồi của cá mập, có độc như rắn, chân tay linh hoạt cả trên cạn và dưới nước như rái cá, không có vú nên không bị kiểm duyệt để lên phim mọi lứa tuổi, có thể chửi thề mà không vi phạm thuần phong mỹ tục... và khó mà tin một sinh vật như thế có tồn tại mà nó còn làm đặc vụ.
Bọn này kì cục tới mức lúc người ta phát hiện ra vào năm 1798. Khi đem bản vẽ thú mỏ vịt cho người ta coi thì bị chửi là xạo chóa. Làm quái gì có cái con thú trông kì cục như thế? 
Họ đem luôn con thật ra cho coi, người ta vẫn không tin mà mổ xẻ xem có phải là một con rái cá bị phẫu thuật thẩm mỹ hay không.


Vì làm gì có ai nghĩ Tạo Hóa lại cho ra một cái sản phẩm như mấy anh designer sửa mẫu theo ý khách hàng đâu O_O 

Câu chuyện tôn giáo

Câu chuyện tôn giáo - tiếp theo

Hiến tế Isaac.

1 - Như phần trước đã kể. Abraham rời khỏi vùng đất Ur đem theo gia đình cùng tải sản, đến định cư ở Canaan đất thiêng, theo lời phán truyền của Thượng Đế, thông qua tâm trí của ông. Tại nơi đây, ông và gia đình và đàn gia súc bắt đầu an cư lạc nghiệp.

Bỗng một ngày, lời phán truyền một lần nữa lại vang lên trong đầu ông. Lời phán truyền cụ thể như sau:

 " Abraham, hãy đem đứa con của ngươi, đứa con một yêu dấu của ngươi là Isaac, hãy đến xứ Moriah mà dâng nó làm lễ toàn thiêu ở đấy, trên một ngọn núi mà ta sẽ chỉ cho"

Sáng hôm sau Abraham thắng lừa, xách dao, đem theo đầy tớ và con trai, chuẩn bị củi rất đầy đủ cho lễ hỏa thiêu hiến tế…. 

Rồi Abraham cùng con lừa chở củi, đầy tớ và con trai nhắm hướng núi Moriah mà tiến tới…

Khi đến chân núi, Abraham giao cho đầy tớ ở lại giữ lừa, còn ông tay cầm dao, sai Isaac vác củi cùng ông lên núi. Trên đường lên núi Isaac hỏi cha " Cha đã có củi và dao để làm lễ tế, vậy con vật mà cha sẽ giết đâu ạ?". Abraham đáp " Đừng lo, con trai, đức Chúa trời sẽ cho ta những cái ta cần"

Khi lên tới nơi làm lễ, Abraham xếp vài tảng đá làm bệ thờ, xếp củi lên trên, rồi túm cổ con trai đặt lên đống củi. Isaac run như cầy sấy.

Đúng lúc Abraham kê dao vào cổ con để cắt tiết thì lời phán lại vang lên trong đầu ông " Abraham, đừng giết con của ngươi nữa. Việc ngươi sẵn lòng giết con theo yêu cầu của ta đã chứng tỏ lòng trung thành của ngươi với ta đã mạnh hơn sự yêu mến con của bản tính con người, vì vậy ta sẽ tha cho con của ngươi".

Abraham run rẩy trong cơn chấn động, hạ dao xuống. Đúng lúc có con cừu đực mắc sừng vào bụi cây gần đó, ông bắt luôn và đặt lên bệ thờ và cắt cổ, dâng lên Đức Chúa Trời, thay cho con trai.

Đây là điển tích cực kỳ nổi tiếng trong Sáng Thế ký, về sự tuân phục và lòng trung thành vô điều kiện với Chúa. Nhưng, nó cũng bị nhiều nhà phê bình tôn giáo đặt câu hỏi.

2 - Trước hết ta cần nhớ lại, khi Abraham cùng vợ là Sarah rời bỏ Ur để đến miền đất thánh Canaan, họ chưa có con dù lúc này, nàng Sarah kiều diễm đã ngoài 5 sọi tuổi.

Vậy làm thế nào Abraham trở thành " cha của dân tộc vĩ đại" như lời hứa hẹn của Chúa Trời, khi họ không thể sinh con nối dõi?

Tất nhiên, Chúa Trời lại hứa sẽ cho Sarah đẻ đứa con. Sarah khi ấy đã già khắm nên cười khành khạch " Già lõ đít như này rồi, đẻ đái gì"
Lập tức nàng có thai và đẻ mẹ luôn Isaac, cái tên Isaac tức "nụ cười" ngụ ý rằng, người có đức tin sẽ trẻ mãi, tuổi gì cũng đẻ được. Thời điểm đó, Sarah 73 tuổi, vãi chưa?

Vì là đứa con duy nhất, đứa con họ mong chờ mãi tới lúc bắt đầu tuổi già mới có được, nên hai vợ chồng yêu quí Isaac còn hơn tính mạng của chính mình.

Chính vì Abraham yêu con hơn tính mạng mình, mà phải tự tay cầm giao giết con hiến tế dâng lên Chúa Trời, thì sự kiện mới khủng khiếp và đáng suy ngẫm.

Và các nhà phê bình tôn giáo đặt câu hỏi như sau:

Vì sao Chúa Trời lại độc ác thế khi đòi hỏi Abraham hiến tế chính đứa con trai duy nhất của mình? Tại sao không phải là súc vật như dê bò cừu… như thông lệ?

Và tại sao Abraham cứ cắm mặt thực hiện nghĩa vụ không chút băn khoăn? Đây có phải là cội nguồn của chủ nghĩa cuồng tín, chỉ cần tuyên bố " Tôi làm việc này vì chúa muốn thế?" là xong, có thể làm mọi thứ kể cả giết người? Nói cách khác, ta có quyền giết người, nếu có lý do là thực hiện ý chúa?

3 – Những lý lẽ trên đáng để suy ngẫm, nhưng chúng chỉ là lý lẽ của cái nhìn bên ngoài, của người thế tục. Bản chất tôn giáo của điển tích trên không vớ vẩn thế!

Trước hết, Chúa Trời yêu cầu Abraham giết đứa con đẻ, đứa con duy nhất, đứa con mà Abraham yêu quí hơn tính mạng mình, chứ không yêu cầu Abraham giết người lung tung. Cái hành vi khắc nghiệt này mới chửng tỏ được Đức Tin, hay lòng tin tuyệt đối. Khi Abraham đưa con lên núi, ông cực kỳ đau đớn, nhưng ông không dừng bước. Ông ấy là người được Chúa Trời " lựa chọn" và ông đã xứng đáng với sự lựa chọn ấy của người.

Hãy nhớ rằng Đức Tin là tuyệt đối, chỉ cần anh băn khoăn, đặt câu hỏi, nghi ngờ mệnh lệnh của Chúa Trời, khi đó Đức Tin đã vẩn đục rồi!

Thứ hai, đứa con của ta thực ra không phải của ta. Nó là quà tặng của Chúa. Chính Chúa đã ban tặng Isaac cho vợ chồng Abraham.
 
Va, nếu là quà tặng của Chúa, Chúa có thể lấy đi bất cứ lúc nào và các ngươi không có quyền giữ lại cũng như không thể giữ lại. Dù Chúa lấy đi bằng bất cứ cách nào ( chẳng hạn nó ốm chết, hoặc chính ngươi phải hiến tế theo yêu cầu của Chúa), thì ngươi luôn phải chấp nhận và không bao giờ để mất Đức Tin.

Chúng ta, dù chăm chỉ giao hợp ngày 8 lần, hoặc lười biếng 8 tháng một lần, thì chúng ta vẫn có thể có con, và đứa con đó đến với chúng ta hoàn toàn bất ngờ, bởi nó là quà tặng của Chúa.

Ta không biết được ta có nó ở lần giao hợp thứ mấy, nó là trai hay gái, ta cũng không biết được nó sẽ xinh đẹp hay xấu xí, tình tình nó sẽ hiền dịu hay dữ dằn.v.v.. bỏi nó không phải là của chúng ta, do chúng ta làm ra. 

Chúng ta chỉ giao hợp thôi, còn đứa con đến được với ta hay không, hoàn toàn là ý Chúa, bởi vậy, nó là quà tặng của Chúa.

Nó đến với ta theo ý chúa, nó có thể rời bỏ ta theo ý của người.
Bởi vậy, nếu đứa con vì đau ốm, vì tai nạn hoặc vì bất kỳ lý do gì mà chết từ lúc còn rất bé, ta dù đau đớn đến mấy, cũng không được phép nguyền rủa Chúa Trời, mà nên tin rằng, nó đã về bên người vì người muốn thế. Còn vì sao người muốn thế là câu hỏi phạm thượng, không nên đặt ra.

Giờ hãy giả định : Bạn mất đứa con, bạn quá đau đớn, bạn chửi nền y học bất lực, bạn chửi thể chế chính trị thối nát, bạn chửi số phận không công bằng, bạn chửi tất tật mọi thứ…thì sự chửi đó làm bạn dễ chịu hơn...

Hay niềm tin rằng, đứa con bé bỏng của bạn lúc này đã thành thiên thần bên Chúa Trời, khiến bạn dễ chịu hơn?

Tùy bạn chọn nhỉ?

4 – Nếu con bạn là quà tặng của Chúa Trời, thì quyền hạn của bạn với nó là gì?

Vì nó là quà tặng của Chúa Trời, bạn không chỉ có quyền mà còn có nghĩa vụ yêu thương chăm sóc nó, cho đến lúc nó trưởng thành.

Bạn dám từ bỏ tình yêu với quà tặng của Chúa, tức là từ bỏ Chúa rồi. Bởi vậy, vẫn biết ai cũng yêu con đắm đuối, nhưng nếu không yêu, thì vẫn phải có nghĩa vụ chăm sóc nó chu đáo, cho đến lúc nó trưởng thành.

Vậy bạn không có quyền gì?

Vì nó là quà tặng của Chúa, ngoài quyền yêu thương, quyền chăm sóc chu đáo ra, bạn chả có quyền đéo gì hết, thế mới đau.

Nghĩa là, bạn không có quyền áp đặt cuộc sống của bạn lên con bạn, bạn không có quyền sử dụng con bạn như là công cụ thực hiện những khát vọng còn dang dở, những ước mơ đéo thành, những ham muốn rất tào lao của bạn.

Vì nó là quà của Chúa, nót của bạn!

Bởi vậy, ngay cả cái ý nghĩ " Con cái là chỗ dựa", " Con cái là của để dành" cũng là suy nghĩ cực kỳ bậy bạ tào lao. 

Quân mõm khắm toàn vi phạm điều này, cứ làm như tao sản xuất ra cái ghế thì tao được ngồi, tao đẻ con ra thì tao có quyền làm… chỗ dựa.

Người Tây bương đa số theo thiên chúa giáo nên họ thực hiện rất tốt yêu cầu này. Đủ 18 tuổi trưởng thành là tống cút ra ở riêng, tự chúng mày quyết định cuộc đời chúng mày, sướng khổ tự chịu, bố mẹ chẳng liên quan.

Tất nhiên, Chúa yêu cầu phụ huynh có trách nhiệm yêu thương chăm sóc quà tặng của mình, thì Chúa cũng có 10 điều răn trong đó có điều răn về nghĩa vụ với cha mẹ. 

Cho nên mõm khắm đừng lo chúng bỏ rơi mình, mặc dù chúng có thể bỏ rơi mà mõm khắm chả có quyền đéo gì trách móc chúng he he… cay nhờ!

Hết kỳ 3

Kỳ sau : Israel là ai?

Tranh phục hưng tả cảnh Abraham chuẩn bị cắt cổ Isaac thì thiên sứ do Chúa sai đến ngăn lại

Chống trì hoãn

Tôi luôn trì hoãn 3 tiếng trước khi bắt đầu làm việc. Và dưới đây là cách tôi giải quyết vấn đề này.
Hãy học tập phương pháp của tôi và bạn có thể hoàn thành công việc nhanh chóng hơn.
Tác giả: Tim Denning – 4 phút đọc
#Medium #FreeMayQRVN #Productivity
-------------------------------------
(Translator's note: "Dòng Chảy" là trạng thái tâm trí hoạt động, mà trong đó cá nhân thực hiện một hành động được "nhúng" ngập trong dòng cảm xúc và sự tập trung nguồn năng lượng, tham dự một cách toàn vẹn và tận hưởng trong quá trình hoạt động diễn ra- theo Wikimedia)
Tiến vào trạng thái "dòng chảy" chính là bí quyết để làm việc một cách hiệu quả nhất. Ngày nay mọi người chắc ai cũng biết chuyện đó rồi.
Tôi đã sử dụng trạng thái này để viết lách liên tục trong vòng suốt 7 năm qua. Nếu không có trạng thái tập trung cao độ này, chắc hẳn giờ tôi vẫn đang mắc kẹt như hồi năm 2014, lúc mà tôi đang cố vượt qua nỗi sợ ý kiến của mọi người về khả năng viết lách của mình. Tiến vào trạng thái "dòng chảy" nghĩa là tôi đơn thuần không thèm quan tâm khỉ gì đến những thứ như vậy nữa.
Vấn đề ở đây là: làm sao để tiến vào trạng thái đấy?
Mọi người nghĩ tôi là một chuyên gia trong việc phát triển bản thân và đã thuần thục kĩ năng "dòng chảy". Thực ra không phải vậy đâu. Tôi cực kì dở trong việc tiến vào trạng thái đó. Suốt mấy tháng gần đây, tôi phải mất hơn 3 tiếng để làm được việc đấy.
Tôi thường bắt đầu công việc viết của mình vào 7 giờ sáng thứ 7 hàng tuần, nhưng rốt cuộc không thực sự làm được gì đó cho đến khi đồng hồ điểm 10 giờ, đôi lúc còn đến tận 11 giờ. Đó là 3 tiếng hoàn toàn bị lãng phí. Tôi cứ liên tục trì hoãn bằng việc đọc bài viết của những nhà văn khác, xem video trên Youtube, trả lời email và đăng mấy dòng trạng thái cập nhật ngớ ngẩn trên LinkedIn.
Gần đây, tôi đã tìm được cách để đánh bại sự trì hoãn này.
Một cách dễ không tưởng để chiến thắng trì hoãn công việc.
Có hi vọng cho những người hay chần chừ như chúng ta. Bạn không cần dâng tặng thời gian quý báu của mình cho thần Trì hoãn tối cao nữa đâu. Kỹ thuật sau đây có thể được áp dụng vào tất cả mọi loại công việc, nhưng tôi sẽ dùng việc viết lách của mình để làm ví dụ minh họa.
Vào một ngày thứ bảy đẹp trời, tôi đã tìm thấy câu trả lời cho một bài toán khó. Tôi ngồi xuống. Đồng hồ điểm 8 giờ. Tôi tự nhủ với lòng mình là sẽ viết dàn ý cho một câu chuyện nháp mà khả năng cao là tôi sẽ không dùng tới trong tương lai. Rồi tôi hí hoáy viết tiêu đề, kèm theo tiêu đề phụ.
Chẳng bao lâu sau đó, tôi đã hoàn thành xong toàn bộ câu chuyện. Sau khi tôi kịp nhận ra là đã viết xong, tôi mới thấy mình đang đắm chìm trong trạng thái "dòng chảy". Tôi có cảm giác như là Mozart khi ông ấy đang sáng tác những giai điệu du dương nổi tiếng vậy. Mẹo đơn giản để vượt qua thói quen trì hoãn?
Đó là viết một câu chuyện vớ vẩn.
Hay nói cách khác: Hạ thấp tiêu chuẩn mà bạn đặt ra cho công việc khi bắt tay vào làm.
Bằng việc không có sự mong đợi gì quá lớn, tôi đã đánh bại được sự trì hoãn. Nghĩ về việc bắt đầu làm một cái gì đó luôn đem đến sự phản kháng và chần chừ. Cái mà bạn thực sự đang làm là cố gắng đáp ứng một tiêu chuẩn, không phải là bắt đầu làm việc. Vậy nên khi tiêu chuẩn về công việc của bạn quá cao, thì sẽ mất nhiều thời gian hơn để bắt tay vào làm.
Công việc đơn giản, nhẹ nhàng chính là bước đệm để bắt đầu.
Vì công việc khó khăn hơn đem đến cảm giác uể oải và mệt mỏi, như thể bạn đang chuẩn bị cho một cuộc chạy đua diễn ra trong hai ngày liền vậy.
Sử dụng những phương pháp "dòng chảy" dưới dây để nâng cao chất lượng công việc.
Một khi đã giải quyết được vấn đề trì hoãn, bạn có thể tăng tốc với trạng thái "dòng chảy" và nâng cao hiệu suất làm việc.
1. Thêm một lịch trình vào cuối thời gian làm việc của bạn.
Khi bạn gái tôi đặt lịch và bắt tôi tham gia một sự kiện xã hội vào cuối mỗi buổi viết bài, tôi thực sự đã hóa điên. Tôi còn chửi thầm trong đầu nữa. Nhưng rồi tôi nhận ra: cô ấy làm vậy là để giúp đỡ tôi.
Khi có một sự kiện xảy đến sau khi công việc của bạn kết thúc, bạn sẽ phải để ý xem bạn còn bao nhiêu thời gian. Thời gian hạn hẹp ít ỏi sẽ ngăn việc trì hoãn có cơ hội nhen nhóm và bùng lên. Thêm một lịch trình gì đó mà bạn buộc phải tham dự sẽ thúc đẩy động lực và sự khẩn cấp để hoàn thành công việc trước thời gian đó.
2. Hóa thân thành một chú cún và tự thưởng cho bản thân.
Cún rất thích được thưởng gì đó. Con người cũng không khác biệt lắm trong việc này. Vậy hãy tự thưởng cho bạn một cái gì đấy vì đã hoàn thành công việc. Xác định trước điều đó sẽ là gì. Tập trung vào đó. Nói với bản thân rằng nhất quyết sẽ không thể có được phần thưởng trước khi làm xong việc. Mường tượng về phần thưởng ngay cả khi đang làm.
3. Nghĩ về dòng chảy như là năng lượng bạn đang lan tỏa ra.
Khi bạn lan tỏa năng lượng ra thế giới, bạn sẽ nhận lại nó.
Tôi luôn cố truyền năng lượng của mình ra thế giới thông qua việc viết lách. Tôi hay nhận được những bức email tràn trề năng lượng của độc giả. Bạn có thể cảm nhận được nguồn năng lượng đấy khi mà bạn đọc ngôn từ của họ. Gần đây, tôi nhận ra nguồn sức sống ấy cũng tương tự như cái mà tôi cố gắng truyền ra thế giới. chỉ khác ở chỗ năng lượng của tôi thì lớn hơn và thuộc một kiểu dạng khác.
"Dòng chảy" giúp bạn làm việc, và công việc đó sẽ truyền năng lượng ra khắp thế giới. Năng lượng thúc giục người ta hành động. Năng lượng khiến cho cuộc sống này có tiếp diễn đến tận ngày nay. Năng lượng truyền từ người này, thắp sáng hi vọng và cảm hứng cho người khác.
Nếu bạn muốn nhìn hiện tượng này diễn ra như nào, hãy xem ca sĩ Paul McCartney của nhóm nhạc Beatles truyền năng lượng cho cả một vận động đầy kín khán giả như thế nào ở đây nhé (https://www.youtube.com/watch?t=231&v=tRnFHfI7WAQ&feature=youtu.be&ab_channel=Video%26MusicClips)
4. Chứng kiến một người khác toàn hoàn đắm chìm trong "dòng chảy".
"Dòng chảy" có thể giúp chúng ta nhập tâm và sống trọn trong một khoảnh khắc. Nếu bạn muốn thấy một ví dụ điển hình cho việc này, hãy xem ca sĩ Connor Maynard hát bài hát (https://www.youtube.com/watch?v=YwgNpObouB0&list=RDMM&index=7&ab_channel=ConorMaynard) 41 triệu người theo dõi đã được chứng kiến Conor ở trong "dòng chảy", và có rất nhiều nhận định rằng anh ấy như thể đang thực sự "cảm nhận" được bài hát và sống từng giây phút trong đó.
Những lời nhận xét đó đang cố diễn tả một loại trạng thái "dòng chảy" mà họ có cơ hội được xem. Trong nhận thức của mình, có lẽ Conor đã di chuyển đến một chiều không gian khác, nơi mà mọi sự mong đợi, xung đột và phản kháng đều biến mất.
Chứng kiến "dòng chảy" thật là một điều đẹp đẽ. Tôi thường gọi việc này là "du lịch dòng chảy".
Khi bạn theo dõi một người nào đó đang ở trạng thái này, bạn sẽ có động lực cần thiết để làm việc và tự thúc đẩy "dòng chảy" của chính bạn.
Tất cả nằm sẵn trong tay của bạn. Những gì bạn cần làm là giả bộ bạn đang không thực sự bắt đầu công việc. Tự nhủ với bản thân rằng bạn đang đùa cợt loanh quanh thôi. Hãy tạo ra một tác phẩm mà bạn cho rằng chỉ đáng vứt vào sọt rác. Tận hưởng một tiếng làm việc nhẹ nhàng. Rồi nói với chính mình rằng, bắt đầu với chất lượng thấp như này hoàn toàn ổn mà.
Bắt tay vào công việc chính là cách bạn tạo ra những sản phẩm tốt nhất. Người chỉnh sửa video của tôi có nói với tôi tuần trước là: "Sau 2-3 câu chuyện nhảm nhí đầu tiên, anh bắt đầu viết cực hay luôn."
Lúc đó tôi không hiểu cậu ấy nói gì, nhưng mà giờ câu nói đó lại càng khẳng định cho luận điểm của tôi. Bạn sẽ hiếm lúc đạt được trạng thái tốt nhất khi vừa mới bắt tay vào làm. Như một vận động viên chạy đua vậy, bạn cần làm nóng tinh thần của mình, và chấp nhận với việc sẽ tạo ra thành quả chất lượng kém, trước khi viên ngọc quý giá tiềm năng bên trong bạn bắt đầu tỏa sáng rực rỡ.
Đánh bại tính trì hoãn bằng một khởi đầu với kỳ vọng thấp.
-------------------------
(Hình ảnh của tác giả)

CON NGƯỜI và TINH THẦN

CON NGƯỜI và TINH THẦN 1 –  " Nếu có một gã trọc phú hàng to súng lớn, có thể mua biệt thự alibaba cho em ở, xe lếch xù cho em đi, nạp ...