Search This Blog

Saturday, January 29, 2022

TUYỂN NGƯỜI Ở GOOGLE

TUYỂN NGƯỜI Ở GOOGLE
Share từ bài viết của Mr. Le Van Thanh
Solution Architect of Google.
Hy vọng các bạn học được điều gì đó từ đầu đến cuối bài viết. Riêng đoạn đặt câu hỏi bẫy ng ta đã bỏ từ lâu, công ty bạn có còn đang áp dụng hông? Trong môn Tuyển dụng ứng viên Hạng A mình luôn nhắc điều này, và các chi tiết cần xác định cụ thể trong khâu chuẩn bị phỏng vấn. Ai học rồi thì được remind lại luôn ở đây nhé.
👏👏👏👏
Trung bình mỗi năm, Google nhận được hai triệu đơn xin việc trong khi chỉ tuyển vài nghìn. Nếu biết điều này sớm, tôi đã chẳng dám nộp đơn.
Một thời, Google hay phỏng vấn tuyển dụng bằng những câu hỏi kiểu như: "Một chiếc xe bus chứa được bao nhiêu quả bóng đánh golf?". Hãng này từng thuê hẳn biển quảng cáo trên cao tốc để đăng câu hỏi "Số nguyên tố đầu tiên có 10 chữ số trong chuỗi chữ số liên tiếp của e?" nhằm tìm được ứng viên giỏi.
Chiến dịch đó tốn kém không ít tiền và đã tuyển được chính xác là 0 người phù hợp.
Thật may, sau đó Google cũng như nhiều hãng công nghệ đã loại bỏ kiểu hỏi đánh đố. Họ nhận ra hiệu quả của nó không cao. Giả sử tìm được một ứng viên "Sherlock Homes" giải được câu đố cũng không lấy gì đảm bảo người đó sẽ thành công ở công ty. Vì ngoài tư duy logic, IQ, nhân viên còn cần EQ, các kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm và nhiều kỹ năng khác.
Thay vì các câu hỏi hóc búa, Google sử dụng bài phỏng vấn Năng lực nhận thức chung (General cognitive ability - GCA) để đánh giá khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng xoay sở và phong cách làm việc của ứng viên.
Họ sẽ hỏi những câu về tình huống giả định kiểu như, giả sử bạn phụ trách mở một trung tâm đào tạo ở Việt Nam, bạn sẽ chọn thành phố nào, kế hoạch ra sao.
Nếu bạn từng mở một trung tâm đào tạo cho công ty cũ rất thành công. Thế là ngay lập tức, bạn đưa ra đáp án "nên mở trung tâm đào tạo ở TP HCM". Và đó là câu trả lời điểm thấp điển hình.
Vì sao? Câu trả lời không giúp người phỏng vấn đánh giá được bất cứ năng lực gì. Họ chấm điểm trả lời của ứng viên theo các tiêu chí: Hiểu câu hỏi, có chiến lược chuẩn bị; khả năng nhận định các giải pháp khả thi; khả năng lựa chọn giải pháp tối ưu; khả năng giao tiếp, thuyết phục người khác về giải pháp mình đề xuất. Đáp án đúng ít quan trọng bằng cách bạn tổng hợp, phân tích thông tin và hướng tiếp cận để đưa ra giải pháp.
Vậy thì, để có câu trả lời tốt, sau khi nghe câu hỏi hãy dừng một chút, đừng nôn nóng nhảy ngay vào đưa giải pháp. Câu hỏi trên quá rộng và ít thông tin. Hãy đặt câu hỏi để thu thập thêm dữ kiện, ví dụ như mục tiêu của việc mở trung tâm là gì, ngân sách bao nhiêu, đối tượng đào tạo hướng tới là ai, học sinh cấp ba hay sinh viên, người đi làm...
Với nhà tuyển dụng, giải pháp ít quan trọng bằng việc bạn đã tư duy thế nào trong quá trình ra giải pháp. Nên, hãy chia sẻ quá trình bạn tư duy. Cho người nghe thấy bạn luôn có hơn một con đường để giải quyết vấn đề. Người phỏng vấn cũng muốn đánh giá khả năng lựa chọn quyết định tối ưu của ứng viên, hãy thể hiện điều này trong lời đáp. Ví dụ, sau khi khảo sát tôi nhận thấy có hai nơi phù hợp là TP HCM và Quy Nhơn. Tôi đề xuất chọn Quy Nhơn vì chính sách hỗ trợ đầu tư công nghệ tốt, có làng công nghệ gần bãi biển đẹp, thu hút được nhiều sinh viên phía Nam.
Đây chỉ là một trong năm vòng phỏng vấn ở Google, gồm: Nhân sự trao đổi với ứng viên qua điện thoại để đánh giá sự phù hợp, kỳ vọng của hai bên, giải thích về quy trình tuyển dụng, khoảng 30 phút; Phỏng vấn để đánh giá sơ bộ về chuyên môn, hiểu biết của ứng viên trong lĩnh vực ứng tuyển, khoảng 45 phút; Một nhóm người ở vị trí bạn đang ứng tuyển sẽ phỏng vấn, đánh giá chi tiết chuyên sâu về kiến thức, kinh nghiệm của bạn liên quan đến công việc nhằm đảm bảo ứng viên có khả năng đáp ứng được công việc, khoảng 75 phút; Vòng phỏng vấn GCA như tôi miêu tả ở trên - đặc trưng nhất của Google, khoảng 45 phút; Và sau cùng là vòng phỏng vấn kiểm tra năng lực lãnh đạo, tính cách, khả năng hoà hợp văn hoá, khoảng 45 phút.
Nếu vượt qua các bước trên, một gói hồ sơ về ứng viên bao gồm CV, các câu hỏi và câu trả lời của từng vòng phỏng vấn, đánh giá của từng người tham gia tuyển dụng được chuyển đến cho Hội đồng tuyển dụng xem xét.
Từ đây, ứng viên không phải làm gì nữa, chỉ việc thư giãn hoặc hồi hộp đợi kết quả. Việc còn lại là của Google.
Tỷ lệ chọi để vào Google cao gấp 25 lần đại học Harvard, Yale hay Princeton, theo Laszlo Bock, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách nhân sự của Google. Triết lý tuyển dụng của công ty này là tìm kiếm những người tử tế làm điều đúng đắn, cùng thực hiện sứ mệnh "sắp xếp thông tin của thế giới, làm cho nó trở nên hữu ích và ai cũng khai thác được".
Thế giới có rất nhiều vấn đề cần giải quyết để trở nên tốt đẹp hơn mà chúng không phải lúc nào cũng rõ ràng. Vì vậy, Google đánh giá rất cao khả năng giải quyết vấn đề, xoay xở trong những tình huống mơ hồ. Yếu tố này được bám sát xuyên suốt quá trình tuyển dụng. Cụ thể hơn, họ muốn tìm những "Googleyness": Người có khả năng phát triển và thích ứng trong môi trường hay thay đổi, nhịp độ cao, có khả năng giải quyết vấn đề trong những tình huống không rõ ràng, người luôn thách thức hiện trạng.
Ví dụ, khi thế giới chấp nhận công cụ tìm kiếm của Yahoo là tốt nhất, những người ở Google tin rằng có cách tìm kiếm hiệu quả hơn, và họ tìm cách thực hiện nó. Hãng cũng tìm những người luôn đặt khách hàng lên trước, quan tâm tới mọi người và làm theo lẽ phải.
Google đánh giá rất cao những người có tố chất lãnh đạo bất kể họ ứng tuyển vị trí nào, người biết lắng nghe góp ý cả khen lẫn chê để phát triển bản thân. Khả năng tổ chức hoạt động nhóm, tự học điều mới và chia sẻ cho người khác cũng là biểu hiện của tố chất lãnh đạo.
Có thể bạn nghĩ, Google to thế, chế độ tốt, môi trường làm việc hấp dẫn mới làm như vậy. Thực ra, họ áp dụng chiến lược này từ ngày đầu khởi nghiệp, khi chế độ đãi ngộ còn rất thấp so với các công ty lớn. Nhờ vậy, công ty đã tuyển được nhiều nhân sự quan trọng giúp họ lớn mạnh như hôm nay.
Theo Laszlo Bock, để theo đuổi triết lý của mình, Google đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng rất cao và không bao giờ thoả hiệp. Công ty sẵn sàng đợi rất lâu để tuyển được ứng viên thực sự phù hợp chứ không vội nhận chỉ vì đang rất cần người.
Sau hơn một tháng, trải qua năm vòng phỏng vấn, tôi nhận được "job offer" vào tháng 9 vừa qua. Với tôi, đó là một may mắn, chứng tỏ một điều rằng ngoài tuyển dụng những tài năng thì Google tuyển cả tôi - một người Việt bình thường và hay chia sẻ yêu thương.
Tôi chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn của mình ở Google để giúp mọi người hiểu hơn về chiến lược tuyển dụng của công ty và các hãng công nghệ. Qua đó, các doanh nghiệp có thể tham khảo chiến lược tuyển đúng người ngay từ những ngày đầu. Các đại học sẽ chú trọng hơn huấn luyện những kỹ năng mềm như thuyết trình, phỏng vấn, làm việc nhóm cho sinh viên.
Với người trẻ, ngoài học chuyên môn cũng cần chiến lược phát triển bản thân đúng đắn. Ham học hỏi và có đam mê luôn là tố chất tốt mà nhà tuyển dụng chuyên nghiệp tìm kiếm. Nếu chưa xuất sắc, hãy là phiên bản bình thường tốt hơn chính mình ngày hôm qua.

KHÔNG PHÙ HỢP, KHÓ ĐỒNG HÀNH!

KHÔNG PHÙ HỢP, KHÓ ĐỒNG HÀNH!
Có bạn hỏi vì sao chúng tôi không mời các "chuyên gia" A, B, C... tham gia Group PTDNV. Nhiều "chuyên gia" chúng tôi không biết họ, và họ cũng không quan tâm đến Group này. Một số "chuyên gia" khác đã từng tham gia và đã thôi vì KHÔNG PHÙ HỢP. Tôi nhắc lại là vì không phù hợp chứ không phải đúng/sai.
Không phù hợp có thể là không phù hợp về SỨ MỆNH (không cùng sứ mệnh), không phù hợp về TẦM NHÌN (khác tầm nhìn), không phù hợp về GIÁ TRỊ CỐT LÕI (không cùng hệ GTCL)...
Không phù hợp cũng có thể là không phù hợp về TRIẾT LÝ (triết lý của Group PTDNV là "Just Give It" - Cho đi không cần nhận lại). Cũng có thể là không phù hợp về nội quy (không thoải mái với nội quy của Group). Nói chung là không cùng chí hướng, không cùng mục đích, không cùng quan điểm..., nên KHÔNG PHÙ HỢP
Tôi và nhiều thành viên khác của Group PTDNV cũng không tham gia nơi này, nơi kia (dù có lời mời hoặc đã được ai đó add vào) không phải vì chuyện hay/dở, tốt/xấu mà vì cảm thấy mình không phù hợp. Một khi đã không phù hợp, đi cùng nhau sẽ cản trở nhau, làm cho tổ chức không thể phát triển và sớm tan rã. Chúng tôi cũng tự out hoặc bị cho out vì KHÔNG PHÙ HỢP.
Một lý do nữa cho sự KHÔNG PHÙ HỢP là vì Group PTDNV "chuyên trị" đưa ra những quan điểm và nguyên lý lạ đời về quản lý kinh doanh, trái ngược hoàn toàn với quan điểm của nhiều chuyên gia khác, nên rất khó để hòa hợp.
Điều này đối với tôi cũng thật khó xử!  Vì tôi lập Group này ra là để chia sẻ những quan điểm và các nguyên lý, mà từ quá trình học hỏi ở trường lớp và tích lũy qua thực tế của mình, tôi tin là có ích cho các doanh nghiệp. Rất tiếc là có nhiều quan điểm của tôi trái ngược với quan điểm của các chuyên gia. Tôi không thể vì thế mà im lặng hoặc từ bỏ quan điểm của mình. Đó cũng là lý do của sự KHÔNG PHÙ HỢP, và nó luôn làm tôi khó xử.
Thôi thì, ai phù hợp thì đi cùng tôi, ai không phù hợp thì chia tay. Đó cũng là lẽ thường tình.
Điều quan trọng là GIÁ TRỊ mà Group PTDNV đem lại cho bạn và KẾT QUẢ mà bạn tạo ra từ giá trị đó. Nó có đáng để bạn tham gia hay không. Nếu không, bạn nên rời Group để tham gia nơi khác. Nếu có, bạn hãy ở lại để chúng tôi hân hạnh được phục vụ các bạn. Chúc tất cả thành công!
=========
* PS: Hãy trả lời thật lòng, ở công ty hay tổ chức của bạn, hay ở ngoài đời, bạn có từng đồng hành cùng những người không phù hợp không? Bạn cảm thấy thế nào?
Nguyen Huu Long PTDNV 

LÀM SAO ĐỂ GIẢI QUYẾT ÊM NHỮNG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG NGHIỆP TOXIC?

LÀM SAO ĐỂ GIẢI QUYẾT ÊM NHỮNG MỐI QUAN HỆ ĐỒNG NGHIỆP TOXIC?
___________________
Bài viết thuộc bản quyền của người dịch và được đăng tại group Đi Làm Đừng Đi Lầm, vui lòng xin phép người dịch trước khi repost!
___________________
Phải mất tận 8 năm tôi mới có thể tìm ra được cách xử lý vấn đề nan giải này. Tôi tặng bạn một câu nói, hãy đọc thật to để nhắc nhở bản thân mỗi ngày rằng "Tôi đến đây để làm việc".
Tôi xác định rằng bản thân mình đến công ty làm việc để kiếm tiền trang trải cuộc sống và phụ giúp gia đình. Vì vậy, đối với tôi, những mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau không phải là điều quá quan trọng.
Nhiều bạn sinh viên vừa chập chững bước chân vào xã hội, kinh nghiệm chưa đủ nhiều nên trong đầu vẫn mang theo suy nghĩ đồng nghiệp tốt thì có thể trở thành bạn tốt của nhau. Bạn cho rằng sau khi đi làm, bạn vẫn sẽ là bạn của thời còn ngồi trên ghế nhà trường sao?
Tôi đã từng phải chịu đựng và bị tổn thương sâu sắc suốt một thời gian dài, tôi không thể nào hiểu được, tại sao mọi người lại đối xử với nhau như vậy? Tại sao lại đi nói xấu sau lưng người khác? Làm thế nào họ lại có thể ngang nhiên xâm phạm đời tư của bạn? Tại sao lại dùng ẩn ý khi nói chuyện với nhau? Tại sao họ lại có thể không nhận trách nhiệm và đổ lỗi cho người khác? Tại sao chỉ vì một tí lợi ích mà mọi người có thể bất chấp tất cả tạo nên mâu thuẫn, xung đột?
Sau này, tôi mới hiểu ra mọi người chỉ trên danh nghĩa là đồng nghiệp, nhưng trên thực tế thì cũng chẳng thân thiết hơn người xa lạ là bao. Nếu là mối quan hệ tốt, trên đường đi làm gặp nhau thì chào hỏi đôi ba câu. Nếu không tốt thì sau khi tan làm, tôi và bạn không liên quan gì đến nhau.
Dưới đây là những điều tôi rút ra được dựa theo kinh nghiệm cá nhân của mình. Hi vọng nó sẽ giúp ích phần nào cho bạn.
1. Trước hết, bạn phải làm thật tốt công việc của mình, đừng để người khác có cơ hội nắm đàng chuôi. Thứ hai, đừng quá coi trọng bản thân, đừng quá đề cao tầm quan trọng của bản thân khi làm việc nhóm. Tuy nhiên, bạn phải biết tôn trọng chính mình và hãy khẳng định giá trị của bản thân. Đừng vì một vài câu nói của người khác mà suy nghĩ để rồi tổn thương.
2. Đối xử với đồng nghiệp: thân thiện, nếu cần giúp đỡ thì hãy giúp đỡ họ (miễn là không nhận lỗi thay). Không cần nhiệt tình, chủ động kết bạn với mọi người, trước hết hãy tập trung vào việc nâng cao năng lực của bản thân. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cải thiện mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau bằng cách hỏi thăm khi họ bị ốm, mời họ một ly nước hoặc gửi lời chúc mừng vào ngày sinh nhật, v.v.. Trong mọi trường hợp, đừng chủ động nhắm vào hoặc khiêu khích bất kỳ ai, ngay cả khi bạn không vừa ý với một số hành vi của họ.
3. Nếu bạn đã làm hết những điều trên, nhưng vẫn có đồng nghiệp luôn nhắm đến và cố tình dùng lời nói để khiêu khích bạn thì phải làm sao?
- Đầu tiên hãy quan sát xem người đồng nghiệp này là người như thế nào, cô ấy có ác ý với tất cả mọi người và thích bắt bạt người khác, hay cô ấy chỉ nhắm vào bạn. Nếu cô ấy đối xử với mọi người đều như vậy thì điều này chứng tỏ cô ấy có vấn đề về tính cách và chỉ số EQ là cực thấp. Nếu bạn quan sát thấy cô ấy là một người có năng lực làm việc cực kỳ tốt, khéo giao tiếp và EQ tương đối cao nhưng lại chỉ đối xử với bạn như vậy, thì bạn nên xem xét lại bản thân và tìm cô ấy nói chuyện riêng.
- Nếu trong quá trình làm việc, đồng nghiệp của bạn nói ra một vài lời khó nghe, tức giận với bạn hoặc cách giao tiếp của họ khiến bạn khó chịu thì đây có vẻ là vấn đề về tính cách. Trong trường hợp này, bạn đừng nên tỏ ra kiêu ngạo nhưng cũng không nhún nhường, chỉ cần giữ bình tĩnh từ đầu đến cuối là được.
Nếu đối phương đang không kiềm chế được cảm xúc thì bạn càng nên bình tĩnh và nói hết những gì cần nói, sau đó dừng giao tiếp càng sớm càng tốt. Nếu đó là việc quan trọng thì hãy đợi đến khi đối phương bình tĩnh lại rồi mới tiếp tục nói chuyện. Nếu đó không phải là chuyện quan trọng thì càng không cần phải tìm họ bàn chuyện nữa.
Lần sau gặp mặt, chỉ cần đối phương vẫn tỏ ra thân thiện, ôn hòa với bạn thì có lẽ cô ấy chỉ nhắm vào công việc chứ không cố tình công kích bạn. Đối với kiểu đồng nghiệp này, trước tiên bạn nên quan sát xem cô ấy có làm như vậy với những người khác không. Nếu có thì bạn hãy thử tìm cách thay đổi một vài phương pháp giao tiếp để xem cách nào có thể vừa giúp bạn nâng cao hiệu quả công việc, vừa giúp bạn cải thiện mối quan hệ với đồng nghiệp.
Nếu đối phương vì không hài lòng về mặt chuyên môn của công việc mà phớt lờ và có ý cô lập bạn, ngoại trừ những vấn đề liên quan đến công việc bắt buộc phải liên lạc thì không cần phải chú ý, để tâm đến họ. Nhưng nhớ đừng nói xấu đồng nghiệp của mình với bất cứ ai nhé!
- Nếu những gì đồng nghiệp của bạn nhắm đến không liên quan đến công việc hoặc chuyên ngành của bạn, mà họ tấn công trực diện về ngoại hình, trang phục của bạn hoặc đem bạn ra làm trò cười, hãy nhẹ nhàng nhắc nhở họ rằng họ đang rất thiếu tôn trọng bạn và bạn không vui về điều đó. Người có tư duy bình thường sẽ biết đâu là giới hạn và sẽ dừng lại.
Nếu họ nói xấu sau lưng bạn nhưng ngoài mặt thì vẫn tỏ ra bình thường và giữ mối quan hệ tốt với bạn, thì tốt nhất bạn nên giả vờ không biết và mặc kệ họ. Nếu những gì họ nói đe dọa đến nhu cầu cốt lõi của bạn (ảnh hưởng đến tiền lương, quy kết bạn vào tội tham nhũng, khiến bạn mất việc...) và khiến cấp trên đến tìm bạn hỏi chuyện, lúc này bạn phải nghiêm túc bảo vệ bản thân, đừng công kích đồng nghiệp nói xấu mình và ám chỉ rằng cấp trên không tốt, mà hãy công khai xử lý, giải thích rõ ràng mọi chuyện.
Đây là loại người khá nham hiểm nên ngoại trừ công việc thì hãy tránh xa và đừng liên lạc với họ. Nếu phải hợp tác, làm việc chung thì tốt nhất hãy sử dụng email để có thể lưu lại bằng chứng.
4. Đời người là cuộc hành trình vượt qua thử thách, nếu không thể ngay lập tức xử lý tốt các mối quan hệ cá nhân thì cũng không sao cả, nhưng hãy luôn tỉnh táo và rèn luyện mỗi ngày. Điều quan trọng là đừng bao giờ từ bỏ chính mình, bạn nhé!
Tóm lại, 95% sức lực của bạn nên dành cho công việc chuyên môn, nếu bạn có năng lực làm việc mạnh mẽ, tự nhiên sẽ không có ai dám bắt nạt bạn.

Thursday, January 27, 2022

Sự cô đơn về mặt tinh thần

Sự cô đơn về mặt tinh thần
 
Details
Written by Chau Hong Linh
Category: Literature
Tôi viết bài này khoảng năm 2001, khi mới từ Đức qua Mỹ được khoảng năm rưỡi. Từ đó đến nay (2021), đã hơn hai mươi năm. Giờ thì tôi thấy càng cô đơn càng tốt, đỡ phải nói nhiều với bọn em chã, mất thời gian, phí nước bọt, mòn bàn phím.

 

Trăng vàng hăm hở vượt ngọn cây,

Ngoảnh trông lối cũ bụi giăng đầy.

Đông Tây kim cổ âu là vậy,

Cung Cuội đơn côi cũng bởi đây.

 

Đây là một bài thơ của một anh bạn tôi gặp hơn mười năm trước trên một pháo đài cổ gần Frankfurt, Germany, nhân dịp họp mặt Lưu học sinh Việt nam toàn Liên bang Đức. (Tôi thì chả phải du học sinh gì, nhưng có cô bạn dắt đi, thì tôi đi theo ;) ). Ngày ấy, trong khi các anh chị em tràn đầy nhiệt tình tâm huyết tuổi trẻ hăng hái thảo luận xem học xong thì ở hay về, làm thế nào để có việc làm ở Đức hoặc ở Việt nam, nghiên cứu, tính toán những công thức, phương trình, thuật toán, mô hình, lý thuyết gì gì, thì tôi với anh chỉ uống rượu, nói chuyện Aristotle, Plato, Kannt, Nietzsche, kiến trúc Hy Lạp, La Mã, Roman, Gothic, Rococo, Áp dụng âm dương ngũ hành phương Đông vào kiến trúc phương Tây, Yoga, Đạo Đức kinh ... Về lại Berlin, tôi và anh cũng thường tụ tập uống rượu tán phét. Trong một lần đã hết vài chai XO và rất nhiều sushi, anh đã đọc cho tôi nghe bài thơ nói về sự cô đơn của chú Cuội trên cung Trăng, cũng là nỗi cô đơn của một con người không còn ai để chia sẻ, khi chỉ còn mình mình đi một lối, mọi thứ đã rớt lại hết phía sau, và con đường sau lưng mình bụi cũng đã phủ đầy. Nỗi buồn của anh cũng như nỗi buồn của Độc cô cầu bại, suốt quãng cuối cuộc đời lê bước khắp giang hồ chỉ mong tìm được một người tiếp được của mình một chiêu kiếm.

 

Nhưng rồi cuộc vui nào cũng có lúc tàn. Anh về Việt nam. Tôi qua Mỹ. Suốt bao nhiêu năm lê bước giang hồ, có nhiều lần trong "những phen reo hót, những cơn say/ những lúc mây đen ám mặt mày", tôi lại nhớ đến anh. Thật kinh khủng khi một diagram đẹp hay một thuật toán lý thú của mình được quy thành tiền. Bọn em chã chỉ hiểu được vẻ đẹp thuật toán hay kiến trúc phần mềm bằng con số dollar gắn kèm với nó. Thật kinh khủng khi người ta thán phục bạn có thể bơi trên biển trong mùa Đông Bắc Mỹ khi tuyết rơi lắc rắc trên đầu, nhưng không hiểu gì về Triết học Phương Đông và những mối quan hệ của con người và vũ trụ. Thật kinh khủng khi người ta nói đến nhà cửa, tiền bạc, xe cộ, địa vị, sở hữu tài sản như thước đo giá trị con người, thay vì lòng tử tế. Thật kinh khủng khi người ta dùng những tính từ kêu choang choang như phấn đấu, mục đích, chí tiến thủ để che đậy lòng tham.

 

Tất nhiên tôi không thể, và không hề có ý nghĩ là sẽ thuyết phục mọi người đều có ý nghĩ giống tôi. Nhưng cũng chính vì thế, nên mặc dù trên highway tôi đi có rất nhiều xe cộ, tôi vẫn luôn cảm thấy bụi bốc lên trên con đường hoang vắng, thê lương sau gót chân mình. Xung quanh ta luôn vẫn có người, nhưng sự cô đơn về mặt tinh thần mới thật là kinh khủng.

 

Sự cô đơn về mặt tinh thần

Sự cô đơn về mặt tinh thần
 
Details
Written by Chau Hong Linh
Category: Literature
Tôi viết bài này khoảng năm 2001, khi mới từ Đức qua Mỹ được khoảng năm rưỡi. Từ đó đến nay (2021), đã hơn hai mươi năm. Giờ thì tôi thấy càng cô đơn càng tốt, đỡ phải nói nhiều với bọn em chã, mất thời gian, phí nước bọt, mòn bàn phím.

 

Trăng vàng hăm hở vượt ngọn cây,

Ngoảnh trông lối cũ bụi giăng đầy.

Đông Tây kim cổ âu là vậy,

Cung Cuội đơn côi cũng bởi đây.

 

Đây là một bài thơ của một anh bạn tôi gặp hơn mười năm trước trên một pháo đài cổ gần Frankfurt, Germany, nhân dịp họp mặt Lưu học sinh Việt nam toàn Liên bang Đức. (Tôi thì chả phải du học sinh gì, nhưng có cô bạn dắt đi, thì tôi đi theo ;) ). Ngày ấy, trong khi các anh chị em tràn đầy nhiệt tình tâm huyết tuổi trẻ hăng hái thảo luận xem học xong thì ở hay về, làm thế nào để có việc làm ở Đức hoặc ở Việt nam, nghiên cứu, tính toán những công thức, phương trình, thuật toán, mô hình, lý thuyết gì gì, thì tôi với anh chỉ uống rượu, nói chuyện Aristotle, Plato, Kannt, Nietzsche, kiến trúc Hy Lạp, La Mã, Roman, Gothic, Rococo, Áp dụng âm dương ngũ hành phương Đông vào kiến trúc phương Tây, Yoga, Đạo Đức kinh ... Về lại Berlin, tôi và anh cũng thường tụ tập uống rượu tán phét. Trong một lần đã hết vài chai XO và rất nhiều sushi, anh đã đọc cho tôi nghe bài thơ nói về sự cô đơn của chú Cuội trên cung Trăng, cũng là nỗi cô đơn của một con người không còn ai để chia sẻ, khi chỉ còn mình mình đi một lối, mọi thứ đã rớt lại hết phía sau, và con đường sau lưng mình bụi cũng đã phủ đầy. Nỗi buồn của anh cũng như nỗi buồn của Độc cô cầu bại, suốt quãng cuối cuộc đời lê bước khắp giang hồ chỉ mong tìm được một người tiếp được của mình một chiêu kiếm.

 

Nhưng rồi cuộc vui nào cũng có lúc tàn. Anh về Việt nam. Tôi qua Mỹ. Suốt bao nhiêu năm lê bước giang hồ, có nhiều lần trong "những phen reo hót, những cơn say/ những lúc mây đen ám mặt mày", tôi lại nhớ đến anh. Thật kinh khủng khi một diagram đẹp hay một thuật toán lý thú của mình được quy thành tiền. Bọn em chã chỉ hiểu được vẻ đẹp thuật toán hay kiến trúc phần mềm bằng con số dollar gắn kèm với nó. Thật kinh khủng khi người ta thán phục bạn có thể bơi trên biển trong mùa Đông Bắc Mỹ khi tuyết rơi lắc rắc trên đầu, nhưng không hiểu gì về Triết học Phương Đông và những mối quan hệ của con người và vũ trụ. Thật kinh khủng khi người ta nói đến nhà cửa, tiền bạc, xe cộ, địa vị, sở hữu tài sản như thước đo giá trị con người, thay vì lòng tử tế. Thật kinh khủng khi người ta dùng những tính từ kêu choang choang như phấn đấu, mục đích, chí tiến thủ để che đậy lòng tham.

 

Tất nhiên tôi không thể, và không hề có ý nghĩ là sẽ thuyết phục mọi người đều có ý nghĩ giống tôi. Nhưng cũng chính vì thế, nên mặc dù trên highway tôi đi có rất nhiều xe cộ, tôi vẫn luôn cảm thấy bụi bốc lên trên con đường hoang vắng, thê lương sau gót chân mình. Xung quanh ta luôn vẫn có người, nhưng sự cô đơn về mặt tinh thần mới thật là kinh khủng.

Dĩ vạn vật vi sô cẩu?

Dĩ vạn vật vi sô cẩu?
 
Details
Written by Chau Hong Linh
Category: Literature
Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu

Thánh nhân bất nhân, dĩ bách tính vi sô cẩu

-- Đạo đức kinh --

 

Có một công án Thiền của Nhật như sau: Một thiền sư đi dạo với một chú tiểu quanh một bờ hồ trong rừng. Bỗng chú tiểu nghe thấy tiếng khóc của một đứa bé sơ sinh trong một bụi lau ven hồ. Chú tiểu định chạy tới bụi lau xem, thì thiền sư bảo: "Kệ mẹ nó. Mày xem làm cái đéo gì. Xem xong rồi mày lại phải cứu, mà mày có cứu được cả thiên hạ không?"

 

Trong khoa học sinh thái, thì có câu chuyện về lịch sử rừng quốc gia Yellowstone của Mỹ. Đại khái là hồi mới thành lập rừng quốc gia Yellowstone, ban quản lý rừng chắc toàn bọn tốt nghiệp mẫu giáo. Đầu tiên chúng quản lý rừng theo kiểu mẫu giáo, "chó sói là xấu, thỏ và hươu nai là tốt", thế là đi giết mẹ nó hết chó sói. Sau đó thì thỏ với hươu nai sinh sản nhiều quá, ăn mẹ hết cây trong rừng, thì chúng nó lại ca bài "Thỏ và hươu nai là xấu, cái cây là tốt", làm thịt mẹ nó hết thỏ và hươu nai. Sau đó có một loại cây phát triển mạnh quá, lấn át hết các cây khác, thế là chúng nó lại ca bài "Cây này là xấu, cây kia là tốt", chặt mẹ bớt cây. Suýt nữa thì chúng nó phá trụi cả khu rừng, rồi sáp nhập Yellowstone vào sa mạc. Tất cả chỉ vì ý muốn làm việc tốt và tin tưởng vào "khoa học". Việc thiện với khoa học con mẹ chúng nó. (À, tất nhiên là trình tự tiêu diệt các giống loài ở rừng quốc gia Yellowstone hồi đó có hơi khác một tí, nhưng em lười đi tra lại chi tiết, hơn nữa bản chất câu chuyện cũng không thay đổi.

 

Ảnh chú nai trong rừng này là ngay đằng sau nhà em, cách bậc thềm sau nhà em khoảng một trăm mét. Em đứng trên bậc thềm nhà, dùng ống kính tiêu cự 600mm chụp vào rừng.

 



 

Ở Austin, Texas, khoảng cuối thu đầu đông, thời tiết như mùa xuân, cũng là thời kỳ sinh sản của các loài động vật trong rừng. Mùa này, những chú hươu con, nai con chạy nhảy tung tăng trong rừng rất vui vẻ. Nhưng đây cũng là mùa sinh sản của sói đồng cỏ (coyote), và cũng là mùa những con sói lớn dẫn đàn sói con đi săn mồi.

 

Có một buổi hoàng hôn như nhiều buổi hoàng hôn khác, em đứng trên thềm nhà luyện thiền súng, trong tay cầm một khẩu AKM hiện đại, mắt nhìn đàn nai con gặm cỏ và lá cây, thì ven rừng xuất hiện những bóng đen của đàn sói đồng cỏ. Vòng vây của đàn sói siết chặt dần xung quanh đàn nai đang vui tươi nhởn nhơ trong ánh nắng chiều đang tắt.

 

Nếu lúc này trong tâm em khởi lên ý niệm về Thiện và Ác, trong tay cầm một khẩu AK gắn ống kính quang học và kính ngắm laser, có một viên đạn đã lên nòng và ba mươi viên đạn trong băng đạn, thì em chỉ cần gẩy ngón tay một lần là một con sói chầu trời. Trong vòng một, hai trăm mét đổ lại thì không bao giờ có chuyện em cầm AK có đầy đủ kính ngắm mà lại bắn trượt.

 

Nhưng em vẫn đứng yên trong tư thế tam thể thức, toàn thân thả lỏng, khẩu AK trong tay không hề rung động, tâm trí vẫn phẳng lặng như mặt nước hồ thu, tinh thần và các giác quan vẫn tĩnh lặng, cảm nhận hết toàn bộ gió động cỏ lay của cả cánh rừng, văng vẳng bên tai tiếng kêu thảm thiết của đàn nai bị bầy sói xé xác, lẫn trong tiếng lá kêu xào xạc của một buổi hoàng hôn.

 

Đấy chính là Đạo. Quy luật của thiên nhiên chính là như vậy, nếu phân biệt Thiện - Ác theo tiêu chuẩn mẫu giáo, bắn bầy sói để cứu đàn nai, thiện với đàn nai thành ra ác với bầy sói, mà nhiều khi lại thành ác với thiên nhiên và vũ trụ. Hơn nữa, em là ai mà thay mặt Thiên Đạo để quyết định xem trong thiên nhiên cái gì được sống, cái gì phải chết?

 

Đọc đến đây, một số bọn em chã sẽ vỗ tay sung sướng kêu lên: "Hay! Hay! Sống trên đời này không có thiện, không có ác, một sự việc có nhiều góc nhìn, phải chấp nhận sự khác biệt, phải yêu thương, từ bi, hỉ xả. Phải có năng lượng tích cực, lan tỏa yêu thương, bầy sói cũng tốt, đàn nai cũng hay, bà vãi cũng ừ, ông sư cũng gật".

 

"Hay" cái con mẹ chúng nó. Đành rằng đối với Thiên Đạo thì vạn vật không bằng con kiến, thậm chí không bằng con virus. Giả sử Thiên Đạo là người, thì cũng không có người nào rách việc hàng ngày ra đường xem con kiến nào là thiện, con kiến nào là ác, rồi giết con kiến ác, phù hộ con kiến thiện.

 

Tuy nhiên, mỗi một người trong xã hội không phải là Thiên Đạo, còn đồng loại mình cũng không phải con kiến, và xã hội cũng không phải là vũ trụ. Do đó, phải có những chuẩn mực về Đạo và Đức, phải phân biệt được Thiện và Ác, Phải và Trái.

 

Đối với mỗi xã hội, tại mỗi thời kỳ, những chuẩn mực này có thể khác nhau. Đối với mỗi cộng đồng tại mỗi vị trí trên địa cầu, trong cùng một thời đại, chuẩn mực cũng có thể khác nhau. Thậm chí đối với mỗi cá nhân sống trong cùng một cộng đồng, các chuẩn mực này cũng có thể khác nhau. Nhưng mỗi người phải có chuẩn mực về Đạo và Đức, biết phân biệt Phải - Trái, chứ không thể "bà vãi cũng ừ, ông sư cũng gật" được.

 

Thay đàn nai và bầy sói bằng một cộng đồng những người lương thiện và một đám ăn cướp, đốt phá, giết người, thì lúc đấy nòng súng AK trên tay em sẽ nhả đạn vào bọn ăn cướp ngay lập tức, không nói nhiều.

 

Tóm lại, muốn làm "người tốt, việc tốt" thì phải biết mình là ai, phải có khả năng tư duy bằng não chứ không phải nghe mấy câu chuyện chicken soup rồi ưỡn ẹo dặt dẹo, tưởng đấy là tư tưởng tự do, phóng khoáng, chấp nhận sự khác biệt, giàu năng lượng tích cực, đầy tình yêu thương.

 

Nói như thiền sư Takuan Soho từ thế kỷ 17, "Không có gì đáng sợ bằng bọn em chã muốn làm việc tốt, chả biết cái đéo gì về thế giới mà cứ thích quyết định cái gì là tốt cho thế giới".

 

Châu Hồng Lĩnh

Austin, Texas, December the 31st, 2021

Wednesday, January 26, 2022

[ZHIHU] Làm thế nào để bắt đầu một cuộc trò chuyện với người bạn thích?

[ZHIHU] Làm thế nào để bắt đầu một cuộc trò chuyện với người bạn thích?
____
Dịch: Lục Phấn Côi Tư 绿粉瑰姿 | Bài dịch thuộc quyền sở hữu của người dịch, vui lòng không tự ý repost.
____
Đồng ý với tui, ngàn vạn lần đừng nói mấy câu kiểu như "Đang làm gì đó?"
Cho bạn mấy công thức vạn năng.
Mau lấy vở ra mà ghi chép.
1. Hôm nay tui...
Ví dụ 1: "Hôm nay tui nhìn thấy một mỹ nữ (soái ca) siêu đẹp trên đường, làm hồn tui lay động." (Khơi dậy hứng thú)
Xem thái độ của người ta, nói tiếp một câu nữa, sau đó có thể nói chuyện rồi.
Nếu như hứng thú của đối phương không lớn, trả lời một câu: "Ồ? Rồi sao?"
Bạn có thể trả lời lại: "Tui cứ tưởng người kia là cậu nên đi lên vỗ người ta một cái, quê c.h.ế.t đi được." (Vừa khen đối phương, vừa mở được chủ đề nói chuyện)
Ví dụ 2: "Hôm nay tui đi thư viện đọc sách, đọc được một cuốn sách hay lắm." (Hoặc là bất cứ gì khác đều được, kiểu như này để chia sẻ với đối phương về cuộc sống thường ngày của bạn, đối phương sẽ cảm nhận được. Tiếp theo hãy triển khai chủ đề nói chuyện)
2. Tui thấy trên vòng bạn bè Wechat của cậu...
Nếu đã là điều bạn yêu thích, vậy chắc chắn phải có đủ loại ứng dụng xã hội, không chỉ giới hạn ở vòng bạn bè trên Wechat.
Ở đây nói về một lý luận logic: Thông thường, người đăng lên vòng bạn bè Wechat chỉ cần hai thứ. Một là thông qua vòng bạn bè đạt được mục đích khoe khoang. Hai là thông qua vòng bạn bè lấy được sự quan tâm an ủi của người khác.
Cho ví dụ sau: "Tui xem vòng bạn bè của cậu thì thấy cậu đi tới nơi xxxx du lịch phải không?"
Đối phương sẽ trả lời bạn "yep."
Sau đó bạn hãy nói, "Wow, tui đã luôn muốn đi tới nơi đó, tiếc là chưa có cơ hội để đi."
Sau đó hãy để đối phương chia sẻ về những điều du lịch bản xứ, những chuyện thú vị đã trải qua.
Sau đó có thể từ từ nói đến sở thích hứng thú của đối phương, sau đó ~ các bạn tự mình từ từ những gì tiếp theo sau đó, chỉ dẫn đến đây thôi.
Ví dụ: "Tôi xem trên vòng bạn bè Wechat của cậu thấy outfit hôm nay cậu chụp thật sự rất đẹp", sau đó thì từ từ rồi khen chính đối phương, mặc bộ outfit này rất có phong cách.
Hoặc nêu ra ví dụ nếu là người khác mặc bộ outfit này thì vô cùng xấu, để làm nền tôn lên đối phương. Sau đó có thể nói chuyện được rồi.
Dựa theo lý luận trên, các cô gái đăng lên vòng bạn bè thường hi vọng nhận được lời khen ngợi tán thưởng. Nếu có người quan tâm chú trọng đến cô ấy, cô ấy sẽ tự nhiên vui vẻ chia sẻ cuộc sống của mình với bạn.
(Ở VN thì có thể xem các bài đăng trên wall và story trên Facebook hoặc Instagram tương đương như vậy)
3. Cậu có biết...
Bắt đầu bằng một câu "Cậu có biết", có thể khơi dậy hứng thú nói chuyện của đối phương, đối phương sẽ tò mò rốt cuộc là chuyện gì.
Lúc này bạn có thể nói một vài giai thoại thú vị, bát quái hoặc những chuyện quan trọng, dẫn dắt đối phương nói về quan điểm của họ, đồng thời biểu đạt thái độ của bạn.
Nếu như hai bạn có chí hướng hợp nhau, vậy thì hảo cảm của đối phương dành cho bạn sẽ tăng lên, cũng sẽ nguyện ý tiếp tục nói chuyện với bạn.
Điều này rất đơn giản, nhưng cần phải kết hợp nhiều chuyện cùng xảy ra đồng thời giữa bạn và đối phương nên ở đây sẽ không đơn độc cho ví dụ.
Lộ trình tương tự còn có:
"Quên nói với cậu một chuyện."
"Hôm nay cậu hơi lạ đó." (Khơi gợi tò mò, sau đó có thể trả lời một vài câu dí dỏm, đáng yêu, v...v...)
"Tui nghĩ là cậu có thể hơi bận, nên cậu chỉ cần đọc kĩ đôi ba chữ này là được rồi."
____
Nguồn: https://www.zhihu.com/question/373109955/answer/1538012896

#giaotiep

Suy nghĩ sâu sắc về cách Microsoft làm phần mềm


Despite the fact that I am a 20+ year Linux/Unix-like operating system user, I have to admit that Windows has pulled off a feat that's kind of amazing. For the record, Windows does annoy me for various reasons. But they manage to accomplish good things despite a suboptimal situation. It's actually an accomplishment worth being proud of that their software overall is as good as it is.

It's still the most commonly used desktop in the world. It is being rapidly outpaced by Android and iOS if you count portable devices, but bear with me. I want to stick with the desktop paradigm just to simplify my explanation.

As it happens, both Linux developers and Microsoft developers release bad software. It happens in part because not all developers or dev shops are equally awesome no matter what. Google also releases crap software, even. Apple too.

The difference is that Microsoft has a different development structure that is also tied into their distribution model. These ties are binding agreements with legal consequences if they do not apply.

In comparison, Linux is easy. They let everyone develop anything, then they test it out and let anyone install it, then those people complain about it and programmers fix it.

Then they distribute the best that they have, and folks are reasonably happy. With thousands and thousands of peices of software to choose from, there is something for everyone. Better yet, Linux developers don't have to worry about what is popular. If they receive software for a thing, that means people use it and want something. The problem solves itself.

Windows has to know what people want, and that's a big challenge.

Windows has obligations to major corporations to not only provide software that works for any given environment and for a wide range of purposes, but that they will support them with updates and other services, including system and information security, drivers for exotic hardware, and special interfaces for the disabled. And those are just the user base. They also must do this for individual home users, and hardware companies with an arbitrary number of products. Those hardware companies have components with many uses and proprietary firmware, ais and other interfaces with the OS.

The problem is fractal in its complexity. Apple does better, but they also cheat by being a hardware company that limits what hardware that they will support from the front gate.

Granted, Microsoft has obligations tied to the use and support of their software for hardware people. For example, in current release, you must support a UEFI control system (the BIOS replacement) for any modern desktop hardware you develop. This is in part to simplify the job of Microsoft programmers and make it feasible to support the peripheral or chipset at all… And naturally there are advantages distribution wise for having a captive audience. If you want to be successful in the desktop hardware industry you have to support Windows.

But, it's also a two way street. If Microsoft decides to play gate keeper too visibly… They lose market share and precious customer loyalty. It only gets worse if that hardware capability becomes the next big thing. You can't guess what that next big thing is, so they must act on everything as if it were.

This is impressive considering how complex the Windows OS is, and how much stuff that they have to cover. It's even more impressive when you realize that there are not many ongoing Microsoft programmers. Most MS developers are contractors hired out for a single development cycle, then let go after the product is released. It's possible that this development chain has been altered (it makes it a serious challenge if a major unforseen issue is discovered after the release date) since, but once started this would be a difficult structure to alter once put into place.

Let's examine what happens when a Vista or Microsoft Bob is developed and released. They can't just bury the code in the backyard and go back to the drawing board. They are obligated to push the newest version no matter what, because of legally binding promises made.

OK, let's say they could, and tell everyone that you must wait for a new release. This is more problematic than you might think.

The difference between supporting and fixing a disaster in public and sinking the offending software in private are dramatic. Waiting around for writing a major software revision /or from the ground up is too much for the market to bear. It is a major issue that has the potential to kill even long standing software developers. If you don't produce in the market, you die. Period.

A large company can recover from a major blunder, but a year plus of no major release is the difference between life and death. Even just releasing support software in the interim would massively cripple their business. The bigger you are, the more obligations you support and the more resources you need to feed those obligations. A dip in the customer base between releases could be a major problem.

Plus, any software getting constant patches must be reinstalled to remain stable. If you let it grow indefinitely, the accumulated bugs will drag you down to the point where performance is unacceptable. That's why the most reliable fix for a Windows box is to reinstall the OS.

This same paradigm is also true on the development side, and getting the timing right of when to slash and burn the code is the key to stable software. Because if what the software company provides has too many layers of reverse compatibility and complexity, the poor user can't even fix it by reinstalling.

And yes, there are at least four major broken releases over the course of 30+years that Microsoft has been in business.

But they survived them all.

It's one thing to say that "they are too big to fail", but seriously, people said that about Borders and TWA. I can't even count how many software developer companies have failed… Even ones that consistently produced great software.

Microsoft decided to release, take the challenge of supporting suboptimal software head on and help their customers cope with their mistakes until patches or a new release would mitigate the difficulty. That takes a kind of integrity that is impressive.

It can suck from a user perspective, I admit.

And this is one of the reasons why I use Linux more over all. But Linux is more work for me than Windows would be— mostly in terms of software choices. I have to pick what works best for me. I like having the option and taking responsibility for my choices.

Windows does that for you in many cases. Most people either don't care that much, or have better things to do. But there are costs for that, and people learn to live with it.

Monday, January 24, 2022

What goes into making an OS to be Unix compliant certified?

Chuyện về việc make MacOS UNIX Compliant 
Terry Lambert 

A lot.

I was the tech lead at Apple for making Mac OS X pass UNIX certification, and it was done to get Apple out of a $200M lawsuit filed by The Open Group, for use of the UNIX™ trademark in advertising.

The lawsuit was filed because the owner of Mac OS X Server kept putting "UNIX" on the web site, and all other marketing collateral for the Server product.

The options were:

Make Mac OS X actually UNIX™, to defang the lawsuit; this would also make The Open Group industry relevant, when at the time they were losing a lot of that to Linux' increasing popularity — which is why it was an option on the table at all
Buy The Open Group for about a billion dollars so that Apple could freely use the Trademark to describe a power cord, if they wanted to; this would not get them out of existing contractual obligations with Sun Microsystems, IBM, and others, who had already licensed the use of the trademark, however
I was asked if I could lead a team to do #1. I said "Yes, under the condition that I could use the compliance project as a hammer to force other parts of the organization to make changes in their own code base, and that I could play it rather loose with commit rules regarding what it said in the bugs database for a given code change, and what the given code change actually did, in addition to what it said in the bugs database".

I was given the "go".

And so we ran the compliance test suite against the existing Mac OS source base, and it immediately errored out because of the header files.

And Ed Moy and I made a two line change that moved a type definition from <stdio.h> to where it was supposed to be, instead. One line of change in <stdio.h>, and another in the file the type was actually supposed to be located in.

And we ran the tests again, and one of the header file errors in the tests went away.

So we did a "world build", where everything that was in Mac OS X, including iTunes, got rebuilt.

That — essentially, one line change — broke 152 (from memory; that number sticks up, but it might have only been 137) projects failed to build.

Including iTunes.

And so Ed and I went through, and fixed every single one of those projects to build with the change, or without the change.

And we did another "world build", and everything built.

Yes, we had access to all of Apple's source code, at that point in the game.

And so we submitted high priority bug fixes to the projects, some of which downgraded the priority immediately, and some of which they simply fixed, since we had provided them with the patch already.

And then the VP of engineering, Bertrand Serlet, re-escalated the priority on the ones which had been downgraded.

And we committed the header file changes.

At this point, we had to go back, and reassess the feasibility of the whole project.

Ed and I felt it was doable in the timeframe, given the preconditions I had already placed on the project.

Ed was willing to say anything directly.

I said "yes", putting my job on the line, were we given the "go".

It escalated up to Steve.

We were given the "go".

It was, after all, saving Apple either $1 billion or $200 million plus revamping all of the Mac OS X Server marketing collateral, after all.

We were promised 1/10th of the $200 million, or $20 million in stock, on completion. $10 million to me, $5 million to Ed, and $5 million to Karen Crippes, who was looking for a home in Mac OS X development, I knew was an amazing engineer, and who could be roped into being technical liaison and periodically kicking off the tests and complaining to Ed and I about things not passing.

I got the $10 million, because it was going to be my job on the line, and potentially, my ability to work in industry at a high level, ever again, in the future.

Also, the tech lead has to fix anything no one else fixes, or no one else can fix, because they are the DRI (Directly Responsible Individual).

I also wasn't just tech lead; I was de facto project manager.

I wore a lot of hats.

It was going to be long slog.

I had estimated a year, for a team of 5 individuals: the three mousekateers (not a misspelling), two contractors — one for mostly user space code; that was Len Lattanzi, and one for full time test automation and bug filing, Jaime Delgadillo, who also contributed patches, where possible.

We had two more temporary contractors; one for tools compliance, and one for the man pages.

And then anyone we could rope in from elsewhere in Apple, on a case by case basis, for a short term.

This was mostly to make sure they were invested in the project; we didn't actually need them to write code.

Our first red letter day was when all the header files passed testing, so that the other tests in the test suite would start running.

We actually committed all the header file changes to the rest of Mac OS X, by that time. The headers were standards compliant By the time Tiger shipped.

This broke the heck out of Code Warrior. I fully intended to fix that, but was never given the opportunity, and Code Warrior was more or less collateral damage.

But it was a red letter day when the header files passed testing, and we celebrated by going out to IL6 — the informal name for the BJ's restaurant, just off the Apple campus.

As far as the rest of Apple was concerned, we had just closed the "Fix Header Files" bug, which encompassed a lot of other bugs that were for individual header files.

We had spend about 3 months doing this. I had promised a year.

How was I going to hit the one year estimate?

I knew going in that forcing the header file changes — and the project changes associated with them — would be the biggest individual part of the project.

Once we could run the other tests, there was a lot of "low hanging fruit" to fix in other areas.

That took about two months, playing fast and loose with the commit rules, and we made short work of them. Ed did most of the libSystem — libc + other system libraries, rolled into one — with assistance from me inmoving things out of the namespace; this is why there are header files in /usr/include/sys that begin with "_", for example.

While waiting on submissions, you could do other work in parallel, and we did.

After the low hanging fruit, there was a lot of other work, like rewriting the signal system in the kernel, which was not that low hanging.

By this time, we had roped in Umesh (I won't give his last name), because he didn't want us touching his pthreads code, and he wanted to make changes there anyway, and having the project as a means of hammering through those changes pleased him greatly.

We bought begrudging buy-in from Mike Smith (yes, *that* Mike Smith) by having him rewrite the file locking code. I'm the one who pushed it out of individual filesystems, and into the layer above, so that it was one common code implementation. But Mike was the one who made it work.

We finally bought Joe Sokol off by asking questions about the trap path, and surrounding the signals system stack frame saves.

Of these, however, it was Umesh who was most helpful in meeting our deadline.

Eventually, we had everything working and passing the tests. We were ready to pull the trigger.

And then they pulled in the Intel code changes, and crapped all over everything, because we were told to wait two weeks.

It was a mess.

And so I spent a three day bender, reintegrating all our patches on the conformance branch into post-Intel kernel code.

By this time, I knew pretty much every one of the 13 million lines of kernel code in the Mac OS X kernel.

And we were back to passing the tests.

And then we were told we could not integrate for Tiger.

That we would miss our self-imposed deadline. Because it was "too much change at once, with the Intel changes".

Tiger dragged on for another 6 months before release, with week-for-week slips. This was because of Intel-specific bugs — not in the kernel.

We could have, in other words, easily shipped in Tiger.

And hit our self-imposed deadline.

If I were asked to do the same thing for Linux, it likely would take five years, and two dozen people.

Linux is pretty balkanize, has a lot of kingdom building, and you have to pee on everything to make it smell like Linux.

I could do the same in FreeBSD in about a year and a half, with a dozen co-conspirators to run the changes through.

A lot of the work would happen in the "ports" tree.

All told, probably 4% of the 6% of the Max OS X kernel that I wrote?

It came from the UNIX conformance changes.

IT came from committing massive signals changes, and attributing them to a simple signal bug resulting in a kernel crash, in the "Radar" bugs database.

A lot of the things Ed did to libc header files, and libc itself, had similar "fibs" in Radar.

We had a lot of gratitude in the Open Source community — particular for our fixes to make bash pass the tests.

You have absolutely no idea how much Apple contributed to the Open Source community, as part of this project, because it was a secret project — at least to people outside Apple — so we didn't advertise the fact.

But I expect we contributed about two million lines of code, to hundreds of Open Source projects, over the course of that year.

A lot of gratitude — but it wasn't collective, and so Apple was still faulted for "using Open Source code, but never contributing back".

We fixed at least 15 major gcc bugs, for example.

You have no idea.

So overall?

It's a pretty big project to get compliance.

And that before all the things that Karen did, on the self-certification, contracts, getting test exception based on existing exception for OSF/1 Mach, and so on.

It was, indeed, a long slog.

Tuesday, January 18, 2022

Chuyến Xe Doanh Nghiệp Đi Về Đâu?

Chuyến Xe Doanh Nghiệp Đi Về Đâu?
---------
Hùng từng nghe rất nhiều anh/chị chủ doanh nghiệp nói việc xây dựng tầm nhìn doanh nghiệp nó trừu tượng quá, nên trong phạm vi post này, Hùng xây dựng 1 diagram mô tả về Vision 1 cách cụ thể nhất, dựa trên nguồn tham khảo từ 5 tập đoàn là:
- Google
- Amazon
- Tesla
- Alibaba
- Samsung
Nguồn dữ liệu là các đầu sách hồi ký về các tỷ phú sáng lập, các đầu sách về chính các tập đoàn này, được Hùng đọc qua, tập hợp lại để tìm hiểu về cách họ xây dựng Vision.  
1 chuyến xe,
Như 1 chuyến tàu ra khơi,
Mà chúng ta là thuyền trưởng,
Rõ ràng, ta không thể nói thủy thủ,
Anh không biết tàu đi về đâu,
Anh không biết chúng ta kiếm sống thế nào trên biển,
Vậy nếu bạn là thủy thủ, bạn có muốn lên tàu?
1. Đầu Tiên là Mục Tiêu Cốt Lõi.
Ngày xưa, mình tưởng này chỉ khi nào công ty quy mô to mới nghĩ đến, cứ lo kiếm sống trước cái đã. Tuy nhiên, giờ thấy điều này không đúng. Vì ngay từ đầu, nếu không có mục tiêu cốt lõi, thì dựa vào điều gì để tuyển người, xây dựng hạ tầng, đi tìm kiếm sự cạnh tranh, để định vị sự khác biệt?
Bạn có thể mở 1 tiệm bán lẩu như hàng nghìn tiệm lẩu.
Nhưng mục tiêu bạn theo đuổi cho chuỗi bán lẩu của bạn là gì?
Mình nói điều này nghiêm túc, nhất là anh em làm về F&B.
Thay vì nghĩ mở quán cafe là bán cafe cho khách,
Hãy nghĩ về 1 mục tiêu cốt lõi xa hơn đi.
Có người, thì mục tiêu cốt lõi là bán sự bình yên
Có người, thì mục tiêu là sự thư giãn.
2. Triết Lý Cốt Lõi.
Cần không, cần chứ.
Ví dụ dễ hiểu:
Nếu có 1 bạn nữ, bán hàng giống bạn, bạn có hẹn bạn đó đến cửa hàng của mình, rồi khi người ta lên tiếng thì đánh người ta, rồi còn livestream không như các hành vi côn đồ gần đây của vài shop đình đám.  Có bạn nói, cứ ai đụng vô công ty tôi là tôi làm, có người thì nói làm vậy vô văn hóa - không làm được.  
Doanh nghiệp luôn cần 1 kim chỉ nam về cách hành xử cho mọi vấn đề trong hoạt động hằng ngày, với khách hàng, với nhân viên, với nhà đầu tư, với đối tác. Không thì ắt loạn, vì khi đó từ nhân viên đến cấp quản lý, mỗi người tự hành xử theo bãn ngả.  Khách vô nói chuyện, thấy khách hơi láo là cứ bụp khách thì...
3. Lĩnh Vực Cốt Lõi
Gần đây, mọi người thấy tập đoàn MWG mở rộng thêm vài chuỗi cửa hàng bán lẻ mới về Thời Trang, Trang Sức, Đồ Thể Thao, Trẻ Em, ...  nhưng cốt lõi của họ là gì, là BÁN LẺ.
Vậy việc mở rộng đó của họ là hoàn toàn hợp lý.
Thực tế, không ai đủ giỏi để thành công đa lĩnh vực.
4. Năng Lực Cốt Lõi
Là tập hợp những hành động trọng yếu, vô cùng quan trọng mà doanh nghiệp sống còn theo đuổi và cải tiến vì nó là tập hợp về cạnh tranh của doanh nghiệp.
Giống như 1 chàng trai có vẻ ngoài đẹp trai, nhà giàu, thông minh thì 3 yếu tố đó là năng lực cốt lõi của bạn ấy.
5. Giá Trị Cốt Lõi
Chính là tập hợp phẩm chất cần có của những người trên chuyến xe, 1 chuyến xe có thể đủ loại người, khác nhau về địa vị, về màu da, học vấn... nhưng cùng chung 1 phẩm chất vì lợi ích chung tổ chức.  
Sẽ có những tổ chức, tuyệt nhiên rất ghét người chậm chạp, lề mề.
Sẽ có những tổ chức yêu cầu rất cao về đổi mới.
Nhưng đáng sợ nhất là gì, bạn biết không?
Là phải làm việc cho những tổ chức, ông sếp,
SỚM NẮNG CHIỀU MƯA.
Chúc anh/chị/em xây dựng được Vision cho mình.
Về trải nghiệm riêng từ Hùng, Hùng nghĩ khó mà xây dựng Vision chuẩn chỉnh từ đầu, chúng ta vẫn phải chỉnh sửa dần theo thực tế kinh doanh. Tuy nhiên, có thì vẫn hơn là không làm gì cả.
- Nguyễn Tuấn Hùng -



Mục Tiêu & KPIs

# Câu Chuyện Mục Tiêu & KPIs

"Diagram Object & KPIs"
Phác thảo trên nền tảng Strategy Map.

------------------

Câu chuyện xây dựng mục tiêu & thiết lập KPIs luôn là nỗi ám ảnh với chủ doanh nghiệp ở mọi ngành nghề, nhất là mỗi năm mới, khi đã chốt xong kế hoạch thực thi thì việc có mục tiêu rõ ràng và KPI đo lường xuyên suốt từ cấp công ty đến cấp bộ phận, rồi cấp nhân viên (từng cá nhân) là điều mà bất kỳ người làm sếp nào cũng trăn trở. Không làm kịp là đừng mong năm sau kinh doanh hiệu quả.
Nguồn tham khảo:

- Từ 2 tác giả tác phẩm "Stratey Map"
  Gồm Robert S Kaplan & David P. Norton.
- Từ tác giả tác phẩm "Key Performance Indicators" là David Parmentor

Sau khi mọi người sử dụng Diagram Strategy Map, để hoạch định chiến lược cho năm mới, thì điều cần làm lúc này là Ban Giám Đốc cần xác định rõ về các mục tiêu chiến lược dựa trên kế hoạch được vẽ ra trong chiến lược, theo 4 khía cạnh Tài Chính, Khách Hàng, Vận Hành, Nội Bộ.
Ví Dụ: BOD đặt ra trong 2022, Tài Chính cần kế hoạch chiến lược là tăng doanh số cả năm lên 25% so với 2021, thì mục tiêu chiến lược liên quan đến Tài Chính là phải cụ thể hóa.
Tăng doanh số cho sản phẩm nào?
Tăng doanh số cho cửa hàng nào?
Đi kèm là Thước Đo & Chỉ Số,
Có 2 dạng thước đo

- Thước đo về kết quả (KRA)
  Liên quan đầu vào & đầu ra
- Thước đo về Hành Vi (PI)
  Liên quan quá trình vận hành

Ví Dụ Về Ngành Y:
Sau đợt covid, nếu khối bệnh viện nhà nước mong muốn cải thiện tình trạng quá tải ngành Y khi covid quay trở lại, có thể đặt ra chiến lược về mặt vận hành là "Cải Thiện Cơ Sở Y Tế Hạ Tầng" với ý nghĩa không còn quá tải khi covid diễn ra.  Vậy Thì Mục Tiêu chi tiết việc vận hành sẽ là gì?
Vài Đề xuất:
(ví dụ minh họa thôi, chứ H không biết về ngành Y)

- Mục tiêu 1: mở rộng số trạm khám bệnh lưu động
- Mục tiêu 2: mở rộng diện tích khám chữa bệnh hiện tại
- Mục tiêu 3: mua mới trang thiêt bị y tế cho đủ thiết bị.

Từ đó, các thước đo kết quả có thể hình thành

+ Với mục tiêu 1, là số trạm được mở và chỉ tiêu (5000 trạm)
+ Với mục tiêu 2, là diện tích cần mở rộng bình quân (2000m2)
+ Với mục tiêu 3, là tỷ lệ mua/điểm trên tổng số điểm (lấp 90%)

Các thước đo về Hành Vi có thể là mốc thời gian.

- Thời gian tối thiễu để mở 1 trạm (1 tháng)
- Thời gian tối thiểu để xây thêm diện tích (3 tháng)

thì đó ông nào làm ăn dám lề mề, tới dealine bị xử ngay.

Ngành Y việt nam, mà lập kế hoạch rõ ràng vậy, thì khả năng cao mấy ông đứng đầu phường xã rời ghế ngay khi vô trách nhiệm và tắc trách trong công việc (như vụ phát trợ câp vừa rồi, nhiều ông đã lấp liếm, để khi bị phát hiện thì đi tù, nhưng thiệt hại cho dân không sao kể xiết được).
Từ bảng mục tiêu & KPI cấp công ty,
ban lãnh đạo sẽ làm việc từng bộ phận để xây dựng các kế hoạch hành động chi tiết và KPI cho từng bộ phận, rồi tiếp đến là từng cá nhân.
Hy vọng diagram này,
hữu ích giúp mọi người vạch mục tiêu tổ chức dễ hơn.

Nguyễn Tuấn Hùng

Friday, January 14, 2022

BIẾNG ĂN DO LẠM DỤNG SỮA TƯƠI

BIẾNG ĂN DO LẠM DỤNG SỮA TƯƠI

Thỉnh thoảng có rất nhiều mẹ hỏi bác những câu như "con em 3 tháng bú 8 cử mỗi ngày có ít không?" hay "con em 18m biếng ăn quá bác" nhưng thực ra nhiều người hoàn toàn không biết tính toán rằng chế độ ăn hiện tại của con đã đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của con hay chưa!

Ví dụ cách đây vài ngày, mình tư vấn dinh dưỡng online cho bé gái 15 tháng nặng 12kg, mẹ nói bé uống 5 hộp sữa tươi 180ml mỗi ngày, ăn phômai, ăn sữa chua…rất tốt nhưng cơm thì ăn chỉ 1-2 muỗng cơm, ăn thêm là nhợn ói, còn lại không ăn. Vấn đề ở chỗ: nhu cầu năng lượng của trẻ khoảng 980-1000 kcal/ngày trong khi đó, 100ml sữa tươi bé uống chứa 80kcal. Vậy bé uống 900ml thì khoảng 720kcal, thêm các loại bánh ăn dặm khoảng 200-300kcal… tổng cộng 900-950 kcal thì chắc chắn sẽ không có cảm giác thèm ăn cơm. Thậm chí, mẹ này tới giờ vẫn lo sợ con nghẹn nên chỉ cho ăn cháo và tới giờ vẫn cháo (?!)

Bạn thấy điều gì trong câu chuyện này?

Thứ nhất, sau 12 tháng tuổi thì dù sữa mẹ, sữa công thức hay sữa tươi…thì tổng cộng không quá 500ml/ngày, thay vào đó, nguồn ăn lượng chính của trẻ sẽ từ chuyện ăn uống. Một số trẻ vừa bú khoẻ vừa ăn khoẻ thì không nói. Đứa bé này uống tới 900ml/ngày thì chắc chắn sẽ không thèm ăn, không hợp tác khi mẹ đút ăn. Đứa trẻ không thấy đói thì chắc chắn sẽ không cảm nhận được bữa ăn mẹ nó nấu ngon như thế nào thì làm sao nó hứng thú chuyện ăn uống. Chuyện ép bé sẽ càng khiến trẻ stress và áp lực rồi sinh ra sợ hãi và cứ đến bữa ăn sẽ tránh né. Người lớn uống 5 hộp sữa/ngày còn bỏ ăn chứ đừng nói đứa trẻ!

Thứ hai, từ 12 tháng tuổi thường thì trẻ con nên ngồi vào bàn ăn cùng người lớn, tập ăn những món thô để rèn luyện phản xạ cằm nắm, xử lý thức ăn thô, cũng như gắn kết cùng gia đình, không bị lan man vào thiết bị điện tử…nhưng trường hợp này chính vì tâm lý sợ không dám ăn thô nên hệ quả là giờ vẫn chưa ăn cơm được. Từ 6 tháng, nếu ăn theo chế độ Ăn dặm tự chỉ huy (BLW) thì trẻ có thể cầm các món luộc, hấp…vừa lòng bàn tay và tập xử lý dần đồ ăn thô rồi, không phải tới 15 tháng mà không ăn cơm được như bé này. Rõ ràng, từ đầu cha mẹ phải hiểu rõ các mốc sinh lý của trẻ thì mới giúp con phát triển tốt được.

CÔNG THỨC TÍNH NĂNG LƯỢNG

Có nhiều công thức khác nhau nhưng sau đây mình xin lấy công thức ước lượng trong sách Harriet Lane vì nó đơn giản và dễ áp dụng (không phải công thức chính xác hoàn toàn)

  • 0-2 tháng: 105 kcal/kg/ngày
  • 3 tháng: 95kcal/kg/ngày
  • 4 – 32 tháng: 85 kcal/kg/ngày
  • Từ 3 tuổi thì 80kcal/kg/ngày

Ví dụ: Trẻ sơ sinh 2 tháng nặng 5kg bú mẹ hoàn toàn, cần 105*5kg=525kcal/ngày, trong khi đó, sữa mẹ khoảng 70kcal/100mL nên mỗi ngày bé bú dao động ~700ml/ngày. Nhiều mẹ cho bú trực tiếp sẽ không tính toán được thì cứ việc cho con bú mỗi 2-3 tiếng, khi con no con tự nhả vú và ngủ ngon, cân nặng con phát triển tốt theo đúng chuẩn sinh lý…thì có nghĩa con bú đủ.

Trẻ sơ sinh 2 tháng nặng 5kg cần 525kcal và ví dụ sữa công thức con đang uống chứa 100kcal/100ml sữa thì mỗi ngày bé uống 500-550ml, lúc đó, bố mẹ tự biết có đủ cho con hay không!

TỐC ĐỘ TĂNG CÂN

Một đứa trẻ khoẻ mạnh bú mẹ hoàn toàn thì sẽ tăng cân rất nhanh trong 3 tháng đầu, giảm dần 3 tháng sau và càng về sau tốc độ lên cân sẽ chậm lại.

  • 0-3 tháng tuổi: tăng 30-40 gr/ngày, tương đương 0.9 – 1.2kg/tháng
  • 3-6 tháng tuổi: tăng 18-25 gr/ngày, tương đương mỗi tháng tăng 0.5-0.7kg/tháng
  • 6-12 tháng tuổi: tăng 0.2-0.3kg/tháng
  • Sau 12 tháng bé tăng trung bình 1-2kg mỗi năm

Ví dụ như con 1 tháng tuổi đang bú mẹ mà mỗi tháng không tăng đạt 1kg thì hãy liên hệ bác sĩ Nhi để xem xét vấn đề ở đâu mà điều chỉnh!

Một đứa trẻ 12 tháng nặng 8.5-9.0kg là chuẩn lắm rồi, đừng ép nó phải nặng 11-12kg như những đứa khác vì tốc độ các bé khác nhau là khác nhau, miễn con mình vẫn trong chuẩn sinh lý thì cứ mặc kệ thiên hạ mà nuôi con.

Cuối cùng, chưa bao giờ lạm dụng một cái gì đó là tốt cả. Trẻ em hiện nay đang có hiện tượng lạm dụng sữa, lạm dụng thuốc hỗ trợ…quá nhiều, trong khi đó bố mẹ ít khi hướng tới việc phát triển cân nặng hay tâm sinh lý một cách tự nhiên và khoa học nhất.

Kết thúc buổi tư vấn, mình chỉ khuyên mẹ giảm sữa, chỉnh lại thực đơn nấu ăn cho con và kê đúng…một chai vitamin D3 xịt. Vậy thôi, nhưng sau 2 ngày cắt sữa dưới 500ml thì sức ăn đứa bé tăng rõ, từ ăn 1-2 thìa giờ ăn hết ½ chén cơm nát. Mẹ bé đồng ý chia sẻ câu chuyện của bé để các mẹ khác tránh sai lầm cho con. Nếu bố mẹ nào đang có con bị tình trạng tương tự, hy vọng bài viết này giúp ích được chút gì đó! Tự tính toán năng lượng và hành động cho con ngay bây giờ nhé

TÀI LIỆU THAM KHẢO

The Harriet Lane Handbook, 22nd Edition - April 22, 2020 - The Johns Hopkins Hospital, Keith Kleinman, Lauren McDaniel, Matthew Molloy

https://www.facebook.com/bacsiyeuconnit/posts/2092016177617669

Thursday, January 13, 2022

Nguyên Nhân Của Sự Nghèo

Chia Sẻ 02 (2022)
Chủ Đề  "Nguyên Nhân Của Sự Nghèo?"
------------------
Xem trọn bài viết dài trên Blog
http://hungnanado.info/nguyen-nhan-cua-su-ngheo/
Xem Video bài viết dài trên Youtube
https://youtu.be/KlUHgwN9WKQ
Xem Video tóm tắt bài viết trên Tiktok
https://www.tiktok.com/@hungnanado/video/7052572221365046554
Nghe Audio về bài viết trên Spotify
https://open.spotify.com/episode/4SwnA7oMoqY0R6928FbsOL
------------------
Làm thế nào để trở nên giàu có?
Liệu đó có phải là vận may, hay là người giàu họ nắm bí quyết nào đó mà xã hội không biết. Hùng không thể cho bạn câu trả lời, nhưng, nếu đi tìm lý do mà những người nghèo dang có, thì có mẫu số chung cho việc này.
1. Tin vào may rủi thay vì nỗ lực
Hầu hết những người chưa giàu có luôn mang trong mình 1 suy nghĩ, làm cách nào để làm ít mà kiếm được nhiều. Làm cách nào để thành công sớm (trong khi tỷ phú waren buffet lại khuyên nên đầu tư chắc để làm giàu chậm), thậm chí rất sớm, rất nhanh.
Bạn có biết ở nhiều nước trên thế giới, như nước Anh, hàng năm, số người ném tiền vào cờ bạc lên đến 50 tỷ bảng anh, kinh khủng chưa, và giờ chắc con số đó đã tăng hơn nhiều. Ở Việt Nam, ngày tết thì người nghèo lại tụ tập ở các sòng bài sát phạt rất nhiều, trong khi người giàu lo triển khai các hoạt động phục vụ mọi người ngày tết để kiếm tiền. Kỳ ghê nhỉ.
Ngày nay, nhiều người trẻ muốn kiếm tiền nhanh, nên nhanh chóng khoác lên mình chiếc áo nhà đầu tư, khi kiến thức và trải nghiệm chưa đủ nhiều, dẫn đến không khác gì đánh bạc. Và ngày nay, các hoạt động đầu tư cũng biến tướng không khác gì các sới bạc ngày xưa, khi bản chất nhà cái luôn thắng. Còn việc bạn thắng hay thua là vô cùng hên xui.
2. Có suy nghĩ phải nghèo mới hạnh phúc
Chúng ta đã bị gieo vào trong đầu 1 thời gian dài là người giàu thường xấu xa, người giàu là trọc phú. Nhưng đâu phải ai cũng vậy, giống như đâu phải ai là bác sỹ thì cũng là lang bam vô đạo đức. Bạn không thể giàu nếu ghét mẫu người bạn muốn trở thành được.
Đâu đó vẫn có những gia đình giàu có, con cái ăn chơi lêu lỏng. Nhưng đừng lấy thiểu số để suy nghĩ tiêu cực, trong khi biết bao gia đình giàu có, con cái họ được học đến nơi đến chốn, có học vị cao trong xã hội thì không báo chí nào đăng tải cả.
3. Quá Lười Biếng Trong Chuyện Làm Giàu
Không làm gì ở đây không phải là họ không đi làm, nhưng họ không chịu làm bất cứ sự thay đổi gì để trở nên giàu có hơn cả, hay để phát triển sự nghiệp hơn. Thay vì vậy, đa phần là an phận, rất đáng tiếc.
Hãy hiểu như thế này,
Bạn muốn làm 1 tác giả viết sách,
Thì bạn phải bắt đầu viết ngay từ hôm nay,
Đến cả viết còn lười thì…. bạn hiểu ý Hùng chứ.
4. Giữ Nguyên Bản Thân, Không Nâng Cấp
Ngoài cái họ đang làm, họ không biết thêm điều gì mới, thậm chí đôi khi là kiến thức liên quan rất gần với công việc hằng ngày của họ. Tôi từng tiếp xúc 1 bạn lập trình viên PHP,3 năm sau khi gặp lại em ấy, tôi hỏi em dạo này có update thêm ngôn ngữ lập trình đang hot là Python hay chưa, em nói em chưa tìm hiểu, làm tôi rất ngạc nhiên, trong khi tôi là dân ngoại đạo, chuyên ngành quản trị kinh doanh, mà giờ tôi còn code được cả ngôn ngữ lập trình Python.
5. Lười Ngay Trong Chính Công Việc Hằng Ngày
Có những người, lười nhác trong chuyện chăm sóc nhà cửa và gia đình.  Đi làm việc thì lười biếng trong chính công việc mình đang kiếm tiền
CUỐI CÙNG,
HÃY NHỚ, NGƯỜI GIÀU HƠN NGƯỜI NGHÈO Ở CHỖ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI VÀ BIẾT THAY ĐỔI, LUÔN TƯ DUY TÍCH CỰC. HỌ KHÔNG THAN VÃN NHƯ NGƯỜI NGHÈO ĐÂU, HỌ HÀNH ĐỘNG.
------------------
- Nguyễn Tuấn Hùng -
Các bạn có thể follow 1 trong các kênh bên dưới để cập nhật các chia sẻ liên tục của mình trong năm 2022, xin cảm ơn.

Wednesday, January 12, 2022

Chứng khoán - Liên Olive

Chứng khoán, cuộc chơi ko của riêng ai.
Thị trường thế giới ko nói, phạm vi bài viết này chỉ nói về thị trường CK VN, dưới góc nhìn của 1 tay mơ, hóng hớt và lướt sóng, xin các cao thủ đọc xong đừng cười mà hãy mạnh dạn ib mách cho mình vài mã.

Đầu tiên phải kể về thành tích bản thân, tôi nhập môn ck từ quãng 2007, ngày mà nhà nhà kể về thành tích nên người nhờ CK, người người ngưỡng mộ NĐT CK, lúc đó bản thân tôi cũng tự hiểu rằng, muốn kiếm tấm chồng ngon lành thì hàng ngày phải váy ngắn chân dài, xách laptop lên sàn canh bảng, tiện thể ngắm nghía có anh nào ngon giai lại giỏi đầu tư thì thả thính.
Từ 2007 đến nay, trải qua ko biết bao nhiêu thăng trầm, sóng trước chưa qua sóng sau đã dồn tới, nhưng tựu chung lại có thể kể đến 3 kỉ niệm đáng nhớ nhất, là quãng năm 2008 -2009 khi lãi suất tín dụng ngân hàng huy động ~ 20%/năm, bà con đổ vào đất, đổ vào Ck và aml, rồi năm 2012 với sự cố a tóc bạc khiến dân tình tận mắt chứng kiến bảng điện tử như một dòng sông máu, quá nửa là trắng bên mua. NĐT nhìn thấy tài sản của mình mỗi ngày ngủ dậy bốc hơi tối thiểu 7% (chưa kể margin) mà ko có cách gì cầm máu được, và lần thứ 3 cách đây 2 năm, khi thông tin về dịch bệnh khiến cho Ck toàn thế giới cùng lao dốc. 
Với tư cách 1 tay mơ, chơi ck rèn luyện cơ tim thông qua việc tận hưởng đủ cung bậc cảm xúc từ lúc tím ngắt đến khi xanh nhợt chỉ trong 1 phiên, tôi xin chia sẻ kinh nghiệm xương máu, được trả bằng tiền và rất nhiều tiền của mình, để a c e cuối năm đừng ra cầu Nhật Tân bỏ lại đôi dép, mà hãy vững tin vào ngày mai tươi sáng đang chờ chúng ta.
Trước tiên, chơi CK ko dành cho ng đau tim hoặc bị bệnh tim (nghĩa đen), bởi bộ môn thể thao này cực kì nguy hiểm đến tính mạng.
Chơi CK sẽ rèn luyện cho ta tính kiên nhẫn, tính vị tha và bao dung, đồng thời sẽ biến chúng ta từ những kẻ huênh hoang khoác lác thành những người trầm tĩnh khép mình khiêm tốn hoặc ngược lại, sẽ biến những kẻ nhát nhát rụt rè trở thành những ng dám nghĩ dám làm, dám tự tin vào chính bản thân mình.
Các ông sẽ được rèn luyện khả năng bình tĩnh trong mọi tình huống, bởi các ông sẽ thường xuyên được luyện tập bài học: hôm nay chưa chắc đã phải là ngày xấu nhất, khi đáy của ngày hôm nay sẽ là đỉnh của ngày mai.
Chơi môn thể thao CK sẽ tạo cho con ng ta khả năng buông bỏ, không còn chấp niệm vào bất cứ thứ gì khi các ông học được bài học đầu tiên: Cắt lỗ trước khi chốt lời.
Nên nhớ rằng, với thị trường như ở VN, tài sản ko tự nhiên sinh ra hay tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ thằng đổ vỏ ốc chảy vào túi thằng ăn ốc nước đầu. Rất rất ít công ty niêm yết có thực lực, cổ phiếu tăng do giá trị tự thân của cty đi lên, mà giá CP luôn bị chi phối bởi 2 yếu tố: Tâm lý đám đông và ý chí của đàn cá mập tạo hiệu ứng cho đám đông. Do vậy, hoặc các ông đủ giỏi để ngồi cùng mâm hoặc chí ít là điếu đóm cho cá mập, 2 là đã làm thân cá lòong toong, thì nên biết dừng trước khi quá muộn, còn thế nào là quá muộn thì hãy trả học phí 1 vài lần, các ông sẽ hiểu ngay. 

Lời tôi, hãy khắc vào đá núi.

Tuesday, January 11, 2022

Vì sao phải định vị thương hiệu

VÌ SAO PHẢI ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU?
(Cần phải đọc bài này, kể cả khi bạn đã đọc rồi! Share tự do!)

Định vị thương hiệu (brand positioning) nghe thì ghê gớm, nhưng thực ra là để nói cho người tiêu dùng biết tôi (brand) là ai, tôi đại diện cho cái gì, và lý do nào để tin vào điều đó. Bạn bán một sản phẩm có thương hiệu, bạn phải nói cho người tiêu dùng biết SP của bạn là gì (ví dụ nếu là thuốc thì là thuốc gì; nếu là quán thì là quán gì; nếu là xe, thì là xe gì…), nó đem lại lợi ích gì là chủ yếu cho khách hàng mục tiêu (target customers), ví dụ thuốc "tăng cường sinh lực phái mạnh", quán cà phê "bí mật hai đứa", xe thể thao "thách thức mọi địa hình"…; và lý do nào để khách hàng tin vào điều đó (reasons to believe)

Định vị là để tách mình ra khỏi đám đông "stand out from the crowd", làm cho người tiêu dùng dễ dàng nhận ra, dễ dàng lựa chọn (easy to make choice), và dễ dàng liên tưởng (brand association) khi nghe đến tên mình. Ví dụ khi nghe tên X-men, người ta liên tưởng ngay đến một loại dầu gội dành cho "đàn ông đích thực", nói đến Group Phát Triển Doanh Nghiệp Việt, các nhà quản lý và doanh nhân nghĩ ngay đến một Group chia sẻ và học hỏi nghiêm túc những điều THIẾT THỰC và HỮU ÍCH về quản lý kinh doanh, không có quảng cáo…

Định vị là để khẳng định thế mạnh, lợi ích cốt lõi (core benefits) và phần tinh túy nhất của thương hiệu (brand essence), để nói lên một cách rõ ràng và nhất quán sự khác biệt vượt trội của mình so với spdv của đối thủ. 

Định vị còn là để mình luôn nhớ chính mình, trung thực với chính mình (brand fidelity), để luôn giữ gìn hình ảnh (brand image), vị thế (position) mà mình đã xác định và cam kết với khách hàng. Ví dụ, xe Volvo được định vị là an toàn, nó phải thực sự an toàn, phải thường xuyên cải tiến để đảm bảo an toàn. Group PTDNV là group chia sẻ và học hỏi NGHIÊM TÚC những điều THIẾT THỰC và HỮU ÍCH, nó phải luôn chứng minh sự nghiêm túc, thiết thực và hữu ích...

Không định vị thì có sao không? Không sao cả! Chỉ có điều là bạn sẽ là một "me too" (người ta sao, tôi vậy) na ná, giông giống, nhạt nhòa, chán ngắt. Sẽ chẳng ai nhớ đến bạn, vì khách hàng không hiểu bạn thuộc dạng gì, bạn có gì đặc biệt, họ chẳng "còn một chút gì để nhớ" về bạn sau khi tiếp xúc. Vậy thôi!

Nguyen Huu Long - Group PTDNV

Saturday, January 8, 2022

Tổ nghề shipper

TỔ NGHỀ SHIPPER

Gia Long chọn Phú Xuân vì 3 nhẽ: Thứ nhất là đất cũ của Chúa Nguyễn. Thứ nhì ông không thể chọn Thăng Long- kinh đô nhiều thế kỷ- vì tinh thần vọng Lê vẫn vương vất.

Thứ 3, quan trọng nhất, Phú Xuân nằm giữa Thăng Long và Gia Định. Nên nhớ, Gia Long là ông vua đầu tiên có lãnh thổ trải dài Bắc Nam cả khối. Dải đất dài chưa từng có đòi hỏi tân vương phải lên công về thủ được.

Và, dải đất dài loằng ngoằng đòi hỏi ông vua phải tìm một cách gì đó để inbox các chỉ đạo sấm sét của mình tới các quan xa xôi.

Ông lựa chọn cách cổ điển được áp dụng từ thời Lý: Trạm dịch. Tức là, thay vì cột viễn thông, vua sẽ đặt các trạm truyền tin chạy bằng cỏ (với ngựa) và cơm (với người).

Cả nước lúc đó đặt 96 trạm. Mỗi trạm 3 ngựa. Vùng nào nhiều thú dữ trang bị thêm đồ. Anh em làm nghề ship công văn này mình cổ đeo "hỏa bài".

Anh em chạy cầm bó đuốc, cờ, hỏa bài, lục lạc phát ra tiếng.... để dân phân biệt mà tránh. Anh em va dân không sao. Dân va anh em ăn ngay tội chống người thi hành công vụ.

Vua đặt KPI Phú Xuân- Thăng Long (tầm 700 km) anh em chạy trạm phải xử trong 8 ngày- 8 đêm. Phú Xuân- Gia Đinh 15 ngày.

Job này nhìn chung cũng ngon không kém mấy anh làm shipper ở tập đoàn nước ngoài hiện tại. Chạy trạm dù sao cũng biên chế nhà nước. Lương ngon. Chạy vượt KPI là thưởng lớn.

Cơ mà cũng có cái khốc liệt riêng. Đơn cử 15 ngày chuyển công văn từ Phú Xuân- Gia Định, anh em chậm 3 ngày đổ xuống phạt roi tùy số ngày. Chậm 4 ngày xử tử.

Nên hỡi anh em Shipper, hãy nhìn thờ anh em chạy trạm làm tổ nghề!

Ảnh minh họa: Shipper chạy bằng pate.

Friday, January 7, 2022

NHỮNG THÓI QUEN TỐT NÀO NÊN KIÊN TRÌ ĐỂ CẢI THIỆN BẢN THÂN?

#copy NHỮNG THÓI QUEN TỐT NÀO NÊN KIÊN TRÌ ĐỂ CẢI THIỆN BẢN THÂN?

—————————
Dịch bởi Đi Làm Đừng Đi Lầm | Bài viết thuộc quyền sở hữu của người dịch, vui lòng không tự ý repost.
—————————

1. KIÊN TRÌ DẬY SỚM

Mỗi sáng 6h thức dậy thực sự là một trải nghiệm rất tuyệt đối với mình, bạn sẽ phát hiện rằng bạn sẽ có thêm 2 tiếng để giải quyết công việc so với những người dậy lúc 8h. Nhớ ngủ trước 12h khuya để có đủ tinh thần nhé.

2. HÃY BẮT ĐẦU BẰNG LỜI CHÀO

Mỗi sáng cho dù gặp phải ai đầu tiên, bác lao công hay ông hàng xóm, cũng nên mở lời chào buổi sáng. Làm điều này trong thời gian dài sẽ giúp bạn cải thiện mối quan hệ với người xung quanh, có việc gì họ cũng sẽ không ngại mà nói với bạn.

3. ỔN ĐỊNH VỀ MẶT CẢM XÚC

Tôi nhớ có một lần, tôi với một đồng nghiệp khác cùng làm bảng báo giá. Sau khi xong việc mới phát hiện ra có một chỗ bị sai, dẫn đến công ty bị lỗ tiền. 

Sau đó đồng nghiệp đó đẩy hết trách nhiệm bảo là do lỗi của tôi, nhưng tôi không hề to tiếng làm lớn chuyện. Tôi rất bình tĩnh kiếm bạn đó giải quyết, phân tích lỗi sai ở đâu. 

Có thể do thái độ của tôi quá bình tĩnh mà sếp lớn không có trách tôi, còn khen tôi nữa. 

4. GIAO TIẾP VỚI BỐ MẸ NHIỀU HƠN

Sau khi tôi đi làm, tôi mới biết được phải giao tiếp với bố mẹ nhiều hơn, ngày xưa tôi luôn cảm thấy không biết phải nói gì với họ. 

Nhưng sau này tôi phát hiện ra không phải là do chủ đề không hợp, mà là bạn chỉ cần dành ít thời gian nói chuyện với bố mẹ thôi, dù chỉ là chuyện nhỏ, họ cũng sẽ vui vì mình chịu nói chuyện với họ đấy!

5. KHEN NGƯỜI KHÁC ĐÚNG LÚC

Nên học cách khen người khác khi họ thực sự làm tốt. Tôi cũng rất hay khen, mọi người bảo tôi dẻo miệng. Nhưng đừng khen quá là được. 

6. GHI SỔ

Hồi đó tôi thuộc dạng người tháng lương bao nhiêu là xài hết bấy nhiêu. Nhưng từ khi tôi biết cách ghi lại chi tiêu, tôi biết được tiền tôi xài cho những gì, nên tiết chế lại ở chỗ nào, và kết quả là tôi dành được mớ tiền đấy.

7. DỌN PHÒNG ĐỊNH KỲ

Mỗi tuần lấy ra 1 ngày, sắp xếp lại những thứ mà mình đã quăng lung tung. Phòng ốc sạch sẽ, làm việc cũng thoải mái hơn, tâm trạng cũng sẽ tốt hơn.

8. KIÊN TRÌ VIẾT NHẬT KÝ

Viết lại những sự việc nhỏ nhặt xảy ra hàng ngày, lâu lâu lật ra xem đôi lúc sẽ giúp bạn hồi tưởng lại những chuyện vui từng xảy ra trước đó. 

9. KIÊN TRÌ VẬN ĐỘNG

Vận động có thể thay đổi ngoại hình và tinh thần của một con người. Bạn hãy dành một ít thời gian để vận động, làm một người trẻ hơn những người cùng trang lứa với mình. 

10. KIÊN TRÌ SKINCARE

Mỗi ngày dành ra 15 phút dưỡng da! Từ thời gian chơi game hay lướt điện thoại lấy ra ít thời gian đầu tư vào bản thân, tương lại bạn sẽ được nhận được làn da đẹp hơn cho mình. 

11. KIÊN TRÌ ĐỌC SÁCH

Tôi từ một người không thích đọc sách trở thành một người có thể đọc 1 tuần 1 quyển sách. Đọc sách mang lại những thay đổi mà bạn không thể nhìn bằng mắt thường được. Mỗi quyển sách bạn đọc đều sẽ có những ảnh hưởng nhất định đối với bạn.

12. NHỚ NGÀY SINH NHẬT CỦA NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH MÌNH

Tôi có thói quen ghi lại những ngày sinh nhật của bạn bè vào ghi chú. Để khi đến sinh nhật họ, tôi sẽ gửi những lời chúc phúc, có người sẽ bất ngờ, có người sẽ hạnh phúc. 

13. XỊT MỘT ÍT NƯỚC HOA

Muốn là một người tràn ngập sự tinh tế thì nước hoa là một trong những thứ không thể thiếu. Hương thơm nhè nhẹ giúp bản thân thoải mái hơn, còn giúp cho người khác chỉ cần ngửi được mùi đó là nhớ ngay đến bạn.

14. KIÊN TRÌ KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ

Tôi là người rất yêu cơ thể mình, mỗi năm tôi đều đi khám tổng quát một lần. Đây là cơ hội để bạn phát hiện ra những bệnh nhỏ nhặt hoặc những căn bệnh vừa mới phát mà chưa trở nặng, để kịp thời cứu chữa.

15. NÂNG CAO BẢN THÂN 

Bất kể bạn đang ở ngành nghề nào, cũng phải nâng cao kỹ năng của mình tại vị trí đó.

16. SIÊNG NĂNG NÓI CHUYỆN VỚI NHỮNG NGƯỜI GIỎI

Học tập những thứ đáng học hỏi từ họ, nghe những ý kiến từ tư duy của họ, để mở mang tầm mắt hẹp hòi của mình.

17. NGƯNG VIỆC TRẢ TRƯỚC THẺ TÍN DỤNG

Thẻ tín dụng trả trước bạn nên ngưng đi. Lập kế hoạch chi tiêu trong phạm vi khả năng của mình, chi tiêu một cách lí trí.

18. LÊN KẾ HOẠCH

Nên lập kế hoạch mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm cho bản thân. Đây là một cách thúc đẩy bạn làm việc, và cũng là cảm giác thoả mãn khi hoàn thành tốt công việc nào đó. 

—————————
Chúc các bạn thành công!

Thursday, January 6, 2022

Phát Triển Doanh Nghiệp Việt | SỰ MÉO MÓ CẦN THIẾT CỦA BÁNH XE CUỘC ĐỜI (Share tự do | Facebook

https://www.facebook.com/groups/PhatTrienDoanhNghiepViet/posts/2008586662650921/

SỰ MÉO MÓ CẦN THIẾT CỦA BÁNH XE CUỘC ĐỜI (Share tự do!)
Nhiều bạn học hay nghe về bánh xe cuộc đời có thể được dạy rằng hãy làm cho bánh xe cuộc đời của mình TRÒN ĐỀU như trong hình, tức phải cân bằng mọi thứ (sức khỏe, tài chính, gia đình, sự nghiệp...) thì mới có thể lăn bánh trơn tru, và cuộc đời mình mới hoàn hảo được.
Về khía cạnh nào đó, lời dạy này là đúng, vì ai mà chỉ chú trọng một vài thứ mà coi thường những thứ khác thì khó mà sống hạnh phúc được.
Tuy vậy, tôi lại có một suy nghĩ khác, có thể là trái ngược với những điều bạn từng nghe, từng học, và tôi cũng đã chia sẻ tại các hội thảo offline về CHIẾN LƯỢC CUỘC ĐỜI, CHIẾN LƯỢC KINH DOANH của Group PTDNV.
Tôi cho rằng, nếu có cái gọi là "bánh xe cuộc đời" của mỗi người thì nó phải LUÔN ở trong tình trạng MÉO thì người đó mới hạnh phúc và mới đạt được ước mơ, hoài bão của mình. Nếu bánh xe của ai mà tròn vo, dù ở bất kỳ thời điểm nào, người đó sẽ khó mà hạnh phúc.
Vì sao tôi lại có tư duy và quan điểm trái khoáy như vậy?
Hãy ngẫm lại cuộc đời của chính bạn, hoặc quan sát cuộc đời của bất kỳ ai, bất kỳ vĩ nhân hay người nổi tiếng nào. Ở mỗi giai đoạn khác nhau của cuộc đời, bạn luôn có những ưu tiên khác nhau, tức dành nhiều thời gian, tâm sức, trí tuệ nhiều hơn cho thứ này và tạm lơ là hoặc bỏ qua thứ khác. Không bao giờ có chuyện bạn dành sự ưu tiên bằng nhau cho tất cả mọi thứ ở bất kỳ giai đoạn hay thời điểm nào trong cuộc đời.
Lúc còn nhỏ, bạn dành thời gian để vui chơi. Lớn lên một chút, bạn ưu tiên cho học hành và bỏ qua (hay chưa nghĩ đến) chuyện tình cảm yêu đương hay xây dựng các mối quan hệ có lựa chọn. Khi bạn lao vào học tập, bạn cũng không quan tâm đến chuyện kiếm tiền và không đặt nặng chuyện du lịch, vui chơi, giải trí. Khi bạn bắt đầu trưởng thành và đi làm, bạn buộc phải ưu tiên cho việc kiếm tiền và phát triển nghề nghiệp, dành ít thời gian hơn cho gia đình và cống hiến cho xã hội. Khi thành đạt, hoặc ổn định về tài chính, bạn bắt đầu giảm bớt ưu tiên kiếm tiền và dành ưu tiên cho gia đình, con cái. Khi về già, bạn lại ưu tiên cho chăm sóc sức khỏe và dấn thân vào công việc thiện nguyện cho cộng đồng...
Như thế, ở mỗi giai đoạn cuộc đời, bạn buộc phải có những ưu tiên khác nhau, và bánh xe cuộc đời của bạn luôn luôn MÉO MÓ. Bánh xe phải MÉO thì bạn mới có thể đạt được các mục tiêu và hoài bão. Cần lưu ý là tôi nói ƯU TIÊN theo từng giai đoạn, chứ không nói bạn chọn thứ này và bỏ luôn thứ khác mãi mãi.
* Nếu bánh xe tròn, tức bạn ưu tiên cho mọi thứ như nhau, đồng nghĩa với bạn CHẲNG ƯU TIÊN cho thứ nào cả, và bạn sẽ chẳng làm gì ra hồn cả.
Đọc đến đây, hãy thử nhìn lại mình, ngay thời điểm này, bạn có thấy bánh xe của bạn đang méo đấy không? Ngay tại thời điểm dịch bệnh tràn lan này, ưu tiên số một của bạn là sự an toàn sức khỏe và tính mạng cho bạn và cho gia đình, người thân của bạn, không phải tiền bạc hay sự nghiệp, hay vui chơi, giải trí. Hãy thật lòng, có đúng vậy không?
* Đọc thêm bài này:
https://m.facebook.com/groups/PhatTrienDoanhNghiepViet/permalink/2009119529264301/

Nguyen Huu Long 

CON NGƯỜI và TINH THẦN

CON NGƯỜI và TINH THẦN 1 –  " Nếu có một gã trọc phú hàng to súng lớn, có thể mua biệt thự alibaba cho em ở, xe lếch xù cho em đi, nạp ...