Search This Blog

Wednesday, June 30, 2021

Bán hàng là TRAO GIÁ TRỊ hay chuyển giao giá trị (Value Delivery). Giá trị đó phải DƯƠNG và CAO HƠN ĐỐI THỦ!

BÁN HÀNG LÀ BÁN GÌ? ĐIỀU TÔI VIẾT CÓ THỂ LÀM ĐẢO LỘN TƯ DUY BÁN HÀNG CỦA BẠN!

Bán hàng không phải là bán sản phẩm, cũng không phải bán lợi ích, hay bán giải pháp như nhiều người vẫn nói. Bán hàng là TRAO GIÁ TRỊ hay chuyển giao giá trị (Value Delivery). Giá trị đó phải DƯƠNG và CAO HƠN ĐỐI THỦ! 

Vì sao tôi đưa ra triết lý bán hàng lạ lẫm này khi mà những điều bạn từng đọc, từng nghe lâu nay không phải như vậy?

Rõ ràng, bạn không mua sản phẩm. Sản phẩm chỉ là cái xác. Phần hồn là thứ mà sản phẩm đem lại cho bạn. Có thể, bạn nghĩ ngay thứ ấy là lợi ích (benefits) hay giải pháp (solutions) như những người đào tạo về sales thường nói. Nhưng vì sao cùng là lợi ích như thế, cùng là giải pháp như thế của cùng một loại sản phẩm, mà bạn lại mua của người này mà không mua của người khác (kể cả khi hai sản phẩm đó giống hệt nhau)?

Thưa, đó là vì GIÁ TRỊ CẢM NHẬN (Perceived Value hay Customer Perceived Value) của bạn khác nhau khi mua sản phẩm đó. 

Giá trị bằng lợi ích mà bạn nhận được trừ đi chi phí mà bạn bỏ ra khi mua dùng sản phẩm. Lợi ích bao gồm lợi ích lý tính (bền, chắc, đa dụng hay thơm, ngon, bổ...) và lợi ích phi lý tính (cảm xúc, tâm trạng, tình cảm, niềm yêu thương, lòng tự hào, hãnh diện, cảm mến...). Chi phí bao gồm tiền bạc, thời gian, công sức, cảm xúc, tâm trạng... khi bạn mua hàng. Khi người bán làm bạn vui vẻ, tin cậy, lợi ích cảm xúc rất cao. Ngược lại, khi người bán làm bạn tụt cảm xúc, chi phí cảm xúc của bạn rất cao, và bạn cảm thấy lỗ khi mua sản phẩm, nên bạn sẽ không mua!

Giá trị mà bạn cảm nhận phải DƯƠNG (tức lợi ích phải cao hơn chi phí), tức bạn phải cảm thấy có lời, thì bạn mới cân nhắc để mua. Tuy vậy, giá trị dương thôi là chưa đủ. Nó còn phải cao hơn giá trị mà những người bán khác (các đối thủ khác) mang lại cho bạn...Nếu nó thấp hơn, bạn sẽ mua của sản phẩm của người khác, người đem lại giá trị cao hơn cho bạn.

Đó là lý do tôi nói triết lý bán hàng là TRAO GIÁ TRỊ. Giá trị đó phải DƯƠNG (lớn hơn không) và CAO HƠN ĐỐI THỦ! Nếu là người bán, bán gì cũng vậy, hãy làm sao cho khách hàng nhận được giá trị dương và cao hơn đối thủ. Và hãy chứng minh cho họ tin vào điều đó!

Tôi giải thích vậy, các bạn đồng ý không?

Monday, June 28, 2021

CÁ MẬP THỨ 6 – MEET MORE - cafe 0 cafeine

CÁ MẬP THỨ 6 – MEET MORE
CEO: Tôi đến đây kêu gọi 30 tỷ VND cho 20% cổ phần.
Shark Hưng: Cao đấy! Định giá công ty pre-money (trước khi được các shark đầu tư) 120 tỷ (30 tỷ/20*100-30 tỷ).
Shark Louis: Bạn cho biết tỉ lệ bao nhiêu người uống cafe không có cafein? Và cơ hội thị trường này bao lớn?
CEO: Theo đánh giá của chúng tôi là 50% người uống cafe là dùng cafe không có cafein.
Shark Louis: Bạn phải nói rõ là nghiên cứu của tổ chức nào, có uy tín hay không? Tôi nghe con số 50% khá là bất ngờ.
Shark X: Một sản phẩm mới khi tung ra thị trường thì việc rất quan trọng là thị trường có thực sự cần và muốn sản phẩm đó không? Các Shark nhìn vào cơ hội phát triển nên thị trường phải đủ lớn thì cá mập mới bơi vào. Vậy nên, bước nghiên cứu thị trường, có số liệu chính xác rất quan trọng. Bây giờ là thời đại ra quyết định dựa trên dữ liệu.
Shark Louis: Ngoài một người phụ nữ ở đây (Shark Liên) thì bốn người đàn ông (các shark còn lại) đều rất quan tâm đến số liệu để chứng minh.
CEO: Chúng tôi tự nghiên cứu thông qua các tổ chức trên mạng, trong đó có Amazon.
Shark X: Cách thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu cần thận trọng. Nếu anh lấy dữ liệu từ Amazon thì đó là số liệu của bán hàng online và từ nước ngoài. Có rất nhiều người họ mua cafe từ các điểm bán lẻ, siêu thị nên chỉ dùng dữ liệu của bán hàng online để đánh giá toàn bộ thị trường là rất nguy hiểm. Hơn nữa, dữ liệu được thu thập ở nước ngoài sẽ không chính xác với thị trường Việt Nam. Nếu anh dùng dữ liệu này để lên chiến lược xuất khẩu thì được chứ để bán lẻ, phân phối trong Việt Nam là hỏng bét. Vậy nên, nếu không hiểu về dữ liệu, phân tích dữ liệu sai, lên chiến lược sai rồi cầm tiền của các Shark đốt cho các chiến lược đó thì hỏng.  
CEO: Tôi đã đầu tư 40 tỷ. Doanh số năm 2020 là 20 tỷ. Lợi nhuận 20% là 4 tỷ. Báo cáo tài chính là chúng tôi đang lãi.
Shark X: Như vậy phải mất 10 năm mới hoàn vốn đầu tư ban đầu. Tính thêm tăng trưởng nữa thì cũng phải 5-7 năm chứ không ít.
Shark Phú: Đầu tư 40 tỷ mà doanh thu 20 tỷ thì lỗ chứ lấy đâu lãi.
Shark X: Chắc phương pháp kế toán và góc nhìn của Shark Phú và CEO khác nhau. CEO đầu tư 40 tỷ vào nhà xưởng, máy móc…sẽ trừ chi phí khấu hao theo từng năm. Nếu tính số năm dài thì chi phí khấu hao hàng năm sẽ nhỏ. Chi phí nhỏ thì có thể có lãi. Tuy nhiên, trong dịch Covid, các đơn hàng giảm xuống, chậm lại thì dòng tiền của công ty sẽ âm (lỗ). Chúng ta không thể mang doanh thu trong tương lai tính vào hiện tại được. Quan trọng nhất là dòng tiền. Tiền ở trong tay thì mới nắm chắc. Tương lai dù anh có thể trở thành người khổng lồ, mà công ty thiếu oxy (tiền) vài tháng, vài năm thì chết ngay chứ làm sao mà sống để trở thành khổng lồ. Nên Shark Phú mới khẳng định là công ty lỗ (âm dòng tiền).
CEO: Doanh thu của công ty 50% là xuất khẩu. Hệ thống mở quán thì bán thương hiệu cho nước ngoài. Trong năm 2021 sản phẩm đã bán trong các hệ thống ở Việt Nam. Doanh thu 4 tháng năm 2021 là 15 tỷ. Nếu các Shark đầu tư sau 5 năm sẽ hoàn vốn.
Shark Liên: Nhưng em để giá cao thế thì làm sao các Shark vào được?
Shark Louis: Bạn định giá công ty pre money là 120 tỷ, gấp 30 lần lơi nhuận (4 tỷ).
Shark Bình: Giờ định giá theo cách đơn giản là lợi nhuận x tỷ số ngành (khoảng 9-15 tùy từng ngành). Tỷ suất ngành thực phẩm là 13. Với 4 tỷ lợi nhuận thì công ty định giá khoảng 52 tỷ.
Shark Phú: Vậy anh tính nhanh 30 tỷ cho 50% cổ phần. Mỗi shark 10%. Lúc đó, định giá công ty là 60 tỷ là xông xênh.
Shark X nghĩ: Shark Phú "xông xênh" thật. Nhưng định giá 60 tỷ là sau khi đã đầu tư. Nếu định giá pre money (trước khi các shark đầu từ) thì công ty chỉ có 30 tỷ (60 tỷ - 30 tỷ), thấp hơn định giá 52 tỷ rất nhiều. Các Shark dù tính nhanh nhưng không bao giờ tính nhầm. Hơn nữa, Shark Phú còn kêu gọi liên minh để nâng cao vị thế đàm phán. Sẽ không có Shark nào đưa đề nghị cạnh tranh với Shark Phú. Nếu Shark nào bỏ thì Shark Phú cũng sẵn sàng ôm luôn cổ phần. Đúng là cách nhanh nhất để không có đối thủ là hợp tác làm ăn, biến đối thủ thành đồng minh.
CEO: Tôi đề nghị 30 tỷ cho 35% cổ phần. Như vậy định giá công ty pre money là 55.7 tỷ (30 tỷ/35*100-30 tỷ), sát với định giá công ty của Shark Bình.
Shark Phú: Vậy tôi quyết định không đầu tư.
Shark X: Đôi khi, không đạt được thỏa thuận khi đàm phán cũng không phải điều xấu. Với ngành thực phẩm, công ty của anh vẫn còn ở trong giai đoạn bắt đầu, các Shark đầu tư sẽ phải chịu rủi ro lớn nên cần hồi đáp lớn. Hiện tại, có vẻ anh cũng không quá áp lực tài chính và "bí" hướng phát triển, việc hi sinh một lượng lớn cổ phần lúc này cũng không nên. Nếu anh tự tin về tương lai của công ty thì cứ phát triển tiếp. Khi công ty lớn mạnh thì vị thế khi đàm phán của mình sẽ tốt hơn. Quan trọng trên bàn đàm phán là luôn nhớ "giá trị" và "giới hạn" của bản thân. Chúc anh thành công!
#shark6 #camapthu6
Ảnh minh họa - Google
--------------------------
Vũ Minh Trường - NCS Tiến sĩ Lãnh Đạo Chiến Lược, ĐH James Madison
Series bài viết "Cá mập thứ 6" là chuỗi bài viết phân tích từng case cụ thể trong Shark Tank, dưới góc nhìn của Shark, để khán giả hiểu rõ những phân tích đầu tư, lý do quyết định của các Shark. Từ những phân tích kinh doanh, mỗi CEO, doanh nghiệp sẽ rút ra được bài học riêng cho bản thân.

PLLH 
40 tỉ chưa biết đầu tư về gì. Nếu là tài sản dây chuyền sản xuất thì khấu hao 5 năm vẫn rất cao mỗi tháng.
Bác này vừa bán sỉ vừa bán lẻ, nguồn lực là dành cho cả 2 công ty với 2 mô hình KD khác nhau với mô thức công thức thành công và hạch toán tài chính kế toán là khác nhau.
Tư duy KTTC không rành mạch thì cả công ty (tạm gọi) là sản xuất và thương mại khó mà lớn được.
Chẳng ai vừa đi sản xuất vừa phát triển hệ thống phân phối và nhượng quyền cả.
Tập đoàn lớn ở VN chuyên gia bán sỉ thì tới NPP và đại lí (GT) hay kênh MT là hết cỡ.
Tới luôn enduser thì rất căng đấy.
Với các công ty theo mô hình xuất khẩu và bán sỉ thì phụ thuộc vào năng lực bán hàng B2B và khả năng phát triển thị trường. -> Này shark Phú là rất hợp và mình nghĩ bạn này hợp vs shark Phú. Chỉ có điều không biết bạn có biết điều này ko, vì khấu hao lớn thế mà ko bán số lượng lớn hoặc rất lớn thì làm sao có lãi.
Bán lẻ lại là câu chuyện khác.
Nhượng quyền cũng là câu chuyện khác.
Không được đầu tư là đúng, mà có được đầu tư thì nhà đầu tư sẽ yêu cầu cơ cấu lại mô hình kinh doanh là việc phải làm đầu tiên.
Nên core issue là cách bạn này áp dụng mô hình KD và sử dụng nguồn lực, nhiều hơn ngoài việc giá pre money cao.
Các nước phát triển không có lợi thế vùng nguyên liệu bằng Việt Nam đang làm tốt thương hiệu và trưng bày trên quầy kệ. Nhìn đó mà bắt chước thì hên xui, vì còn liên quan tới dòng tiền và số ngày giải quyết date hàng tồn kho.
Ở góc độ thương hiệu, tạo một định vị mới nhưng category ko đủ lớn thì lỗ là lỗ ở công sức bỏ ra mà ngành ko đủ lớn để hoà vốn. Vậy bạn là coffee, hay nước trái cây, hay một định vị mới như Strongbow đã làm cách đây 6 năm (2015).
Bachground CEO lại ko liên quan tới FMCG.
Demand tương đối không cao, dùng làm thị trường ngách để bán đa dạng hoá sau này thì ok, nghĩa là đay là bước tiếp cận thị trường chứ ko nên xem đó là chiến lược nhất quán nhiều năm, vậy nghĩa là DN còn phải RnD nhiều.
Với vài mô tả như vậy, nên Sharks yêu cầu 40-50% là hợp lí vì Meet More hiện tại chưa giải quyết thỏa đáng các vấn đề này.
Core competency hơi mơ hồ, còn đòi hỏi đánh/sai/sửa cao. Nếu tôi là shark, tôi bỏ số tiền tương tự RnD sản phẩm và dùng HTPP để thử sẽ nhanh hơn, lại sở hữu 100%, mau quyết định.
Như đã chia sẻ, nếu chọn người thì chắc giám đốc KD của shark làm chục năm trong ngành tiêu dùng chắc ổn hơn dân trái ngành?
Vì thế, bạn này ...
Vào DD cũng ko có lợi thế đàm phán.
Từ chối là hợp lí.
PLLH 



9 TRIẾT LÝ BÁN HÀNG NGƯỢC ĐỜI CỦA GROUP PTDNV (share tự do!)

9 TRIẾT LÝ BÁN HÀNG NGƯỢC ĐỜI CỦA GROUP PTDNV (share tự do!)

Tôi luôn nói, chỉ cần có triết lý bán hàng nhân bản, nhân văn, doanh nghiệp đã có cơ hội thành công rất cao. 

Những triết lý bán hàng mà tôi đề cao, thường xuyên chia sẻ cho thành viên Group có thể trái ngược với những điều các bạn từng học, từng đọc, từng nghe, và từng áp dụng. Tuy vậy, nhiều người từng thất bại vì áp dụng các triết lý bán hàng được nhồi nhét bởi các chuyên gia theo trường phái thực dụng, ăn xổi, ở thì, có lối tư duy "chạy số", sau khi áp dụng các triết lý bán hàng được chia sẻ trong Group đã khoe thành công, và thành công vượt bậc. 

Những triết lý bán hàng ngược đời đó là gì? Hãy đọc và suy nghĩ thật kỹ, đừng vì thấy lạ mà nghi ngờ nhé!

1. Bán hàng không phải là bán sản phẩm, bán lợi ích hay bán giải pháp. Bán hàng là TRAO GIÁ TRỊ. Giá trị đó phải DƯƠNG và CAO HƠN đối thủ.

2. Đừng dùng chiêu trò để lấy cho được một đơn hàng hay ký cho bằng được một hợp đồng. Hãy hướng đến khách hàng trọn đời, hãy để cho khách hàng là bạn đồng hàng suốt đời. 

3. Đừng cố bán; hãy giúp khách hàng mua!

4. Đừng bán thứ tốt nhất; hãy bán thứ phù hợp!

5. Hãy đưa khách hàng làm nhân vật chính trong câu chuyện thương hiệu. Hãy giúp họ nhìn thấy hình ảnh, tâm tư, câu chuyện của chính họ trong câu chuyện của thương hiệu.

6. Chốt sales không phải là đóng mà là mở - mở ra một mối quan hệ lâu dài với KH. Chốt sales không phải là chốt bán; mà là làm sao cho khách hàng tự nguyện CHỐT MUA!

7. Hãy từ chối bán hàng cho KH, hãy chấp nhận mất một đơn hàng nếu biết rằng món hàng của mình không đáp ứng đúng nhu cầu của họ. Hãy dám chỉ cho họ đi mua nơi khác!

8. Hãy lấy hết rủi ro của KH về mình. Hãy làm cho rủi ro của KH bằng không khi mua hàng của mình. Đừng đẩy rủi ro của mình cho họ.

9. Hãy giáo dục cho NV hiểu, bất kỳ ai trong công ty cũng là người bán hàng, cũng có đóng góp quan trọng trong quá trình bán hàng. Hãy ghi nhận công lao của họ vào kết quả bán hàng và làm cho họ ý thức được trách nhiệm của mình trong bán hàng và xây dựng thương hiệu. Hãy luôn nhớ rằng, phải "chốt sales" bằng cách "chốt cảm tình", "chốt cảm xúc" tích cực NGAY TỪ KHÂU ĐẦU TIÊN (khi khách hàng tiếp xúc đầu tiên với bất kỳ ai (bảo vệ, tiếp tân...), chứ không phải chỉ chằm chằm chốt ở khâu cuối cùng!

Còn rất nhiều triết lý bán hàng "đi vào lòng người" khác mà bạn có thể chưa nghe ở đâu, nhưng trong Group PTDNV thì nói suốt. Những triết lý này không phải "từ trên trời" hay từ lý thuyết (chẳng có ở đâu dạy cả), mà được đúc kết từ thực tiễn, nên hãy trân trọng chúng, đừng coi thường!

Chúc các bạn thành công! ❤💚❤💕💚

Ptdnv

mỗi vật đều có 1 tính, nước thì nhạt, muối thì mặn - đề văn thi đại học tỉnh giang tô

VÀ ĐÂY LÀ BÀI LÀM ĐÃ ĐẠT ĐIỂM TUYỆT ĐỐI 150/150
-----
Thí sinh đạt điểm tuyệt đối đã đặt tựa đề:
"Củ cải nấu lên vẫn là củ cải, củ cải nướng thịt thì đã khác".
Tom là một cậu bé chăn cừu, cậu có một đàn cừu thuần màu trắng như một đám mây cực lớn. Chính vì thế Tom cực kì ghét con cừu đen duy nhất trong đàn, cậu luôn hăm he làm thịt nó.
Vào một ngày mùa đông nọ, trời đổ tuyết lớn, đàn cừu màu trắng lẫn trong nền tuyết làm Tom không cách nào tìm được. Cuối cùng nhờ con cừu đen duy nhất đó mà Tom tìm về được đàn cừu của mình.
Từ đây Tom hiểu được một đạo lý, thuần tuý cố nhiên rất đẹp, thế nhưng cộng sinh hài hoà lại càng tốt hơn.
Trên thực tế, mỗi vật đều có tính chất khác nhau, có vẻ đẹp khác nhau. Hổ dễ nổi nóng, khỉ hấp tấp, cừu hiền lành, động vật đã vậy, thực vật lại càng thú vị hơn, trên đời này không bao giờ có hai chiếc lá giống hệt nhau, cả những thứ cùng loại cũng không phải nhất thành bất biến huống chi là những vật khác nhau hoàn toàn.
Vật đã thế, con người càng thế...
Tả Truyền từng viết, tư tưởng con người không ai giống ai, mỗi người một vẻ. Mà tư tưởng thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào tính cách của người đó. Nếu muốn tôn trọng cái gọi là tư tưởng đó thì cần học cách khoan dung, đừng bao giờ vọng tưởng thống nhất tư tưởng, nó là điều phi lý.
Nhưng vấn đề là đã không cách nào thống nhất tư tưởng, vậy phải chung sống thế nào?
Có hai cách, một là tập hợp những người cùng chung chí hướng, những người cùng chung sở thích tập hợp với nhau, hình thành nên một quần thể có quan niệm chung.
Nhưng tiếc là chuyện này rất hiếm có, như củ cải nấu lên vẫn là củ cải, củ cải nướng thịt thì đã khác, làm sao có tư tưởng nào giống tư tưởng nào hoàn toàn.
Sự tham gia của nhiều tư tưởng giống mà khác nhau này còn phá vỡ sự cân bằng sản sinh ra biến hoá. Cát rơi vào miệng trai, thành trân châu quý giá, bụi trong hơi nước hoà thành mưa. Chính vì thế có một câu nói rất đúng rằng: "Người với người khác nhau, chưa chắc là chuyện xấu, chim diều không cần phải biến thành quạ mới có thể chung sống hoà bình."
Nói cách khác là mỗi người một vẻ, tức là hoà hợp.
Từ bản thể triết học mà nói, hoà hợp là quy luật vận hành của vạn vật. Lão Tử nói: "Vạn vật đều có âm có dương, cân bằng âm dương chính là hoà hợp."
Từ góc độ triết học mà nói, hoà hợp là cảnh giới cuối cùng mà con người theo đuổi. Lễ ký viết: "Những kẻ biết hoà hợp mới là kẻ làm chủ và đạt được cái đạo của thiên hạ". Hoà hợp tạo ra sự xây dựng, sản sinh, thuận tiện, thành công và thịnh vượng.
Từ góc độ phương pháp luận triết học thì hoà hợp là quy tắc làm người cơ bản. Luận ngữ viết: "Quân tử hoà hợp nhưng cũng khác nhau." Chỉ khi thuận theo quy tắc hoà hợp để diễn sinh phát triển thì mới có thể tồn tại lâu dài.
Từ góc độ sinh học thì cộng sinh là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trong hệ sinh thái. Hai loại sinh vật cùng giúp nhau tồn tại, thiếu một bên, bên còn lại cũng khó sống nổi. Như tảo và nấm cộng sinh, cá sấu cộng sinh với chim bắt sâu, bò tót cộng sinh với chim ăn ruồi bọ.
Hoà hợp mà khác biệt, cái quan trọng nhất là phải chấp nhận và dung nhập vạn vật, thứ hai là biết chọn lựa và sử dụng những thứ phù hợp với đặc tính tự thân để hoàn thiện chính mình. Cuối cùng là đặt mình trong nhiều hoàn cảnh, tập cho bản thân tính phóng khoáng lạc quan.
Dù là một chỉnh thể bền chắc như thép cũng phải có một thứ khác biệt để điều hoà. Không ít những công ty quốc tế luôn giữ vài người có ý kiến trái ngược nhau trong hội đồng quản trị, những người này sẽ luôn soi mói làm khó dễ các quyết định được hội đồng đưa ra, thế nhưng chỉ có vậy mới có thể thúc đẩy hội đồng đưa ra những quyết sách chính xác và đúng đắn nhất.
Từ Tiểu Bình từng nói: "Với những người gây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, trong nhóm có 3-4 người trung thành và 1 người luôn làm trái lại, chính là tổ hợp tuyệt vời nhất."
Đạo lý này rất đơn giản, kẻ làm trái lại ấy đóng vai người điều hoà, anh ta phản bác, đánh thức, thúc tiến người lãnh đạo, như chim gõ kiến trên cây, vừa là bác sĩ vừa là kẻ gây tai hoạ. Nhưng nó sẽ luôn luôn tồn tại song hành với bạn.
Vậy vấn đề mới lại sinh ra, dung hợp có làm mất đi bản chất của mình không? Hoà hợp, chỉ là điều hoà, không phải hoà tan rồi làm mất bản thân. Bạn có thể đứng ở Trung Quốc nhìn ra thế giới, cũng có thể đứng ngoài thế giới nhìn vào Trung Quốc, nhưng đầu tiên bạn phải là người Trung Quốc là dân tộc Trung Hoa, sau mới là thế giới.
Muối bỏ vào nước sinh thành nước muối. Nước muối bỏ thêm vịt cũng chỉ là nước muối vịt. Mặc cho bạn dung hoà vào quần thể thế nào, bạn cũng phải biết mình luôn là muối, mỗi thứ mỗi vẻ, trăm vẻ dung hoà!
Nguồn : Zhihu - Lostbird


5 yếu tố để viết content hay


5 yếu tố để viết content hay
Yêu công việc
Yêu công việc của mình 100 lần mới may ra khiến người khác yêu được một lần. Nếu bạn hờ hững với sản phẩm mình bán, content dù có thể đúng bài, nhưng sẽ vô hồn. Đọc bài viết dù có vụng về chút về ngôn ngữ nhưng viết thật, viết như trải lòng chắc chắn sẽ chạm hơn bài viết ngoài đúng kỹ thuật ra chẳng có chút dấu ấn cá nhân nào của người viết.
Hiểu sản phẩm
Phải hiểu, hiểu rất sâu về sản phẩm.
"vận tốc 96km/h, tiếng ồn lớn nhất trong xe Rolls-Royce phát ra từ chiếc đồng hồ điện tử". Để viết được 01 câu headline đắt khủng khiếp như vậy, ngài Ogilvy phải tìm hiểu rất kỹ, quan sát rất tinh tế lắm lắm.
"Ốc bulot sống tự nhiên trong môi trường nước lạnh vùng Đại Tây Dương. Bạn có thể bắt gặp ốc Bulot có xuất xứ từ Ireland, Anh, Canada, Hà Lan.… Nhưng có thể nói, ốc từ Normandy (Pháp) là ốc ngon nhất. Ốc tại đây chưa hẳn là mập nhất. Nhưng vị rất đặc trưng. Không như những vùng khác, thịt ốc thường có mùi nặng, vị hơi đắng. Ốc vùng Normandy, có thể do môi trường thiên nhiên ban tặng, mùi thịt thơm, ngọt đậm, bùi, giòn nhưng không cảm gíac xơ. Và đặc biệt là không có cát.".
Ben Food (phân phối ốc bulot Pháp) phải rất hiểu sản phẩm mới có những từ mang hương vị biển như vậy.
Kiến thức rộng
Content, về bản chất là mang tính giải trí & thông tin hữu ích (tất nhiên vì mục đích thương hiệu). Kiến thức về lịch sử, xã hội, văn học, âm nhạc, phim ảnh v.v… là những nguyên liệu làm nên một content hấp dẫn. Bạn không thể làm được một cốc cappuccino mê đắm khi thiếu hạt rang xay arabica thơm, sữa tươi chuẩn & một trí tưởng tượng lãng mạn khi tạo hình latte.
Tôi đã chứng kiến môt số bạn làm content một ngày bỗng dưng thấy chán. Họ không chán sao được khi viết đi viết lại về một sản phẩm với một phong cách giống nhau, với kiến thức hiểu biết nghèo nàn về thế giới bên ngoài sản phẩm. Một sản phẩm không bao giờ tồn tại một cách cô đơn mà không có mối liên hệ với thế giới xung quanh nó.
Ngôn ngữ là xiêm y của trí tuệ.
Tôi đang nói về ý thức của một người làm content & của một chủ doanh nghiệp về hai thứ tác động đến não phải & não trái của bất kỳ ai: cách họ nói/viết về sản phẩm & cách họ sử dụng hình ảnh một sản phẩm/doanh nghiệp của mình ra đại chúng.
Không phải ai cũng có năng khiếu viết, năng khiếu nói; và không phải ai cũng có thể chụp được một bức hình đẹp. Nhưng ý thức & cách tư duy về sử dụng ngôn ngữ & hình ảnh mới quyết định một content chất lượng.
"Làm sao ta có thể trách mắng người đã yêu quý Paris con trai ta. Cho dù tình yêu đó có thể đánh đổi bằng quốc gia của ta". Vua Priam đã trả lời Helen (công chúa Hy Lạp) như vậy khi nàng tỏ ra ân hận vì đã gây ra cuộc chiến đầu rơi máu chảy kinh hoàng giữa người Hy Lạp và thành Troy. Một câu nói quá hay mô tả chân dung vua Priam là người như thế nào.
Tư duy đúng về viết content, không phải viết quảng cáo.
Tại sao một copywriter có năng khiếu ngôn ngữ nhưng viết content không hiệu quả? Một trong những lý do phổ biến là viết bài content nhưng tư duy như một người rao bán hàng rong. Nếu cần bán hàng ngay tức thì và trực tiếp, tốt nhất viết quảng cáo bán hàng truyền thống. Vẫn là một cách viết. Nhưng tư duy viết quảng cáo khác viết content. Rất khác.
Thực hành các mantra này một cách thường xuyên, nhất quán & tự nhiên như hơi thở hàng ngày. Đơn giản thế thôi.
BrandSon
Interloka Brand Strategy

Các câu hỏi phỏng vấn kinh điển bạn hay gặp phải:

Các câu hỏi phỏng vấn kinh điển bạn hay gặp phải:
1️⃣. Hãy giới thiệu về bản thân em?
⛔️Bỏ 5 câu giới thiệu kinh điển: I am from, there are 4 members in my family, I graduate from abc university, I am maried and have 1 kid.
✅. Nhấn mạnh bạn có bao nhiêu năm kinh nghiệm tại vị trí phỏng vấn đó là lý do bạn tự tin ứng tuyển
✅. Trong quá trình đi làm bạn có những thành tích nổi trội gì
✅. Bạn là người thế nào (vui vẻ, hoà đồng hay nghiêm nghị, không thích bông đùa…)
2️⃣. Hãy kể một câu chuyện mà em thể hiện được những điểm mạnh của em?
Gặp câu hỏi này, các bạn đừng liệt kê các điểm mạnh trước. Hãy đảm bảo chúng ta biết rõ điểm mạnh của chúng ta và dĩ nhiên trong một thời gian ngắn để nghĩ ra một câu chuyện để kể thì rất là thử thách.
3️⃣. Tại sao em lại nhảy việc nhiều trong vòng 3 năm qua (dành cho những người đam mê nhảy việc giống ác min)?
✅. Nếu nhảy việc do sếp thì nên tập trung vào tìm kiếm một người quản lý mà họ ghi nhận thành tích, định hướng cho mình cho nấc thang sự nghiệp tiếp theo. Đội ngũ là yếu tố quyết định sự gắn kết vì không làm cùng nhau, bạn cố gắng thế nào cũng không cải thiện được kết quả của bộ phận. ⛔️ đừng nói xấu sếp, đừng nói sếp tiêu cực hoặc phê phán năng lực lãnh đạo…vì như thế NTD sẽ không đánh giá cao tinh thần cầu thị của các bạn.
✅. Công ty tái cấu trúc: tốc độ phát triển nhanh đòi hỏi các ông chủ thay đổi tầm nhìn và kế hoạch kinh doanh. Tại thời điểm phát sinh họ cần vị trí đó nhưng sau đó thay đổi và đặt mình vào tình thế ở lại hay ra đi. Hãy cho NTD thấy bạn thích nghi rất cao và không ngại từ bỏ để tìm sự phù hợp vì lúc nào bạn cũng sẵn sàng.
⛔️. Tuyệt nói đừng nêu lên lý do nghỉ việc vì muốn "tìm một môi trường chuyên nghiệp". Khi bạn nói lên điều này, NTD đã nghi ngờ sự chuyên nghiệp của các bạn rồi.
4️⃣. Hãy kể về một sai lầm của bạn trong quá khứ và bạn học được gì từ sai lầm đó.
⛔️. Bạn sẽ bị bất ngờ bởi câu này rồi sẽ lúng túng trả lời: em không có sai lầm‼️. Đó đích thị là sai lầm.
✅. Không cần lỗi lầm gì to tác chỉ cần một việc mà bạn cảm thấy hối tiếc và nếu bạn có cơ hội được làm lại bạn sẽ làm thế nào. Những lỗi lầm có thể là sự bồng bột của tuổi trẻ, hiểu lầm với bạn bè, không nghe lời bố mẹ hoặc là sự cẩu thả trong công việc dẫn đến hậu quả….
✅. Thông qua câu hỏi này, NTD chỉ muốn thấy thái độ và cách nhìn nhận vấn đề. Bạn có phải là người luôn có tinh thần cải tiến không chứ câu trả lời của bạn sẽ không bị đánh giá là đúng hay sai. Đừng lo.

Sunday, June 27, 2021

TỬ HUYỆT - MÔ HÌNH KINH DOANH

TỬ HUYỆT - MÔ HÌNH KINH DOANH
---------
Không có con người nào là hoàn hảo.
Thì cũng không có mô hình kinh doanh nào là không tồn tại tử huyệt.
Và với những bạn trẻ mới chập chững khởi sự kinh doanh, lại càng phải chú ý về tử huyệt của mô hình mà mình đang làm.
1 - Tử Huyệt Về Tài Chính.
Có những ngành nghề.
Có những mô hình kinh doanh.
Tồn tại rất nhiều tử huyệt về tài chính.
Xuất phát từ đặc thù của ngành nghề.
Ví Dụ như công nợ rất dài, hoặc sản xuất trước, nhận hàng thanh toán sau, chi phí vận hành lớn dẫn đến lợi nhuận trên 1 SP rất thấp, chi phí hư hao hạ tầng cố định nhiều và nhanh,..  đều tiềm ẩn nhiều rủi rõ cho các bạn trẻ khởi nghiệp. Nếu không giỏi về tài chính và có đội ngũ kế toán theo sát, bạn rất dễ lâm vào cảnh nợ nần.
Mọi người còn nhớ case công ty giao nhận GNN bị lâm vào nợ nần và CEO đi cướp ngân hàng không. Ngành logistics có tử huyệt ở nhóm này đấy.  Hạ tầng đầu tư khủng, quỹ lương cao vì nhân công nhiều, chi phí vận hành thì cao, lợi nhuận trên 1 chuyến ship hàng thấp cho mấy shop, vậy thì ai giải bài toán sản lượng và tối ưu vận hành về kho bãi thì sống, không thì chết, vậy thôi.
2 - Tử Huyệt Về Trải Nghiệm
Có những ngành bạn làm
Bạn sẽ cảm giác chúng ta có thêm nhiều bà mẹ, ông cố nội. Yes, họ đòi hỏi chúng ta phục vụ, biết cười, Leo lên đầu ta ngồi luôn. Nhưng ta vẫn ráng vui vẻ, không là mất khách ngày.
Đó là những ngành mà thành hay bại đều nằm ở trải nghiệm, như cafe, nhà hàng, khách sạn, spa, massage, resort,...
Vậy nếu bạn đi vào kinh doanh những ngành này thì 2 việc quản trọng:
- Thiết kế bản đồ trải nghiệm khách hàng.
- Quản lý trải nghiệm khách hàng
Là 2 việc vô cùng quan trọng.
1 Khách hài lòng, họ có thể đến chỗ bạn cả một thời gian rất dài cho tới khi chính bạn làm họ phật lòng mà thôi.
Vì hầu hết ngành dịch vụ khách hàng này chỉ phục vụ khách ở địa phương, và trải nghiệm là tử huyệt, nên nhiều bạn trẻ đã chết ngay từ lúc khai trương đó chuẩn bị không kỹ. Hậu quả là sau đợt khai trương, dân khu đó không ai muốn đến nữa vì những trải nghiệm tồi tệ họ nhận được trong tháng đầu khai trương. Đây là lý do nhiều bạn mở spa, cafe, nhà hàng rất đông tháng đầu tiên, rồi ế dần vào các tháng tiếp theo mà không hiểu lý do vì sao.
Những điểm chạm (touch point) giữa công ty và khách hàng ở ngành này rất nhạy cảm. Chỉ cần 1 lần nhân viên bạn không vui vẻ, nói năng cọc cằn với khách, bạn đã có thể mất đi 1 vị khách quen vài năm.
3 - Tử Huyệt Về Chuỗi Cung Ứng
Có những ngành nghề, luôn bị khán hiếm nguyên vật liệu đầu vào, giá cả nhập vào thì lên xuống thất thường. Từ đó, business của bạn bị nhiều hệ lụy: giá không bình ổn, hàng hoá không ổn định, giá khó cạnh tranh, ... Mất khách là chuyện sớm muộn.
Có những ngành, để vận hành được, bạn còn phải sở hữu cả 1 network lớn mới triển khai được, và đó là tử huyệt, vì bạn hoàn toàn có thể bị đối tác quay lưng, không biết được.  
Như mấy vụ nhà nông lên kêu giải cứu nông sản cũng từ sự yếu kém trong việc xây dựng mạng lưới tiêu thụ, chỉ biết lệ thuộc chợ đầu mối. Giờ dịch covid, chợ bị đóng, thế là lên mạng kêu gọi giúp đỡ ầm cả lên.
4 - Tử huyệt về bán hàng
Có những ngành sản xuất sản phẩm quá đặc thù, như máy móc công nghiệp B2B. Thì năng lực bán hàng của đội ngũ và mối quan hệ người chủ chính là tử huyệt công tỷ.
Anh em công ty có trình độ cao, giỏi kỹ thuật về SP, kỹ năng sales tốt, công ty có tài liệu sales kit đầu tư chuyên nghiệp, quy trình CSKH kết hợp phần mềm CRM thì còn hy vọng.
Còn ngược lại, công ty khả năng cao là không thể bán được hàng, có chăng chỉ mỗi ông chủ là bán được mà thôi, nhưng cũng chỉ xoay quanh mối quan hệ bạn bè trước đó.
Vậy nếu bạn kinh doanh SP đặc thù.
Khả năng cao tử huyệt nằm ở khâu bán hàng.
Trên đây chỉ là vài gợi ý của mình.
Cuối cùng, chính bạn, phải biết rõ đứa con của mình có điểm yếu cố hữu nằm ở đâu và cách giải quyết cho nó là gì. Không ai làm thay bạn được.
Tử huyệt mãi không mất đi
Chỉ là chúng ta có chịu đưa ra giải pháp gì hay không để cải tiến mà thôi. Bạn có thân mỗi ngày thì ông trời đâu giúp bạn được.
Nhiều người suốt ngày cứ than, dù là CEO
Làm ngành này nợ dữ quá.
Làm ngành này khó bán quá.
Làm ngành này khách khó chịu quá.
.... Đủ kiểu bệnh than
Than vậy thì được gì, ngoài mấy icon khóc mà bạn bè ấn trên status cho mình, chưa kể đứa nào ghét, nó còn ấn icon haha, hết
Cảm ơn anh/chị/em đã đọc.
Chúc anh/chị/em vạn sự hạnh thông.
---------
Những bài viết của mình là trải nghiệm từ cá nhân của mình 100%, nó không đại diện cho đa số, nó chỉ là đúc kết từ những công ty mà mình làm chủ, ở những ngành mình kinh doanh. Người đọc chỉ tham khảo thêm là chính.
---------
- Tác Giả: Nguyễn Tuấn Hùng -
#hungnanado_sharing

NHÌN GROUP PTDNV ĐỂ HIỂU VỀ DOANH NGHIỆP CỦA BẠN

NHÌN GROUP PTDNV ĐỂ HIỂU VỀ DOANH NGHIỆP CỦA BẠN
Bạn lập một Group trên Fb. Bạn là sáng lập viên. Tương tự như sáng lập viên (founder) của một doanh nghiệp, bạn phải trao cho nó một SỨ MỆNH (mission), hướng nó đến một VIỄN CẢNH hay tầm nhìn (vision), tạo dựng nền móng cho nó bằng một HỆ GIÁ TRỊ CỐT LÕI (core values); và vận hành nó theo một TRIẾT LÝ hoạt động nào đó (business philosophy).
Tất cả những gì tôi đã, đang, và sẽ làm cho Group PTDNV (một nhóm FB) có thể cách đây 6 năm chưa có ai từng làm, và cũng chẳng ai quan tâm. Tuy vậy, mọi người đừng nên coi thường, và đừng nghĩ rằng đó là những thứ "trên trời", không giúp ích gì cho tổ chức hay doanh nghiệp. Thực tế, những gì tôi làm cho Group PTDNV, và cả những bài viết về Group, nếu ai chịu khó quan sát, đều có thể áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ, nếu chủ doanh nghiệp thực sự có MONG MUỐN tạo dựng và phát triển một doanh nghiệp BỀN VỮNG, trường tồn theo thời gian (Group tuy chỉ mới ra đời 6 năm, nhưng những gì nó làm được đúc kết từ những thương hiệu có tuổi đời hàng trăm năm tuổi. Và tôi nói "mong muốn" chứ không nói chắc chắn. Ít nhất, ta phải có mong muốn, còn có bền vững được hay không, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác…)
Tất cả những thứ mà bạn nghe về Group PTDNV, nghe đến phát chán, và tôi vẫn còn tiếp tục nhắc hoài, là những thứ mà không phải doanh nghiệp Việt nào cũng có. Tôi nhắc đi, nhắc lại có thể hàng trăm lần, cả online và offline, nhưng mấy ai thấu hiểu, và mấy ai áp dụng? Vì sao tôi liên tục nhắc? Có ba lý do chính:
1. Tôi buộc phải nhắc, như là một cách thức truyền thông của tổ chức (hay thương hiệu) PTDNV cho các thành viên cũ và mới hiểu. Từ HIỂU mới đến THÔNG; từ thông mới đến CẢM (thiện cảm); và từ cảm mới đến TÌNH (tình yêu). Và từ tình mới đến NGUYỆN -  tự nguyện làm sứ giả, góp phần làm cho nó lan tỏa. Những thương hiệu lớn cũng thường làm vậy mà!
2. Tôi bị ràng buộc bởi quy định cấm quảng cáo của Group, không thể dùng một doanh nghiệp hay thương hiệu SPDV cụ thể nào khác để làm ví dụ mà giải thích về cách thức xây dựng và truyền thông tuyên ngôn doanh nghiệp, về hoạch định chiến lược kinh doanh, mô hình kinh doanh, chiến lược thương hiệu, chiến lược truyền thông; về brandkey… Tôi phải dùng chính cách thức xây dựng, vận hành Group PTDNV để làm ví dụ (vừa dễ hiểu, vừa không vi phạm).
3. Tôi tin, các doanh nghiệp, dù mới thành lập nhỏ xíu hay đã là tập đoàn, đều cần xây dựng những thứ này. Chúng là kim chỉ nam, là định hướng, là nền tảng cho mọi hoạt động của doanh nghiệp – từ chiến lược, mô hình, cơ cấu, nhân lực, hệ thống quản lý, đến các hoạt động marketing, bán hàng, sản xuất, tài chính, cung ứng, nhân sự…
Bạn có thể đi xa, tìm kiếm nhiều thứ khác, nơi khác để học. Chắc chắn rồi! Nhưng nếu bạn lười tìm kiếm, lười đi xa, hãy cứ đọc bài, nghe kỹ những câu chuyện và những bước đi của Group PTDNV, bạn có thể tham khảo được nhiều điều thú vị để áp dụng cho chính doanh nghiệp của bạn.
Hãy thử làm một bảng so sánh, một bên là DN của bạn, bên kia là Group này; thứ gì có, thứ gì không; thứ đã có, thì giống gì, khác  gì, tại sao giống, tại sao khác, giờ nên làm gì…, bạn sẽ rút ra được nhiều điều thú vị. Tin tôi không?

ĐỪNG COI THƯỜNG HAI TỪ "PHÙ HỢP"!

ĐỪNG COI THƯỜNG HAI TỪ "PHÙ HỢP"!
Tôi hay dùng 2 từ PHÙ HỢP để nói về nhiều thứ. Bạn bè phù hợp, nhân viên phù hợp, chất lượng phù hợp... Nhiều người tham gia và gắn bó với Group này từ rất lâu đến tận bây giờ cũng là vì 2 từ PHÙ HỢP.
Tiếng Anh có câu "'Birds of a feather flock together", tạm dịch là "Chim cùng loài sẽ bay cùng nhau". Tiếng Việt thì có câu "Nam châm chỉ hút sắt" hay "Người cùng hệ sẽ hút nhau". Hệ ở đây là hệ GIÁ TRỊ CỐT LÕI, thứ mà người ta coi trọng và không dễ dàng đánh đổi.
Hệ giá trị cốt lõi đóng vai trò như một bộ lọc tuần hoàn. Nó liên tục sàng lọc không mệt mỏi trong cuộc đời bạn. Người cùng hệ sẽ đến, người khác hệ sẽ chia tay. Không có tốt/xấu hay đúng/sai, chỉ là phù hợp hay không phù hợp.
6 năm qua, những người cùng hệ (tương đồng về các giá trị cốt lõi) vẫn gắn bó với Group PTDNV, dù có lúc quá bận rộn nên không sinh hoạt hay tạm chia tay rồi quay về. Những người không phù hợp thì đi tìm nơi khác phù hợp với họ
Jim Collins, tác giả của những cuốn sách nổi tiếng viết về những công ty vĩ đại và trường tồn đã phát hiện ra ở những công ty này: "Con người không phải là tài sản quan trọng của tổ chức; chỉ CON NGƯỜI PHÙ HỢP mới là tài sản quan trọng của tổ chức". Và ông cũng khuyên các doanh nghiệp là hãy mời những người phù hợp lên xe (doanh nghiệp), và mời những người không phù hợp xuống xe, rồi hãy đi.  Người phù hợp đi cùng bạn, khi gặp khó khăn, họ vẫn sẽ ở bên bạn. Người không phù hợp sẽ rời bỏ bạn khi bạn gặp khó khăn.
Ở Group PTDNV, chúng tôi cũng thấy rất rõ điều này. Bao nhiêu năm qua, mỗi khi Group gặp khó khăn, dù sướng, khổ, vui buồn, dù yêu thương hay hờn giận, những người cùng hệ vẫn luôn kề vai, sát cánh chia sẻ khó khăn cùng chúng tôi đến tận bây giờ.
Ở doanh nghiệp của bạn cũng vậy, hãy chọn người PHÙ HỢP.  Riêng với nhân sự chủ chốt và bạn đồng hành, với các cổ đông tham gia khởi nghiệp và các dự án quan trọng, hãy chọn người phù hợp hệ giá trị cốt lõi.
Đừng chọn người khác hệ rồi cố thay đổi họ. Điều này là vô cùng khó, nếu không muốn nói là KHÔNG THỂ. Tôi đã thử nhiều lần, và tự kết luận là không thể! Bạn thì sao?

Bill gates & warren

Một giảng viên tài chính đã trò chuyện với nhiều sinh viên tại một buổi giao lưu như sau:

- Sinh viên hỏi: "Thưa thầy, em muốn được thành công như Bill Gates thì phải làm thế nào?"

- Giảng viên hỏi lại: "Em có biết ông ấy thành lập công ty nào không?"

- Sinh viên: "Em biết, đó là Microsoft ạ."

- Giảng viên: "Vậy em có biết Bill Gates đã học trường nào không?"

- Sinh viên: "Ông ấy từng học Harvard, nhưng đã bỏ học giữa chừng. Cho nên người có năng lực thì không nhất thiết phải học đại học nữa đúng không thầy?"

- Giảng viên: "Vậy em có biết ai là người hợp tác đầu tiên với Bill Gates hay không?

- Sinh viên: "Dạ... "

- Giảng viên: "Là IBM. Em có biết tại sao IBM hợp tác với một công ty nhỏ bé vừa thành lập hay không? Vì mẹ của Bill Gates là Chủ tịch ủy ban điều hành United Way toàn quốc, người đã trực tiếp giới thiệu con trai với Giám đốc IBM."

Sau khi bạn sinh viên đó ngồi xuống suy ngẫm, một người khác lại đứng lên hỏi giảng viên nọ rằng:

- "Thưa thấy, vậy còn Warren Buffett thì sao ạ?"

- Giảng viên cười: "Em có biết tỷ phú Buffett bắt đầu đầu tư chứng khoán từ năm bao nhiêu tuổi không?"

- Sinh viên: "Là 11 tuổi ạ."

- Giảng viên: "Đúng thế, vậy em nghĩ tại sao một đứa trẻ 11 tuổi có thể mua cổ phiếu ở sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ?"

- Sinh viên: "Dạ... "

- Giảng viên: "Đó là bởi vì cha ông ấy là thượng nghị sĩ Hoa Kỳ."

Nguồn: Đặng Xuân Quyết
_____________________________

P/s: Nếu không có chỗ dựa thì nhất định phải tự cố gắng. Đầu tư cho giáo dục chưa bao giờ là sai lầm cả.

Saturday, June 26, 2021

BÀI TÂY, NGHỀ NHÂN SỰ & KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO !

BÀI TÂY, NGHỀ NHÂN SỰ & KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO !
1. Bài đã chia ra thì không thể đổi được, xấu tốt gì cũng phải chơi. Đứa cầm bài xấu nhất mà vẫn thắng là do nó có khả năng kiểm soát cảm xúc và diễn kịch xuất sắc.
=> Chúng ta không thay đổi được vận đen hay những rủi ro bất chợt nhưng chúng ta có thể thay đổi được cách nhìn nhận vấn đề. Khi nghĩ tích cực, đầu óc chúng ta sẽ sáng suốt hơn nên khả năng chuyển bại thành thắng sẽ cao hơn.
2. Lúc bắt đầu chơi chúng ta thường đặt tiền nhỏ nhưng chơi một hồi thì tiền đặt ngày càng lớn do thắng thì hưng phấn và muốn ăn thêm, thua thì cay cú và muốn gỡ. Đây là lý do hầu hết con bạc lên đường mạnh giỏi trong các xới bạc, chỉ có chủ sòng là người thắng cuối cùng.
=> Gặp vận đỏ liên tục dễ làm chúng ta sinh ra tự mãn và cho rằng mình giỏi nhất; gặp vận đen liên tục dễ làm chúng ta tự ti hoặc quẫn trí. Khi không biết kiểm soát cảm xúc thì dù đang đỏ hay đen, sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ lãnh đủ.
3. Nếu chơi bài tiến lên người ta mong cầm nhiều Heo, nếu chơi xì dzách người ta lại muốn cặp xì, nhưng chơi bài cào thì 3 cái hình (J-Q-K) lại ngon nhất.  Bài mạnh hay yếu không chỉ do bản thân của nó mà còn phụ thuộc vào luật chơi.
=> Khuyết điểm của bạn có thể trở thành ưu điểm được nhiều người mơ ước nếu bạn biết đặt bản thân mình vào đúng chỗ. Vậy nên thay vì đi so sánh với người khác rồi tự ti, hãy soi lại bản thân coi đâu là điểm mình mạnh nhất rồi tìm cách phát huy thì hơn.
4. Nếu nhìn thấy bài của người khác thì xác xuất thắng của bạn gần như là tuyệt đối, trừ khi bạn chơi quá tệ hoặc bài của bạn quá nát.
=> Thay vì đoán già đoán non hoặc giả định dựa trên kinh nghiệm cũ của mình, hãy nghiên cứu thật kỹ để hiểu rõ ứng viên muốn cái gì mà thả thính cho đúng. Cứ cắm cải thiện Employee Branding mà không hiểu gì hoặc hiểu sai về thị trường, về ứng viên thì không bao giờ hút được người.
5. Mặc váy ngắn, ngồi bệt trước mặt thằng chia bài, mở bớt nút áo, thỉnh thoảng duỗi chân, nghiêng người thì xác suất thắng hoặc chơi ăn gian thành công sẽ cao hơn đáng kể vì thằng chả bận nhìn chỗ khác và mất tập trung rồi.
=> Đánh trực tiếp không lại thì hãy tung hỏa mù để làm rối trí đối thủ. Nhiều lúc không cần làm gì sau đó nữa thì đối thủ cũng tự phá nát team và để người giỏi qua làm việc cho bạn.
6. Sau khi kết thúc cuộc vui, thế nào cũng có một thằng cười to nhất và một thằng khóc lớn.
=> Tiền không tự sinh ra và mất đi, nó chỉ chuyển từ túi thằng ngu sang thằng khôn hoặc thằng đen sang thằng đỏ. Nếu bạn không chắc mình có thể gặp may suốt đời, hãy nỗ lực để khôn hơn mỗi ngày chứ đừng tự mãn.
7. Những đứa dằng non hoặc bị quắt sau khi bọt bài xì dzách lúc nào thể hiện tự tin, miệng thì bô bô "hên quá, rút ngay lá bài đúng ý" để lừa nhà cái. Chỉ có bọn non nớt mới thể hiện nỗi buồn ra mặt.
=> Không mấy ai nghỉ việc chia sẻ cho bạn lý do thật, Exit Interview gần như không có tác dụng là vì thế. Hãy thực hiện Stay interview thay vì đợi nước đến chân mới nhảy.
8. Bạn không thể trở thành thần bài khi chỉ nhìn người khác chơi bài được. Phải nhảy vô chơi, tự trả giá cho những lần ngu muội vì mất kiểm soát cảm xúc và không bỏ cuộc thì mới mong chơi giỏi được.
=> Lý thuyết "đúng" chỉ giúp bạn có nền tảng ban đầu tốt, nhưng chỉ có thực hành, dám sai và dám sửa thì mới mong thành kẻ thắng cuộc. Đừng chỉ mới biết lý thuyết suông đã cho rằng mình ngon, ra ngoài thuyết giáo, múa lửa, chém gió, tư vấn doanh nghiệp,...thế nào cũng té sấp mặt.
9. Bọn non nớt cầm tứ quý thấy người ta thả heo là cười hô hố rồi xả hàng ra ngay, bọn nó không biết người ta cầm hàng to hơn chờ chặt chồng lên. Bọn non nớt thấy nhà cái thua vài ván là bắt đầu tham lam đặt tiền lớn, bọn nó không biết nhà cái đang thả con tép để bắt con tôm.
=> Bạn đừng buồn khi thấy nhiều đứa làm bậy, đối xử không ra gì với đồng nghiệp mà vẫn được sếp cưng và ưu ái. Tụi nó chắc chắn đang làm "Tốt thí" cho kế hoạch lớn hơn mà không hề hay biết. Chỉ có sếp quá ngu hoặc quá thích nghe lời ngon ngọt của nịnh thần mới nuông chiều tụi này vô cớ vậy thôi, mà sếp vậy không nhiều đâu.
10. Thằng kia vừa đặt cược lớn, vừa bị chia bài xấu mà không muốn thua nên đã nhá máy để mẹ biết được mình đang ngồi trong xới bạc cùng đám anh em họ ở nhà dưới. Bà mẹ vốn ghét bài bạc nên đã xuống nhà chửi um sùm, tịch thu bộ bài ngay lập tức, thế là cả đám hết chơi và thằng đó thì thoát nạn.
=> Khi bạn ở thế yếu thì đừng chơi ngu mà đối đầu trực tiếp với đối thủ. Hãy tận dụng tay trong, hoặc xây dựng lợi thế cạnh tranh thật lớn để có cơ hội giành chiến thắng. Trong tuyển dụng, đừng có đú theo công ty giàu hơn và hy vọng ứng viên sẽ về với mình. Hãy tạo lợi thế cạnh tranh thay vì chạy đua lương thưởng.
11. Sau khi kết thúc cuộc chơi, 10 đứa chơi thì hết 9 đứa than bị thua, 1 đứa kêu hòa vốn. Ủa, vậy thì cuối cùng đứa nào thắng ?
=> Hãy giữ kín tiếng, chớ nên khoe mẽ dù kiếm nhiều tiền, trừ khi cần kêu gọi vốn đầu tư, cần IPO. Thấy mấy thằng khoe vòng vàng lung tung, thích chơi trội bị tóm hết rồi không ? Chả ai quan tâm bạn kiếm bao nhiêu trừ đám hút máu và muốn hại bạn đâu. Bớt tự sướng rồi đi khoe lương thưởng lung tung, không phải ai cũng vui mừng cho thành tích của bạn đâu, bọn gato thì nhiều lắm.
12. Vay tiền trong sòng bạc rất dễ, rất nhanh, tất nhiên là với lãi suất rất cao. Nhiều người đã sập cái bẫy này và tan gia bại sản chỉ vì lời cổ vũ đường mật của bọn cho vay nặng lãi.
=> Không phải lời cổ vũ nào cũng tốt, không phải lời khuyên nào cũng đúng. Hãy tỉnh táo, đừng thấy người ta khen là mụ mị hết cả người. Hãy biết mình ở đâu, mình là ai trên thị trường. Ảo tưởng sức mạnh là một trong những lý do khiến rất nhiều người thất nghiệp.
Tái bút,
Thợ sửa ống nước kiêm tổ chức bài bạc. Ý lộn, kiêm tổ chức Team Building để Building Team.

Ma túy - cty đông ấn, đông dương

Chào mừng TSV qua cơn hoạn nạn, trâu lại về hợp phố. Sử nhé, không đụng vào drama, không Tiên lũ, không thần y, không Hằng cc (cuồn cuộn), dcm thằng nào ri-bọt.

Ai bán mai thúy? 

Nếu như ngày nay Amazon, Google hay Apple...được coi như những công ty đa quốc gia đầy quyền lực thì cách đây 400 năm có một công ty như vậy đó là trường hợp công ty Đông Ấn thần thánh của người Anh. Công ty này thành lập năm 1600 bởi nữ hoàng Elisabeth 1 dưới hình thức công ty cổ phần. Vào thời điểm đó mỗi cường quốc đều có một công ty Đông Ấn của riêng mình để làm ăn với các nước phía Đông (Ấn Độ, Trung Quốc...) nhưng nước Anh tiến hành công nghiệp hóa sớm và vượt lên, các công ty Đông Ấn của người Hà Lan và Pháp đành chịu nhì vì không cạnh tranh nổi với sức mạnh của hải quân Hoàng Gia Anh. Từ chỗ là một công ty hưởng quy chế độc quyền thương mại và nộp thuế cho Hoàng Gia, Đông Ấn còn được lập đội quân riêng hoạt động như một nhà nước trong nhà nước, vào thời hoàng kim nó chiếm cả Ấn Độ, đại diện công ty ở Ấn tương đương chức phó vương, đại diện cho nữ Hoàng. 
Lan man quá, vào việc chính. Anh em biết rồi nhỉ, Cty Đông Ấn buôn đâu lãi đó trừ với người THTT, buôn với người Hoa ae Anh thất thế quá hay bây giờ gọi là nhập siêu giống người ae Hoa Kì bây giờ với Trung Quốc vậy. Để đảo ngược cán cân đó họ bèn đem thuốc phiên bên Ấn chở sang TH bán, người TH đ.éo ưng và đốt bỏ thế là xảy ra hai cuộc chiến tranh thuốc phiện, liên quân bát quốc nhảy vào hdtt nhà Thanh buộc Từ Hy Thái Hậu mở cửa cho ae Tây lông bán cơm đen công khai thu lời bạc vạn...Mối hận này vẫn được ae TH nung nấu và trả thù mỗi khi có dịp. 
Xứ Đông Dương: Sau hiệp định Thiên Tân Pháp- Thanh phân chia biên giới đến trước chiến tranh thế giới thứ 2 thì thuốc phiện chính là nguồn thu chính của liên bang Đông Dương. Cao điểm nó chiếm 1/4 tổng thu ngân sách. Người Vân Nam hay ae Mông tộc trồng phiện thì phà ơi ngon quá, hút phê phê là (đấy là sách nói thế biết đéo đâu hehe). Mọi chuyện xoay chiều từ quãng 1950 khi ae Việt Minh hoạt động mạnh trên mạn ngược đẩy ae Pháp vào thế khó, nguồn cung phiện bị chặn lại (ae Việt Minh cũng buôn để làm kinh tài chứ đâu có ngu hehe). Được sự giúp đỡ của CIA, phòng nhì (tình báo quân đội hải ngoại Pháp) lập ra chiến dịch tối mật kêu là Chiến dịch X:
Đội đặc nhiệm của lực lượng không vận hỗn hợp (GCMA) tuyển mộ những lính tinh nhuệ người Mông và người Thái tham gia vào việc vận chuyển thuốc phiện từ Tây Bắc tập kết sang Lào. Từ Lào hàng được đưa bằng nhiều cách về Sài Gòn mà đầu mối tiêu thụ chính là Bảy Viễn- tướng Lê Văn Viễn em kết nghĩa của quốc trưởng Bảo Đại. Viễn nắm sòng bài Đại Thế giới và các tiệm hút sách ở Chợ Lớn. Tiền được chia cho các bên: Li Fung người Mông (sau năm 75 tham gia chính phủ liên hiệp Lào với chức bộ trưởng thông tin và bị cán bộ bế đi cải tạo và chết ở trại Hủa Phăn), Phòng nhì và Bảy Viễn. 
Sau khi ngài Ngô Đình Diệm đập sml Bảy Viễn, đẩy Bảo Đại đi, đóng cửa Đại Thế Giới những tưởng miền Nam từ nay sẽ không còn cảnh hút sách nữa nhưng mà NO, hehe, cỗ máy kiếm tiền không một ngày ngơi nghỉ, nó vẫn phải đều đặn, đều đặn đong xèng cho các ông chủ mới: Bộ máy mật vụ nhà họ Ngô và những tay mafia quốc tế từ đường dây mang tính toàn cầu French Connection. 
Đây là đường dây buôn heroin xuyên quốc tế lớn nhất trong lịch sử. Có lẽ nó đi tiên phong trong cái ngày nay người ta quen mồm gọi là phân công sản xuất thời toàn cầu hóa: Thuốc phiện được đưa từ Tam giác Vàng, Ấn hay Syria tập kết về cảng Mác-Xây miền nam nước Pháp. Ở đây các "xưởng bào chế dược phẩm" của gia đình mafia Carbone gốc đảo Corse cho ra loại heroin tinh khiết nhất rồi "xuất khẩu" sang Mỹ với sự giúp đỡ của Lucky Luciano - Lucky là trùm mafia Mỹ ở New york bị Mỹ trục xuất về Ý. Tuy ở Napoli, Luky vẫn quán xuyến công việc làm ăn và việc đưa heroin từ các cảng Pháp- Ý vào Mỹ đã đem lại món lời khổng lồ cho các tập đoàn mafia với sự tiếp tay của chính phủ nhiều nước. Do sức ép của Mỹ, Pháp đã phải làm mạnh tay và đường dây này bị bóc vào năm 1974- một năm trước khi chiến tranh Vn kết thúc. Kể từ khi chính thức được biết đến vào năm 1937, tổng cộng nó tồn tại 37 năm.
Hàng năm người Mỹ phải chi hàng tỉ đô la để chống ma túy nhưng cocain, heroin, ma túy tổng hợp.. vẫn âm thầm thâm nhập từ khắp các ngả đặc biệt từ Nam Mỹ, Trung Mỹ cung cấp cho hàng trăm ngàn con nghiện với sự tiếp tay, hay bảo kê của nhiều chính phủ mất nết hehe. Cuộc chiến ma túy theo đó dĩ nhiên never finish. 
Ảnh đỡ trôi bài: cây anh túc này do mấy thầy tu gần chỗ kẻ hèn này ở trồng làm cảnh, thi thoảng vào đi dạo ngắm hoa thôi kcgđ.



Friday, June 25, 2021

“CHÚNG TA BIẾT RẤT ÍT VỀ NHỮNG ĐIỀU CHÚNG TA BIẾT VÀ CHÚNG TA KHÔNG BIẾT RẤT NHIỀU ĐIỀU CHÚNG TA KHÔNG BIẾT MÌNH KHÔNG BIẾT”

"CHÚNG TA BIẾT RẤT ÍT VỀ NHỮNG ĐIỀU CHÚNG TA BIẾT VÀ CHÚNG TA KHÔNG BIẾT RẤT NHIỀU ĐIỀU CHÚNG TA KHÔNG BIẾT MÌNH KHÔNG BIẾT"
Tại sao có người tự tin "quá đà" khi mới biết chút kiến thức hơn dân nghiệp dư?
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, chúng ta cũng từng gặp những người tự tin "quá đà" khi mới biết chút kiến thức hơn dân nghiệp dư. Đó cũng chính là những người ảo tưởng nhất về bản thân và rất dễ đưa mình vào hiểm nguy.
Thật chẳng lạ gì khi chúng ta có những người bạn tự tin "quá đà" khi mới biết chút kiến thức hơn dân nghiệp dư. Vậy nguyên nhân do đâu?
Đồ thị thể hiện sự biến đổi trong độ tự tin của mỗi người
- Đầu tiên, họ chẳng biết gì cả, và hiển nhiên họ cũng tự hiểu rằng mình kém. Một người mới chơi poker thời gian đầu sẽ như vậy, rụt rè, vừa đánh vừa nhìn quanh để học hỏi, về nhà có khi còn bật youtube lên tìm xem Phil Ivey hoặc Tom Dwan chơi
- Được một thời gian, tiến bộ một chút, đạt được chút thành công, họ bỗng nghĩ họ cực kỳ giỏi. Đây là những người chơi poker từ 1 đến vài năm, ăn được nhiều tiền khi cash game với gà hoặc thắng được vài giải lớn, bắt đầu nhảy lên chơi high stakes, ngồi trên bàn thì bình phẩm chê bai cách chơi của người khác. Họ cũng không đủ trình độ để nhận ra cái giỏi của những chuyên gia thực thụ, vì thế dạo quanh forum poker, ta thường bắt gặp những bình luận kiểu như "Thằng A mà cũng gọi là top pro? Tao ngồi chung bàn với nó rồi, đánh thường lắm". Người nghệ sĩ hàng đầu mới cẩm nhận rõ ràng được sự khác biệt giữa một chiếc đàn hàng chục nghìn USD và một chiếc guitar hàng chợ. Những bậc thầy ẩm thực mới thấy hết được độ tinh tế trong tô nước dùng của một hàng phở gia truyền.
- Đến một lúc nào đó, họ vượt qua "đỉnh của ngọn núi Vô Tri", bắt đầu ngộ ra rằng, kiến thức thật mênh mông, còn quá nhiều điều ta không biết. Với những người chơi poker, đó thường là lúc họ bị downswing, không còn may mắn nữa, thua liên tục, bị hiện thực đập vào mặt, hoặc khi họ bắt đầu tiếp cận với các phương pháp, lối chơi hiện đại, khoa học. Lúc này họ nhận ra mình nhỏ bé thế nào, và bắt đầu thấy ngợp, thấy tuyệt vọng, ở đáy của sự tự tin, phong độ của họ cũng sụt giảm vì họ trở lại với sự rụt rè, không dám bluff, không dám thin value bet. "Ngày trước mới chơi thì đánh toàn thắng, giờ biết chơi rồi thì đánh toàn thua" là một câu than vãn quen thuộc. Rất nhiều người từ bỏ giấc mơ theo đuổi con đường chuyên nghiệp vào lúc này, bởi poker không phải cái nghề đơn giản nhẹ nhàng vừa chơi vừa vui vừa có tiền như ban đầu họ ngây thơ nghĩ, hóa ra nó cũng khó, cũng đòi hỏi bỏ trí tuệ công sức như bất cứ nghề nào khác.
- Những người còn trụ lại được, sẽ từng bước bò dần lên trên triền đồi khai sáng. Từng bước, từng bước, càng học, họ càng ngộ ra một chút, hiểu thêm một chút, tự tin lên một chút. Rồi một ngày kia, có thể họ sẽ trở thành một chuyên gia thực sự. Họ sẽ tự tin trở lại, nhưng sự tự tin của họ đến từ kiến thức của họ, do họ đã chiến đấu để giành được nó một cách xứng đáng, chứ không phải sự tự tin đến từ ngộ nhận.
1. Hiệu ứng Dunning Kruger
Diễn biến tâm lý miêu tả ở trên được khoa học gọi là hiệu ứng Dunning Kruger, và nó tồn tại trong mọi lĩnh vực, không chỉ trong poker. Những người biết một chút, giỏi hơn dân nghiệp dư chút xíu, chính là những người ảo tưởng nhất về bản thân, và rất dễ đưa mình vào hiểm nguy. Người biết lái xe được tầm một năm là những người dễ gây tai nạn nhất. Mấy thanh niên mới học võ là những người hùng hổ nhất. Người biết bơi tạm khá là những người dễ chết đuối nhất. Những người đã bể bankroll, nợ nần rồi dần biến mất trong làng poker là những người từng rất nổi sau khi hit được vài tour lớn nọ kia cách đây vài năm, chứ không phải những người chơi gà gà thua suốt.
2. Hiện tượng mâu thuẫn nhưng có thật: Biết càng nhiều thì biết càng ít
Hiệu ứng Dunning Kruger cũng phổ biến ở những chuyên gia mới nhảy sang một lĩnh vực tay trái khác. Họ vốn là chuyên gia của lĩnh vực cũ, với vốn kiến thức, hiểu biết mà mình đã đúc kết được, đã chứng tỏ khả năng qua bao thử thách, nên họ rất tự tin. Họ tưởng rằng, với lĩnh vực mới, họ cũng giỏi như vậy. Dân poker chuyên nghiệp rất thích nhảy vào forex, crypto, phái sinh, sẵn sàng đầu tư hàng chục ngàn USD dù chưa qua trường lớp nào. Tổng thống Trump lão luyện kinh doanh, rất tin vào trực giác của mình đã được trui rèn qua hàng chục năm chinh chiến trên thương trường, nhưng tiếc rằng ông lại áp dụng mù quáng sự tự tin đó, trực giác đó vào lĩnh vực khoa học, y tế mà ông chỉ là tay mơ, thay vì lắng nghe chuyên gia, cố vấn. Người nổi tiếng trên mạng, các hot blogger rất thích nêu quan điểm, bình luận của mình một cách chắc mẩm, cực đoan về những lĩnh vực có khi chả ăn nhập gì với chuyên môn của họ (chẳng hạn bầu cử tổng thống Mỹ).
Chú ý, đây không phải vấn đề của trí thông minh. Không phải người nào bị dính sai lầm này là ngu ngốc, còn người thông minh sẽ miễn nhiễm. Hiệu ứng này phổ biến là do cấu tạo, cách nghĩ của não người, vốn chỉ thấy được những gì nó thấy trước mắt, chứ rất khó cảm được những gì nó không biết, nằm ngoài tri giác. Bất cứ ai cũng có những lĩnh vực nằm ngoài chuyên môn của họ mà họ đang ảo tưởng, chẳng hạn tưởng rằng mình hát hay (thế nên mới có vấn nạn karaoke kẹo kéo), tưởng rằng mình xinh đẹp duyên dáng khéo nói chuyện (người người nhà nhà đổ đi làm live stream, làm youtuber). Và khó khăn nhất là bạn không thể thay đổi cách nghĩ của họ, dù bạn có cố dùng lập luận, logic, phản chứng chi tiết, xác đáng thế nào.
Đừng tranh cãi về poker với một người chưa từng nghe đến khái niệm equity, đừng cố thuyết phục một người rời bỏ mạng đa cấp Bitconnect nếu họ còn chẳng biết blockchain là gì. Cái quan trọng hơn với mỗi chúng ta là tự bảo vệ mình trước hiệu ứng Dunning Kruger. "Trước khi tìm cách tranh luận với một thằng ngu, hãy đảm bảo đối phương đang không làm điều tương tự". Tập lắng nghe ý kiến trái chiều, những góc nhìn đối lập.
Trước khi đưa ra một luận điểm, hãy thử tự phản bác lại luận điểm đó hết sức có thể. Hãy dùng đến thống kê, dữ liệu, phần mềm để có được đánh giá khách quan nhất về khả năng thực sự của mình. Bất cứ khi nào bạn thấy mình suy nghĩ "hoàn toàn chắc chắn", "tôi khẳng định", "không nghi ngờ gì", "tôi không thể sai", đó là lúc bạn nên bắt đầu hoài nghi về chính mình.
Như vậy, có thể bạn và tôi:
- Ta vô thức không biết, những điều ta không biết
- Ta ý thức biết, ta không biết điều gì
- Ta ý thức biết, ta biết làm gì
- Ta vô thức biết, ta biết làm gì...và rồi lại vô thức không biết những điều ta không biết.

Nguồn: Hà Tiến Đạt sưu tầm



Tự ti - tự tin - tinh tướng

TỰ TI – TỰ TIN – TINH TƯỚNG
Một thứ như mặc định về diễn biến tâm lý của mọi đội ngũ ki.nh doanh tại Việt Nam, mà bất kỳ ai cũng đều có khả năng mắc phải, là anh em dần chuyển tiếp qua 3 mức:
Tự ti: là khi mới bước vào thử thách mới là một cái nghề khá chát là nghề sa.les. Ai bước vào cũng phải học và cũng phải vượt qua những bước bỡ ngỡ ban đầu. Do thế, tự ti hầu như là điều hiển nhiên, chỉ có số rất ít là những người có sự tự tin thiên phú ngay từ ban đầu mà không phải trải qua giai đoạn này.
Tự tin: là khi một số lượng thành công đã được tích lũy lại. Nó làm người ta cảm thấy mình không còn là lính mới mà đã dần chuyển sang lính cựu. Nghĩa là họ đã nắm rõ và sẵn sàng xử lý khoảng 80-90% các trường hợp thông thường xảy ra với sa.les hay qu.ản lý. Các trường hợp khó hay không xử lý được rơi vào con số thiểu số không đáng kể, tức là khả năng thất bại là thấp. Họ có một ngưỡng thành công khá ổn định, thậm chí là gia tăng đều đặn. Họ trở thành người được tin tưởng ở côn.g ty và vì thế mà khá chắc chắn về điều mà mình nhận định cũng như có thể làm trong thực tế.
Tinh tướng: Là một căn bệnh phổ biến hay xảy ra ở mọi tầng lớp trong đội sal.es không chỉ ở cấp nhân viên mà ở cả các cấp q.uản lý cấp trung và cấp cao. Thực ra thì nó cũng không có gì đáng nói nếu nó làm người ta thấy tự hào và ngày càng đóng góp nhiều hơn cho cô.ng ty. Có điều cái sự tinh tướng này hay kéo theo sự kiêu căng và không chấp nhận thay đổi! Thậm chí kỳ thị thay đổi, và cho rằng sự thay đổi là cái thứ trái với lẽ tự nhiên, hoặc thậm chí là mặt tiêu cực của những người qu.ản lý cấp trên. Đó là lúc nó gây ra cản trở trong côn.g ty, chia bè kết đảng và sau cùng là những cuộc xung đột ngắn cũng như dài hạn.
Trong nhiều lớp tôi dạy và cả đội mà tôi làm việc cùng, có khá nhiều trường hợp nh.ân viên và cả qu.ản lý chỉ đi qua hai giai đoạn, là tự ti và tinh tướng chứ không phải mức giữa tự tin trung dung. Dường như đã có lúc họ ở mức tự tin ở giữa, nhưng thời gian đó nó ngắn tới mức gần như không thể phân biệt. Tới lúc sếp biết ra thì đã quá muộn, sự tinh tướng nó đã thành một loại phản xạ chứ không còn là cảm tính nhất thời.
Họ rơi vào thái quá vì nhiều lẽ: đầu tiên do họ chưa được huấn luyện đầy đủ các kỹ năng và định hướng phát triển trong tương lai một cách cụ thể. Khi cảm thấy mình làm tốt,  thì họ cho rằng không có mục tiêu cao hơn, vậy là ổn lắm lắm rồi, là đỉnh cao trong nghề rồi!
Bản thân họ luôn sẵn sàng những thứ bí hiểm và cao siêu để còn lý giải tại sao không b.án được hàng hay không đạt kế hoạch. Phủ nhận có điều gì đó tốt hơn cũng có nghĩa là khẳng định hiện tại là nhất!
Sa.les là chiến binh, ngày nào không tập luyện hay không ra trận để thử thách các giới hạn của bản thân là họ bắt đầu có thời gian rảnh để có khả năng bị nhiễm tính  kiêu ngạo.
Ngắn gọn mà nói, cách làm đúng nhất là chúng ta hướng dẫn anh em từ tự ti sang tự tin và sau đó ngăn hết mọi ngả không cho lên tinh tướng. Muốn thế, thì lại phải quay lại câu chuỵên muôn đời là rà soát kỹ cả theo ngả định lượng và định tính các hành vi của họ.

Thursday, June 24, 2021

NHỮNG NGUYÊN TẮC GIÚP BẠN LÀM CHỦ BẢN THÂN, CHỐNG NGỤY BIỆN CẢM XÚC TRONG MỘT CUỘC TRANH LUẬN.

NHỮNG NGUYÊN TẮC GIÚP BẠN LÀM CHỦ BẢN THÂN, CHỐNG NGỤY BIỆN CẢM XÚC TRONG MỘT CUỘC TRANH LUẬN.
Trong cuộc sống cũng như trong công việc, sự khác nhau trong ý nghĩ là điều không thể nào tránh khỏi. Mỗi cuộc hợp để lên ý tưởng mới, chiến lược mới, sản phẩm mới hay chỉ là những qui định mới đều mất hàng giờ để tranh luận và trao đổi. Vậy làm thế nào để bản thân có thể làm chủ những cuộc tranh luận kia?
ĐỪNG CỐ THAY ĐỔI Ý NGHĨ CỦA ĐỐI PHƯƠNG
Hãy quen việc bạn có thể thay đổi suy nghĩ của đối phương trong mỗi cuộc tranh luận đi. Cơ hội để nhìn thấy họ cúi đầu và xin lỗi vì họ đã sai rồi là gần như bằng không. Việc bạn nên làm là nên đưa ra quan điểm cụ thể và chứng minh rằng quan điểm của họ đang có vấn đề.
LẮNG NGHE
Hãy là một người biết lắng nghe. Hãy chắc chắn rằng bạn có đang nghe và hiểu những gì mà đối phương đang muốn nói đến. Học cách chuyển đổi
LÀM SÁNG TỎ
Nếu bạn không chắc hoặc không hiểu đối phương đang nói về vấn đề gì, hãy nhờ họ giải thích rõ. Trong sức nóng của mỗi cuộc tranh luận, chúng ta thường phản công theo phản xạ mà không chắc bên kia đang nói những gì. Điều đó làm tốn thời giờ và công sức của cả hai bên đồng thời sẽ làm cho hình tượng của chính bạn trở nên xấu đi.
GIỮ BÌNH TĨNH
Hãy tỉnh táo và kiềm chế cảm xúc của bạn. Khi bạn để sự giận dữ và sợ hãi bao trùm lấy bạn thì bạn đang làm mình yếu thế đi. Trong mọi cuộc tranh luận, ai là người lên giọng đầu tiên thường sẽ thua bởi họ đang mất dần sự kiểm soát. Cho nên một lần nữa xin nhấn mạnh rằng, giữ cho bản thân bình tĩnh và tỉnh táo hết mức có thể.
KIỂM SOÁT MỌI THỨ
Hãy chú ý đến chiều hướng của cuộc tranh luận và vấn đề mà bạn đang đấu tranh. Ai xác định được vấn đề và thành lập được những ưu tiên trước thì sẽ là người chiến thắng.
LÀM CHO LỜI NÓI TRỞ NÊN ĐÁNG TIN
Đưa ra dẫn chứng, chứng minh vì sao ý tưởng của bạn đúng. Lời nói thường không đáng tin nhưng khi chúng được đính kèm các minh chứng cụ thể thì nó sẽ trở nên đáng tin hơn gấp nhiều lần.
ĐỪNG QUÊN VIỆC CHƯA THỂ HOÀN THÀNH
Công việc của bạn là kéo họ theo hướng của bạn bằng cách đưa ra các thuận lợi sáng giá trong ý tưởng của bạn đồng thời đưa ra lý do vì sao bạn không thích ý tưởng của đối phương. Bạn cũng có thể đạt được nhiều sự tin tưởng hơn nếu bạn trình bày rằng ý tưởng của bạn vẫn chưa hoàn hảo nhưng vẫn vượt trội hơn những giải pháp thay thế khác.
HÃY KHIÊM TỐN
Nếu bạn muốn lôi cuốn mọi người đến với ý tưởng của bạn thì hãy khiêm tốn và đề cập đến những điểm hạn chế trong bài diễn thuyết của bạn. Bạn cũng có thể mài giũa để phù hợp bài dẫn của mình cho một đối tượng cụ thể nhưng điều đó có thể đem lại bất lợi khá cao là mọi người sẽ không thích nghe lời nói của bạn.
HÃY NHÂN NHƯỢNG KHI CÓ THỂ
Nên biết rằng bạn luôn có thể nhận thua mà không hủy hoại hình ảnh của bạn là một trong những nghệ thuật thắng cuộc trong tranh luận.
CHỈ RA SỰ TƯƠNG ĐỒNG
Cho ví dụ tương tự là một cách thuyết phục hữu hiệu và có thể đem lại những ưu điểm cho tranh luận của bạn. Chẳng hạn, tôi đã nghe nó nói rằng, trong cuộc khủng hoảng tài chính, những gì các ngân hàng đã làm bằng cách bán tài sản độc hại cho khách hàng của họ cũng giống như các đại lý xe hơi bán những chiếc xe đã qua sử dụng bị hỏng cho thanh thiếu niên. Nhưng hãy cẩn thận với các ví dụ của bạn. Sử dụng chúng một cách khôn ngoan và có kiểm soát. Chuẩn bị tốt để bảo vệ tính hợp lệ của những cái mà bạn sử dụng.
ÁP DỤNG NGUYÊN LÝ TẢNG BĂNG TRÔI
Tìm hiểu thêm về chủ đề mà các bạn đang nói tới, mọi thứ có thể luôn chứa nhiều thứ bên trong hơn là những gì chúng đang biểu thị. Bằng cách này bạn có nhiều hiểu biết và chắc chắn hơn và điều đó sẽ tạo thuận lợi cho các quan điểm của bạn, đồng thời tạo sức ép cho đối phương.
BIẾT NGƯỜI BIẾT TA
Thấu hiểu được vị trí và quan điểm của đối thủ luôn là một lợi thế cho chúng ta. Khi bạn chỉ đầu tư ở một phía thì bạn chỉ nắm chắc được một nửa phần thắng mà thôi.
ĐƠN GIẢN HÓA MỌI THỨ KHI CÓ THỂ
Hãy đơn giản. Hãy nghiêm túc. Chứ đừng cố gắng để gây ấn tượng. Kiểm soát các biểu cảm trên khuôn mặt bạn, thuyết phục đối phương bằng những lý lẽ và lập luận sắc bén, hợp lý chứ đừng áp đảo người khác bằng khí thể hay giọng nói của bạn.


CEO HÃY LƯU Ý NẾU NHÂN VIÊN DƯỚI QUYỀN QUẢN LÝ CẤP TRUNG CỨ RA ĐI LIÊN TỤC !

CEO HÃY LƯU Ý NẾU NHÂN VIÊN DƯỚI QUYỀN QUẢN LÝ CẤP TRUNG CỨ RA ĐI LIÊN TỤC !
Đào tạo năng lực lãnh đạo cho quản lý cấp trung là điều người ta hay nghĩ đến khi thấy nhân viên dưới quyền thiếu gắn kết, thiếu lửa, làm việc không hiệu quả. Đây là sai lầm nghiêm trọng khiến rất nhiều công ty đốt tiền cho các khóa học nhưng hiệu quả bằng Zero hoặc Âm. Điều gì xảy ra nếu người ta cố ý thể hiện bản thân "chưa đủ năng lực" nhưng để phục vụ cho mục tiêu khác ?
Mình theo dõi và quan sát một công ty suốt gần 3 năm. CEO đối xử với đội ngũ rất được, HR rất dễ thương nhưng đội ngũ b.án hàng ra đi liên tục. Cứ vào thử việc được 1 tuần, giỏi lắm được 2 tháng là nghỉ vì nản. Ban đầu mình nghĩ do vã quá nên HR chọn đại người không phù hợp nên các em trụ không lâu với nghề, cho đến khi hỏi lại hầu hết những nhân viên đã nghỉ việc thì lý do chung nhất là "Không được đào tạo nên ko hiểu gì về sản phẩm và b.án ko được". Đây là nghịch lý rất lớn vì trong môi trường này CEO không tiếc tiền cho đào tạo và thúc đẩy mọi người học rất nhiều.
Cuối cùng thì kim trong bọc lòi ra, Trưởng phòng KD cố ý né tránh đào tạo, cố ý lạnh nhạt với người mới, cố ý làm cho các em nản và nghỉ việc để:
- Lấy danh sách k.hách hàng các em đã mang về làm của mình. Khi đó chốt được và lấy hoa hồng luôn.
- Công ty bị thiếu nhân viên KD liên tục, phải đổ hết việc lên Trưởng phòng KD (Nhìn ở ngoài thì ai cũng thấy đang gánh team, gồng số), dần dần bị phụ thuộc vào người này mà không biết. Khi quyền hành trong tay đủ nhiều, người này bắt đầu tận dụng vị thế để trục lợi. Leads do phòng Marketing mang về rất nhiều nhưng viện cớ không xử lý kịp và chịu mất (sau lưng tuồn hợp đồng ra ngoài bán riêng), rồi ép bộ phận kế toán, đẩy khống giá để ăn thêm chênh lệch với những hợp đồng công ty ký được.
Sau này công ty phát hiện ra và xử lý theo pháp luật nhưng thiệt hại mang lại cho công ty là vô cùng lớn. Không chỉ mất tiền do bị thụt két, còn mất rất nhiều cơ hội kinh doanh và tiền lương vì đội ngũ bên dưới vào ra liên tục vì người trưởng phòng này.
Câu chuyện này cho chúng ta vài bài học như sau:
- Trước khi cho đi đào tạo phải kiểm tra xem người ta thiếu năng lực hay thiếu thái độ, thiếu thái độ hay có động cơ riêng.
- Thái độ không tốt, không muốn cải thiện năng lực thì không có cho đi học cái gì hết. Bản thân người ta không muốn thay đổi thì đầu tư cái gì.
Không có lý do gì một người có thái độ tốt, cầu thị, ở vị trí quản lý mà lại không có sự thay đổi gì sau khi đi học về (Trừ các khóa học tào lao từ thầy tào lao). Khi đã cho một người học quá nhiều mà đội ngũ vẫn cứ bỏ đi, vẫn cứ drama liên tục hết năm này đến năm khác thì hãy coi lại.
Người có thái độ tốt, động cơ tốt rất nhiều, cớ sao cứ phải tuyển người có thái độ lồi lõm vào làm việc ? Chỉ có thiếu năng lực, vã quá, chỉ nghĩ đến Deadline tuyển dụng của mình một cách ích kỷ thì mới làm đối phó như thế. Còn không thì vẫn còn sống mộng mơ lắm. Thái độ chỉ thay đổi khi "Cái đầu mở hoặc trái tim tan vỡ", đợi cái đầu mở thì đến bao giờ ? Xúc ngay đi để bảo vệ cho doanh nghiệp của mình. Ai không dám xúc trả tiền đây tui xúc dùm cho.
Nhiều công ty rất kỳ, cứ nhân viên ra vào liên tục là đổ lỗi cho HR, trong khi đó vai trò HR đến phần bàn giao xem như xong rồi. Bộ trưởng các bộ phận khác không tham gia tuyển dụng hay sao mà cứ đổ thừa HR tuyển người ko phù hợp ? Vớ vẩn !
Tái bút,
Thợ sửa ống nước kiêm tổ chức Team Building để Building Team.
P/S: Ai làm HR khâu tuyển dụng hãy cứng lên. Các bạn tuyển nhiều, mà người ta đi nhiều thì đừng tuyển nữa, bắt trưởng bộ phận tự tuyển. Cố gắng giữ mối quan hệ thật tốt với những người vừa phỏng vấn vài ngày đã nghỉ, ghi âm phản hồi lại để khi bị đổ thừa thiếu năng lực, né tránh trách nhiệm thì lấy ra đập vô mặt

Wednesday, June 23, 2021

Giữ nhân sự. Lương ko cao. Biên lợi nhuận thấp

Chào các anh chị, xin phép cho mình xin kinh nghiệm: cách thức để tuyển dụng và giữ được NLĐ trong lĩnh vực mà ít nguồn lao động do công việc vừa vất vả vừa đòi hỏi chuyên môn nhưng mức lương cơ bản không thể cao do biên độ lợi nhuận thấp ạ. 
Cty mình chấp nhận tuyển NLĐ không có kinh nghiệm và đào tào từ đầu. Nhưng số lượng NLĐ trụ lại cũng chỉ khoảng 50%. Nên đang rất băng khoăng tìm hướng cải thiện tình trạng này. 
Mong các anh chị góp ý cho ạ.


Ở đây có nhiều ý rất hay của mọi người mình biến nó thành giải pháp cho bạn nhé:
1. Employer Brand: dựa trên việc mình thấy công ty chịu đào tạo thì mình nghĩ chắc sếp hoặc anh trưởng phòng chuyên môn cũng khá đam mê. 
a. Bạn chọn cách làm Branding nhẹ trong nghề để xây dựng thương hiệu vào làm để được đào tạo và lòng tự hào khi làm trong một công ty có tầm ảnh hưởng trong giới chuyên môn riêng này. Đơn giản là quay clip làm youtube channel hướng dẫn. Ai sắp vào nghề search ra là não họ sẽ khao khát vào làm công ty có cái logo ngay góc clip. 
b. Những người cũ nghỉ ra làm công ty khác thành tài cũng nên giữ quan hệ và coi họ như một bằng chứng cho thấy những người vào làm công ty bạn sẽ được giá trị lâu dài thế nào.
c. Giá trị tự hào cho đội ngũ đang có bằng việc cho họ tham gia vào branding, các kênh channel cũng như thêm các phần thưởng hoặc đơn giản là bằng khen cho các các nhân có sáng kiến, cải tiến mới. 
Đây cũng là khác biệt của người làm Employer Brand với C&B.
2. Tạo doanh thu cho doanh nghiệp bằng chính HR và chương trình tuyển: 
a. Dạng dạy nghề và cam kết sau khóa học thì người đó có thể trả tiền hoặc vào làm ít nhất 6 tháng. 
Mình đang làm cho doanh nghiệp theo cách này và giờ tách ra 1 trường dạy nghề riêng có doanh thu chẳng kém. FPT cũng là một công ty theo cách này.
b. Chương trình tuyển hơi hướng giống tuyển sinh và đào tạo sẽ giúp tuyển tốt hơn.
3. Tạo ra thu nhập lâu dài riêng cho các vị trí đặc biệt này bằng cách chia sẻ lợi nhuận, đưa lên làm chuyên viên đào tạo. Phù hợp với những nhân sự có tố chất giản dạy.
a. Mình liên kết với cách doanh nghiệp hay tuyển mà không đào tạo để lo phần đào tạo cho họ. Sắp xếp ký hợp đồng và hỗ trợ tăng thu cho công ty luôn. Bình thường làm cực lương không cao nhưng lâu lâu đi đào tạo ngoài vừa nhẹ vừa tăng thu nhập là cách giữ hi vọng và giữ người rất tốt mà không tốn thêm chi phí lương (thậm chí thu về thêm)
b. Làm clip trên các kênh channel có thể gắn quảng cáo và là nguồn thu lâu dài và lớn dần cho công ty. Chia lại lợi nhuận đó cũng là cách rất đơn giản.
4. Xây dựng văn hóa hành xử tôn trọng và hơi giống một trường nghề mà người lao động hơi giống giáo viên. Cách hành xử tôn trọng này giữ người rất tốt. Cũng là cái hấp dẫn của nghề giáo, làm thầy người khác.

Mình chia sẻ trên những cái mình làm được ở các doanh nghiệp đã tư vấn cũng như từng thấy tận mắt nên mọi người đừng nói đây là lý thuyết suông nhé!
Ngay mùa dịch bệnh này lương thấp còn bị giảm do nghỉ dịch nhưng cách này giúp giữ người còn tốt hơn cả những doanh nghiệp chỉ dùng lương thưởng cao.
Đến vì cái gì sẽ đi vì mất cái đó.
Tuna

Sunday, June 20, 2021

character set vs encoding

A character set is a one-to-one mapping between a set of distinct integers and a set of written symbols. For example, define a new character set FOOBAR that maps the alphabet {A, B, C} to the digits 1, 2, and 3, respectively. A character set is an abstract concept that exists only in the mind of the programmer: computers do not directly manipulate character sets.
An encoding is a way characters are stored into 0s and 1s of computer memory. To implement FOOBAR support on a real computer, the most obvious way to encode data would be to represent one character per byte, following the usual way of encoding integers in binary. In this scheme, the string "AABC" would become:
00000001 00000001 00000010 00000011
.
Shift JIS is an encoding of the JIS standard which was the standard encoding for Japanese on Microsoft and Apple computers before the advent of Unicode. The selling point of Shift JIS (a.k.a. SJIS) is that, unlike EUC, it is backwards-compatible with not only ASCII, but also JIS X 0201, so Shift JIS can be used to encode both JIS X 0201 and JIS X 0208 (but not JIS X 0212). One-byte half-width katakana/punctuation is valid Shift JIS. Unfortunately, this compatibility means that Shift JIS is the messiest encoding of all.

QUẢN TRỊ, QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO

QUẢN TRỊ, QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO
Gần đây, tôi thấy xuất hiện nhiều bài viết ca ngợi quản trị (governance) và coi thường quản lý (management). Hầu hết những bài viết này đều thể hiện quan điểm cho rằng quản trị mới là gốc, còn quản lý chỉ là ngọn và nhờ quản trị thì nhân viên (và công ty) mới phát triển, còn quản lý thì làm cho nhân viên (và công ty) thụt lùi (!?)….
Trường phái coi trọng quản trị và coi khinh quản lý này cực đoan đến mức chê bai cả những công cụ quản lý (management tools) mà cả thế giới đang dùng như KPI, BCS (Balanced Scorecard), OGSM, ERP, JIT (Just In Time), ISO, TQM…, và xem chúng như những thứ vô bổ, thậm chí gây hại…
Tôi tò mò tìm hiểu xem trường phái này coi trọng quản trị vậy thì họ hiểu quản trị như thế nào. Hóa ra, tất cả những thứ họ mô tả về quản trị lại KHÔNG HỀ LÀ QUẢN TRỊ, mà nếu gọi đích danh thì là LÃNH ĐẠO (leadership).
Họ dùng những yếu tố của lãnh đạo như chọn đúng việc (right things), tạo động lực cho nhân viên (motivation), phát triển con người (developing people), xây dựng văn hóa tổ chức (corporate culture), gắn kết đội ngũ, tầm nhìn, triết lý kinh doanh, tính gương mẫu… để GÁN CHO QUẢN TRỊ và xem đó là mới là những yếu tố quan trọng. Còn những thứ thuộc về quản lý như sơ đồ tổ chức, quy trình vận hành, các ma trận phân quyền, hệ thống kế hoạch, hệ thống báo cáo, các công cụ BSC, OGSM, KPI, thậm chí ERP…. đều là vớ vẩn và không đóng góp gì cho sự phát triển của cty (!?)
Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ quan điểm từ trải nghiệm của mình để mọi người có thêm góc nhìn về 3 khái niệm quản trị, quản lý, và lãnh đạo, nhằm tránh cái nhìn cực đoan, kỳ thị đối với quản lý – thứ chiếm vai trò CỰC KỲ QUAN TRỌNG trong bất kỳ tổ chức, cty nào!
-----------
Sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm QUẢN TRỊ CÔNG TY (Corporate Governance), và QUẢN LÝ CÔNG TY" (Corporate Management) là khá phổ biến; và ngay cả ngôn ngữ báo chí hay chủ đề của các diễn đàn hội thảo, nơi có sự tham dự của các chuyên gia, cũng thường hay bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.
QUẢN TRỊ CÔNG TY, hay "Các nguyên tắc quản trị công ty" (Principles of Corporate Governance) đề cập đến những vấn đề "cao hơn" công tác quản lý điều hành thường nhật của một CEO (giám đốc/ tổng giám đốc) và các cấp quản lý trong công ty, và thường tập trung vào những hoạt động liên quan đến khuôn khổ pháp lý, điều lệ công ty, quyền lợi cổ đông (shareholders) và các bên liên quan (stakeholders), đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, vấn đề minh bạch trong hoạt động công ty…
Trong khi đó thì QUẢN LÝ CÔNG TY (Corporate Management) tập trung vào nhiệm vụ quản lý (chiến lược, mô hình, cơ cấu, marketing, thương hiệu, bán hàng, tài chính, kế toán, nguồn nhân lực, sản xuất, cung ứng, quản lý chất lượng…) và hoạt động điều hành hàng ngày (daily operations).
Cần hiểu rằng, cả quản trị lẫn quản lý đều cần đến nguyên tắc (principles), quy tắc (rules), luật lệ, quy chế, phương pháp kiểm soát…., và đều là những công việc mang tính KHOA HỌC (science). Trong khi đó thì lãnh đạo (leadership) lại thiên về NGHỆ THUẬT (art). Tất nhiên, nhà quản trị hay nhà quản lý đều ít nhiều phải có tố chất lãnh đạo, và phải có nghệ thuật lãnh đạo.
Lãnh đạo là chỉ ra những việc đúng để làm (do right things), còn quản trị và quản lý là làm đúng cách, đúng phương pháp (do things right). Quản trị về bản chất là quản lý, nhưng ở tầm vĩ mô hơn, tập trung vào các nguyên tắc, quy tắc, luật lệ, chuẩn mực vận hành, ví dụ các nguyên tắc quản trị công ty (Corporate Governance Principles, thường viết tắt là CGP)…, còn quản lý tập trung vào công tác quản lý (management), điều hành hàng ngày (daily operations).
Trong khi đó, lãnh đạo thì tập trung vào tầm nhìn (vision), định hướng (direction), sức thu hút, ảnh hưởng, nghệ thuật dùng người (đúng người, đúng việc, đúng thời điểm, đúng nơi…), và dẫn dắt đội ngũ bằng chính đạo đức, uy tín, nhân cách của người lãnh đạo…
Quản lý không đồng nhất với quản trị, quản trị không đồng nhất với lãnh đạo; và lãnh đạo không đồng nhất với quản lý. Ba thứ này tuy khác nhau, nhưng lại liên quan mật thiết với nhau, và có sự chồng lấn lên nhau...
Để cho dễ hiểu, quản trị như thiết kế thể chế và hiến pháp của một nước để "trị vì" (governance); quản lý như xây dựng và tổ chức thực thi luật pháp và các quy định dưới luật để vận hành đất nược (operations); lãnh đạo là nghệ thuật thu phục nhân tâm, dùng người, và dẫn dắt nhân dân...
Source: Long Nguyen Huu - Group Phát triển Doanh Nghiệp Việt.

Saturday, June 19, 2021

Mô hình kinh doanh vs chiến lược

Mô hình kinh doanh của Grab hay Uber có khó khăn gì để copy không các bạn? Nhiều cty đã copy, bắt chước, nhưng vì sao hầu hết đều thất bại? MHKD của Highlands Coffee có thể bắt chước không? Nó lồ lộ ra đấy chứ có gì giấu giếm đâu mà không thể bắt chước? Rồi MHKD của Google, Fb, Amazon... cũng đâu có gì bí mật. Vậy thì liệu ngay ngày mai, bạn bắt chước chúng thì có thành công không?

Thấy MHKD cà phê cá Koi của người khác thành công, bạn lập tức bắt chước mở cà phê cá Koi. Thấy MHKD Phở 24 thành công, bạn bắt chước mở quán phở tương tự. Thấy mô hình hoạt động của Group PTDNV hiệu quả, nhiều người lập tức mở Group và hoạt động theo đúng mô hình này... Bạn có tin rằng những người bắt chước, copy mô hình của người khác thì có thành công không? Tôi tin là không, trừ khi họ gặp may!

Vậy thì vì sao cùng là một mô hình kinh doanh mà người này thành công, người kia thất bại? Cái gì quyết định các bạn? Thưa cái quyết định chính là chiến lược, và sau đó là vấn đề thực thi. Chiến lược giúp bạn lựa chọn MHKD tối ưu dựa vào nguồn lực, năng lực lõi, lợi thế cạnh tranh của mình và phù hợp với những yếu tố của môi trường kinh doanh. Không có chiến lược, các MHKD tự phát hay copy đều vô nghĩa.

Đừng nghĩ rằng những cty như Fb, Google, Grab, Uber... thành công là nhờ họ áp dụng các MHKD từ trên trời rơi xuống. Họ đã lựa chọn các MHKD này từ chiến lược và các phân tích chiến lược cẩn trọng. Còn những cái gọi là MHKD chung chung mà bạn thường nhìn thấy và nghe người ta khen ngợi chỉ là phần nổi dễ thấy mà thôi. 

Nếu có ai khuyên bạn nên áp dụng MHKD này, MHKD kia vì nó hay lắm, tốt lắm, hãy hỏi họ "CƠ SỞ NÀO ĐỂ LỰA CHỌN MHKD ĐÓ?". Nếu họ không trả lời được, bạn hãy tự trả lời cho mình. Trả lời thế nào? Tôi đã nhắc lại vô số lần trong Group PTDNV. Cơ sở đó chính là chiến lược. Không có chiến lược, xin hãy đừng vì cảm tính (hay cảm tình) mà lựa chọn MHKD. 

Thuốc độc lúc nào cũng có vẻ ngoài đẹp đẽ và thơm tho!

-----------

*PS: Hỏi thật, nếu thấy người bạn thân của mình có mô hình tán gái thành công, bạn có định bắt chước y hệt mô hình tán gái của bạn ấy không, và bạn có tin là khi áp dụng mô hình của bạn ấy, bạn cũng sẽ thành công không?

Thursday, June 17, 2021

Bộ câu hỏi giúp thiết kế game

CEO. Đa số HR sau khi nhận đề bài là tìm cách thiết kế nội dung luôn thay vì "khám sức khỏe" cho công ty trước. Điều gì xảy ra nếu đội ngũ mất động lực vì không b.án hàng được mà chúng ta lại cho vui chơi, nhảy múa ? Điều gì xảy ra nếu đội ngũ không gắn kết được vì quản lý trực tiếp mắng chửi, mạt sát nhân viên suốt ngày, còn chúng ta lại cho vui chơi rồi hy vọng mọi thứ thay đổi khác đi ? Không đúng thuốc không bao giờ hết bệnh. Công ty nợ lương mấy tháng không trả mà bắt vui chơi, reo hò rồi đòi đội ngũ phải có động lực làm việc thì....À mà thôi.
Bên cạnh đó, việc đặt ra những câu hỏi để hiểu sâu hiện trạng của đội ngũ giúp chúng ta hình dung rõ hơn khoảng cách giữa hiện tại và mục tiêu trong tương lai, hiểu rõ hơn Style của đội ngũ, từ đó có thể thiết kế nội dung phù hợp và sát sườn nhất.
3. Những hoạt động chúng ta sắp đưa vô nội dung có giải quyết được nguyên nhân cốt lõi hay không ?
Nói cách khác, nội dung có khớp với bối cảnh hay không ? Nếu không khớp, không tác động được vào cảm xúc của người tham gia thì cũng như đàn gảy tai trâu. Cách đây hơn 1 năm khi thiết kế chương trình Team Building cho một công ty thuộc ngành sản xuất. Công ty này gặp vấn đề trong việc giữ người ở nhà máy, trong khi dây chuyền phải hoạt động liên tục nên bị trễ tiến độ thường xuyên. Trên văn phòng lại không gặp trường hợp này. Sau khi hỏi thăm rất kỹ, mình biết nguyên nhân cốt lõi gây ra tình trạng này là GĐ nhà máy và trưởng bộ phận sản xuất mắng chửi, xúc phạm nhân viên liên tục. Để giải quyết tình trạng này, chỉ có cách khiến cho hai người này nhận ra họ đang sai chỗ nào nhưng không được góp ý thẳng thừng khiến họ mất mặt.
Mất 3 ngày suy nghĩ nội dung, cuối cùng mình thiết kế cho công ty này chơi đánh trận (Tuyển quân, đào tạo, dàn trận, chiến đấu). Trò này bắt đầu bằng việc chia đội, chọn tướng. Mình chia 100 người ra thành 6 đội và tất nhiên 2 ông hay chửi nhân viên cũng làm tướng của 2 đội khác nhau. Số còn lại sẽ đóng quân lính và ở trong trại. Để tuyển được quân, 6 đội trưởng phải vượt qua chuỗi thử thách rất mất sức, hết một vòng mới được đến doanh trại tuyển một người bất kỳ trở thành quân của mình. Tuyển đủ số quân tối thiểu mới được qua bước tiếp theo. Nhưng mọi thứ sẽ không dễ dàng như vậy vì nếu không thuyết phục được ai đầu quân cho mình trong vòng 3 phút thì phải bắt đầu vòng chạy từ đầu. Ai tuyển được quân thì có thể thay nhau chạy cho đỡ mệt, còn cả tướng và lính cùng chạy thì tốc độ tuyển quân sẽ nhanh hơn.
Kết quả chắc ai cũng đoán ra, 2 ông nội chạy tẹt ga, vừa chạy vừa đu xà đơn, vừa chui hầm, vừa vượt chướng ngại vật nhưng đến khâu tuyển quân thì không đứa nào thèm. Thế là lại tiếp tục vòng 2, vòng 3 cho đến hoa mắt. Đến khi thấy tội quá và dưới sự động viên của ban tổ chức thì mới có vài người chịu theo hỗ trợ. Vì số quân tuyển được ít quá nên đội của 2 ông này thua xiểng liểng. Đến cuối buổi review lại, đặt câu hỏi thảo luận, Trainer hỏi "Tại sao các bạn ko chịu đầu quân cho anh A, anh B mà bắt 2 anh chạy mệt nhừ mới theo ?" thì người ta nói "Em sợ...bị chửi. Lúc làm bị chửi mệt rồi, giờ chơi mà cũng bị chửi nữa sao chịu nổi". Hai ông nghe xong thì mặt biến sắc ngay, nửa mắc cỡ, nữa cảm thấy có cái gì đó sai sai. Sau khi kết thúc chương trình một thời gian, hỏi vài em nhân viên thì biết tình trạng nghỉ việc giảm đáng kể vì sếp không còn chửi nhiều như trước. Lâu lâu tức quá cũng chửi nhưng không phải kiểu mạt sát và xúc phạm người khác nữa.
Mất động lực, mất gắn kết,...do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không phải do công ty nợ lượng, không phải do CEO thuộc kiểu vắt chanh bỏ vỏ, không phải do môi trường hay văn hóa công ty quá tệ thì mọi thứ vẫn cứu vãn được như câu chuyện ở trên. Quan trọng là khi thiết kế nội dung, chúng ta có tạo ra bối cảnh phù hợp hay không ? Ngoài trời, trong nhà, online, offline chỉ là hình thức tổ chức thôi.
4. Cấu trúc hoạt động như thế nào ?
Để giải quyết một vấn đề nào đó hay đạt được mục tiêu nào đó thì giải pháp phải có cấu trúc rõ ràng. Chơi cá nhân khác, chơi đồng đội khác, ngoài trời khác, trong nhà khác,...Nếu không có cấu trúc, người chơi sẽ có cảm giác công ty bắt chơi "Trò con nít". Cứ tới giờ là bị túm đầu bắt chơi trò đố vui có thưởng (đa số mọi người nghĩ đến món này khi công ty cho làm việc ở nhà), hoặc trò chơi nhỏ nhỏ nào đó mà bản thân thấy Không Hề Vui thì sao không thoái thác để trốn tránh được.
Hãy quan sát các bạn mê chơi Game mạng như Liên Minh, bắn súng đồng đội Pubg,...sẽ thấy ngay. Không cần ai nhắc nhở, tới giờ tự động hú nhau đăng nhập mạng để tạo thành 1 đội cùng đi chinh phục mục tiêu bất kể đang ở đâu. Headphone thì cắm vô tai, miệng thì nói liên tục để phối hợp với đồng đội ở đầu dây bên kia. Lâu lâu lại kêu cứu, lâu lâu lại chửi nhau "ngu, lề mề",...nhưng rất vui, rất đam mê. Sự khác biệt giữa những loại Game này với Game do đa số HR nghĩ ra là:
- Một game kết nối những người có cùng sở thích lại với nhau, một game thì không.
- Một game có mục tiêu rất cụ thể, rất hấp dẫn cho tất cả người chơi. Một game thì không có mục tiêu, mục tiêu mơ hồ hoặc không hề hấp dẫn gì hết.
- Một game được tạo ra bởi một chuỗi các hoạt động khác nhau, ráp lại với nhau tạo ra một kịch bản tổng thể đầy thú vị. Một game thì chỉ có 1 - 2 hoạt động rời rạc, không liên quan gì với nhau hết. Chơi đố vui xong, lại đến đố mà không hề vui :)))
Cấu trúc Game hay, hấp dẫn phải được xây dựng như cấu trúc của những trò chơi điện tử mà mọi người đang say mê.
5. Tại sao ai đó phải chơi ngay cả khi không hứng thú lắm ?
Không bao giờ có nội dung phù hợp với tất cả nhưng số đông phải thích và việc còn lại của chúng ta là khiến cho người không thích lắm cũng tham gia. Câu trả lời là "Cho củ cà rốt đủ ngon, sau đó cho thêm cây gậy". Đã không thích, bị bắt chơi lại không có được cái gì thì người ta phản ứng là phải. Tiền, quà, tích điểm để thăng tiến (nếu ghép với lộ trình đào tạo) là những thứ kích thích người ta tham gia nếu đủ lớn để kích thích số đông. Tất nhiên khi đã thỏa mãn củ cà rốt rồi thì cây gậy phải có để quất đủ đau những thành phần cá biệt, ảnh hưởng đến cả Team. Sai lầm của nhiều người là cà rốt thì không có nhưng lại toàn cho ăn gậy.
6. Style kịch bản là gì ?
Sau 5 câu hỏi bên trên, chúng ta đã liệt kê ra được rất nhiều hoạt động và đã xâu chuỗi với nhau theo Logic để có cấu trúc vững chắc, để giải quyết vấn đề thì một kịch bản hấp dẫn khiến mọi người hào hứng tham gia là không thể thiếu. Cái này cũng giống như phim vậy. Người thích xuyên không, người thích kiểu sinh tồn, người thích thể loại phiêu lưu,....Kiểu gì không quan trọng, cứ khảo sát và viết kịch bản theo số đông thích là xong (Tham khảo ở hình đính kèm). Kịch bản hay không chỉ khiến người ta tò mò, mà còn giúp chúng ta đánh lạc hướng khi muốn đào tạo hay gửi gắm một thông điệp nào đó mà không cần "vỗ thẳng mặt".
7. Duy trì cảm hứng được bao lâu ?
Lý do khiến lửa ban đầu mạnh nhưng sau lại tắt ngúm vì nhàm chán nằm ở 2 điểm:
- Một hoạt động lặp đi lặp lại quá nhiều lần.
- Không có phần thưởng cho từng chặng.
Một lần nữa hay quay lại các Game Mobile hay PC, người ta nghiện ngập một thời gian dài không chỉ vì nội dung thú vị mà còn vì những phần thưởng cho từng chặng. Đánh quái thú rơi đồ ra để mua đồ nâng cấp, lạc vô rừng lượm được thùng đạn hoặc túi thuốc sơ cứu, đủ điểm được tăng Level để qua trạm dễ hơn,...là những thứ khiến người ta khao khát chinh phục. Người chơi luôn trong trạng thái tò mò lên cấp sẽ ngon như thế nào, kết hợp với niềm vui khi đạt phần thưởng từng chặng khiến họ thấy mọi thứ thay đổi liên tục. Chơi vui, nhận thưởng liên tục, kích thích tò mò không ngớt thì không nghiện mới lạ.
Nội dung bạn thiết kế cho công ty có nhiều hoạt động chưa ? Chia thành từng chặng chưa ? Có thách thức kèm phần thưởng liên tục không ? Có đích đến đầy hấp dẫn chưa ? Mình không biết nhưng mỏi lưng quá rồi nên ngưng bài viết tại đây. Mong rằng kiến thức và kinh nghiệm của mình trong suốt mấy năm thiết kế Team Building để "HUẤN LUYỆN" sẽ giúp các bạn tạo ra những kịch bản hay, đầy thú vị cho đội ngũ.
Tái bút,
Thợ sửa ống nước kiêm tổ chức Team Building để Building Team.
P/S: Bài viết này cũng giải thích luôn tại sao mình luôn hỏi rất nhiều, luôn khám sức khỏe công ty rất kỹ và khó tính trong việc nhận dự án. Với vốn kiến thức HR, OD và xây dựng đội ngũ, mình không thể nào chấp nhận chuyện "công ty bỏ tiền ra chơi nhảm" rồi mất tiền, còn HR thì bị mất uy tín với sếp được. Hoặc không nhận dự án vì công ty không đủ yêu cầu (đang nợ lương chẳng hạn), hoặc phải giúp các bạn ghi điểm với CEO và đội ngũ của mình. Cứ mỗi lần thấy các bạn đi chơi về lại chửi HR bắt chơi tào lao là mình khó chịu lắm.



Wednesday, June 16, 2021

Làm chủ p2

GỬI CÁC EM LÀM THUÊ MUỐN RA LÀM CHỦ - Phần 2:
(Dành cho các em nhỏ, các chủ doanh nghiệp cứng ko cần đọc)

Nếu như ở phần 1 các em đã biết bản thân mình cần phải làm việc với thái độ nào, cần phải trang bị kiến thức gì và thực hành ra sao TRƯỚC KHI bước chân ra làm chủ để tránh tối đa rủi ro. Phần này sẽ giúp các em chính thức trải nghiệm cảm giác làm chủ ngay cả khi chưa thành lập công ty. (Phần 1 ở dưới cmt)

Đây là bước đệm rất quan trọng, lẽ ra ai cũng phải làm trước khi chính thức thành lập công ty để giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất. Tuy nhiên vì thiếu trải nghiệm sống, thiếu sự chuẩn bị ở phần 1 nên nhiều người đã bỏ qua. Số khác vì thiếu kiến thức nên cũng vì miệng lưỡi thiên hạ mà không chịu làm để rồi ôm trái đắng khi chính thức ra riêng.

Bước đệm này giúp chúng ta phần nào xóa đi 2 tử huyệt rất quan trọng trong quá trình vận hành kinh doanh là TIỀN BẠC & DANH TIẾNG. Hai tử huyệt này tạo ra những áp lực cực kỳ khủng khiếp lên bất kỳ ai trong quá trình vận hành kinh doanh, khiến những người sáng suốt nhất cũng trở nên quẫn trí. Khi đó những gì đã chuẩn bị, những kiến thức đã học sẽ nhường chỗ cho những hành vi mà lúc tỉnh táo không bao giờ chúng ta làm. 

Tử huyệt tiền bạc chủ yếu xuất hiện khi công ty lâm vào khủng hoảng, thiếu tiền, thiếu nguồn lực. Khi túng thiếu, con người ta bắt đầu không kiểm soát được cảm xúc của mình, từ đó mắng chửi lung tung nên mất đi người giỏi, đi cắt giảm thứ không được phép cắt nhưng lại chi trả cho những thứ rất tào lao (ví dụ như các khóa học chốt đơn thần thánh, 1000 đơn/ngày, x10 doanh số,...của bọn thầy lùa gà - bọn nó x10 doanh số được thì đi dạy làm gì). Số ít khác thì quá hưng phấn khi công ty vô mấy đơn hàng lớn nên chi tiền bậy bạ. Nhiều người nghĩ rằng khi làm tốt những gì đã đề cập ở phần 1 rồi thì không cần xóa tử huyệt này nữa vì họ đã làm với thái độ và tư duy của chủ doanh nghiệp rồi. Họ quên mất một thứ rất quan trọng là lúc đó vẫn còn được nhận lương. Có hậu thuẫn thì áp lực đã giảm đi rất nhiều rồi.

Tử huyệt danh tiếng (bệnh sĩ, hám danh) còn trầm trọng hơn cả tử huyệt tiền bạc vì không cần đợi đến lúc túng thiếu hay dư dả mới xuất hiện. Sĩ diện khiến chúng ta ra quyết định vì "người ta nói", vì mặt mũi thay vì mục tiêu kinh doanh. Ở vai trò là chủ doanh nghiệp lại không hề quyết đoán, dễ bị dẫn dắt cảm xúc vì lời khen chê,...thì tiêu công ty mất rồi. Rất nhiều sếp bị bọn nịnh thần thao túng rồi mất luôn sự nghiệp cũng vì điểm này. Chưa giỏi thì tự ti, mới học được tí hoặc có thành tựu tí là bắt đầu bị chính cái Tôi thao túng ngược lại, cả hai đều nguy hiểm như nhau khi ra làm chủ.

BƯỚC ĐỆM ĐÓ LÀ GÌ ?

1. Làm việc không lương nhưng vẫn phải tạo ra thu nhập tối thiểu 30 triệu/tháng.

Đã ra khởi nghiệp thì không còn được nhận lương và phải bỏ tiền túi ra trả tất cả các loại chi phí. 30 triệu/tháng là một con số rất khiêm tốn phải bỏ ra khi bắt đầu một kinh doanh nào đó (Mặt bằng, điện nước, nhân viên, tiền cọc, vật tư khác,...). Nếu ngay cả con số nhỏ như vậy còn không trả nổi trong vòng 6 tháng không có doanh thu thì đừng ra riêng làm gì.

Vấn đề là rất nhiều người không đủ nguồn lực tài chính để trụ lại như thế nên bắt đầu vướng vô sai lầm kinh điển "Mở công ty ra, tuyển nhân viên kinh doanh về thì phải b.án được ngay, không b.án được nghĩa là nhân viên vô tích sự". Trong khi đó k.hách hàng phải quen với mình, thích mình, tin mình thì mới mua. Nhân viên mới ra trường thì cũng cần thời gian thích nghi, được đào tạo mới b.án được. Áp lực p.hải bán được sớm để duy trì công ty quá lớn khiến nhiều người quẫn trí, làm bậy và doanh nghiệp được lên bàn thờ chung với các doanh nghiệp khác.

Học được kỹ năng tay không bắt giặc khi làm việc không lương mà vẫn có thu nhập khiến chúng ta có sự chuẩn bị tinh thần tốt nhất trong quá trình khởi nghiệp. Ngay cả khi công ty chưa ăn nên làm ra, nhân viên chưa mang doanh số về thì bản thân luôn có thể tạo ra nguồn tài chính dự phòng để nuôi công ty của mình. Chưa kể là khi không phải lo lắng quá nhiều, chúng ta sẽ đủ sáng suốt để nghĩ dài, nghĩ xa, nghĩ đúng nghĩa đầu tư thay vì chụp giật và vận dụng được tối đa những gì đã học trong bài viết phần 1.

2. Dấn thân vô công việc bị nhiều người chửi, bị nói ra nói vô để làm cái mặt dày lên.

Không nghe ai cũng chết, nghe bậy cũng chết nên vấn đề không phải là có nghe hay không mà nằm ở chỗ sẽ ra quyết định như thế nào mà không bị chi phối cảm xúc. Chỉ khi cái mặt dày như mặt mo, suy nghĩ theo hướng lý tính nhiều hơn cảm tính thì mới ít mắc sai lầm khi ra quyết định. Bữa thấy mấy em bên nhóm S.ales bựa đi b.án thảm ngoài lề đường là mình biết ông thầy training đúng hướng rồi, dù chưa đọc giáo trình. Làm S.ales mà sĩ, sợ quê, suốt ngày nghĩ "bằng cấp tao đỏ, sao phải làm việc abc" thì xong cmnr. Cử nhân ăn trắng mặc trơn vác cái mặt ra lề đường b.án thảm được, vứt bỏ sĩ diện được thì xác suất thành The Best S.eller rất cao. Tất nhiên là bạn không cần phải đi b.án thảm như vậy, cái này chỉ là ví dụ thôi.

NHỮNG CÔNG VIỆC THỎA MÃN CẢ 2 TIÊU CHÍ TRÊN CÙNG LÚC:

1. B.án Bảo Hiểm.

- Em đang làm gì ?

- Em đang tư vấn tài chính cá nhân, giúp nhiều người hoạch định bla bla.

- Dẹp đi em, bảo hiểm thì nói bảo hiểm, tài chính cái con khỉ. B.án mà không dám nói cái mình b.án thì nghỉ đi em.

Tại sao nhiều người phải né tránh, phải lấp liếm, phải dùng từ ngữ đánh tráo khái niệm ? Vì bị chửi quá chứ sao. Rất nhiều sai lầm trong khâu tuyển dụng đại lý khiến cho những tư vấn bảo hiểm chân chính phải đi hốt vỏ do bọn lừa đảo, hám tiền để lại. Thị trường nát bét trong tâm trí k.hách hàng vì những sai lầm như thế cộng với bọn nhà báo thích giật tít câu view khiến nhiều người hoảng sợ và bắt đầu xạo ke. Tuy nhiên những người làm ăn đàng hoàng trong lĩnh vực này lại có thu nhập rất tốt dù không hề nhận lương cứng. 30 triệu/tháng không phải là con số quá khó để đạt được.

2. B.án hàng đa cấp trong công ty hợp pháp và nhóm hợp pháp.

- Em đang làm gì ?

- À, em đang làm chủ kinh doanh 4.0, em đang phát triển một mô hình kinh doanh vi diệu giúp tự do tài chính.

- B.án hàng đa cấp thì nói đại em ơi. Bớt xạo quần, vẽ vời.

- Theo anh thì đa cấp là gì ? (Bắt đầu phản ứng theo giọng điệu dư luận viên mà không hiểu cái quần gì hết)

Bảo hiểm lách 1 thì cái này lách tới 10 cũng vì tai tiếng trong ngành. Số công ty hợp pháp đã ít, số đội nhóm hợp pháp, làm ăn đàng hoàng, bài bản, không chụp giật lại càng ít. Không phải cứ chui được vô công ty hợp pháp là thoát nạn. Rồi bọn khùng suốt ngày Livestream kiếm được 1 tỷ đô la từ mấy khóa học làm giàu, từ mấy nhóm đa cấp tào lao khiến cho người ta thấy là ghét, là sợ. Trên thực tế nếu biết luật chơi, biết cách chơi, biết cách phân loại và đủ tầm để tận dụng ngược lại mô hình này thì không việc gì phải sợ. Cái tên giống nhau nhưng cái ruột vận hành khác nhau thì sợ gì.

Hai ngành này đang làm tốt hơn các công ty truyền thống ở chỗ "Đào tạo" rất nhiều, rất thường xuyên. Thứ các em học được ko chỉ ở chỗ Tay Không Bắt Giặc, trải nghiệm kinh doanh với ít rủi ro, kiếm tiền được ngay cả khi không có lương; các em còn học được cách thuyết phục đội ngũ đi với mình ngay cả khi không cần trả lương. Nếu có thể xây được một đội ngũ với nguồn lực như vậy thì khi ra làm chủ mắc gì không thể xây được, không thể giữ người được, không thể đào tạo được ? Tất nhiên là phải chọn đúng nhóm, đúng công ty. Bài quá dài rồi, ai muốn thử 2 ngành này và muốn hỏi thăm gì thì inbox trả lời sau nhé. Trùm nằm vùng sẽ cho các em câu trả lời thỏa đáng.

Mấy đứa còn so đo lương bổng so với thời gian làm việc thì đừng làm chủ nữa. Lương thì thích nhận đủ, nhiều, không bao giờ muốn đánh đổi mà cứ đòi ra riêng thì có mà chủ không (chổng...) mới kiếm được tiền thôi.

Tái bút,

Thợ sửa ống nước kiêm tổ chức Team Building để Building Team.

P/S: Mình phân tích vậy, mình cũng không kỳ thị ngành nào nhưng mấy bạn tỉ phú 4.0 đừng có vô đây rủ rê nhé. Mình muốn làm thì mình tự chọn nhóm tốt chui vô, không cần thuyết phục.

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ

PHÂN BIỆT QUẢN TRỊ VÀ QUẢN LÝ Hội đồng quản trị, tiếng Anh là BOD (Board Of Directors). Còn Ban giám đốc hay Ban quản lý tiếng Anh là BOM (B...