Search This Blog

Tuesday, December 24, 2024

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ
Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (Board Of Management). Đây là cách dịch chuẩn và chính thống từ nhiều năm nay xuất phát từ lý thuyết lẫn thực tiễn.
HĐQT không làm công việc quản lý mà làm công việc quản trị, trong đó việc đảm bảo cho công ty tuân thủ các quy định của luật pháp về quản trị công ty (Corporate Governance) là rất quan trọng. Còn BGĐ đứng đầu là TGĐ hay GĐ hay CEO làm công việc quản lý, điều hành hoạt động thường nhật của doanh nghiệp như quản lý chiến lược (strategic management), quản lý marketing (marketing management), quản lý bán hàng (sales management), quản lý tài chính (finance management), quản lý nguồn nhân lực (HR management), quản lý rủi ro (risk management), quản lý sản xuất (production management), quản lý chuỗi cung ứng (supply chain management), quản lý dòng tiền (cash flow management), quản lý đầu tư (investment management)... Tất cả công việc trên thuộc quyền hạn và trách nhiệm của CEO đều là QUẢN LÝ cả. Chỉ có công việc của Hội đồng quản trị thì mới là QUẢN TRỊ.
Quản trị công ty (Corporate Governance) hay quản trị doanh nghiệp là thuật ngữ liên quan đến những phạm trù sau:
1. Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả
2. Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu chính
3. Đối xử bình đẳng đối với cổ đông
4. Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty
5. Công bố thông tin và tính minh bạch
6. Trách nhiệm (giải trình) của Hội đồng quản trị
Như vậy, nội hàm, bản chất, ý nghĩa của QUẢN TRỊ và QUẢN LÝ là khác nhau. Một bên là công việc của Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban kiểm soát (BKS), Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) liên quan đến các yêu cầu luật pháp như Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán 2006, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh, Luật phá sản, Nghị định về hướng dẫn quản trị công ty đại chúng...
Group PTDNV không chia sẻ và đào tạo về QUẢN TRỊ mà chỉ tập trung chia sẻ và đào tạo về QUẢN LÝ là vì những lý do trên nha các bạn. Cần lưu ý, trong quản lý có lãnh đạo. Lãnh đạo là một trong những chức năng của quản lý. Nhà quản lý phải quản lý công việc và lãnh đạo con người nên họ phải biết cách thu phục nhân tâm, tạo động lực, truyền cảm hứng, xây dựng văn hóa tổ chức... Tất cả những gì liên quan đến giáo dục, đào tạo, phát triển con người đều thuộc chức năng lãnh đạo và lãnh đạo là một phần không tách rời của công tác quản lý!
Thà không nói thì thôi, đã nói ra, phải nói cho chuẩn để không gây hiểu lầm và ngộ nhận cho người khác!

Nguyễn Hữu Long 

Saturday, December 21, 2024

CON NGƯỜI và TINH THẦN

CON NGƯỜI và TINH THẦN
1 –  " Nếu có một gã trọc phú hàng to súng lớn, có thể mua biệt thự alibaba cho em ở, xe lếch xù cho em đi, nạp tài khoản tiền tỷ cho em sắm đồ hiệu và hàng đêm mang súng đại bác ra cho em… âu yếm, thì em có bỏ anh theo hắn không?"
Có lần tôi hỏi cô vợ chín chân dài mông nở của tôi như vậy, và nàng cười hí hí hí hí mà rằng:
" Nếu có thằng như vậy lại yêu em như vậy, mà em không theo nó thì em là con điêng à?"
" Còn anh thì sao? Anh cũng yêu em cơ mà!"
" Em sẽ xin lỗi anh, và hứa kiếp sau sẽ báo đáp!"
Cay đắng nhỉ? Nhưng đó là thực tế. Hỏi một trăm, thậm chí một nghìn em, ở bất cứ đâu trên thế giới này, từ bương đến răng chìa, các em đều trả lời y như vậy.
Bởi vì, phụ nữ cần chỗ dựa và cuộc sống sung sướng hơn là cần tình yêu.
2 –  Cô vợ mõm khắm của tôi rất chăm đi lễ chùa. Cứ ngày rằm mùng một, dù trời có sập thì nàng cũng phải sắm đủ lễ đi các kiểu chùa và có lần tôi hỏi nàng " Em đi chùa làm gì?"
" Em cầu xin phật phù hộ cho mình ăn nên làm ra, anh có được sức khỏe dồi dào, gia đình ta hạnh phúc"
" Nhưng Phật không phù hộ đâu!"
" Đấy là anh nghĩ thế, còn em tin ở Phật"
Họ tin ở Phật, rằng Phật sẽ phù hộ. Nếu tôi bảo Phật không phù hộ ai hết tức là tôi bố láo, là quân báng bổ và không có lòng tin.
Thật ra, họ muốn tìm phép lạ chứ đâu tìm Phật. Phật là tỉnh thức nhưng họ cần đếch gì tỉnh thức.
3 – Sách phúc âm kể về ba cám dỗ của Satan, rất nổi tiếng và Dostoevski dựa vào đó để biên thiên " huyền thoại về đại pháp quan" lừng danh, một chương đoạn trong " anh em nhà Karamazop".
Khi chúa Jesus giá lâm, thấy đại pháp quan chăn chiên theo kiểu cưỡng bức (cưỡng bức làm điều thiện, cưỡng bức thực hành đạo đức giáo lý, cũng là cưỡng bức), ngài không đồng tình và đại pháp quan, với quyền lực trần thế đã bắt Jesus nhốt mẹ lại, rồi bảo "Ngài là chúa con, quyền năng vô tận, nếu ngày biến đá thành bánh mỳ, thì dân sẽ theo ngài nườm nượp, vì cuộc sống trần thế khó khăn, đói thối mồm, cứ cho ăn chúng sẽ theo, thể hiện phép lạ chúng sẽ bái phục…"
" Vậy chúng tìm tới ta vì phép lạ, đâu phải vì ta?" - Chúa đáp.
" Chính xác là như vậy thưa đức chúa!" - Pháp quan trả lời
" Nếu vậy, họ là nô lệ cho miếng ăn, nô lệ của phép lạ, và ta không cần nô lệ!"  -  Jesus giảng giải – " Thượng đế tạo ra con người thì cũng cho con người quà tặng vô giá, đó là tự do quyết định vận mệnh của mình. Bất cứ sự cưỡng bức nào cũng khiến con người đánh mất phẩm giá. Phẩm giá của con người được xác định bởi tự do của nó. Nếu ta buộc con người làm nô lệ cho ta, thì ta đâu còn yêu thương con người nữa, và như vậy, ta cũng hủy hoại chính mình!"
Thượng đế sáng tạo ra con người theo hình ảnh của chính mình, vậy, nếu thượng đế buộc con người làm nộ lệ, thì chính là thượng đế đã hủy hoại hình ảnh của mình rồi, cóa phỏng?
" Nhưng, những người thật sự dám mang trên mình gánh nặng của tự do, ít lắm! Tự do chính là tự chịu trách nhiệm, chỉ có kẻ mạnh mới làm được! Còn đám người yếu đuối hèn mọn tình nguyện vứt bỏ tự do để đổi lấy yên ấm hạnh phúc thì nhiều vô kể. Chẳng lẽ người không yêu họ sao?"
Quả nhiên là nan đề trứ danh mà nhà văn vĩ đại đã đặt ra trước lương tri nhân loại.
4 – Tình yêu, sự tỉnh thức và tự do … là những giá trị tinh thần bất hủ khiến ông người chính thức là ông người, nhưng ngẫm mà xem, mấy ai giữ được những giá trị đó.
Hầu hết con người tình nguyện vứt đi tình yêu, từ bỏ phẩm giá, khước từ tự do, để chui đầu vào kiếp nô lệ, nếu sự nô lệ đó đem lại yên ổn đầy đủ và hạnh phúc.
Có một lý thuyết mà hầu hết chúng ta đều được nhồi vào đầu " Hoàn cảnh và sự bần cùng hóa sẽ sinh ra tội ác, hãy thay đổi hoàn cảnh, con người sẽ thay đổi"
Lý thuyết này có tên là " chủ nghĩa duy vật" và nó phủ định tuyệt đối tôn giáo.
Và cách mạng diễn ra, hoàn cảnh thay đổi. Cuộc sống ngày nay đầy đủ hơn rất nhiều so với cách đây chừng nửa thế kỷ.
Nhưng cuộc sống tinh thần thì sao? Cái ác có bớt đi không? Con người có tử tế với nhau hơn không?
Phải ngu lắm mới trả lời là : Có!
Đỗ Trí Hùng



Friday, December 20, 2024

TIL bệnh dại có tỉ lệ tử vong 99.9%, cao nhất trong tất cả các loại virus

r/todayilearned
u/Oh_My_Monster (31.4k points - x2 silvers - x5 helpful - x3 wholesome)
TIL bệnh dại có tỉ lệ tử vong 99.9%, cao nhất trong tất cả các loại virus
_____________________
Link Reddit: https://redd.it/pzi7m7
_____________________
u/DaveDurant (9.3k points)
Bệnh dại kinh lắm. Dính bệnh dại mà bị tới cái mức có bất cứ triệu chứng nào thì muộn rồi - chắc chắn bạn sẽ chết một cách khá tồi tệ.
_____________________
u/Okilurknomore (116 points)
Ai kiếm lại cái copypasta về bệnh dại đi.
>u/Natasko (1 point)
Bệnh dại. Nó rất phổ biến, nhưng chúng ta không hay gặp phải mấy cái con vật hay bị dại như là chồn hôi và đặc biệt là dơi.
Để tôi minh họa cho các bạn.
Bạn đi cắm trại, và đến trưa bạn quyết định mắc võng ngủ một giấc. Trong khi ngủ, một con dơi nâu bé tí, đang trong giai đoạn "hóa điên" của bệnh dại đang cựa quậy giữa ban ngày ban mặt, khó chịu và khát (do bệnh sợ nước) và bạn khịt mũi, làm con dơi giật mình. Nó chuyển sang chế độ tấn công.
Nhưng vấn đề là bạn đang ngủ, và nó chỉ là một con dơi bé nhỏ, chỉ nặng tầm 6 gram. Bạn còn không biết nó đang đậu trên đầu gối không che của mình, rồi nó bắt đầu cắn. Răng nó nhỏ tí à, còn khuya mới đủ để xé da, nhưng nó vẫn có thể cho bạn những vết trầy tí hon mà bạn không thấy.
Bệnh dại không di chuyển qua đường máu. Thực ra xét nghiệm máu cũng chả nói lên được là bạn bị dại. (Bạn cũng có thể xét nghiệm kháng thể, nhưng việc này hoàn toàn vô dụng nếu bạn từng tiêm vaccine rồi.)
Bạn tỉnh dậy, không biết gì hết. Nếu bạn thấy chỗ cắn thì chắc bạn cũng chỉ nghĩ là mình mới quệt vào đâu thôi.
Quả bom đã được châm, và hệ thần kinh của bạn là cái bấc đang cháy. Bệnh dại sẽ sinh sôi trong hệ thần kinh của bạn, không gây ra tổn hại gì, và hoàn toàn không thể phát hiện. Bạn sẽ KHÔNG HỀ CÓ triệu chứng nào.
Có thể là 4 ngày sau, hoặc 1 năm sau, nhưng chuyến cắm trại đó đã bị lãng quên rồi. Và rồi một ngày lưng bạn bắt đầu đau... Hay là bị đau đầu nhẹ?
Tới lúc này thì bạn đã chết rồi. Không có thuốc chữa đâu. (Ngoại lệ duy nhất là phương pháp Milwaukee Protocol, nhưng đa số bệnh nhân vẫn chết, và những người sống sót thì bị thiểu năng trí tuệ, và phương pháp này cũng rất ít được sử dụng - đọc bên dưới).
Không có cách điều trị nào cả. Nó có tỉ lệ chết 100%. Đọc mấy chữ đó mà thấm đi. Không còn con virus nào khác trên hành tinh này có tỉ lệ giết 100% cả. Chỉ có dại thôi. Và khi bạn xuất hiện triệu chứng là nước mắt rơi trò chơi kết thúc. Bạn đã chết.
Vậy cái chết đó nó như nào?
Cơn đau đầu của bạn chuyển thành sốt, và cảm giác không khỏe mạnh. Bạn bồn chồn. Khó chịu. Và sợ. Trong khi con virus đang từ từ đi vào não bạn đã khám phá ra một hệ thống mút thần kinh, nó bắt đầu sinh sôi nhanh chóng, bắt đầu từ não bạn... Nơi chứa các "pons" của bạn. Đây là phần não điều khiển liên lạc giữa những phần còn lại của não và cơ thể, cũng như chu kỳ ngủ. Sau đó bạn sẽ bị lo âu. Bạn vẫn nghĩ mình bị sốt nhẹ, nhưng tự nhiên bạn cảm thấy sợ hãi, thậm chí là kinh hoàng, và bạn không hiểu tại sao lại như thế. Đó là do bệnh dại đang nhai hạch hạnh nhân của bạn. Trong khi tiểu não của bạn chứa đầy virus, bạn sẽ bắt đầu mất khả năng phối hợp giữa các cơ, và mất thăng bằng. Bạn sẽ nghĩ giờ đi bác sĩ sẽ là ý hay, nhưng giả sử bác sĩ đó đủ thông minh để tiến hành các cuộc xét nghiệm cần thiết trong vài ngày ít ỏi bạn còn lại trên trái đất, khả năng cao là đến lúc bạn xuống lỗ rồi họ mới có thể nói nguyên nhân cho những người thân yêu của bạn biết.
Bạn co giật, run rẩy và sợ. Bạn sợ hãi vì không biết chuyện gì đang xảy ra, nhưng virus đã phá hoại hết hạch hạnh nhân rồi nên cảm giác tồi tệ này còn nhân lên gấp cả trăm lần. Đây là lúc bệnh sợ nước bắt đầu xuất hiện.
Bạn khát kinh khủng, bạn chỉ muốn nước thôi. Nhưng bạn không thể uống nước. Mỗi khi bạn uống là cổ vọng bạn đóng chặt lại và bạn nôn ra. Nó đã trở thành nỗi sợ nước thực sự. Bạn khát, nhưng nhìn cốc nước thôi cũng đủ để làm bạn ọe, và co lại vì sợ. Tầm này não bạn không nhìn ra được sự đối nghịch nữa rồi. Bác sĩ sẽ phải truyền tĩnh mạch để bạn không bị khát, nhưng làm vậy cũng chả để làm gì. Bị đau đầu cái là bạn chết.
Bạn sẽ bắt đầu nghe thấy nhiều âm thanh, hoặc không nghe thấy gì cả trong khi đồi thị của bạn bị ăn dần. Bạn nếm được âm thanh, bạn nhìn thấy mùi hương, mọi thứ dần giống như lần phê acid tởm nhất mà bất cứ ai từng thử. Khi hồi hải mã bị tấn công, trí nhớ của bạn bắt đầu có vấn đề, đặc biệt bạn sẽ không nhớ gia đình mình là ai. Bạn cô đơn, bị ảo giác, khát nước, bối rối và chắc chắn không thể phản đối được là đang sợ chết khiếp. Lúc này cái gì cũng làm bạn sợ vãi tè được. Những người lạ mặc áo blouse. Những người lạ đứng xung quanh giường bạn khóc, những người cứ cố khiến bạn "uống gì đó và khóc. Mới chỉ tầm một tuần trôi qua kể từ vụ đau đầu mà bạn đã quên hoàn toàn. Thời gian bây giờ chẳng còn là gì với bạn nữa. Buồn cười thay, giờ bạn đã biết con dơi cảm thấy sao khi nó cắn bạn.
Rồi bạn tiến đến giai đoạn "ngu ngơ" của bệnh dại. Não bạn đã bắt đầu quá trình dừng hoạt động. Số phần não bị biến thành virus lỏng quá lớn rồi. Mặt bạn méo xệch. Bạn nhỏ dãi. Bạn không nhận thức được bất cứ gì xung quanh mình. Một âm thanh bất ngờ hoặc ánh sáng sẽ làm bạn giật mình, nhưng phần lớn thời gian bạn sẽ chỉ có thể nhìn mặt đất. Bạn chưa ngủ được khoảng 72 giờ rồi.
Sau đó bạn chết. Luôn luôn là vậy, bạn chết.
Và không một ai có thể làm bất...cứ...cái...mẹ...gì cho bạn.
Và rồi câu hỏi bay giờ là làm gì với xác bạn. Ừ thì chôn là điều đúng đắn. Nhưng cái con virus chết dẫm này nó có thể sống trong xác nhiều năm. Bạn có thể giết hết tất cả những con vật bị dại trên hành tinh ngày hôm nay, và nếu hai năm sau, con nào ăn phải một phần từng-là-não ẩm ướt, thối rữa đó thì mọi chuyện lại về vạch xuất phát.
Vậy đấy, bệnh dại làm tôi hãi vcl. Và CHỖ NÀO cũng có nó ấy. (Source: Tôi từng làm với bệnh dại nhiều rồi. Nếu đủ tiền tôi vẫn sẽ tiêm vaccine)
___________________________________
Mỗi khi bài này được repost là có rất nhiều thông tin sai lệch xuất hiện theo và cùng những người chỉ đơn giản là không biết, hoặc nghe "thông tin" từ những nguồn không chính xác:
- Ở Mỹ chỉ có x người chết vì dại trong x năm qua. Bệnh dại rất hiếm.
Ừ đúng, những ca tử vong vì bệnh dại ở Mỹ rất hiếm, chỉ rơi vào khoảng 2-3 người/năm. Như vậy không có nghĩa là bệnh dại hiếm. Lý do tỉ lệ tử vong đó thấp là vì quy trình điều trị rất tích cực cho mọi ca bị cắn ở Mỹ: Nếu bạn bị cắn, và bạn không biết con vật cắn mình, hoặc con vật chết sau khi cắn bạn, bạn sẽ được điều trị sau phơi nhiễm. Quy trình là vậy.
Điều trị sau khi phơi nhiễm rất hiệu quả (gần 100%) nếu được thực hiện trước khi xuất hiện triệu chứng. Quá trình điều trị bao gồm việc tiêm một loạt mũi immunoglobulin - nhiều mũi sẽ tiêm ở chỗ cắn - cùng với vaccine trong vòng một tháng. (Fun fact - nếu bạn đã tiêm vaccine phòng dại thì bạn còn có thể làm người hiến immunoglobulin đó!)
Chuyện không tệ như tôi nghe hồi bé đâu. Cái gì mà tiêm ở bụng í. Không giống vậy đâu.
Ở những nước không có quy trình điều trị tốt thì bệnh dại lộng hành lắm. Riêng Ấn Độ đã có 20,000 ca tử vong vì bệnh dại MỖI NĂM rồi.
- Lý lẽ "nếu nó nguy hiểm vậy sao trong quá khứ không có ai chết?"
Trong quá khứ từng có rất nhiều đại dịch dại, nhiều tới mức việc những người bị nghi ngờ có bệnh dại bị sát hại hoặc tự tử cũng rất phổ biến.
Ở Bắc Mỹ, ca tử vong đầu tiên vì dại tới 1768 mới được báo cáo. Đó là vì bệnh dại không phải bệnh của Bắc Mỹ, và nó lan rất chậm. Chậm đến mức đến giữa thập niên 1990 nhiều người còn nghĩ Canada và Bắc New York không có bệnh dại. Mọi chuyện đã thay đổi khi đích thân tôi là người đầu tiên được nhận mẫu vật dương tính với bệnh dại - một con gấu mèo - điều đã dẫn đến cuộc hợp tác thả mồi vaccine dại giữa Mỹ và Canada trong giai đoạn 1995 tới 1997 (trí nhớ tôi hơi kém).
Không may là họ đã hành động muộn. Bệnh dại đã đặt chân tới Canada rồi.
Tới nay vẫn còn vài nước (nổi bật nhất là Úc, nơi mọi thứ khác đều cố giết bạn) vẫn chưa có bệnh dại.
- Nhiều người đã sống sót bệnh dại nhờ Milwaukee Protocol.
Sai. Chỉ có MỘT người phụ nữ thôi, và tới ngày nay cô ấy vẫn đang hồi phục (hơn 16 năm rồi). Có khả năng cô ấy sống sót là nhờ gen miễn dịch, hoặc thậm chí là cô ấy đã vô ý được "tiêm vaccine" theo cách nào đó. Mọi cách điều trị khác đều thất bại, cả những cách được coi là thành công cuối cùng cũng gục ngã trước con virus. Gần như tất cả những người "sống sót" thực ra đã được điều trị sau khi phơi nhiễm trước khi phát triệu chứng và nhiều người trong số họ vẫn chết.
- Dơi không có bệnh dại. Đây chỉ là chiến thuật gây sợ hãi thôi.
Sai. Đến nay, 6% số dơi bị bắt hoặc tiếp xúc với người đều bị dại. Con số này còn cao hơn nếu bạn nhìn con số này là 1 trong 17 con dơi. Nếu một con dơi cho bạn bắt/sờ nó, khả năng nó có vấn đề là rất cao và khó thể làm ngơ.
- Bạn phải điều trị trong vòng 72 giờ đầu không là sẽ không điều trị thành công.
Sai. Virus dại đi qua đường thần kinh, và có thể mất nhiều năm để lên đến não dựa vào đường nó đi. Nếu bạn đã bị phơi nhiễm thì điều trị chưa bao giờ làm muộn, và chỉ vì bạn không chết trong 1 tuần không có nghĩa là bạn đã an toàn. Có trường hợp ủ bệnh 8 năm kìa.
_____________________
u/billbixbyakahulk (2.8k points)
Một khi đã có triệu chứng thì còn tệ hơn 99.9% cơ - title nói vậy là cứ 1000 người thì 1 người sống. Chỉ có vài chục trường hợp sống sót sau khi có triệu chứng thôi. Nôm na là, nếu bạn tung một cái xúc xắc 1,000,000 mặt mà xúc xắc ra 1 thì bạn sống.
_____________________
u/MrNewReno (233 points)
Mẹ cái thằng phá game làm hỏng số đẹp.
_____________________
Bài đăng của bạn Tuan Anh Nguyen trong group: https://www.facebook.com/groups/rvn.group/posts/885824188994457
Edited by https://translate-rvn.web.app/

Vagabond bàn về làm giàu

3 path 
1. làm sản phẩm / tạo giá trị 
2. đầu tư 
3. sáng tạo 

Vài yếu tố căn bản của việc làm giàu
Nay bệnh cúp làm coi mấy film theme làm giàu thấy điêu quá nên làm post này. Tôi thì nghèo, không giàu, nhưng tôi có kinh nghiệm thất bại trong việc làm giàu nên chắc viết post này cũng được.
A . Nhóm game tạo giá trị - sản phẩm
1 . Làm
Trước khi muốn làm - giàu. Thì phải làm được cái đã.
Nếu bạn không biết làm được là cái gì hay làm được là như thế nào thì xác suất bạn fail game là 99%. Ngẫm nghĩ chơi, tôi thấy đa phần chưa cần nghĩ làm được là như thế nào, nội cái làm cái gì cũng đã đủ làm bạn banh não.
2 . Làm đúng nhu cầu
Làm được làm đẹp rồi sao, có đúng nhu cầu của market không.
Nội rà đúng cái nhu cầu của market cũng đã banh não tập 2.
À, banh não không có nghĩa là ra đáp án đúng nha mấy feng.
3 . War game
Tạm coi war game là game cạnh tranh có yếu tố thắng thua được mất.
Nếu phải dùng một từ - hay cụm để tả game làm giàu thì não tôi chạy đã đời cũng chỉ ra chữ "chiến trường".
Thương trường là chiến trường.
Nếu bạn chưa có trải nghiệm tí nào về những thứ mang tính đấu đá, giành giật, bảo vệ, bạo lực, đòn âm nham hiểm hay có các senses về lợi thế thời thế điều kiện hậu cần tài lực chiến lược chiến thuật, các thủ thuật của political game thì xác suất bạn banh cũng là áp đảo. (1)
Ps: market mang tính vật chất thì tính war game cạnh tranh rõ nét hơn. Market ảo với sản phẩm ảo thì có khác chút nhưng cũng same same. Nhưng rõ nét nhất là market ảo thì bị cái là dễ tham gia nên nhiều người làm. Đại đồng tiểu dị thôi.
Cái war game nó là ý chính cốt lõi của post này rồi. Có cảm nhận và kinh nghiệm về các yếu tố của (1) là cũng train học ói.
B . Nhóm game đầu tư
Tôi không có kinh nghiệm đầu tư, chém gió dựa trên quan sát thôi.
Game này thì đòi đại trí đại nhẫn đại dũng. Khả năng phân tích research đánh  giá, vision nhìn ngắn nhìn dài ngon thì mới chơi nổi.
Chơi nhóm A nhiều thì  senses về mấy cái này cũng sẽ phát triển tương đối. Cơ mà train bài bản sao hay thêm yếu tố gì nữa thì tôi không biết. Hehe
C . Sáng tạo
Cái này thì bạn tự tạo con đường riêng. Cơ mà tôi thấy là sau khi có kinh nghiệm chinh chiến kha khá ở nhóm A và có senses đánh giá tốt ở nhóm B thì mới qua nhóm C được.
Con đường đó người ta không đi - không thèm làm thường có vài lẽ sau:
Vì đó là đường thất bại - làm là banh - không ai thèm dùng xài - không cần thiết cho xã hội.
Vì họ không biết làm - cái này thì hiếm, bất cứ thứ gì bạn nghĩ ra và có thể làm mà bạn tra chơi thì sẽ có vài mươi sản phẩm và đủ niche ngóc ngách.
Vì họ không thèm làm. Cái này cũng đang ít dần nhưng nếu bạn có đủ vision - trí tuệ - tài lực khả năng execute thì bạn có chỗ thôi. Cơ mà nói thì nhẹ nhàng chứ đây là mức level rất cao.
Thế nên đừng buồn nếu bạn còn stuck ở việc làm công ăn lương, ra free market là bạn xanh cỏ ngay. Free market rất tàn nhẫn. Đừng dại mà nghe media xúi khởi nghiệp để có bài học, học có nhiều cách, không nhất thiết phải chọn cách thương đau nhất.
(Nếu thích tìm exp bài học ở free market mà chưa có kinh nghiệm hay nền tảng gì thì thử nhỏ thôi với chừa đường lui, đừng đập hết tài lực khi chỉ tham gia game với niềm teen mer mộng).
Ps: còn path chuyên viên nữa, mốt thông chém.
Tôi đi ăn cháo lòng đây rồi về cày phim sống trong ảo mộng làm giàu tiếp.


Trứng. Truyền thuyết và sự thật. Phong đặng

Trứng A- Z

🟢A. Lợi ích : Một trong những nguồn thức ăn tốt và dinh dưỡng hoàn chỉnh nhất mà con người có thể chạm tay đến. Trứng có hoàn chỉnh bộ amino acid giúp con người tồn tại và phát triển ở mọi khía cạnh sức khoẻ. Hơn nữa, trứng chứa hầu như toàn bộ vitamins và khoáng chất thiết yếu với công dụng có thể kể nhanh qua :

. Vitamin A : củng cố sức khoẻ miễn dịch, sự phát triển mỗi tế bào và hệ cơ quan làm việc đúng chức năng.

. Vitamin D : " kim chỉ nam " của hệ thống miễn dịch, là ngừoi dẫn đường cho Canxi trong máu vào hệ xương , qua ấy cải thiện ngăn ngừa còi xương, loãng xương. Song song, vitamin D giúp kiểm soát ổn định đường máu, tăng khả năng chống viêm, giúp ích cho giấc ngủ và vô số hệ hormone khác trong ta.

. Potassium ( kali ) : rõ rệt nhất là khả năng hạ huyết áp cao, giúp vận chuyển dưỡng chất vào tế bào cũng như tái chế chất thải . Hơn nữa , Kali giúp gia tăng liên kết giữa các tế bào trong não, tác động tích cực lên Thận và ngăn ngừa các nguy cơ chuột rút.

. Folate : hay còn gọi là B9 , thiết yếu trong sản xuất hồng cầu cho tạo máu, duy trì sức khoẻ não và tim ổn định. Bên cạnh, b9 có thể gia tăng khả năng kháng viêm, hỗ trợ tế bào nhạy dinh dưỡng hơn. Ở phụ nữ mang thai , B9 còn được nhiều bác sĩ khuyến cáo bổ sung cho suy giảm nguy cơ dị tật thai nhi.

. Calcium ( canxi ) : ai ai cũng biết canxi giúp xương chắc khoẻ, giúp trẻ em cao hơn trong giai đoạn phát triển . Canxi còn cần cho vô số hoạt động tín hiệu truyền dẫn thần kinh, quá trình chuyển hoá dinh dưỡng, co bóp các cơ .

. Lutein : bảo vệ làn da khỏi bị oxy hoá, hạn chế xơ cứng thành động mạch. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là vai trò bảo vệ sức khoẻ mắt qua sự lọc ánh sáng xanh ( trong điện thoại, máy tính, tivi ..) có khả năng đục thuỷ tinh thể , gây tổn thương võng mạc

. Zeaxanthin : chất chống oxy hoá đặc biệt cho mắt. Cũng như Lutein, Zeaxanthin khả năng lọc ánh sáng xanh, bảo vệ điểm vàng, thuỷ tinh thể cũng như võng mạc. Hơn nữa, Zeaxanthin giúp tăng khả năng truyền dẫn giữa mắt và não , nghĩa là khoản thời gian nhanh hơn cho não nhận ra và phản ứng kịp thời với những gì mắt vừa nhìn.

. Choline : cực kỳ thiết yếu trong việc duy trì hệ thống thần kinh khoẻ mạnh, hỗ trợ việc học và ghi nhớ nhanh hơn

. Vitamin B2: chuyển hoá protein và chất béo thành năng lượng và mô tế bào.

. Vitamin B3: chống oxy hoá mạnh cho da. Khi được tiêm , B3 sẽ mang khả năng chống viêm mạnh, nhất là giảm mụn.

. Vitamin B5: thiết yếu vô cùng trong chuyển hoá chất béo ( gồm cả từ chế độ ăn và mỡ trong chính ta ). Bên cạnh là công dụng giữ ẩm cho da, giúp vết thương mau lành.

. Vitamin B6, B12: bộ đôi B này rất mạnh trong cải thiện tâm trạng, giảm stress, giúp ngủ ngon hơn. Chúng còn tham gia tạo ra hồng cầu mới : tức gia tăng vận chuyển dưỡng chất đến tế bào. Quan trọng không kém, chúng hỗ trợ tốt hơn trong các dẫn truyền não.

. Phosphorus ( phốt pho ): điện giải giúp co cơ và dẫn truyền thần kinh. Là nguồn thành phần tạo năng lượng cho mọi tế bào vận hành.

. Selenium ( selen ) : khả năng chống oxy hoá, chống viêm, hạn chế sự khởi phát của ung thư tuyến tiền liệt, gan và phổi. Bảo vệ da, tóc, tế bào khỏi hư tổn. Selen còn cải thiện tinh thần tốt hơn cho những người bị stress cao, thậm chí trầm cảm.

. Còn rất nhiều vitamin khoáng chất với tác dụng tích cực khác nữa như : khoáng chất thiết yếu ít ngừoi biết Molybden trong việc phân huỷ độc tố như trong rựou, bia, hay purin trong thực phẩm. Lòng đỏ trứng giàu vitamin E : hạn chế lão hoá da, chống ô nhiễm tế bào từ gốc tự do khi ăn uống, hỗ trợ mạnh khả năng miễn dịch.

🧐B. Những truyền bá chưa đúng về trứng trước đây :

- Cội nguồn về việc ăn trứng gây bệnh tim do cholesterol cao bắt nguồn từ nghiên cứu bên dưới (*). Bao chuyên gia dinh dữong, thậm chí cả các bác sĩ thời điểm ấy cũng khuyến cáo không được ăn trứng quá 2-3 trái/tuần đều lấy (*) ra làm cơ sở.

- Đầu tiên, đây là một nghiên cứu cực kỳ hoành tráng với số lượng tình nguyện viên lên đến gần 30.000, bắt đầu từ năm 1985 và kéo dài đến 2016, với con số follow-up trung bình là 17.5 năm. Nói cách khác, cứ gần 20 năm, tình nguyện viên được gửi bảng câu hỏi xem "có còn ăn trứng không" rồi đi kiểm tra. Trích từ kết quả thống kê của nghiên cứu này, chúng ta có tỉ lệ mắc bệnh tim ở nhóm ăn 2 trứng/ngày là 27%

- Hãy cùng tôi phân tích. Trước hết, đây là một nghiên cứu dạng Observational (gồm Cohort và Case control), nôm na là 30.000 đối tượng được gửi một bảng câu hỏi CHỈ MỘT LẦN trong 17.5 năm. Những câu hỏi kiểu "Bạn hay ăn/uống những gì?", sau đó các câu trả lời theo mẫu, dán nhãn theo nhóm kiểu "Tôi ăn trứng cho bữa sáng" hay "Tôi ăn trứng vào bữa cơm"... Điều đó có nghĩa là khảo sát từ năm 1985 đến hết năm 2016, gom lại rồi đưa ra kết luận: Ah, 17.5 năm trước anh Phong xác nhận có ăn trứng, bây giờ anh ấy báo cáo là vẫn còn ăn trứng và kèm theo bệnh tim. Bài học kinh nghiệm chúng ta rút ra được trong tình huống này là: anh Phong ăn trứng nên ảnh mắc bệnh tim .

- Phản biện: Nếu như vậy, những ngày tôi nhậu bia rựou , những buổi trà sữa chiều chiều, ăn cơm sườn mỡ mỗi sáng hay KFC ngập dầu khi hẹn hò không được hỏi nên tôi không trả lời vào bảng câu hỏi ấy, và vô tình được gạch ra khỏi kết quả chung về bệnh tim, trong khi chúng chính là những nguyên nhân hoàn toàn khả dĩ của căn bệnh này. Tương tự, những nghiên cứu về "ăn thịt đỏ gây ung thư", "ăn đạm nhiều hại thận" cũng đi theo motif bất hợp lý như tôi vừa phân tích.

- Quay lại với khoa học thật sự: chỉ có tầm 15-25% cholesterol trong cơ thể đến từ "thực phẩm bên ngoài". 75-85% còn lại được TỰ GAN VÀ MỖI TẾ BÀO TRONG CƠ THỂ TỔNG HỢP NÊN. Trong 25% ta nạp từ bên ngoài ấy, chỉ duy nhất 50% được cơ thể sử dụng trong quá trình este hóa (cholesterol ngoại sinh cồng kềnh cần được phân nhỏ nhiều lần để hấp thu). Chỉ duy nhất 10% có nguồn gốc từ thực phẩm bên ngoài là được dùng.

Đồng ý với kết quả của nghiên cứu (*) cũng đồng nghĩa với việc bạn cho rằng suy nghĩ "ta hoàn toàn có thể nhắm mắt cho qua lối sống độc hại, thả cửa, chỉ cần biết trong thực đơn không được có quá 2-3 trứng/tuần để tránh mắc bệnh tim" là đúng.

- Hơn nữa,

Truyền bá rộng rãi cho người dân rằng có hai loại cholesterol, một là "cholesterol Xấu" LDL, loại còn lại là "cholesterol Tốt" HDL:

. " Cholesterol xấu" LDL đưa cholesterol từ gan đến các tế bào

. "Cholesterol tốt" HDL đưa cholesterol vào lại gan để xử lý, do gan là cỗ máy thải độc

. Sự thật: LDL hay HDL KHÔNG PHẢI LÀ CHOLESTEROL, mà chỉ là "phương tiện vận chuyển". LDL là xe chở, cholesterol là hàng hóa. Xe chở hàng (LDL) ngoài chở hàng (cholesterol) thì chức năng chính là chở người (triglycerides - mỡ máu).

Xe (LDL) ➡️ hàng (cholesterol) + người (mỡ máu)

. Vậy LDL là rất quan trọng trong việc chở cholesterol từ nhà máy gan đi xây dựng hệ thống hormon tăng trưởng, cũng như đem mỡ đi đốt làm năng lượng.

. Mặt khác, trên đường vận chuyển, xe LDL gặp phải mỡ / đừong máu cao. Tại đây, mỡ/ đường máu sẽ bám vào LDL . Hãy hình dung khi nấu đường lên, ta có Caramel - lớp đường nâu vàng đặc, kết dính (như creme brulee hay bánh flan). Lớp Caramel này gây tắc nghẽn động mạch, dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ. Khi ấy, xe chở LDL vô tình chở hàng cấm. Vấn đề cần chú ý là: đống hàng cấm được tạo ra do đường / mỡ máu cao bám vào gây oxy hóa LDL, hay là do bản thân chiếc xe LDL ?

(*): jamanetwork.com/journals/jama/article-abstract/2728487 .

Associations of Dietary Cholesterol or Egg Consumption With Incident Cardiovascular Disease and Mortality. Nhóm tác giả: Victor W. Zhong và cộng sự, 2019.

😎C. Tips chọn mua trứng :

- Trong khoảng 2-3 năm trở lại đây, khi các khuyến cáo dinh dưỡng toàn thế giới cập nhật lại về tác dụng tốt của trứng, thì ngành công nghiệp sản xuất trứng càng phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ. Chính vì thế mô hình " sản xuất hàng loạt " lại càng lên ngôi. Khi này, ta rất khó có thể phân biệt màu sắc của lòng đỏ trứng liệu có cho kết quả tương ứng. Nói thẳng ra , nhà sản xuất muốn màu lòng đỏ đẹp mắt ra sao, thì bên cung cấp sẽ " nhuộm " ra theo yêu cầu bằng nhiều cách , vd như nhuộm màu nhân tạo, hay cho gà ăn chế độ cao cà rốt, bắp cải đỏ , nhất là bột cỏ linh lăng

- Vậy nguồn trứng tốt hay không thật sự là do cốt lõi gà được nuôi ở môi trường ra sao, cũng như minh bạch được cho ăn những gì mà thôi. Điều đáng buồn là phần lớn gà hiện tại không được cho ăn theo chế độ tự nhiên như giàu sâu bọ côn trùng, mà bị nhồi ép tạp chất trộn bắp, đậu nành , thậm chí kháng sinh , thuốc tăng trọng. Nên những gì ta có thể kiểm soát là dựa trên thông tin môi trường sống của chúng trên vỏ bao bì :

. Gà nuôi không lồng chuồng ( Cage free ) : không có nghĩa là được thả rông . Cage free này thật chất là không cần phải ghi lên vì sau 2015, gần như là luật muôn nơi cho nhà nuôi phải áp dụng Cage Free . Thì khi ghi lên cage free như thế, có lẽ nào lại thừa nhận một điều ngược lại !?

Cage free được dùng theo kiểu nhân đạo là không nhốt trong chuồng , nhưng thật sự lại không phải thế. Là mô hình trong 1 trại to , hàng nghìn con gà nhồi nhét chen chút nhau sống. Liệu một con bệnh abc lây lan cả đàn thì sao?

. Gà cho ăn chay ( vegetarian fed ): không hẳn là điều tốt ở đây vì gà cần được cho ăn chế độ giàu protein hoàn chỉnh để phát triển hơn , cho ra nguồn trứng giàu dinh dưỡng ( như vitamin a, d, e ). Chưa kể đậu nành , bắp cũng được cho vào thực phẩm ăn chay nhưng hầu hết chúng lại là GMO : gây biến đổi gen.

. Gà Thả Vườn ( Free Range ) : cũng không thật sự mang nhiều ý nghĩa khi so với Cage Free, dù rõ ràng chúng được cho tự do dạo chơi bên ngoài một khoảng thời gian trong ngày. Tuy nhiên , phần lớn các trang trại không gian dạo chơi này sẽ rất hẹp và bịt hàng rào, chứ không phải thả rông trên các bãi đất trống rộng lớn.

. Gà Pasture - Raised ( organic ): gà nuôi không có kháng sinh, được thả rông trên vùng đất rộng để đón ánh nắng, ăn côn trùng sâu bọ . Bên cạnh chúng vẫn được cho ăn một vài buổi organic lúa mì , yến mạch để gia tăng khoáng dữong chất cũng như mức năng lượng.

😌D. Tips nhỏ trc khi ăn trứng. Cho trứng vào 1 ly nc, nếu

1. Trứng nổi lên : lâu, có khi quá date, k nên ăn. Đập ra mà có mùi hôi nữa thì quăng.

2. Trứng chìm , mà theo hứong dọc : vừa thời gian ăn cú cuối, kiểu sắp trở nên quá đát

3. Trứng chìm, nhưng nằm ngang: tưoi, ngon, ăn tốt nhất

Thursday, December 19, 2024

Thông Phan phân tích Din Tai Fung

Nếu anh em mở quán nhưng vắng khách, hoặc đơn giản là anh em muốn đông hơn, đông tới mức khách phải đứng chờ cả tiếng. Đọc bài này.
(Vẫn là bài dài, có thể lưu lại đọc sau...)
Dưới đây là 3 bài học từ món Tiểu Long Bao của Din Tai Fung với hơn 170 cửa hàng trên toàn thế giới bao gồm cả Đài Loan và Mỹ. Riêng ở Đài Loan, năm 2022, 5 nhà hàng mỗi tháng mang về khoảng hơn 18 tỷ doanh thu (gần 800k USD) cho mỗi nhà hàng - theo số liệu công bố chính thức.
Và tất nhiên, khi đông khách, họ phải đứng chờ cả tiếng là điều bình thường…
Din Tai Fung còn nhận được nhiều giải thưởng danh giá, trong đó có Top 10 "Nhà hàng tốt nhất thế giới" từ The New York Times.
Mời anh em thưởng thức thực đơn, những bài học có thể áp dụng liền, ngay và lập tức.
—----
Sự khác biệt
—----
Tiểu Long Bao vốn không phải do Din Tai Fung bán đầu tiên, nó là một món ăn ở Thượng Hải vào khoảng năm 1875. Nhưng lại là món nổi tiếng ở chuỗi nhà hàng này, với 18 nếp gấp đặc trưng và chất lượng thượng hạng của nó.
Các anh em hay nghĩ rằng, khác biệt là mình phải tạo ra một cái gì đó mới, chưa có ai làm. Nhưng thật sự không phải vậy.
Đó hoàn toàn có thể là việc nâng tầm, cải tiến cho sản phẩm của anh em. Tốt hơn, tốt tới mức người ta phải chú ý cũng là sự khác biệt.
Hoặc có thể là người đầu tiên ở khu vực làm điều đó, (nếu không là người đầu tiên ở Việt Nam, mình đầu tiên ở Hà Nội, không đầu tiên ở Hà Nội, thì mình đầu tiên ở Thanh Xuân…).
Hoặc chỉ đơn giản là người đầu tiên nói nhiều về nó nhất.
Trong 22 Quy Luật Bất Biến trong Marketing (Jack Trout - Al Ries), Quy luật đầu tiên luôn, số 1 luôn, là quy luật Tiên Phong. Đó không phải là người đầu tiên làm, mà là người đầu tiên la lớn lên cho cả thế giới biết điều đó. (Cái này nhiều anh em hiểu lệch lắm nè)
Nếu cả con đường đang bán bánh cuốn bột truyền thống, anh em có thể thêm vào tí matcha hay than tre gì đó. Mình khác biệt ngay, được chú ý ngay.
Tất nhiên bên cạnh đó mình vẫn có bánh cuốn truyền thống. Kiểu làm này tui hay gọi là tạo ra sản phẩm truyền thông để tạo ra sự khác biệt và chú ý.
Còn nếu sản phẩm mà anh em cải tiến đó, tạo ra đó thực sự được chấp nhận, thì các anh em lên đời luôn rồi, không phải nghĩ nữa.
Còn không, đó vẫn là câu chuyện khiến khách hàng chú ý, và biến mình thành người tiên phong.
Một sản phẩm được cải tiến, dù có được chấp nhận hay không (trong ngắn hạn) thì người chiến thắng vẫn là anh em (trong dài hạn) nếu anh em lặp lại nó đủ nhiều.
Vậy nên,
Thử nhiều vào, sai thì thôi, làm lại
Đam mê hơn, tạo ra được nhiều thứ thú vị hơn
Đủ lượng, sẽ đổi chất,
Chất đủ, bản lề sẽ xuất hiện.
Không ai một phát ăn ngay được đâu, dù có cũng không thể lặp lại, nó không đảm bảo cho sự ổn định của anh em đâu. Mình làm ăn dài hạn đàng hoàng, hãy chọn con đường bền vững nhất.
(Đọc bài Số, Lượng và Bản Lề tui viết để hiểu hơn hen)
—-----
Câu chuyện
—-----
Có một điều đặc biệt của Din Tai Fung so với các nhà hàng có hơi hướng Trung Quốc khác, đó là bếp của họ là bếp mở thay vì bếp đóng. Quan niệm của người Hoa cho rằng bếp núc là nơi chứa đựng nhiều bí mật kinh doanh, không thể tùy tiện cho người khác nhìn thấy được.
Bản thân tui cũng từng chứng kiến, khi đầu bếp cũ của tui kể câu chuyện phải sử dụng "thủ đoạn" thì mới học được công thức pha nước sốt của ông chủ cũ người Hoa.
Đối với họ (người Hoa), công thức nấu ăn và quy trình (cái gì nấu trước, cái gì nấu sau) là những bí mật chỉ truyền cho con trai (gọi là bí quyết gia truyền đó).
Và các sử dụng bếp mở của Din Tai Fung đã tạo ra vô vàn chất liệu cho thực khách để họ có thể chia sẻ lại trải nghiệm của mình khi đến đây.
Câu chuyện về món ăn lạ lùng kèm với cách ăn khác lạ, câu chuyện về cách tạo ra nó, câu chuyện về hành trình phát triển của nhà hàng… Có vô vàn chất liệu để thực khách có thể chia sẻ, và nó chính xác là chiến lược phát triển của họ.
Ông chủ đã không đầu tư nhiều cho hoạt động quảng cáo rầm rộ, hay khuyến mãi tưng bừng (như kiểu nhiều anh em mình vẫn làm). Thay vào đó, ông tập trung vào quy trình đào tạo nhân viên để đảm bảo mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Đó là nền tảng để khách hàng kể câu chuyện của họ.
Khách hàng chỉ lan truyền câu chuyện khi họ cảm thấy thoải mái, hài lòng và cảm xúc khi dùng bữa tại nhà hàng. (Thứ mà nếu nhân viên không được đào tạo bài bản, sẽ không bao giờ tạo ra được).
Hiểu đơn giản, là họ tập trung vào lõi sản phẩm. Rất tập trung, và toàn lực vào trong đó.
Nên tui hay xúi các anh em là muốn làm truyền thông cũng được, tạo ra cú nổ hay gì đó đều oke hết.
Nhưng nhất định phải làm sau khi sản phẩm lõi của mình đủ tốt, tốt tới mức khách hàng phải bất ngờ. Chỉ có vậy thì truyền miệng mới diễn ra.
Còn không, nổi càng nhanh, chìm càng lẹ. Mà vấn đề là sau khi chìm rồi, rất khó để nổi lên lại vì động lực khách hàng đến quán (để thử) đã không còn.
"Quán đó tao đến rồi, cũng bình thường. Chả được như quảng cáo đâu…"
Vậy là cái kết cho quán của anh em mình đã bắt đầu.
Buồn.
Thêm nữa, đó là anh em mình phải cải thiện khả năng kể chuyện. Tui quan sát thấy anh em có rất nhiều chất liệu, nhưng lại không biết thể hiện nó ra, kể nó ra.
- Vì sao anh em lại dùng nồi to thay vì nồi nhỏ?
- Vì sao anh em lại chọn gà dưới 2 cân thay vì chọn con bự?
- Vì sao anh em phải hầm giò heo trước khi xát chanh chiên giòn?
Có quá nhiều chất liệu về món ăn, con người, cách phục vụ, sự tận tâm hay chính câu chuyện bản thân anh em, người sáng lập, mà anh em bỏ qua, để nó trôi tuột đi hết.
Trong khi đó là những thứ khiến cho câu chuyện của thực khách trở nên thú vị và sinh động hơn rất nhiều trong mắt bạn bè họ.
Kể chuyện là cách mà thế giới này đang vận hành, không phải tui nói, mà là Plato nói nha.
"Những người kể chuyện thống trị thế giới." -  Plato
—-----
Sự khắt khe tạo nên chất lượng
—-----
100% ông chủ người gốc Hoa mà tui biết đều tự tay chọn nguyên vật liệu mỗi ngày. Còn ở đây thì kinh khủng hơn, mỗi cái Tiểu Long Bao đều phải đạt chất lượng tiêu chuẩn 21 gram, 18 nếp gấp, với độ dày mỏng như giấy khi mang ra phục vụ cho khách hàng.
Khác với các nhà hàng khác, mỗi nhà hàng thường chỉ có quản lý quán xuyến về dịch vụ khách hàng, thì ở Din Tai Fung có quản lý chất lượng món ăn (không phải bếp trưởng).
Kết hợp với việc sử dụng kính trong suốt để thực khách trở thành người giám sát cho các đầu bếp, hẳn anh em hình dung được sự cam kết và nghiêm túc của nhà hàng trong việc nỗ lực duy trì chất lượng chuẩn nhất, ổn định nhất cho mọi thực khách.
Tui hay nói vui khi ngồi tâm tình với các anh em là, anh em xem cái quán này là nơi để kiếm tiền, nuôi sống gia đình. Nhưng có thật sự là anh em đang nghiêm túc với nó mỗi ngày không?
- Anh em nói muốn quán phát triển hơn, bán được nhiều hơn, đông đúc hơn. Nhưng mà anh em có thử đi tìm xem ai là người đã đạt được điều đó trước mình chưa?
- Anh em nói quán đang gặp vấn đề này, vấn đề kia, thế có bao giờ anh em chủ động đi tìm người giải quyết nó chưa?
- Hay mình cứ ngồi đó và nghĩ?
Nghĩ là quan trọng đấy, nhưng kết quả chỉ đến từ hành động thôi.
Cách dễ nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất là đứng lên ngay và luôn. Tìm cho mình người thành công nhất trong lĩnh vực của mình, dành ra ít nhất 24 giờ để nghiên cứu mọi thứ về họ. Những bài học, khó khăn, lời khuyên, thất bại, con người,... mọi thứ.
Hãy nghiên cứu thật kỹ mọi thứ về họ trước khi áp nó vào bản thân mình.
Nhớ là 24 giờ nha, không phải một ngày nhé. Nếu mỗi ngày anh em mất 4 tiếng nghiên cứu thì sẽ cần 1 tuần để hoàn thành đấy!
Chỉ khi nào mình hiểu được cách mà người ta đã thành công rồi, thì mình mới biết được là tại sao phải khắt khe. Và cần khắt khe chỗ nào, như thế nào.
Không cái gì dễ dàng mà nhanh cả, mọi thứ đều cần thời gian để lớn.
Chúc anh em có tinh thần học tập bền bỉ không ngừng nghỉ để sớm đạt được level tiếp theo của bản thân mình.
Cảm ơn anh em đã đọc bài.
Các anh em có thích bài phân tích kiểu này không? Để lại còm "+" nhé, để tui có thể viết tiếp các bài sau.
Còn nhiều bài khác anh em có thể xem trên tường nhé.

Hình minh họa mượn từ báo VNExpress trong bài viết về Din Tai Fung.

nhận diện vấn đề - phân tích nguyên nhân gốc rễ - đưa ra giải pháp phù hợp - thực hiện hành động cụ thể

Đời là 1 chuỗi các vấn đề, cho nên bạn không được phép dở chuỗi năng lực sau đây:
1. Nhận diện đúng và đủ về tình huống, về vấn đề ta (hoặc gia đình, tổ chức )đang gặp phải, xác định chính xác các đề bài ta cần phải giải quyết.
_ Chuyện này quan trọng lắm. Ta cứ nghĩ vấn đề là chỗ này, rồi cắm đầu giải quyết, trong khi vấn đề lại nằm chỗ khác. Cho nên, đâu lại hoàn đấy, hoặc chuyện khó cứ đi tiếp vào ngõ cụt.
2. Phân tích được nguyên nhân gốc rễ.
_ Phân tích, lẽ ra phải là một kỹ năng nên được rèn dũa mỗi ngày. Bởi, khi không phân tích giỏi, ta chẳng bao giờ có thể đưa ra được giải pháp hay. Người ta gọi là chỉ loanh quanh xử lý phần ngọn. Cái gốc của vấn đề cứ còn đó mãi.
3. Đưa ra được những giải pháp phù hợp
_ Đã ra giải pháp, thì phải chứng minh nó phù hợp ở những điểm nào? Phù hợp với bối cảnh, nguồn lực, thời điểm...v..v..
Không có chuyện gì là đúng hay sai. Phù hợp thì ra kết quả. Chưa thì chuyện còn y nguyên. Đúng sai để làm gì?!
4. Có giải pháp rồi thì phải biết chuẩn bị mọi thứ để biến chúng thành kế hoạch thực hiện.
_ Một từ thôi: Cụ Thể. Đừng chỉ ý tưởng rồi...thôi.
.
.
Trong quá trình giúp đỡ anh em học viên bao nhiêu năm qua, là mình dùng 4 loại năng lực này.
Và mình nghĩ, ai cũng nên học cách trở thành 1 "bác sĩ", 1 "người thầy" của chính mình. Vì càng lên cao, vấn đề bạn cần phải giải quyết và hướng dẫn lại cho người thân, em út, nhân viên càng nhiều.
Không giải quyết được vấn đề của chính mình, không tự học, tự rèn dũa được bản thân, thì mình dùng cái gì để gánh vác các trách nhiệm và kiến tạo cho chính mình một đời sống như ý mình thích, mình mong muốn?!
Hãy rèn dũa chúng, theo thứ tự như trên nha mấy ní.
Vì sao á?
_ Vì ba mẹ sẽ già đi, thầy cô cũng già đi, và ko phải lúc nào họ cũng có thể giúp dc mình. Có nhiều chuyện, chỉ mình hiểu.
_ Vì sếp, đàn anh đàn chị cũng bận bịu những vấn đề của họ lắm.
Và vì, những năng lực này sẽ giúp sự nghiệp của bạn phát triển.
Người giải quyết được những vấn đề lớn và khó. Là những người thành đạt!
Tặng mọi người thêm câu này:
_ Suy nghĩ chín chắn, hành động quyết liệt.
Thương.

Lê Minh Mẫn 

Wednesday, December 18, 2024

Quá thất vọng về bọn nhà báo / nhà sáng tạo nội dung cố ý lừa bịp dân thế này.

Quá thất vọng về bọn nhà báo / nhà sáng tạo nội dung cố ý lừa bịp dân thế này.
Nguyên văn đúng: Các công ty đầu tư 1 tỷ USD trở lên được hưởng ưu đãi.
Chúng bẻ thành 2 câu "Tỷ phú được hưởng ưu đãi", "Chủ doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi thì sao". 2 câu này cố ý lừa dân.
1. Nói rõ CÔNG TY đầu tư 1 tỷ mới được hưởng ưu đãi.
Một công ty có nhiều cổ đông. Công ty to lên thì số cổ đông càng tăng.
Đâu phải công ty đầu tư 1 tỷ nghĩa là cổ đông là tỷ phú đâu.
2. Định nghĩa tỷ phú là tài sản ròng. Tài sản - các nghĩa vụ trong sổ sách = 1 tỷ, thì mới là tỷ phú.
Những người quản lý công ty đi đầu tư 1 tỷ có khi có tài sản ròng ÂM.
Cụ thể: NỢ TIỀN HỌC PHÍ chưa trả xong.
Nợ tiền nhà chưa trả xong.
Nợ tiền xe chưa trả xong.
Nợ thẻ tín dụng triền miên.
Cá nhân Trump từng có tài sản thua ông vô gia cư gần 1 tỷ USD.
3. Các công ty to lên sàn thì chịu thêm pháp lý của
* SEC.
* CTFC.
* Các hội đồng của lưỡng viện. Đại diện pháp luật của doanh nghiệp Mỹ phải điều trần trước lưỡng viện.
* Các tổ chức chống độc quyền tư nhân.
* Thanh tra cấp Bộ.
* Thanh tra cấp liên bang.
Các chủ doanh nghiệp nhỏ không phải chịu các quản lý đó.
Chủ doanh nghiệp nhỏ dám tròng lên đầu các quản chế trên để đổi lấy mấy ưu đãi môi trường không?
4. Cố ý bỏ qua nghĩa vụ ngoại bảng (off-balance sheet liabilities)
Ví dụ: cá nhân Elon Musk đang có nghĩa vụ ngoại bảng với các chủ nợ khác. Một ví dụ: Larry Ellison.
Nghĩa là bốc một bạn chỉ vừa tỷ phú ra, tính cả các nghĩa vụ ngoại bảng vào, thì họ không còn là tỷ phú nữa. Có khi âm.
5.  GDP = C + I + G + (X-M)
Chính sách vậy là kích I để tăng GDP.
Kích doanh nghiệp đi đầu tư để tiền chảy vào nền kinh tế, tạo việc làm, kích nghiên cứu phát triển để ra công nghệ mới, kích đổi mới sáng tạo.
--
Không đi học hành đàng hoàng thì bị bọn báo, bọn sáng tạo nội dung dắt mũi rồi.
Rút ra: học hành rất quan trọng.


Cổ phiếu & Crypto KHÔNG phải là trò có tổng bằng không (zero-sum game) đâu nhé.

Cổ phiếu & Crypto KHÔNG phải là trò có tổng bằng không (zero-sum game) đâu nhé.
Có mấy ông cứ nói nhau "chơi có đứa lãi thì có đứa lỗ, tiền chuyển từ đứa lỗ sang đứa lãi, nên nó là zero-sum game". Tính vậy sai.
* Thời kỳ săn bắt hái lượm, "của cải" gồm mấy con hươu + mấy rổ rau quả núm.
Nếu tính zero-sum game thì tổng "nền kinh tế" gồm mấy con hươu + mấy rổ rau quả núm đó. Đứa này ăn nhiều hơn thì đứa kia phải ăn ít đi.
Lúc đó, một ông khoẻ thì đánh nhau được với vài người hoặc hạ độc được vài chục người.
Còn nay, nền kinh tế toàn cầu khoảng hơn 100 nghìn tỷ USD. Trong đó có gần 30 tỷ con gà.
Một ông Elon Musk lái ảnh hưởng được số dư cả vài trăm triệu ví. Elon Musk sinh ra thời săn bắt hái lượm thì sao vật được nhiều thế.
100 nghìn tỷ USD, gần 30 tỷ con gà rõ ràng lớn hơn mấy ngàn con hươu + mấy ngàn rổ rau của tổ tiên. Vậy "zero-sum game" là không đúng.
* Cổ phiếu đầu tiên IPO năm 1602 là của Đông Ấn Hà Lan, ticker VOC.
Vốn hoá NYSE nay là 30 nghìn tỷ USD.
Nếu chỉ là zero-sum game thì làm sao từ một cổ phiếu VOC lên sàn to 30 nghìn tỷ USD.
Vậy zero-sum game là không đúng.
--
* Những thứ gần như là zero-sum game
- Hợp đồng tương lai. Hợp đồng kỳ hạn.
- Margin có đáo hạn.
- Quyền chọn. Chứng quyền.
- Các hợp đồng hoán đổi. Ví dụ hợp đồng hoán đổi vỡ nợ credit default swap.
- Sản phẩm tài chính thu nhập cố định.
- Phái sinh thu nhập cố định.
- Một số phái sinh bất động sản có giao dịch private ở Việt Nam.
Nhận ra điểm chung của các sản phẩm gần như zero-sum game chưa.
Là có đáo hạn; đáo hạn không quá dài.
Trong khoảng thời gian bị đáo hạn dí đó, không kịp để túi tiền nhảy vọt từ một con gà lên 30 tỷ con gà. Nên zero-sum game.
* Cổ phiếu, coin không phải zero-sum game vì
không tồn tại ngày đáo hạn cho cổ phiếu, perpetual coin.
* Đương nhiên, cổ phiếu không phải zero-sum game là dựa trên các giả định
- Cổ phiếu là tiền fiat. Fiat tồn tại với chế độ. Đổi chế độ thì không biết chính quyền sau công nhận tài sản của chế độ trước thế nào.
Hầu hết chính quyền đều giả định là chính quyền tồn tại muôn năm.
Các mô hình Nobel kinh tế và CFA dạy học sinh cũng phải giả định chính quyền tồn tại không có đáo hạn để tính perpetuity, giới hạn (lim) dãy số đa thức vô hạn.
- Giữ được loài người tồn tại. Thiên hà Andromeda sẽ đâm vào Dải Ngân Hà của chúng ta. Mặt trời sẽ phình to ra đốt cháy quả đất giống đã từng đốt bé Kim từ ôn hoà lên 464°C. Theoretical max entropy => heat death of the universe…
--
Vậy cái gì làm cho nền kinh tế, vốn hoá, giá cổ giá coin phình to ra.
Quay lại câu chuyện săn bắt hái lượm.
* Cách đây khoảng 10,000 năm, những thứ làm của cải tăng vọt
- Nông nghiệp. Từ vừa đủ ăn thành có của dư của để.
- Năng suất.
- Định canh định cư.
- Công nghệ bảo quản thực phẩm bằng lên men hoặc giảm độ ẩm. Ví dụ: mắm, thịt muối, sữa chua, khô.
- Chuyên môn hoá.
* 1712, đầu máy hơi nước chào đời, bắt đầu cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
* Trước khi có công nghệ, một ca sĩ bỏ cả đời hát thì chạm được và thu tiền chục nghìn người là cùng.
Có công nghệ, một ca sĩ có thể thu tiền của vài trăm triệu người.
Đổi hoàn toàn quy mô quan hệ giữa người có tầm ảnh hưởng với quần chúng.
* Người làm ra của cải nhiều hơn thì đổ vào mua cổ mua coin.
=> Những thứ làm nền kinh tế, cổ phiếu, coin phình ra gồm
- Số người lao động tăng => làm ra của cải.
- Giảm chết, tăng tuổi thọ, tăng tuổi lao động => số giờ lao động tăng.
- Năng suất tăng.
- Khoa học kỹ thuật công nghệ => năng suất tăng.
- Khoa học kỹ thuật công nghệ => khai thác được những thứ tổ tiên chưa khai thác được.
- Mô hình kinh doanh mới => năng suất tăng.
- Công nghệ lưu trữ tri thức để thừa hưởng thành tựu người trước phát triển cái mới.
Ví dụ từ giấy cói Ai Cập 3 nghìn năm trước Công nguyên đến 2002 Jeff Bezos yêu cầu API nội bộ dẫn đến AWS thúc đẩy ngành điện toán đám mây.
- Công nghệ năng lượng => năng suất tăng.
Có nhiều thứ vẫn luôn nằm đó, ví dụ năng lượng. Công nghệ là chìa khoá mở khoá (unlock) để mình xài.
Của cải chuyển từ Fiat sang Crypto.
Thì Crypto phình ra cũng do các nguyên lý để Fiat phình ra.
Loài người đi từ một thằng khoẻ vật được vài thằng khác,
đến chỗ một mình Elon Musk lái ảnh hưởng được vài trăm triệu ví khác, là nhờ
* ARPANET 1969.
* SixDegrees 1997, đặt nền móng cho các mạng xã hội như Meta 2004 & X 2006 đưa Elon Musk lên thần tượng.
* Bitcoin 2008.
Hiện tại, con người khai thác được chưa hết quả đất và phần cực nhỏ mặt trời.
Tương lai, người khai thác được nhiều hành tinh, lên đơn vị sao, lên đơn vị thiên hà, thì là phình to ra. Tài sản phình ra, không phải zero-sum game.
Nhân loại tiến lên. Tích luỹ của cải là một hệ quả của tiến bộ. Cổ coin phình ra là một phần của tiến bộ.
--
Cổ coin KHÔNG phải zero-sum game là nhờ cách mạng công nghiệp và học hành tích luỹ tri thức.
Sự kiện 1: Cách mạng kế có phải là Trí Tuệ Nhân Tạo AI không?
Hẹn gặp mọi người nói về AI.
Thời gian: trưa Wed 8 Jan 2025.
Địa điểm: offline ở TPHCM.
Nội dung
1. Bỏ nguồn lực vào AI sao cho có lãi.
2. Bổ sung AI cho doanh nghiệp mình đang quản.
3. Bổ sung kỹ năng AI để tìm việc, mở rộng cơ hội nghề nghiệp, đàm phán thêm lương.
4. Giải ngáo AI.
Host
1. xnohat. Cổ đông điều hành AI.
Đã bán được sản phẩm AI cho các doanh nghiệp.
2. Tai Tran
Dẫn dắt thương vụ ngành này định giá 318 triệu USD. Tin đã lên báo, nhưng đọc báo thì không hiểu cấu trúc thương vụ đâu.
Để tham dự, vui lòng nhắn tin cho Candela.
--
Sự kiện 2
Nội dung
1. Đầu tư long short sao ăn lãi ngắn hạn.
2. Chiến lược đầu tư 2025.
3. Chính sách Trump ảnh hưởng lên tài sản của mình thế nào.
4. Định chế tài chính lớn đổ tiền Crypto thế nào.
Thời gian: 8.30am Sat 11 Jan 2025.
Địa điểm: offline ở TPHCM.
Host
1. Bùi Văn Huy
Người trong nhóm bơm tiền ra nền kinh tế. Ví dụ: mua ngân hàng, mua quỹ, cho NVL vay.
Trong nhóm đóng thuế thu nhập doanh nghiệp top 3 quốc gia.
Đánh gấu từ 1300 xuống 1200 trong thời gian Oct-Dec 2024.
2. Tai Tran
Đầu tư cá nhân vào các công ty Private Equity và xây doanh nghiệp. Thương vụ gần nhất, xây doanh nghiệp từ bé lên phát sinh giao dịch trên sàn định giá 622 triệu USD.
Để tham dự, vui lòng nhắn tin cho Candela.

Tai Tran Quảng cáo




Học cách Bloomberg Businessweek Vietnam làm nội dung nè.

Học cách Bloomberg Businessweek Vietnam làm nội dung nè.
1. 1970s bạn gửi cái tin nhắn hay năm 2024 bạn chat với ChatGPT thì phần lớn cái hình này vẫn vậy.
Nhưng mà mang cái hình này nói "hồi 1970s bạn gửi tin nhắn thì cấu trúc là vầy nè" thì ít view.
Nói "AI" câu được nhiều view hơn.

2. Điểm mới của AI so với mIRC:
i. Crawl dữ liệu.
OpenAI đang bị quy kết phạm pháp 107 Luật BQ 1976 thì nhân chứng chết đột ngột.

ii. Dán nhãn dữ liệu.
Đang diễn ra tại Việt Nam: Lương nhân viên dán nhãn dữ liệu 6-7 triệu đồng / tháng. Thưởng rất thấp. Không có cổ phần thưởng gì.

iii. Mua thêm chip.

3. Cần ra quyết định về

a. Nguồn năng lượng.

Người chăn Llama - Meta - sắp trở thành công ty tư nhân sở hữu năng lượng hạt nhân.

32 dự án năng lượng Việt Nam thì bị thanh tra.

b. Chiến tranh Mỹ - Trung để giành Đài Loan để lấy chip.

Chiến tranh giành đất hiếm.

c. Số liệu ESG

Nước, đất, năng lượng, khai khoáng, chips đều dính nặng tới môi trường.

d. OpenAI đang ăn cắp dữ liệu của NYT. Ví dụ OpenAI ăn cắp dữ liệu của Bloomberg thì Bloomberg đấu pháp lý với OpenAI thế nào,
có đổi tông giọng bài báo viết về OpenAI không.

4. Định hướng nghề nghiệp

i. Học sinh cấp I đi học Teky là vẽ được cái hình này.

Học sinh thì không biết số cụ thể.

ii. Phân tích sư bé bỏng (junior analyst) trong công ty thì làm kế hoạch và dự phóng thì có số cụ thể là mỗi khoản mục đầu tư bao nhiêu.

iii. Nhà đầu tư phải bỏ tiền ra, nên biết bao nhiêu cũng không đủ.

Hóng tin mật & tin đồn của Bloomberg Businessweek Vietnam ạ.

Tai Tran 


Kế hoạch

Tầm quan trọng của việc có 1 bảng kế hoạch thực hiện công việc chất lượng?

_ Thứ nhất, kế hoạch thực thi giúp ta biết chính xác cần phải làm gì, lúc nào và đã có sự tính toán cho phù hợp cái nào trước, cái nào sau và giao thoa các đầu mục hợp lý, tránh mất thời gian, gây phiền phức cho các bên liên quan vì chờ đợi nhau. Một sự chuẩn bị cần thiết ấy mà!

_ Thứ hai, yếu tố bất ngờ, những điều ko mong muốn hoặc hơn cả sự mong đợi luôn diễn ra. Một bảng kế hoạch hay là luôn dự trù được các yếu tố phát sinh, sẵn sàng điều chỉnh, có phương án và thời gian dự phòng tốt. Giúp ta luôn duy trì trạng thái chủ động, bị động là dở rồi. Tại, thì, là , mà cái giề?!

_ Thứ ba, chúng ta mất rất nhiều thời gian ...suy nghĩ trong lúc làm việc là một điều rất kém. Lẽ ra phải nghĩ cho thông suốt và chín chắn bằng việc lập kế hoạch. Làm là phải nhanh, mạnh và chính xác. Vừa làm vừa nghĩ sao đòi kết quả cao được?!

_ Thứ tư, nếu ko có kế hoạch tốt thì bạn định quản lý mục tiêu và kết quả kiểu gì? Nói được làm được kiểu gì?

_ Thứ năm là vấn đề năng lượng sống và làm việc. Chúng ta mất rất nhiều năng lượng cho việc...lo lắng đủ thứ ở tương lai gần lẫn xa. Sao ko lập kế hoạch cụ thể, rõ ràng rồi cứ thế mà sống và làm. Để nổi lo lởn vỡn trong đầu hoài bệnh nó đến nhanh lắm!

_ Sau cùng, một tác dụng cũng rất tuyệt vời nữa của bảng kế hoạch đó chính là giúp mình tự tin hẳn. Tự tin thì kết quả mới cao được.
.
.
.
1. Cuối tháng, cuối năm nào mài cũng xé nháp làm lại là vì răng?!

2. Làm sếp mà để nhân sự luôn kiểu: "em sẽ cố gắng hết sức!" là thua rồi. Có 1 mục tiêu hay cách mấy mà kế hoạch dở cũng như không. Rồi mài định quản lý các em nó bằng...mồm à?! Rồi lấy gì báo cáo, tổng hợp số liệu, chỉnh sửa hành động cho phù hợp?! Đề xuất hành động với cấp trên bằng cảm tính? Báo cáo thì chế số ảo, lý do lý trấu à?!

P/s: cuối tuần này là lớp Sales Bựa dành cho Sếp thứ 138 tại SG.

Thầy có dạy modul lập kế hoạcg hay cho bất kỳ mục tiêu nào trong trỏng á nha!

Mấy đứa học rồi mà quên làm ơn siêng tham dự các buổi review online dùm. Thứ lười biếng!!

VÌ SAO LY HÔN ?

VÌ SAO LY HÔN ?

1 - Cũng y hệt câu hỏi vì sao kết hôn, rằng kết hôn là kết quả của lý tính thì ly hôn cũng vậy, phải có sự cân nhắc rất kỹ càng.

Bởi vì, kết hôn không phải là cơn ngẫu hứng của tình yêu thì ly hôn càng không phải là kết quả của cảm xúc nhất thời! Kết hôn cần tính toán bao nhiêu thì ly hôn cũng cần phải thận trọng y như vậy!

2 - Khi cuộc sống chung phát triển đến giai đoạn không chịu đựng nổi, khi tình yêu đã cạn kiệt và không thể phục hồi, khi trách nhiệm đã vượt quá sức lực bản thân của các bên, nói cách khác, càng cố gắng càng khiến các bên xa nhau, mỗi bên trở thành một vũ trụ đóng kín, những vũ trụ xa lạ không thể tương tác và không còn điểm chung nữa…

Thì ly hôn là tất yếu!

Đó là lúc hai bên từ bỏ trách nhiệm với nhau, từ bỏ cam kết với nhau, những hiệp định, những khế ước tiền hôn nhân và, sự từ bỏ này với các bên hoàn toàn không dễ chịu chút nào...

Nhưng, tình huống buộc phải làm, thì làm thôi!

Nó giống với những dự án lớn mà ta gửi vào đó nhiều hy vọng, rốt cuộc lại sụp đổ vậy!

Không sao! Sụp đổ rồi thì phải gượng bắt đầu lại! Hạnh phúc mới rồi cũng sẽ đến!

3 – Tuy nhiên, sự thận trong khi kết hôn và sự thận trọng khi ly hôn chỉ nói lên rằng chúng ta là những con người đích thực biết suy nghĩ, có trách nhiệm với đời mình, nó khác với những trường hợp ly hôn rồi kết hôn mà cứ như đi ỉa, thích giao hợp là kết hôn, cáu lên lôi bố mẹ nhau ra rủa rồi ly hôn, chẳng suy nghĩ, chẳng trách nhiệm...

Thì những hệ quả bất hạnh họ cũng tự gánh lấy thôi!

Tuesday, December 17, 2024

Tản mạn vài nghiên cứu về các sai lầm khiến Hiệu suất kém, bận rộn không hiệu quả, mất tự do

1. coi thường phương pháp cơ bản 
2. đánh giá thấp chi phí của rò rỉ nhỏ 

Tản mạn vài nghiên cứu về các sai lầm khiến Hiệu suất kém, bận rộn không hiệu quả, mất tự do
Những ngày cuối năm sắp đến Tết mà thị trường đìu hiu thê thảm chưa từng thấy. Các con phố hiếm hoi còn những mô hình kinh doanh còn đông khách. Với hiện trạng nhu cầu thị trường giảm thấp thảm hại, nhu cầu không có thì kích cầu làm sao được. Không đẩy số được thì dường như chỉ còn cách tối ưu chi phí thông qua việc nâng cao hiệu suất. Bản thân tôi cũng vậy, cảm giác lúc này mọi thứ cứ căng lên, những gì không thể thay đổi thì đành chấp nhận; chứ những gì liên quan tới hiệu suất kém là dễ mất bình tĩnh. Chẳng thế mà chúng tôi thành lập Ban X10 Hiệu suất để đi đến tận từng ngóc ngách tồn đọng những tư duy, phương pháp và công cụ lỗi thời. Phàm những gì lỗi thời, dân trí kém mà nói thì lại hay tự ái, mà tự ái thì bay màu. Thị trường đang ở giai đoạn thanh lọc, các cty cũng không ngoại lệ, những người không phù hợp hoặc không còn phù hợp dần rời bỏ cuộc chơi.
Nếu bạn cảm thấy thất vọng vì không tạo ra được nhiều hiệu quả lắm trong ngày làm việc thì bạn cũng không đơn độc đâu. Nghiên cứu của Havard chỉ ra rằng chỉ có 26% người thường xuyên rời khỏi văn phòng sau khi hoàn thành các nhiệm vụ đã đặt ra. Tuy rằng, cuộc sống không phải là về việc trở thành một robot năng suất, mọi giây phút đều được tối ưu hóa. Nhưng hầu hết chúng ta đều muốn thấy tổ chức tốt lên, hiệu suất cao trong việc theo đuổi các mục tiêu chính và giải quyết các vấn đề quan trọng. Rốt cuộc, chúng ta chỉ có thể thực sự tốt lên nếu nhận biết, hiểu rõ những sai lầm phổ biến đang là chướng ngại vật trong cuộc đua hiệu suất và sẵn sàng hành động vượt qua nỗi sợ:
Sai lầm phổ biến nhất là chúng ta vô thức coi thường những phương pháp cơ bản, đã được chứng minh, bền vững bởi vì nó có vẻ quá nhàm chán hoặc quá đơn giản.
Điều này bao gồm việc đặt mục tiêu và thiết lập những kế hoạch cụ thể như khi nào và ở đâu bạn sẽ thực hiện một nhiệm vụ và cách bạn sẽ vượt qua những trở ngại mà bạn gặp phải. Bạn biết rõ là sự thất bại trong việc lập kế hoạch là chuẩn bị cho thất bại, bạn thừa hiểu kế hoạch là quan trọng, nhưng bạn luôn cho mình những lý do để bỏ qua nó. Bạn có thể né tránh điều này, nhưng nếu là một người trưởng thành, nếu bạn muốn tối ưu hiệu suất thì hãy đối mặt sự thật phũ phàng này.
Tuy nhiên, tôi hiểu rằng đọc tới đây bạn thấy mình đang đọc những thứ nhàm chán, và thường gạt bỏ chúng như những "tin tức cũ" ngay cả khi bạn chưa thực hiện đầy đủ hoặc chưa thử chúng. Con người thích những tin tức, kiến thức mới, thích fomo những công cụ công nghệ mới, thích những nền tảng mạng xã hội mới…Đây là một cái bẫy. Hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng thành thạo và kỷ luật những thứ cơ bản nhàm chán, nhưng dễ dàng và đã được chứng minh. Cũng giống như việc chạy bộ, tập gym mỗi ngày, chúng không mới, đơn giản tới mức tẻ nhạt nhàm chán nhưng lại hiệu quả bền vững. Và hãy giỏi hơn trong việc áp dụng sáng tạo các ý tưởng đơn giản hơn là tìm kiếm những ý tưởng phức tạp. Chắc chắn là dù bạn chưa có hiệu quả đột phá thì hiệu suất của tổ chức vẫn luôn đảm bảo, không trồi sụt.
Hơn chục năm nay tôi vẫn luôn bám chặt mục tiêu lớn của Quý, vẫn chạy bộ sáng sớm mỗi ngày để gạch đầu dòng những mục tiêu ưu tiên cả ngày và tư duy cách thực thi thông minh & tốc độ nhất, vẫn đứng dậy ăn mừng mỗi khi hoàn thành được một hạng mục công việc… Đó là hành động Kỷ luật để Bền sức, một trong những giá trị cốt lõi của chúng tôi.
Sai lầm thứ 2 là chúng ta có thói quen đánh giá thấp chi phí của những rò rỉ nhỏ.
Giao lưu cafe cà pháo bừa bãi trong tuần, event hội thảo không có mục đích, nghiện tương tác mạng xã hội đặc biệt là các nền tảng video giải trí là những rò rỉ thời gian và năng lượng nhỏ có thể có tác động tiêu cực lớn hơn so với những gì mọi người nhận thức được. 5p-10p bạn dành để trả lời email không quan trọng, 1p để trả lời tin nhắn zalo không cần trả lời ngay lập tức, hoặc 10s để nghe điện thoại số lạ khi đang trong một cuộc gặp quan trọng là không đáng kể… Tuy nhiên, nhiều trường hợp như vậy có thể phá vỡ dòng chảy tập trung sáng tạo của bạn, làm hao mòn năng lượng của bạn, và cả đối tác. Ai mà có hứng tiếp tục chia sẻ sâu với người mà không coi trọng mình bằng một cú điện thoại số lạ chứ.
Nếu bạn không trung thực với chính mình điều này thì bạn rất khó cải thiện hiệu suất công việc. Mỗi khi bạn bị phá vỡ dòng chảy, việc khởi động lại tư duy ở cường độ cao như cũ là vô cùng mất thời gian, và nhiều trường hợp là không thể. Ngược lại, nếu bạn có cách để kiểm soát những rò rỉ thời gian, năng lượng nhỏ, bạn sẽ trải nghiệm những lợi ích về sự minh mẫn tinh thần từ việc làm như vậy vượt xa tiết kiệm thời gian. Tôi sử dụng những công cụ phổ biến như ma trận Eisenhower hay đồng hồ Pomodoro để bản thân không bị xao nhãng bởi những việc ngớ ngẩn, và kiểm soát cả sự tập trung trong công việc (25p/việc) lẫn thời gian nghỉ ngơi (5p/lần) để phục hồi. Ngày nào mà vô kỷ luật là tới chiều tối não căng thẳng vô cùng, dễ cáu gắt.
Thật ra là còn vài ý nữa, nhưng thôi đến giờ kỷ luật đi ngủ rồi, mai còn dậy chạy sớm nên thôi lúc nào có hứng thì lại chia sẻ để mọi người làm việc hiệu suất cao, thảnh thơi, tự do…
Midnight series: Suy ngẫm về Tự do


Tu Nguyen Thế giới dừa coco+



Monday, December 16, 2024

I live in the U.S. and always hear about how affordable or free health insurance is in other countries, but I also hear how it is next to impossible to get treatments and appointments. How truthful is this in your country?


I live in the U.S. and always hear about how affordable or free health insurance is in other countries, but I also hear how it is next to impossible to get treatments and appointments. How truthful is this in your country?
The US media wouldn't attract many viewers by telling you that the NHS is brilliant, would it? No, it wouldn't but sensationalist criticism of X number of people having to wait X amount of time for treatment is much more interesting.

Interesting, that is, only until you realise that the treatments that have long waiting list's are elective - treatments and surgeries that the patient wants and the patient can have but there is no urgency.

I had 2 of my babies by caesarean section. It wasn't elective, it was an emergency on both occasions. I was in theatre the same day I presented myself at A&E.

In 2022, I think, or it may have been 2021, I found a lump under my ear. I showed it to my GP and my feet hardly touched the ground I was in surgery so quick.


Lovely!! That long skinny green bruise-like thing is where blood pooled under the skin while I was in recovery.

You see, in the UK, if you want elective surgery, you'll need to wait your turn. The sick, the ill, those who need emergency care, they get treated first. In fact, sometimes, scheduled elective surgery is called off at the last minute because an emergency has come in and so the elective surgery will need to be rescheduled.

That's why we sometimes have to wait - and in my opinion it's how things should be!

If someone has a scheduled breast enhancement and the surgeon is called away to do a reconstructive procedure for a woman who's been in a road traffic accident, so be it.

I'm sorry that the woman whose elective surgery was cancelled has had her operation delayed, but the woman in the crash has far more urgent need than she herself.

Life saving surgery, life saving treatment on the NHS never involves a wait with the exception of organ transplants, about which we can do nothing.

People complain about waiting. Personally, I have been the emergency that jumps the queue and it's the scariest experience in the world. When the medical staff are worried you know there's a genuine reason to be worried.

And of course, in the US there's a different attitude to waiting your turn. Jumping the queue seems to indicate fiscal security and importance, and as an observer, it would seem to me that not having to wait is more important to the Health-Insured US population than the small matter of whether the cute little black girl with a heart condition or the single mother suffering from breast cancer is helped to survive.

For once, I'm not criticising, I'm just observing and describing what I see.

If an American visited London and was kicked in the head by one of the King's horses, necessitating surgery - they would receive exactly the same care as anyone else. You can't come over, get pregnant, use our NHS services to have your baby for free and then just bog off again - that wouldn't be allowed - but emergencies are paramount. The NHS: protects, prolongs and enables lives. And I thank every single one of them!!


Ít tip để nhận biết đúng - sai

Ít tip để nhận biết đúng - sai
Hay ít ý về "thời gian"
Đời thật, không giống như nhà trường hay các bài kiểm tra trắc nghiệm, đôi khi thật - giả, đúng - sai là cực kỳ khó nhận biết. Chúng ta chỉ có thể  - tốt ở việc nhận diện cái sai ở trạng thái sai rất sai (phạm tội trầm trọng chẳng hạn), nhưng những cái sai khuyết nhỏ kềm hãm - gặm nhấm - phá đời  ta (một cách âm thầm gián tiếp) thì chúng ta không nhận diện tốt lắm. Và đặc biệt là cái tốt cái thật cái xịn lẫn trong cái xấu cái giả cái tệ thì nó như một kỹ năng cần luyện tập chứ không phải mặc định mà có.
Post chém nhảm vài ý trợ giúp việc nhận diện cái sai là chính.
Sáng nay đọc lại ít sách đạo đức tiểu học, truyện cổ tích thiếu nhi, doremon thì tôi thấy các truyện này (vô thức) cung cấp  - equiped cho chúng ta một yếu tố - chiều kích - features - traits để đánh giá xem một thứ gì đó là "đúng" hay "sai" khá là hiệu quả.
Đó là: THỜI GIAN.
Các câu truyện cổ tích cho trẻ hay có cái pattern như vầy.
A làm một hành động B (hoặc xấu thấy rõ, hoặc  nhìn có vẻ tốt) —> sau một khoảng thời  gian xuất hiện hệ qủa xấu.
Tôi đánh bạn, bạn cay, bạn trả thù tôi. Cái này thì dễ nhận biết.
Tôi ghét bạn, nhưng tôi là một thằng trí trá gian xảo có mưu lược. Tôi sẽ hại bạn bằng cách làm các thứ có vẻ tốt cho bạn. Tôi làm bài giùm bạn, bạn lười bạn học ngu dần. Tôi cho bạn ăn đồ đểu trá hình tình bạn anh em, bạn yếu và mập địt dần. Lâu ngày - sau một khoảng thời gian bạn học ngu và yếu đi.
Hay ở chiều ngược lại.
Tôi quý bạn. Tôi nói lời không hay, nghiêm khắc với bạn (dĩ nhiên là đúng). SAU MỘT THỜI GIAN, bạn tốt hơn.
Hay coi mấy truyện doremon, thì đôi khi   các yếu tố tương tác ban đầu "có thể nhìn" "tốt" hay "xấu", nhưng sau một khoảng "thời gian" thì bản chất sẽ lộ dần.
Yếu tố "thời gian" này bạn cũng có thể dùng để  đánh giá xem xét cách bạn làm nhiều thứ để xem mình có "đúng" không".
Tuy nhiên việc dùng "thời gian" để đánh giá cũng còn tùy thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn của bạn khá nhiều. Kiểu cùng một mẩu thông tin đó, pro có thể lọc ra insight chính xác hơn noob. Với thêm một lẽ nữa là có những cái kiểu hiệu quả trong 1 tháng, nhưng không được một năm, hay một năm nhưng lại không được một thập kỷ hay một thập kỷ nhưng lại không được 2 thập kỷ. 2 thập kỷ được nhưng lại không được 100 năm.
Thế nên mới phải học để đỡ tốn dùng thời gian  cho  những cái mang tính quá lâu.
ps:
Thế nên giờ tôi dần có thói quen nghi ngờ những cái "practise" mang tính hiện đại - mới mà quay về với những cái logic - concept - practise truyền thống. Đơn giản là vì nó đã được thời gian thử thách qua hàng trăm năm. Còn những cái mới xuất hiện 2 30 năm thì có cái gì đó khá là….
Và ai kêu sáng tạo được cái pháp - practise gì mới thì tôi còn có thói quen nghi ngờ hơn. Hahaha. Chưa thông lắm. Mốt chém.
Hình như Taleb có nói một quote là: thời gian là bộ gạn lọc hiệu quả nhất thứ gì hiệu quả hay không hiệu quả.
Meme là tôi lã trôi giữa dòng thời gian.

Vagabond

3 cách tuyệt vời để thăng tiến ầm ầm trong công việc

3 cách tuyệt vời để thăng tiến ầm ầm trong công việc
Trong suốt quá trình đi làm ở các cty của người khác, mình luôn được đối xử đặc biệt. Thoải mái hơn, tự do hơn, cũng ko bị la mắng như các bạn khác, nói chung là rất được tôn trọng là bởi vì biết áp dụng nguyên tắc sau:
3 điều khó để đổi lấy 100 điều dễ!
1. Không bao giờ nói dối Sếp khi làm việc:
_ Dĩ nhiên là mình có nói dối Sếp nhiều lần những chuyện vô thưởng vô phạt về đời tư nhưng không bao giờ nói dối trong công việc. Mình chỉ muốn bất kỳ điều gì mình nói thì Sếp cũng lắng nghe và tin tưởng.
Người ta ko an tâm thì rất mất thời gian để giải trình, đề xuất gì cũng khó hoặc ít được giao việc quan trọng. Mà vậy thì sao có nhiều cơ hội được?
2. Có tinh thần đồng đội tuyệt vời:
_ Văn hóa doanh nghiệp luôn bắt đầu bằng cách mọi người đối đãi với nhau. Mình ko ngồi đợi ai tốt với mình mà luôn chủ động giúp đỡ các đồng nghiệp khác, tạo ra các nguyên tắc hành xử chân tình và có tính cam kết cao nên nơi nào có mình, nơi đó sẽ có tình đoàn kết.
Mà đoàn kết, chính là sức mạnh! (Sếp nào chả yêu quí mình nhở?)
3. Tính trách nhiệm cực cao:
_ Mình luôn "bán" sự chịu trách nhiệm của mình về mặt kết quả công việc chứ không thuần bán thời gian, công sức mà lại ít quan tâm kết quả.
Một là không nhận, nhận thì hiểu rõ tiêu chí về mặt kết quả chứ ko làm kiểu "trả bài" cho có.
Làm sai là nhận sai và tìm cách khắc phục chứ không lý do lý trấu.
(Sếp nào mà chẳng tôn trọng mình?)
_______
#LeMinhMan #SalesBua #SongCoChatLamCoTam

VÌ SAO KẾT HÔN?

VÌ SAO KẾT HÔN?
1 - Chẳng ai bắt buộc các anh chị kết hôn cả, nhé!
Thời hiện đại, tự do yêu đương, tự do chung sống. Các anh chị thấy yêu nhau, thích nhau, muốn chịch…chịch… chich… nhau, thì cứ ở với nhau, rồi đẻ mẹ ra một giàn con, vẫn ok, chả ai cấm.
Rồi chán nhau thì đường ai nấy đi!
Vậy rốt cuộc, sao kết hôn?
2 - Các anh chị có nhận thấy rằng, nếu chỉ muốn ở với nhau thì chỉ dọn đồ đến nhà nhau hoặc thuê phòng mà ở chung, tha hồ chăm sóc nhau, tha hồ chịch xoạc đêm ngày mải miết tưng bừng, và một sáng đẹp trời chán nhau thì biến…
Nhưng kết hôn thì cần có đăng ký trước chánh quyền, làm lễ trước nhà thờ - nếu bạn là người công giáo – hoặc lễ gia tiên, bái ông bà, bái thiên địa.v.v. nếu là người môi vén răng chìa và mõm khắm.
Bởi bản chất của hôn nhân là thực hiện nghĩa vụ, thực hiện một cam kết, gọi là cam kết hôn nhân. Trong nhà thờ, các bạn thấy cặp vợ chồng mới cưới phải lặp lại một lô lời hứa do đức cha tuyên bố?
Trước bàn thờ tổ tiên của quê mình cũng vậy!
Từ đó, suy ra rằng, hôn nhân là trách nhiệm, là kết quả của lý tính trong khi tình yêu là cảm tính.
Ở với nhau chán rồi đi, đó là cảm tính. Hôn nhân thì không dễ như thế.
Nhưng câu hỏi là, cái gì buộc anh phải cam kết? Buộc anh chị phải có trách nhiệm với ai đó?
Chính là tình yêu. Các anh chị phải yêu đến độ chín muồi mới nảy sinh nhu cầu CÓ TRÁCH NHIỆM đối với nhau. Chỉ khi đó mới cần đến hôn nhân, và chỉ khi đó, mới nên tính tới hôn nhân.
Hầu hết các anh chị ngày nay chỉ thèm chịch, aka mót địt, nhưng sợ trách nhiệm, nên sợ hôn nhân!
3 - Không sao, sợ hôn nhân thì đừng kết hôn, nhưng khi kết hôn rồi thì phải có trách nhiệm với nhau, vậy thôi!
Nhưng thế nào là có trách nhiệm?
Là ở bên nhau khi cùng nhau seo phì với tôm hùm và ngoác mõm cười sướng thì phải ở bên nhau cả khi … bẻ đôi gói mỳ ăn liền, rồi mặt nhăn như khỉ gặp mắm tôm. Nói cách khác, phải bên nhau khi giàu hay khi nghèo.
Là ở bên nhau khi đối tác khỏe ngày chịch 8 lần, thì phải ở bên nhau khi nó bị đau thận, hay ung buồng trứng. Nói cách khác, bên nhau lúc khỏe mạnh và khi ốm đau.
Là ở bên nhau trong giường ấm, trong khách sạn năm sao, trong biệt thự vin hôm, thì phải ở bên nhau cả khi ngủ vỉa hè ỉa nắp cống.
Vân vân và vân vân… nhưng đặc biệt là…
Ở bên nhau khi yêu nhau và ở bên nhau ngay cả khi ghét nhau, ghét đến mức tưởng như không chịu nổi, thì cũng không thể ngay lập tức rời bỏ nhau và vẫn phải có trách nhiệm với nhau.
Đấy gọi là trách nhiệm, là cam kết, cùng nhau vượt mọi hoàn cảnh, bao gồm hoàn cảnh bên trong cũng như bên ngoài, khách quan cũng như chủ quan.
Chứ hứng lên thì cưới, có trục trặc phát là ly hôn, thì tốt nhất đừng cưới, đéo ai trách.
Bởi vì, nhảy lên lưng nhau làm phát dogy, thì chó lợn cũng làm được. Nhưng để có trách nhiệm với nhau, thì chỉ loài người làm được.
Bởi vì, tình cảm đến rồi đi, không ai trách được ai, nhưng từ bỏ trách nhiệm luôn là điều đáng trách.
4 - Vậy, món quà của hôn nhân là gì?
Là cùng nhau chăm sóc con cái trưởng thành, cùng ngắm nhìn chúng hạnh phúc, và, điều tuyệt vời nhất, cùng nắm tay nhau như đôi bạn lúc về già và thầm tự hào với chính mình rằng, chúng ta đã vượt qua nhiều bão giông, nhiều thử thách, nhiều cay đắng cũng như ngọt ngào…và ngày hôm nay, chúng ta là tri kỷ. Đó chính là món quà quí giá của hôn nhân.
Những hình ảnh này cũng đầy ra, và các bạn thấy có tuyệt vời không?
Tôi chắc, các bạn đều thèm muốn cảnh đó? Vậy sao không cố gắng và nỗ lực hơn để có nó? Sao chưa chịu cố gắng đã buông tay, để rồi kết hôn như đi ỉa ly hôn như rửa đít, là sao?
Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải ly hôn, khi buộc phải làm thế!
Vậy khi nào ly hôn, thì trả lời sau!
Đỗ Trí Hùng 



Bàn về CỐNG HIẾN

[Góc học thuật]
Bàn về CỐNG HIẾN
// Khi làm sếp, có ai không thích nhân viên hy sinh vì sự nghiệp của công ty?
Ở bất kỳ công việc nào, chưa cần biết được trả bao nhiêu tiền thì bạn luôn bỏ ra một thứ gọi là "Chi phí cơ hội". Thay vì bỏ ra 8h để đến công ty, bạn có thể dùng 8h đó để làm nhiều điều thú vị khác. Sẽ là lựa chọn khôn ngoan và hợp lý hơn rất nhiều nếu công việc của bạn đang làm mang lại giá trị lâu dài.
Nếu đi làm mà không xác lập được một mối quan hệ lâu dài với cộng sự (đồng nghiệp) thì bạn đã tiêu xài một cách lãng phí Chi phí cơ hội. Nếu chỉ đến công ty làm những việc được giao, sau đó cắp đít đi về, chả cần kết thân với ai. Tốt nhất là bạn nên bỏ việc mà tìm môi trường mới.
Thế nên, mình luôn thích giao du với các đồng nghiệp cũ. Mấy tuần trước, trong lúc tán nhảm với đồng nghiệp cũ (mặt xinh, chân dài - xin phép giấu tên), bạn ý nói: "Chúc mừng anh, đã tìm được môi trường mới để tiếp tục cống hiến". Điều này làm mình suy nghĩ, "cống hiến là gì? " và "mức độ cống hiến đến đâu là phù hợp? ".
//--
Khi bạn đi chợ, nếu người bán hàng nói: "Cân thịt này tôi bán đắt hơn 10k so với hàng bên cạnh, anh mua giúp tôi đi để tôi có thể làm điều Abc...". Bạn sẽ thấy yêu cầu này rất vớ vẩn và ngớ ngẩn.
Nhưng khi đến công ty, sếp của bạn hoàn toàn có thể nói "Công việc này rất gấp, cần hoàn thành xong trong hôm nay. Em làm xong mới được về" hoặc "Cuối tuần này chúng ta làm thêm Abc…." và vân vân, mây mây các câu nói tương tự yêu cầu bạn cần hy sinh thời gian và công sức của mình. Bạn có thể cảm thấy khó chịu nhưng không thấy nó ngớ ngẩn.
Điều khác nhau:
- Mối quan hệ: Bạn và người bán thịt ngoài chợ không có mối liên quan gì đến nhau. Bạn và công ty thì có, bạn là một thành viên trong tổ chức. Bạn bị giao (hoặc tự cảm thấy phải có) trách nhiệm với công việc.
- Hậu quả: Bạn có thể bị sếp trừng phạt vì từ chối, người bán thịt thì không thể trừng phạt bạn.
//--
CỐNG HIẾN là sự tự nguyện bỏ qua lợi ích của bản thân để nhằm hoàn thành một mục đích của tổ chức. Nên mình tạm thời loại bỏ trường hợp đe dọa, trừng phạt nhau về hậu quả bởi vì nó là "cống tiến".
AI SẼ CỐNG HIẾN?
Bởi vì cống hiến là sự tự nguyện, nên nó cần phải xuất phát từ nhận thức chủ quan. Những người ở một trong các trường hợp sau sẽ dễ dàng có hành vi cống hiến:
- Có tinh thần trách nhiệm hoặc lòng tự ái cao: Kiểu người này sẽ cố gắng hoàn thành các công việc được giao.
- Có tình cảm với sếp: Khi đã yêu, thích ai thì người ta nói gì mà chẳng nghe.
- Có chung tầm nhìn, sứ mệnh với tổ chức: Sẵn sàng bỏ qua các lợi ích ngắn hạn của bản thân để đạt được lợi ích về dài hạn.
CỐNG HIẾN CÓ CẦN THIẾT KHÔNG?
Chắc chắn rồi, mọi công ty đều cần sự đóng góp thêm của nhân viên để phát triển nhanh hơn và tạo ra lợi thế trên thị trường.
Cống hiến là sự tự nguyện nên nó giúp cơ cấu tổ chức của công ty bền vững hơn.
// Các sếp có thể có nhiều trick tâm lý để nhân viên cống hiến nhưng phản dam sẽ rất gắt!
CỐNG HIẾN ĐẾN ĐÂU LÀ PHÙ HỢP?
Theo kinh tế học, bên cạnh việc sử dụng sức lao động, con người còn cần được tái tạo sức lao động. Dù cống hiến dựa trên tinh thần tự nguyện thì những người liên quan nên có ý thức giới hạn mức độ làm việc. Các dấu hiệu của làm việc quá sức:
- Thay đổi bất thường về thể chất
- Thay đổi bất thường về tính cách
- Suy giảm nhận thức
- Đổ vỡ các mối quan hệ (là hậu quả gián tiếp của các ý trên, các bạn có thể tìm đọc My mysterious life)
//Ảnh câu view: https://www.deviantart.com/.../art/The-Secretary-2-983203544




Nhà tâm lý đầu tiên của châu Á

Nhà tâm lý đầu tiên của châu Á
Đợt này anh chị em thiện lành đang có mốt gọi là chữa lành đứa trẻ bên trong bạn, dù chẳng biết đứa trẻ đó là đứa trẻ nào. Và nhiều người nhầm lẫn rằng, tâm lý học khai sinh từ Âu châu, không phải.
Thế kỉ 5 trước công nguyên, Á châu có một nhà tâm lý học, mà tâm lý học cặp đôi hẳn hoi. Các cụ chắc chắn không biết rồi.
Cái này 500 lai này 😀
————————————
Người mà tôi muốn nói đến, đó là Tôn Tử.
Cách đây khoảng 20 năm về trước, Trung Quốc và thế giới nở rộ phong trào nghiên cứu Binh pháp Tôn Tử để áp dụng trong kinh doanh, chính trị, chiến lược, quản trị, phân tích hệ thống, Marketing, truyền thông và nhiều lĩnh vực khác liên quan đến hoạt động của con người chủ yếu trong 4 lĩnh vực, kinh tế, truyền thông, bán hàng và chính trị.
Thực ra, nếu đã từng đọc binh pháp của ông, thì gần như các lĩnh vực hoạt động có sự tham gia của yếu tố con người, lấy tâm trí của con người làm yếu tố chủ đạo để khai thác sự thành công của một chính sách, chiến lược, chiến dịch hay kế hoạch, thì đều có thể dùng binh pháp Tôn Tử để nghiên cứu được cả.
Đỉnh cao trong nghệ thuật quân sự của ông, hay nói cách khác, binh pháp của ông tập trung vào một vũ khí duy nhất, không bao giờ lỗi thời, đó là: 𝘛𝘢̂𝘮 𝘛𝘳𝘪́ 𝘊𝘰𝘯 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪. Toàn bộ binh pháp của ông là những gì mà ngành tâm lý học ngày nay theo đuổi, tìm tòi, nghiên cứu và khám phá.
Tác giả cuốn "Nghệ thuật chiến tranh và Nghệ thuật xây dựng sự nghiệp" là một trong những người phương Tây có nghiên cứu về Tôn Tử, ông nói: 𝘊𝘢́𝘤 𝘤𝘩𝘶̉ đ𝘦̂̀ 𝘲𝘶𝘢𝘯 𝘵𝘳𝘰̣𝘯𝘨 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘣𝘪𝘯𝘩 𝘱𝘩𝘢́𝘱 𝘛𝘰̂𝘯 𝘛𝘶̛̉ 𝘤𝘩𝘪́𝘯𝘩 𝘭𝘢̀ 𝘤𝘢́𝘤 𝘮𝘰𝘯𝘨 𝘮𝘶𝘰̂́𝘯 𝘮𝘢̀ 𝘤𝘩𝘶́𝘯𝘨 𝘵𝘢 𝘮𝘶𝘰̂́𝘯 𝘵𝘢́𝘤 đ𝘰̣̂𝘯𝘨 𝘷𝘢̀𝘰 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝙩𝙖̂𝙢 𝙩𝙧𝙞́ 𝙘𝙤𝙣 𝙣𝙜𝙪̛𝙤̛̀𝙞. 𝘛𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘣𝘢̂́𝘵 𝘬𝘪̀ 𝘤𝘶𝘰̣̂𝘤 𝘤𝘢̣𝘯𝘩 𝘵𝘳𝘢𝘯𝘩 𝘹𝘢̃ 𝘩𝘰̣̂𝘪 𝘯𝘢̀𝘰, 𝘵𝘩𝘢̀𝘯𝘩 𝘤𝘰̂𝘯𝘨 𝘤𝘶̉𝘢 𝘤𝘩𝘶́𝘯𝘨 𝘵𝘢 𝘭𝘶𝘰̂𝘯 𝘱𝘩𝘶̣ 𝘵𝘩𝘶𝘰̣̂𝘤 𝘷𝘢̀𝘰 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘬𝘩𝘢́𝘤. 𝘔𝘰̣𝘪 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘲𝘶𝘺𝘦̂́𝘵 đ𝘪̣𝘯𝘩 𝘶̉𝘯𝘨 𝘩𝘰̣̂, 𝘱𝘩𝘢̉𝘯 đ𝘰̂́𝘪 𝘩𝘰𝘢̣̆𝘤 𝘣𝘰̉ 𝘲𝘶𝘢 𝘢𝘪, 𝘱𝘩𝘶̣ 𝘵𝘩𝘶𝘰̣̂𝘤 𝘬𝘩𝘢́ 𝘭𝘰̛́𝘯 𝘷𝘢̀𝘰 𝘤𝘢́𝘤𝘩 𝘮𝘢̀ 𝘮𝘰̣𝘪 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘯𝘩𝘪̀𝘯 𝘯𝘩𝘢̣̂𝘯 𝘷𝘪̣ 𝘵𝘳𝘪́ 𝘤𝘶̉𝘢 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 đ𝘰́ 𝘰̛̉ 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘵𝘢̂𝘮 𝘵𝘳𝘪́ 𝘩𝘰̣.
Các phương pháp tư vấn, thăm khám, tham vấn, can thiệp và trị liệu tâm lý hiện thời sử dụng phổ biến đều dựa trên các nguyên tắc như thợ cắt tóc và chuyên gia sắp đặt nhà cửa đang thực hiện:
1. Đối với thợ cắt tóc:
Anh ta sẽ quan sát thật kỹ gương mặt của khách hàng, xem xét kiểu tóc và hình dáng khuôn mặt, tính cách thông qua thời trang và ngôn ngữ, sở thích và nhu cầu sử dụng, sau đó đưa ra một vài lựa chọn để khách hàng quyết định. Tức là anh ta xử lí phần dung mạo bên ngoài, như các nhà tâm lý vén các bức màn che bên ngoài của người cần hỗ trợ, đó có thể là các biểu cảm tâm lý như 𝘤𝘩𝘦 𝘥𝘢̂́𝘶, 𝘱𝘩𝘰̀𝘯𝘨 𝘷𝘦̣̂, 𝘱𝘩𝘰́𝘯𝘨 𝘤𝘩𝘪𝘦̂́𝘶, 𝘭𝘰 𝘢̂𝘶, 𝘢́𝘮 𝘴𝘰̛̣, đ𝘰̂̉ 𝘭𝘰̂̃𝘪, 𝘢́𝘪 𝘬𝘺̉, 𝘢́𝘮 𝘢̉𝘯𝘩, 𝘣𝘢̂́𝘵 𝘢𝘯, 𝘣𝘶̛́𝘤 𝘣𝘰̂́𝘪, 𝘤𝘢́𝘪 𝘵𝘰̂𝘪, 𝘤𝘢̆𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘢̆̉𝘯𝘨, 𝘤𝘩𝘢́𝘯 𝘯𝘢̉𝘯, 𝘤𝘩𝘰̂́𝘯𝘨 đ𝘰̂́𝘪, 𝘥𝘢̆̀𝘯 𝘷𝘢̣̆𝘵, 𝘥𝘦̂̃ 𝘣𝘪̣ 𝘵𝘰̂̉𝘯 𝘵𝘩𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨, đ𝘢𝘶 𝘬𝘩𝘰̂̉, 𝘨𝘢̂𝘺 𝘩𝘢̂́𝘯, 𝘨𝘪𝘢̉ 𝘭𝘢̀𝘮 𝘯𝘢̣𝘯 𝘯𝘩𝘢̂𝘯, 𝘵𝘢̆𝘯𝘨 đ𝘰̣̂𝘯𝘨, 𝘩𝘶̛𝘯𝘨 𝘤𝘢̉𝘮, 𝘵𝘳𝘢̂̀𝘮 𝘤𝘢̉𝘮, 𝘭𝘢̃𝘯𝘩 đ𝘢̣𝘮, 𝘬𝘩𝘦́𝘱 𝘬𝘪́𝘯, 𝘯𝘨𝘶𝘺𝘦̣̂𝘯 𝘷𝘰̣𝘯𝘨 đ𝘶̛𝘰̛̣𝘤 𝘵𝘶𝘯𝘨 𝘩𝘰̂, 𝘯𝘩𝘶́𝘵 𝘯𝘩𝘢́𝘵, 𝘱𝘩𝘢̂́𝘯 𝘬𝘩𝘪́𝘤𝘩, 𝘱𝘩𝘶̛́𝘤 𝘤𝘢̉𝘮, 𝘴𝘶𝘺 𝘯𝘩𝘶̛𝘰̛̣𝘤, 𝘵𝘩𝘢̂́𝘵 𝘵𝘩𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨, 𝘵𝘩𝘪𝘦̂́𝘶 𝘵𝘩𝘰̂́𝘯, 𝘵𝘩𝘰̛̀ 𝘰̛, 𝘵𝘳𝘢̂̀𝘮 𝘭𝘢̣̆𝘯𝘨, 𝘵𝘳𝘪̀ 𝘵𝘳𝘦̣̂, 𝘵𝘳𝘰̂́𝘯𝘨 𝘳𝘰̂̃𝘯𝘨, 𝘵𝘶̛̀ 𝘣𝘰̉, 𝘵𝘶̛̣ 𝘣𝘪𝘦̣̂𝘯 𝘮𝘪𝘯𝘩, 𝘵𝘶̛̣ 𝘤𝘩𝘰̂́𝘪 𝘣𝘰̉, 𝘵𝘶̛̣ đ𝘢̆́𝘤, 𝘵𝘶̛̣ 𝘵𝘳𝘶̛̀𝘯𝘨 𝘱𝘩𝘢̣𝘵, 𝘵𝘶̛̣ 𝘤𝘢𝘰 𝘲𝘶𝘢́ 𝘮𝘶̛́𝘤, 𝘷𝘰̂ 𝘵𝘢̂𝘮, 𝘷𝘰̂ 𝘵𝘳𝘢́𝘤𝘩 𝘯𝘩𝘪𝘦̣̂𝘮, 𝘷𝘰̛̀ 𝘭𝘢̀𝘮 đ𝘪𝘦̂̀𝘶 𝘹𝘢̂́𝘶, 𝘹𝘢̂́𝘶 𝘵𝘪́𝘯𝘩, 𝘷𝘶̣𝘯𝘨 𝘷𝘦̂̀, 𝘺𝘦̂́𝘶 đ𝘶𝘰̂́𝘪,…
Thì Binh pháp Tôn Tử dạy về việc làm thế nào để nhận biết được đặc điểm của đối tượng cần tác động và sau đó khai thác chúng để mang lại lợi ích cho mình, cho họ, hoặc đạt được mục đích nào đó mà mình có thể hỗ trợ được cho người cần hỗ trợ. Hay nói cách khác là gọi tên cảm xúc, và chỉ ra phương pháp sử dụng hiệu quả để làm triệt tiêu hoặc giảm nhẹ, hay gia tăng cảm xúc đó lên. Ví dụ:
Vương phi của Hạp Lư khi đang còn là công tủ thì mặn nồng, nhưng sau khi Hạp Lư giết anh để đăng cơ làm vua nước Ngô thì trở nên lãnh đạm với. Cô ta bèn tìm đến Tôn Tử nhờ giúp, sau 5 lần bảy lượt, Tôn bèn dạy rằng,
- Hãy lấy cái chết để cầu xin.
Cô vương phi về quyết chí làm theo, khiến cho một đấng quân vương với hàng trăm thê thiếp, động lòng trắc ẩn, thấy rõ rằng người vợ tào khang của mình suy không đổi lòng, thịnh không ham muốn, chỉ nhất quyết trước sau vì sức khỏe của mình, bèn phong cô ta làm vương hậu.
Hoặc ông chỉ ra một số phương thức xử lí:
Nếu anh ta nóng tính, hãy chọc tức anh ta.
Nếu anh ta khiêm nhường, hãy khiến anh ta kiêu ngạo (chúng ta hạ mình để khiến kẻ thù kiêu ngạo).
Nếu anh ta đang nghỉ ngơi, hãy cố gắng làm phiền anh ta và bắt anh ta làm việc.
Nếu họ ở gần nhau, hãy cố gắng gây ra xung đột giữa họ.
Ngoài ra ông cũng dạy cách khiến đối phương làm theo ý mình, cụ thể là bằng phần thưởng, bằng đe dọa, bằng sự bối rối, bằng sự đánh lạc hướng,… Biết được tính cách của đối phương là một trong những thông tin tình báo quan trọng cần phải thu thập.
Và phải đề phòng 5 thuộc tính nguy hiểm sau:
- Người dám chết có thể dễ dàng bị giết (vì liều lĩnh).
- Kẻ muốn sống (sợ chết) có thể bị bắt (Hắn dễ dàng đầu hàng).
- Tính nóng nảy có thể bị xúc phạm (và do đó dễ dàng phạm sai lầm một cách bốc đồng).
- Người không tham nhũng có thể bị xấu hổ (bị bôi nhọ) - nên sẽ cố gắng hết sức để bảo vệ tên tuổi của mình và phạm sai lầm.
- Những người quá nặng yêu thương có thể gặp rắc rối - vì vậy, họ sẽ quá bận rộn trong việc chăm sóc người thân của mình mà không có thời giờ lo lắng về chiến lược.
2. Chuyên gia sắp xếp nhà cửa
Một người có vấn đề về tâm lý, thường sẽ có 2 bức màn che mờ tâm trí họ, 1 là các tác nhân bên ngoài đã nói ở trên, do thợ cắt tóc nhận diện và sắp xếp. Hai là sự lộn xộn bên trong tâm trí của họ, cần đến chuyên gia lau dọn và sắp xếp lại trí não, tâm thức.
Hay nói cách khác, là các trạng thái biểu cảm mà thợ cắt tóc nhận ra ở trên, chỉ là ảnh ảo, là lớp váng phủ bên ngoài. Nó quan trọng, nhưng không phải là bản chất.
Bản chất, là phải chỉ ra được cho họ thấy, hay nói cách khác là bóc hành tây, bóc từng lớp từ ngoài vào trong, cho đến lúc nó tòi ra cái nhân cuối cùng, đó chính là lí do vì sao người ta có những biểu cảm như trên.
Ví dụ tôi lên mạng hay lắm mồm, đanh đá như gay, hay phũ phàng các cái, thì về bản chất là do ở nhà tôi không có được nói, không dám cãi, hay bị áp bức, đè nén, vân vân. Và để tìm kiếm sự cân bằng, thì tôi lên mạng tôi ta đây. Nhìn thế thôi, bản chất là thùng rỗng kêu to, chứ như anh Vượng VIN, ảnh có lên mạng bao giờ!
3. Mở rộng
Sau đây minh họa thêm một số vấn đề, để thấy tầm vóc của Tôn Tử, và minh chứng cho việc, ông chính là ông tổ Tâm lý học hiện đại, mà tôi cho rằng, 100 năm nữa, người ta vẫn chưa nghiên cứu hết những vấn đề ông đã chỉ ra. Không tin các cụ cứ lấy 36 kế của ổng, rồi soi chiếu vào các hiện tượng tâm lý người, hay cách hành xử của mẹ cha sẽ tác động đến con cái thế nào, hoặc quan hệ vợ chồng, hoặc này nọ. Tất cả đều có hết. Binh pháp của ông trong tâm lý học, nó có giá trị liên thành, còn cao hơn các bài toán thiên niên kỉ trong toán học nhiều, có tác dụng định hướng nghiên cứu, lẫn phương pháp thực hành, lẫn cách thức ứng phó khủng hoảng,…
Ví dụ, 2.500 năm trước Tôn Tử có kế, 𝘙𝘶́𝘵 𝘊𝘶̉𝘪 Đ𝘢́𝘺 𝘕𝘰̂̀𝘪, thì các cụ nhà ta 2.500 sau có câu, 𝘊𝘩𝘰̂̀𝘯𝘨 𝘨𝘪𝘢̣̂𝘯 𝘵𝘩𝘪̀ 𝘷𝘰̛̣ 𝘣𝘰̛́𝘵 𝘭𝘰̛̀𝘪 - 𝘊𝘰̛𝘮 𝘴𝘰̂𝘪 𝘣𝘰̛́𝘵 𝘭𝘶̛̉𝘢 𝘤𝘩𝘢̆̉𝘯𝘨 đ𝘰̛̀𝘪 𝘯𝘢̀𝘰 𝘬𝘩𝘦̂, hay 𝘊𝘰̛𝘮 𝘴𝘰̂𝘪 𝘣𝘰̛́𝘵 𝘭𝘶̛̉𝘢, 𝘷𝘰̛̣ 𝘤𝘩𝘶̛̉𝘢 𝘣𝘰̛́𝘵 𝘭𝘢̀𝘮, mây mây. Cứ 10 câu thành, tục ngữ nói về mối quan hệ con người thì có quá nửa xuất phát từ Binh pháp của ông.
Tôn Tử nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc chiến tranh ngắn, tuyên bố rằng một cuộc xung đột kéo dài không phải là dấu hiệu của trí thông minh. Nên việc chia tiết học, hay làm ca tâm lý thường chia ra 45p đến 1h, chứ không có dài 😀
Lời khuyên của Tôn Tử về việc binh lính cần thức ăn hơn vũ khí được ví như lời khuyên ưu tiên giấc ngủ và sinh hoạt đều đặn, ít nghĩ xấu hoặc làm xấu, thì sức khỏe thể chất lẫn tinh thần sẽ có tiến triển nhanh hơn.
Tôn tử nhấn mạnh tầm quan trọng của sự chuẩn bị, tuân thủ bằng cách nhắc đến hậu quả của việc không biết địa điểm hoặc thời gian diễn ra trận chiến. Việc thiếu chuẩn bị này dẫn đến thất bại, tương tự như một người cần hỗ trợ thiếu tin tưởng, không chuẩn bị tâm lý chủ động, và thiếu tuân thủ các lời khuyên sẽ dẫn đến nguy cơ có thể gây ra các hậu quá ngoài ý muốn hay không đạt được như kì vọng.
Đỉnh cao, và triết lý quan trọng nhất của binh pháp Tôn Tử là niềm tin rằng chiến thắng trong một cuộc chiến mà không cần dùng đến vũ khí là điều tối quan trọng. Nó nhấn mạnh rằng việc tiến vào một thành phố của kẻ thù và phá hủy mọi thứ được coi là bình thường và vô năng. Một cuộc chiến thành công, sẽ để lại mọi thứ nguyên vẹn mà không có thương vong, chỉ là sự chuyển giao quyền lực. Cũng như việc, nếu người cần hỗ trợ tuân thủ các lời khuyên của chuyên gia tâm lý, và quyết ý thực hiện, như một kẻ cai nghiện dũng cảm bỏ thuốc phiện, thì sẽ không cần phải dùng đến bác sĩ tâm thần và các liệu pháp điều trị bằng thuốc tác động trực tiếp vào hệ thần kinh và trí não người bệnh, để lại những hệ lụy kéo dài và lệ thuộc vào thuốc của họ.
Trái ngược với niềm tin phổ biến rằng trống trong chiến tranh là để tạo động lực, Binh pháp của ông lại cho thấy trống đóng vai trò là phương pháp giao tiếp trong các trận chiến. Chúng truyền tải nhịp điệu cụ thể để báo hiệu các cuộc tấn công hoặc rút lui, nhấn mạnh vai trò của chúng trong việc phối hợp các chuyển động trên chiến trường. Thì trong tâm lý học lẫn trong các loại hình biến tướng kiểu NLP, đều sử dụng các biện pháp ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, trải nghiệm để chẩn trị, khích lệ, đánh lạc hướng nỗi đau hoặc xoa dịu nỗi đau.
Trong đó, tâm lý học hướng đến việc đối diện thực cảnh, tìm cách bước qua nghịch cảnh, sống chan hoà với nỗi đau, thì NLP hướng đến việc đánh lạc hướng, tạo ra hưng phấn giả tạo, làm suy kiệt con người y nghệ nhân trồng hoa tết. Họ bật điện kích thích hoa quang hợp cả ngày lẫn đêm, bắt hoa phải trổ bông đúng tết, rồi gục chết khi hoa tàn, xuân sang.
Và cuối cùng là tin tức gián điệp. Điều này đặc biệt quan trọng với người cần hỗ trợ là người già và trẻ em, bởi khi đó, các thông tin cung cấp từ gián điệp gia đình, là cha mẹ hoặc con cái họ là điều vô cùng quan trọng, giúp các nhà tâm lý định hình được ngữ cảnh, định vị được vấn đề, và có liệu pháp phù hợp, nhanh gọn và hiệu quả hơn.
Nói chung Tôn Tử muôn năm.


PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...