Có mấy cụ hỏi cái này, lại phải đào mộ phát! 🙂 viết từ 2016
KINH NGHIỆM HỌC TIẾNG ANH
Thấy mọi người trao đổi rôm rả về chủ đề học tiếng Anh, xin phép góp thêm chút kinh nghiệm nhỏ bé của tôi để anh chị tham khảo!
Tôi học tiếng Anh để trở thành phiên dịch và biên dịch chuyên nghiệp. Trong quá trình học ở đại học và sau này là đi làm đúng theo nghề tôi có học được một số thủ thuật khá hay từ chính những người đồng nghiệp và thầy cô trong trường. Sau đây là một số thủ thuật dạng thực dụng nhất mà tôi thấy chúng ta có thể luyện hàng ngày một cách dễ dàng.
1. Sổ từ và sổ cấu trúc câu: Luôn phải có hai quyển này bên mình. Mỗi trang giấy được chia làm hai bằng cách gấp chúng lại. Một bên để tiếng Anh và một bên để tiếng Việt. Lúc luyện thì gấp một bên lại chỉ nhìn bên kia để nhớ ý nghĩa trong ngôn ngữ còn lại. Cái đó làm chúng ta tăng độ phản xạ và nếu cần thì kiểm chứng số lượng từ cũng dễ hơn. Thường thì một người bản ngữ dùng thành thạo khoảng từ 8,000 -10,000 từ. Nên chúng ta để giao tiếp thoải mái chỉ cần đạt mức 5,000 là cũng ổn rồi. tất nhiên trog phần này phải chia rõ ra đó là loại từ gì như danh từ, trạng từ, động từ,..Còn cấu trúc thì ghi theo kiểu: turned into doing smt (something) như thế dễ nhớ hơn.
2. Tập viết vô thức: Về người mình quen, về các chủ đề sở thích của mình. Do đó là những thứ mình quen anh/chị sẽ diễn đạt về đó khá thoải mái. Điều quan trọng không phải viết có đúng không mà là viết càng dài càng tốt. Tới lúc chúng ta đạt được ngưỡng mà các thầy giáo của tôi thường dạy là tư duy bằng tiếng Anh không phải bằng tiếng Việt!
3. Tập nghe từ dễ tới khó: Từ cartoon network (có phụ đề và không có phụ đề) tới boyband, girlband sến sẩm và lải nhải lặp đi lặp lại một đoạn điệp khúc, rồi tới Discovery Channel, rồi tới Chính trị như CNN, BBC, sau cùng tới sport, thời tiết. Bài luyện cao nhất mà tôi đã từng dùng hồi sinh viên là xem cả 10 series của loạt phim hài Friends. Do là phim hài nên chúng ta phải hiểu cả ngữ cảnh và hàm ý lẫn tiếng long mới biết họ tính nói cái gì! Hiểu được rồi thì chúng ta sẽ thấy mình không xa lạ với văn hóa của họ.
4. Tập đọc từ dễ tới khó: có rất nhiều cuốn truyện tranh nhỏ, chỉ cần vốn từ khoảng 2,000 từ là đọc được. Rồi nâng dần lên học sách giáo khoa của học sinh các lớp cấp 1, rồi cấp 2, cấp 3. Phức tạp nhất, tôi khuyên thật chúng ta nên đọc các cuốn nói về triết thuyết của người Hy Lạp như của Socrate hay Plato. Không phải để học được những từ vô cùng phức tạp trong đó. Mà điều hài hước là để sau khi đã cố gắng tập trung và đọc một tài liệu toàn các từ ngữ phức tạp cầu kỳ đó anh chị sẽ thấy rằng, khi quay trở lại đọc các tài liệu đời thường thì mình thấy vô cùng dễ dàng! Một lưu ý khác nữa, người phương Tây coi cuốn Kinh thánh là cuốn sách tạo ra tới gần 50% văn hóa của họ nên chúng ta cần có hiểu biết cơ sở về cuốn này cũng như đọc kỹ cách cách dùng từ, cấu trúc cũng như các điển tích trong đó.
5. Tập nói bằng cách diễn đạt ý của bản thân trong giao tiếp: Một cô giáo người Úc từng gặp tôi hồi ở Đại học có nói việc bắt chước một đứa trẻ con học nói là phương pháp hiệu quả nhất và nhanh nhất. Không cần quan tâm tới cấu trúc ngữ pháp khiến chúng ta thấm nhập cách dùng từ và phản ứng nhanh hơn. Đây chính là dạng bài tập tạo nên phương pháp huấn luyện "Bàn tay nặn bột" nổi tiếng của người Pháp trong đó thầy giáo chỉ hướng dẫn để học sinh tự khám phá tự nhiên và đưa ra các định luật vật lý, toán học của mình dựa trên sự lý giải theo cách mà các em thấy đúng và hợp với mức tư duy của mình nhất! Vì thế hãy nói về mọi thứ trong tầm nhìn của anh/chị đừng ngại. Cứ làm đi đã!
6. Tập nói bằng cách dịch thầm: đây là dạng bài tập dịch chuyên cho người dịch cabin. Nghe từ dễ tới khó và chuyển ngữ sang mà không cần chuẩn bị. Một bài tập rất vui là tập dịch những đoạn thơ khó như trong truyện Kiều. Ví ý tứ phức tạp nên khi dịch phải chuyển thành đơn giản hơn, truyền tải ý là chính. Cứ như vậy thì chúng ta đạt tới độ nhuần nhuyễn linh hoạt trong dùng từ hơn.
7. Tập nói qua trao đổi với người cùng quan tâm: thời sinh viên tôi từng đọc nhiều các cuốn kinh Phật và sách nghiên cứu trong các thư viện tại các chùa lớn ở Hà Nội và sau đó tranh luận với một người bạn Mỹ của tôi theo đạo Tin Lành. Sau một thời gian tôi thấy mình diễn đạt được khá nhiều khái niệm phức tạp trong tôn giáo bằng các từ đơn giản và trực tiếp. Trao đổi nhiều quá, có lúc tôi còn không nhận ra là mình đang nói tiếng Anh. Và tôi thấy đó là cách làm đúng vì nó là dạng sinh ngữ, phải được dùng thường xuyên.
Chúc các anh/chị thành công!
KINH NGHIỆM HỌC TIẾNG ANH
Thấy mọi người trao đổi rôm rả về chủ đề học tiếng Anh, xin phép góp thêm chút kinh nghiệm nhỏ bé của tôi để anh chị tham khảo!
Tôi học tiếng Anh để trở thành phiên dịch và biên dịch chuyên nghiệp. Trong quá trình học ở đại học và sau này là đi làm đúng theo nghề tôi có học được một số thủ thuật khá hay từ chính những người đồng nghiệp và thầy cô trong trường. Sau đây là một số thủ thuật dạng thực dụng nhất mà tôi thấy chúng ta có thể luyện hàng ngày một cách dễ dàng.
1. Sổ từ và sổ cấu trúc câu: Luôn phải có hai quyển này bên mình. Mỗi trang giấy được chia làm hai bằng cách gấp chúng lại. Một bên để tiếng Anh và một bên để tiếng Việt. Lúc luyện thì gấp một bên lại chỉ nhìn bên kia để nhớ ý nghĩa trong ngôn ngữ còn lại. Cái đó làm chúng ta tăng độ phản xạ và nếu cần thì kiểm chứng số lượng từ cũng dễ hơn. Thường thì một người bản ngữ dùng thành thạo khoảng từ 8,000 -10,000 từ. Nên chúng ta để giao tiếp thoải mái chỉ cần đạt mức 5,000 là cũng ổn rồi. tất nhiên trog phần này phải chia rõ ra đó là loại từ gì như danh từ, trạng từ, động từ,..Còn cấu trúc thì ghi theo kiểu: turned into doing smt (something) như thế dễ nhớ hơn.
2. Tập viết vô thức: Về người mình quen, về các chủ đề sở thích của mình. Do đó là những thứ mình quen anh/chị sẽ diễn đạt về đó khá thoải mái. Điều quan trọng không phải viết có đúng không mà là viết càng dài càng tốt. Tới lúc chúng ta đạt được ngưỡng mà các thầy giáo của tôi thường dạy là tư duy bằng tiếng Anh không phải bằng tiếng Việt!
3. Tập nghe từ dễ tới khó: Từ cartoon network (có phụ đề và không có phụ đề) tới boyband, girlband sến sẩm và lải nhải lặp đi lặp lại một đoạn điệp khúc, rồi tới Discovery Channel, rồi tới Chính trị như CNN, BBC, sau cùng tới sport, thời tiết. Bài luyện cao nhất mà tôi đã từng dùng hồi sinh viên là xem cả 10 series của loạt phim hài Friends. Do là phim hài nên chúng ta phải hiểu cả ngữ cảnh và hàm ý lẫn tiếng long mới biết họ tính nói cái gì! Hiểu được rồi thì chúng ta sẽ thấy mình không xa lạ với văn hóa của họ.
4. Tập đọc từ dễ tới khó: có rất nhiều cuốn truyện tranh nhỏ, chỉ cần vốn từ khoảng 2,000 từ là đọc được. Rồi nâng dần lên học sách giáo khoa của học sinh các lớp cấp 1, rồi cấp 2, cấp 3. Phức tạp nhất, tôi khuyên thật chúng ta nên đọc các cuốn nói về triết thuyết của người Hy Lạp như của Socrate hay Plato. Không phải để học được những từ vô cùng phức tạp trong đó. Mà điều hài hước là để sau khi đã cố gắng tập trung và đọc một tài liệu toàn các từ ngữ phức tạp cầu kỳ đó anh chị sẽ thấy rằng, khi quay trở lại đọc các tài liệu đời thường thì mình thấy vô cùng dễ dàng! Một lưu ý khác nữa, người phương Tây coi cuốn Kinh thánh là cuốn sách tạo ra tới gần 50% văn hóa của họ nên chúng ta cần có hiểu biết cơ sở về cuốn này cũng như đọc kỹ cách cách dùng từ, cấu trúc cũng như các điển tích trong đó.
5. Tập nói bằng cách diễn đạt ý của bản thân trong giao tiếp: Một cô giáo người Úc từng gặp tôi hồi ở Đại học có nói việc bắt chước một đứa trẻ con học nói là phương pháp hiệu quả nhất và nhanh nhất. Không cần quan tâm tới cấu trúc ngữ pháp khiến chúng ta thấm nhập cách dùng từ và phản ứng nhanh hơn. Đây chính là dạng bài tập tạo nên phương pháp huấn luyện "Bàn tay nặn bột" nổi tiếng của người Pháp trong đó thầy giáo chỉ hướng dẫn để học sinh tự khám phá tự nhiên và đưa ra các định luật vật lý, toán học của mình dựa trên sự lý giải theo cách mà các em thấy đúng và hợp với mức tư duy của mình nhất! Vì thế hãy nói về mọi thứ trong tầm nhìn của anh/chị đừng ngại. Cứ làm đi đã!
6. Tập nói bằng cách dịch thầm: đây là dạng bài tập dịch chuyên cho người dịch cabin. Nghe từ dễ tới khó và chuyển ngữ sang mà không cần chuẩn bị. Một bài tập rất vui là tập dịch những đoạn thơ khó như trong truyện Kiều. Ví ý tứ phức tạp nên khi dịch phải chuyển thành đơn giản hơn, truyền tải ý là chính. Cứ như vậy thì chúng ta đạt tới độ nhuần nhuyễn linh hoạt trong dùng từ hơn.
7. Tập nói qua trao đổi với người cùng quan tâm: thời sinh viên tôi từng đọc nhiều các cuốn kinh Phật và sách nghiên cứu trong các thư viện tại các chùa lớn ở Hà Nội và sau đó tranh luận với một người bạn Mỹ của tôi theo đạo Tin Lành. Sau một thời gian tôi thấy mình diễn đạt được khá nhiều khái niệm phức tạp trong tôn giáo bằng các từ đơn giản và trực tiếp. Trao đổi nhiều quá, có lúc tôi còn không nhận ra là mình đang nói tiếng Anh. Và tôi thấy đó là cách làm đúng vì nó là dạng sinh ngữ, phải được dùng thường xuyên.
Chúc các anh/chị thành công!
Do Xuan Tung