Search This Blog

Sunday, January 31, 2021

Reddit đánh wall street

Định cmt mà thôi dài post thành bài.

Về vụ R*ddit đánh W*ll Street, gut feel là phe R*ddit thì chưa biết tốt hay xấu, dưng phe anh Musk thì không phải là tốt. Nói cách khác, phe Reddit có là tốt thì họ cũng đang được tâng lên để làm lợi cho những kẻ không có ý đồ gì tốt.

Nói cách khác, kịch bản poor vs. rich cũng chỉ là 1 vở cải lương đánh vào tâm lý căm ghét elite đang dâng cao của nhân dân tả lẫn hữu.

Đầu tiên xác định từ lâu Elon Musk là quân cài vào. Bi đen lên pro xe điện thì Musk ăn đẫm, cửa gì mà nói chống dân chủ. Thứ hai,cứ nhìn báo chí cánh tả, vd tả rặt là Vox, mà lại viết bài có màu ca ngợi là biết. Chê thì lộ mà ca thì kín. Nếu muốn chê thật thì thường ngược lại, tưởng như ca lộ mà thực chất lại chê kín.

Mình cho rằng vụ này giống Occupy movement 2011, với thông điệp 99% chống 1% gần như y hệt.  

Khi ấy vẫn đang dưới chính quyền Obama aka Dem đó, dưng chính bọn Dem kích lên phong trào biểu tình này như thể đánh W*ll Street, hô to khẩu hiệu đứng về phía cùng đinh chống lại tụi big corp.

Nhưng thực chất giờ ai cũng biết, Dem chính là phe Big C*rp, và vụ Occupy thì lại nên hiểu như sau: 

1. Chỉ là chủ nghĩa cải lương hình thức, cuối cùng chả có cái W*ll Street nào bị hề hấn gì sất.

2. Không những thế, còn mượn cái phong trào này để push các agenda mà thực chất là làm lợi cho W*ll Street, cùng lúc đập chết small businesses aka trung lưu: vd kêu gọi về lương tối thiểu, về tăng thuế người giàu. Tại sao những thứ này lại lợi big corp thì mọi ng tự tìm hiểu, nhiều người phân tích lẫn dữ liệu thực tế đã chứng tỏ rồi.

3. 1-2->Chốt lại thì chỉ là vẫy cái khăn đỏ nhân danh đánh elite để dụ con bò tót cần lao lao vào húc đổ bức tường trung lưu ở giữa mà thôi. 

4. Sau chót, y như mâu thuẫn sắc tộc, blm này nọ lại nổi lên dưới chính thời Obama, tưởng như làm Obama mất uy tín, dưng cũng do bọn Dem giật dây, mục đích làm nước Mỹ càng loạn hơn. Cứ tất cả cãi nhau thì phe nào thắng bọn bên ngoài cũng được lợi cả.

Nói chung nên hiểu đám tầm cao toàn đầu có sắt thép, cái gì dân chúng nghĩ nó cũng đã nghĩ rồi. Khi đã nhìn ra tâm lý nhân dân dạo gần đây là chống Big T*ch vô cách đảo ngược, thì ngay lập tức nó sẽ về phe chống Big T*ch. 

Hệt như khi không khí thời đại là chống r*cism, f*scism thì ant và blm lại thành signature của cái đảng từng sinh ra kkk, như cách Joker ăn đẫm nhờ đào vào thị trường angry white m*le, như cách phim Hollyw*ird bám vào Kinh Thánh để ăn từ trong lõi. 

Nói chung khi bạn đông đảo là lúc kẻ thù sẽ muốn lập lờ trà trộn vào làm đồng minh của bạn, nuốt vào bụng cái tinh thần đang lên, tiêu hoá nó thành một thứ lõng bõng thương mại, rồi nhổ ra các thông điệp đóng hộp, vờ như pro mà thật ra đang rút ruột hút hồn, chỉ để lại cái xác trống rỗng màu mè.

Nếu ngta ko nhận ra cái gì là essential, cái j chỉ là vỏ ngoài phù phiếm, thì rồi như câu chuyện về thằng đầu bò ở Capitol thôi, sẽ vô tình tiếp tay cho kẻ khác biến lý tưởng của mình thành 1 trò cười nham nhở.

Nên chốt lại thì vụ này, như vụ Hồng Kông, như vụ Thái, quan niệm của mình là tuồng hay hết, kể cả khi những người tham gia hay khởi dựng nó có thể là tốt thật, thì bọn kia mới là người dẫn dắt tự sự và viết nên hồi kết. Mới nhìn như là dân sẽ được lợi, dưng kết quả long term thì ngược lại, mượn tay cùng đinh gạt bỏ những vật cản cuối cùng trong quá trình thâu tóm quyền lực của elite.

P.S.: Cái feeling từ mấy vụ trên rất giống nhau, có cái j khá hoàn hảo, khá … legendary, đặc biệt là về mặt hình ảnh mang thẩm mỹ liberal rất rõ, nào là đeo mặt nạ chống độc tay vung vẩy kiếm star war, nào là bỗng thả các con vịt con dễ thương giữa trận chiến nóng bỏng, nào là hồn nhiên ăn lẩu giữa đường, nào là vị sư cơ bắp giơ ngón tay thối hùng dũng, nào là David chống Goliath ...

Có lẽ một đặc điểm để nhận ra sự thật với sự giả là sự thật thì thường … lame hơn thế, ít sáng tạo độc đáo hơn thế. Nhưng nhìn kỹ thì cái hoàn hảo lại giống như là kitschy, còn cái lame lại thấy hôi hổi.

Chau thi huyen nguyen

về tiền ảo, sự rối rắm, controlled opposition, tôn giáo, và phù thủy xứ oz

TL;DR: ~4000 chữ, tản văn viết vơ vẩn vào 1 ngày chủ nhật. Về tiền ảo, sự rối rắm, controlled opposition, tôn giáo, và the wizard of Oz.

Thi thoảng trong các comment từ xưa, tôi từng nói rằng có lý do quan trọng Trump không mặn mà lắm với đám big t*ch. Ko chỉ là chuyện thấy rủi ro độc tài của fb tw, mà còn nằm trong một tầm nhìn bao quát hơn của ông ấy: cuộc chiến giữa cái physical tangible vs. cái mental intangible.

Trump là đại gia đi lên từ xây bất động sản, ông ta từng nói "tôi yêu những thứ tangible", với vẻ đẹp của gạch đá cầu cổng lâu đài, mang cái thiêng tính của vật chất tưởng tầm thường song không thể tái tạo bằng trí não. Trump do đó có một cái sense of reality rất rõ rằng thế giới này dù công nghệ có tiến xa đến đâu thì con người vẫn phải tồn tại trong không gian vật lý, và mọi lý lẽ cố che giấu sự thật này chắc chắn đều ngầm chứa thuốc độc.

Sau bài tôi viết về cuộc chiến G*meStop (link ở cmt), đọc một cmt rất hay, thì tự nhiên nhớ lại cái ý này và muốn chém về tiền ảo.

1. 𝗛𝘂̛̃𝘂 𝗵𝗶̀𝗻𝗵 𝘃𝘀. 𝘃𝗼̂ 𝗵𝗶̀𝗻𝗵.

Tiền ảo, theo tôi, chính là bước đi tiếp theo của cánh tả để kéo nhân dân xa rời cái tangible và tiến về intangible. Nếu ai để ý, các thông điệp promote tiền ảo, nếu giờ nhìn lại sẽ thấy hệt như promote mạng xã hội:

i. Được quảng bá là free
ii. Được quảng bá là hoàn toàn độc lập tự do
iii. Được quảng bá là nơi quần tụ sức mạnh đám đông
iv. Được quảng bá là đầu bên kia bập bênh hứa hẹn cân bằng lại sức mạnh độc tài của các thực thể dòng chính. Với fb dạo đó là msm và có 1 phần chính phủ, với bitcoin giờ thì nói toạc ra là chính phủ.

Cả 4 ý tưởng trên, giờ cứ soi lại check với fb của hôm nay, đều sẽ thấy là trò đùa.

Nhưng trò đùa ấy không chỉ bắt đầu từ facebook hay tiền ảo. Tiền ảo chỉ là bước tiếp nối tự nhiên từ tiền kim loại sang tiền giấy sang thẻ và rồi tiền số. Lịch sử tuần tự nhi tiến đến độ hậu thế có dịp nhìn lại cũng chưa chắc nhận ra con người đang dần tuột mất khả năng kiểm soát hiện thực.

Nhiều người hẳn biết về cái fact là thẻ tín dụng là cái bẫy của lạm phát chi tiêu, hay là người ta đo được về mặt cảm xúc, khi tiêu thẻ con người ko có ý thức mạnh mẽ và cảm nhận trách nhiệm rõ ràng như khi tiêu tiền giấy. Bởi vì thẻ tuy cầm nắm được, song vẫn chỉ là một thứ token aka symbolization, ko gắn kết trực tiếp như tiền giấy, càng thua tiền vàng. Khi chuyển sang tiền ảo, không có cả cầm nắm, càng chèn thêm vào nhiều lớp đại diện biểu tượng, sự hụt hẫng cảm xúc càng nhân lên, con người hoàn toàn vứt bỏ linh tính trực tiếp để dấn sâu vào thế giới của sự quy ước, tại đó sức mạnh số đông thực chất bị triệt bỏ, và chỉ còn quyền năng tối cao của những kẻ nắm giữ các bí mật bị che đi của sự quy ước.

Agenda tiền ảo nói riêng lẫn thế giới intangible nói chung là như vậy, nhưng rõ ràng người ta vẫn phải trưng ra các thông điệp về sự tự do, tự chủ, và mới nhìn thì tiền ảo cũng có vẻ tự chủ tự do hơn thật? Vậy bằng cách nào để đạt được agenda kia? 

𝟮. 𝗠𝗶𝗻𝗵 𝗯𝗮̣𝗰𝗵 𝗵𝗼̛𝗻 𝗵𝗮𝘆 𝗽𝗵𝘂̛́𝗰 𝘁𝗮̣𝗽 𝗵𝗼̛𝗻?

Vốn trước giờ cánh tả luôn có những ý tưởng rất đột phá dù evil. Kiểu như nếu không thuyết dân Mỹ vote cho tôi được, thì ta đổi béng dân Mỹ. Và thời nay, nếu không bịt mắt dân quan sát thế giới được, thì ta đổi béng thế giới. Từ khoá ở đây là: rối rắm hoá.

Cái trò này có lẽ nhân dân đã trải nghiệm từ trước đó với ngành luật, và trước đó nữa với hoạt động của big government. Ý tưởng chung là biến một việc lẽ ra ai cũng tự làm được trở nên cực kỳ cồng kềnh đến độ incomprehensible với số đông, tự nhiên là quyền lực tuột khỏi tay nhân dân, rơi vào tay các "chuyên gia", theo nghĩa phổ quát là bao gồm cả luật sư, nhân viên công quyền, lẫn tất thảy các thực thể được đào tạo chỉ chuyên cho sự cồng kềnh nhân tạo đó. Đó cũng là lý do việc Trump đơn giản hoá tax bracket và các thủ tục điền thuế, nghe thì đơn sơ, nhưng lại có ý nghĩa cực kỳ lớn. Mới nghe thì nó chỉ là quyền tự điền thuế không cần luật sư, song cái quyền nhỏ bé này thực chất lật tẩy cái scam paradigm cánh tả và trả lại khả năng kiểm soát hiện thực cho quần chúng.

Tiền ảo cũng đang là một battlefield giữa cái thực và cái ảo như vậy. Bản thân ngành công nghệ đã là nơi vừa thuần tuý logical mental vừa thực hành triệt để nguyên lý hộp đen nên là thiên đường cho sự rối rắm. Công nghệ đã phát triển chuyên biệt hoá đến ngay giữa những người làm công nghệ cũng phải làm việc theo quy tắc uỷ nhiệm và tín thác, người thường càng ko có lựa chọn khác. Tiền ảo thì lại là một thứ nâng cấp hơn của sự rối rắm này. Không có gì ngạc nhiên khi giao dịch bằng tiền ảo có lúc lại chậm vice car lone. Từ kịch bản với facebook, có thể suy đoán những bất tiện này chưa chắc là bug aka không mong muốn, mà có lẽ đã được tính sẵn, aka là feature. Việc dữ liệu lưu vào các block móc nối và không thể sửa đổi cũng như thế. Các thuật ngữ obscure giống như trò ảo thuật đánh lạc hướng làm nhân dân sợ chết khiếp và không thấy con voi ở trong phòng là: Điều này khác gì một chính phủ cồng kềnh dính chặt rất khó để cải tạo nếu không muốn lật tung hết mọi thứ. Và chẳng ai có thể lật tung hết mọi thứ.

 𝟯. 𝗡𝗵𝗮̉𝘆 𝘁𝘂̛̀ 𝗵𝗼̂́ 𝗻𝗮̀𝘆 𝘀𝗮𝗻𝗴 𝗵𝗼̂́ 𝗸𝗵𝗮́𝗰?

Ý tưởng để người dân tự làm tự kiểm soát thì không sai, song nếu người dân tự giao dịch với nhau không cần bitcoin, họ sẽ có cách làm tuy không chính xác song nhanh gọn và vẫn đủ tốt. Thế giới vật lý có sẵn sự chọn lọc nhờ luật sinh tồn, giúp loại bỏ những tréo nghoe chỉ tồn tại trên giấy, nên chỉ đòi hỏi các thuật toán gọn nhẹ cho các kịch bản phổ thông. Khi ấy bitcoin giống như một dạng controlled opposition. Một cách tốt để ngăn tìm kiếm là khiến người ta tưởng đã thấy. Bitcoin đón đầu nỗi sợ hãi chính phủ và ngân hàng bằng một đưa ra một giải pháp thực chất là chính phủ ngầm và ngân hàng ảo, thay một sự uỷ nhiệm bằng một sự uỷ nhiệm phức tạp nên khó nhận hơn. Kết quả là ngăn chặn nhân dân có được giải pháp đúng, ko khác facebook khi trưng ra ảo giác về tự do ngôn luận, hay chuyện cánh tả đón đầu nỗi sợ hãi ô nhiễm nhưng không phải bằng giảm consummerism mà bằng khuyến khích mua một tỷ sản phẩm của green consumerism. Những người cánh tả không hiểu rằng chẳng ai phản đối bảo vệ môi trường, từ chối tự do, chống lại phụ nữ, hay căm ghét nền dân chủ, chỉ là cánh hữu không tin vào các giải pháp cánh tả đưa ra trong những chuyện này, đa phần mang tính cải lương hơn là hiệu quả. Lạm bàn, vụ môi trường còn khá giống vụ tiền ảo ở chỗ có lúc thay một giải pháp không hoàn hảo bằng một giải pháp thoái hoá đến khù khoằm. Người ta đổi túi nhựa bằng túi giấy mà quên mất ban đầu họ từng đổi túi giấy bằng túi nhựa vì điều gì, hay kinh khiếp nữa, một số chị em giờ còn đang tính giặt lại vải màn để thay thế băng vệ sinh.

𝟰. 𝗔𝗻𝗱 𝗮𝗹𝗹 𝘁𝗵𝗲 𝗴𝗼𝗹𝗱𝗲𝗻 𝗯𝗿𝗶𝗰𝗸 𝗿𝗼𝗮𝗱𝘀 𝗹𝗲𝗮𝗱 𝘁𝗼 …

Đến đây thì như thường lệ, lại nhớ đến một câu truyện và bộ phim quen thuộc:

The wizard of Oz.

Câu truyện này viết năm 1900, được cho là một ẩn dụ chính trị về hệ thống tiền tệ của nước Mỹ vào thời điểm đó.

Đôi giày bạc (thay vì giày đỏ như trong phim) là đại diện cho hệ thống bản vị bạc. Con đường lát gạch vàng thì là hệ thống bản vị vàng. Oz là viết tắt của ounce, còn Thành Ngọc (the Emerald City) nơi mọi thứ đều màu xanh lục, chính là biểu tượng của đồng đô được chế định theo hệ thống bản vị đó. 

Dorothy đại diện cho người dân Mỹ bình thường, bị cơn lốc khủng hoảng cuốn mất phải xa nhà, được đồng hành bởi giai cấp nông dân (bù nhìn rơm – ngờ nghệch, không não), giai cấp công nhân (người thiếc - nô lệ máy móc, không tim) và sau chót, cả một chính trị gia có ý tưởng tốt nhưng vô dụng– chính là con sư tử hèn nhát. Cụ thể hơn, con sư tử - chính trị gia all talk no action- này được cho ẩn ý về ứng viên tổng thống của đảng dân chủ năm 1896 lẫn 1900 William Jennings Bryan. Bryan cổ vũ hệ thống bản vị bạc, song lại thất cử trước đối thủ Cộng hoà William McKinley người ủng hộ bản vị vàng, ẩn dụ trong truyện bởi không ai khác, là phù thuỷ xứ Oz.

Trên là diễn dịch của một sử gia, không phải của tôi. Tuy nhiên, cá nhân tôi đồng ý với diễn dịch này, vì thấy dynamic giữa các nhân vật trong đó rất khớp với một cách giải theo chiều hoàn toàn khác, chính là chiều về ẩn dụ tôn giáo.

Cụ thể, the wizard of Oz có thông điệp phản Kito khá rõ ràng. Người dân ca ngợi Dorothy và nghĩ cô có tài phép gì cao siêu lắm, thực ra chỉ bởi căn nhà của cô bé vô tình rơi xuống đè chết mụ phù thuỷ miền Đông. Tương tự, chỉ do gió cuốn xuống đất mà Oz cũng được coi như người trời và sau đó phải cố diễn tiếp cái vai ấy. Các phép thuật hùng mạnh chỉ là những trò ảo thuật, kẻ giả mạo Oz còn xuất xứ từ một gánh xiếc. Mỗi lần Oz lại có một nhân dạng thì để cạnh khoé về khái niệm Chúa ba ngôi. Thông điệp chính của phim là: Phép thần hay Chúa đều là trò bịp, chỉ có khoa học là sự thật chân chính. Điều đưa Oz đến đây, cũng là giải pháp ông ta đề xuất để mang Dorothy về nhà, là một phát kiến có tính biểu tượng khoa học: một chiếc khinh khí cầu. Hay cách bà phù thuỷ miền Bắc ẩn ý "ở nơi nào đó văn minh thì không còn phù thuỷ, nhưng ở vùng đất này, nơi tách xa khỏi phần còn lại thế giới, thì chúng tôi vẫn tin vào các ông bà phù thuỷ" khá giống cái nhìn trí thức hay giễu cợt về nước Mỹ nhà quê mộ đạo tách rời châu Âu bởi đại dương.

Quay về với tiền tệ, Jennings Bryan từng có một bài phát biểu tên là "The Cross of Gold" với lời kêu gọi "xin đừng đóng đinh nhân loại lên cây thánh giá vàng". Nếu biết thái độ của Bryan là phản đối bản vị vàng có thể nhìn thấy câu này mang connotation chả tích cực gì hướng về phía tôn giáo. Ngược lại, giả thuyết coi Dorothy có thể về nhà bằng đôi giày bạc chả cần gì đến sự giúp đỡ của Oz khi đó vừa phản ánh tinh thần anti-C lẫn anti-gold-dollar, với Thành Ngọc Xanh và phù thuỷ xứ Oz là đại diện của cả vàng, dollar, Chúa, lẫn McKinley.

𝟱. 𝗜𝗻 𝗰𝗼𝗶𝗻𝘀 𝘄𝗲 𝘁𝗿𝘂𝘀𝘁? 

Khi nhìn lại về tiền kim loại và kết nối nhiều yếu tố, tôi cho rằng bản vị bạc được đề xuất cách đây hơn 1 thế kỷ, cũng nhân danh cần lao, cũng để giải quyết một cuộc khủng hoảng, cũng hứa hẹn cũ mới cùng tồn tại (chế độ song bản vị), chính là blueprint cho cái ngày nay người ta đang cổ suý với tiền ảo. Sự lưu hành của đồng tiền xấu sẽ làm triệt tiêu sự lưu hành của đồng tiền tốt, hệt như do silver coin có giá trị thị trường thấp hơn nhiều giá trị quy ước, việc đẩy tiền bản vị bạc vào thị trường thời điểm ấy sẽ làm biến mất sự lưu thông tiền bản vị vàng. Điều này may mắn đã ko kịp xảy ra do Jennings Bryan thất cử, tuy nhiên động cơ của nó theo tôi không thay đổi và ngày nay đang được mớm lại với tiền ảo. Đổi tiền là một cách phân phối lại tài sản xã hội trên diện rộng. Dù tất nhiên mọi cuộc "cách cái mệnh" luôn phải nhân danh một ngọn cờ nào đó để quấn che đi sự quyến rũ của lợi ích. Vì lợi là chuyện tự nhiên và tôi không có ý phán xét ai chơi tiền ảo. Chỉ là trong mọi cuộc cách cái mệnh, kết quả thu được trên diện rộng lại chẳng phải cả lý tưởng lẫn tài sản.

Trước nay vụ tiền ảo chưa bao giờ nói trên facebook phần vì xác định chả đầu tư, hai nữa đã dính đến kiếm lời thì khuyên nhủ hay kể cả nêu cảnh báo thôi là cực kỳ nhạy cảm. Thuần tuý kỹ thuật thì, giá trị của tiền nằm ở niềm tin người ta đặt vào đó, nên tiền chính xác vận hành giống đức tin. Đến đây lại nhớ, đồng tiền đang có authority lớn nhất là gì, đất nước hùng mạnh nhất là ai, và trên đồng tiền của đất nước này khắc ghi cam kết với tôn giáo nào? Không ngẫu nhiên mà các bộ phim Hollywood dù theo chủ đề chống tư bản, nữ quyền, sắc tộc, hay gì nữa, đều không thể thoát khỏi nền tảng anti-C. Bởi vì thế giới quan 2000 năm tuổi của Kito chính là nguồn gốc cho mọi lập đề, và do đó, cả phản đề, của văn minh phương Tây. Các thế lực chống Mỹ, chống đồng đô, chống Kito, chống tư bản, chẳng ngẫu nhiên cũng luôn cùng hội tụ.

Theo nghĩa đó, bitcoin không chỉ là một đồng tiền, nó cũng đồng thời trở thành token của một thứ tôn giáo mới đại diện cho N*w W*rld Ord*r. Thông điệp chống chính phủ của tiền ảo, hệt như của facebook, có thể sẽ chẳng dẫn đến tự do cho nhân dân, mà chỉ là gạt bỏ các chính phủ nhỏ lẻ của từng quốc gia, để tiến tới sự ra đời của chính phủ toàn cầu, thay cái độc tài local bằng cái độc tài global của tài phiệt xuyên lục địa, thay Chúa trên dollar bằng một loại Chúa crypto. 

Mở ngoặc, khái niệm chính phủ toàn cầu nói cách đây 5 năm hẳn sẽ bị đại chúng coi là điên, nhưng với hành xử gần đây của big tech, và việc một số quốc gia phương Tây như Ba Lan bắt đầu cảnh giác ra luật để chế định sự can thiệp xuyên biên giới của facebook, thì số người cười nhạo cũng đã ít nhiều rồi.

Tất nhiên, với bài viết này tôi không nhu cầu gì về thay đổi hiện thực. Tôi chỉ muốn ghi lại suy nghĩ này, như một cách vừa để trao đổi vừa để sau này kiểm nghiệm lại. Giống như không hẳn câu chuyện của Wizard of Oz đã giúp tôi hiểu về tiền ảo, mà ngược lại, chính khi nghĩ về tiền ảo và backtrack lại quá khứ, tôi mới có hình dung đúng về câu chuyện đằng sau Wizard of Oz.

Tin xấu là, như vậy thì hiện tại dường như chẳng bao giờ học được gì từ lịch sử.

Tin tốt là, lịch sử dường như lại có thể học được nhiều nhờ hiện tại.

Thursday, January 28, 2021

TẠI SAO NHÂN VIÊN TUYỂN DỤNG CÓ NĂNG LỰC LẠI TUYỂN NGƯỜI HOÀI KHÔNG ĐƯỢC ?

TẠI SAO NHÂN VIÊN TUYỂN DỤNG CÓ NĂNG LỰC LẠI TUYỂN NGƯỜI HOÀI KHÔNG ĐƯỢC ?

Trong một khán phòng gần 200 người làm công tác tuyển dụng, vị giáo sư đáng kính cất tiếng:

- Bao nhiêu bạn nghĩ rằng nơi mình đang làm việc có chính sách phúc lợi tốt ? Nửa khán phòng giơ tay.

- Bao nhiêu bạn nghĩ rằng nơi mình đang làm việc đáng để đầu quân và gắn bó lâu dài ? Chỉ còn 35 người giơ tay.

- Bao nhiêu bạn chắc chắn rằng ứng viên cũng nghĩ về công ty tốt như mình nghĩ ? Chỉ còn 3 người giơ tay.

Tại sao gần 100 người cho rằng công ty mình có chính sách phúc lợi tốt nhưng chỉ có 35 người trong số đó cho rằng công ty là nơi đáng để đầu quân và ở lại ? Tại sao chỉ còn vài người tự tin cho rằng ứng viên cũng có cảm giác và suy nghĩ như mình ? 

Tự bản thân chữ "tại sao" này đã giải thích luôn TẠI SAO NHIỀU HR TUYỂN NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC dù tin đăng nào cũng "Công ty chúng tôi tốt, xịn sò, đào tạo liên tục,...". Muốn có ứng viên, hãy xử lý từ cái gốc thay vì tự lừa dối chính mình.

EMPLOYEE BRANDING !

Thuật ngữ được PR rất nhiều trong giới nhân sự những năm gần đây, kéo theo hàng loạt lớp học được mở ra. Employee Branding tốt sẽ khiến công ty tuyển được rất dễ, rất nhanh và tha hồ chọn ứng viên. Thế là nhà nhà đi học, người người đi học với hy vọng học xong sẽ khiến nhân viên tự hào hơn với tổ chức, nhân viên giới thiệu người cho công ty, nhân viên tự nguyện quảng cáo cho công ty,...NHƯNG số người tạo ra kết quả đếm trên đầu ngón tay vì những vệ tinh xung quanh không học, không làm. Chưa kể đến nhiều khóa học đội lốt làm màu, từ những thầy "không hề làm được cho chính đội ngũ của mình" đi dạy. Những gì các bạn HR học được là kỹ thuật, xảo thuật bề nổi thì lấy đâu ra kết quả. 

Hãy nhìn vào mấy câu hỏi trên các group nhân sự: "Sao đội ngũ không chịu tham gia sự kiện công ty ? Làm thế nào để đội ngũ ý thức tham gia ? Em nói nhiều mà không ai chịu share thông tin công ty lên fb ?". Tất cả câu hỏi đều tập trung vô sự kiện, sự kiện và sự kiện; còn tại sao phải làm như thế thì không thấy ai nói gì. Đây là hệ quả của những lớp học chỉ tập trung vô bề nổi từ thầy không làm được đi dạy.

EMPLOYEE BRANDING LÀ GÌ ?

Cảm xúc của nhân viên đối với công ty là gì ? 

Họ nói với ai, nói như thế nào về công ty ? Tần suất ra sao ?

Họ tự nguyện nói hay bị ép buộc phải nói theo văn mẫu ?

Chỉ đơn giản như vậy thôi, đừng làm quá lên rồi tự đẻ ra một mớ sự kiện, bắt nhân viên làm theo rồi cho đó là Branding. Branding nghĩa là làm thương hiệu, làm thương hiệu là làm từ cái gốc ra chứ không phải tô vẽ hình thức làm màu. Sự kiện chỉ có hiệu quả, thúc đẩy thêm cho Employee Branding nếu bên trong cái ruột của công ty thực sự ngon lành.

NHỮNG YẾU TỐ CHÍNH KHIẾN EMPLOYEE BRANDING KHÔNG HIỆU QUẢ, TỪ ĐÓ HR TUYỂN KHÔNG RA NGƯỜI:

1. CEO

- Thuộc kiểu vắt chanh bỏ vỏ.

- Tham lam, bẩn tính, thích không gieo nhưng gặt cho sướng tay => Dẫn đến cái chết trong yếu tố thứ 2.

- Luôn cho mình ngon, không bao giờ nhìn nhận sự đóng góp và nỗ lực của nhân viên. Số khác thì thấy rõ sự đóng góp của nhân viên nhưng đến phần thực thi nhìn nhận thì lảng tránh.

- Không giữ cam kết, hứa rồi nhưng nửa đường thấy tiếc tiền nên lật mặt như lật bánh tráng. Đổi chính sách ngang xương để ăn chặn tiền hoa hồng của nhân viên là ví dụ.

- Thích chửi, thích mạt sát nhân viên và có tư duy "Tao trả tiền thì tao có quyền"

Sơ lược vài gạch đầu dòng trên đã khiến nhân viên ngán ngẩm, người đến phỏng vấn thì không được tôn trọng thì ba cái event nội bộ sao có thể cải thiện được. Chính CEO là người tạo ra Brand rất xấu trên thị trường, nhắc đến tên ông/bà chủ, nhắc đến tên công ty thì người ta chạy dài rồi thì ai mà tuyển cho nổi.

2. CHÍNH SÁCH PHÚC LỢI.

- Không có gì nổi trội hơn thị trường.

- JD một đường, lương một nẻo vì HR không hiểu Job nhưng copy JD trên mạng về rồi up lên. Thế là mất ứng viên vì họ thấy chức danh to nhưng lương quá thấp.

- Cam kết với ứng viên một đường, đến lúc xong thử việc thì tìm đủ mọi cách để trả lương chính thức thấp hơn mức ban đầu. Chính sách thì thay đổi xoành xoạch tùy hứng của CEO.

Ủa, chơi kiểu vậy thì bày vẽ hoạt động nội bộ ra làm màu để đạt được cái gì ? Người ta đang găm một đống cục tức trong người mà lôi người ta ra chơi "con thỏ ăn cỏ", hoan hô công ty một cách thảo mai thì người ta phản kháng là đúng rồi. Đừng nói hoạt động nhỏ, cả những chuyến đi chơi chung của công ty cũng không ai thèm đi luôn kìa.

3. QUẢN LÝ CẤP TRUNG.

Rất nhiều công ty hành xử một cách phi lý và đổ lỗi hết lên đầu HR khi ứng viên đậu phỏng vấn nghỉ việc sau vài ngày. CEO có tâm, HR có tâm, chính sách ngon nhưng sếp trực tiếp như quần què thì cũng không ai chịu nổi. Ngay sau khi bàn giao nhân viên mới cho một phòng ban nào đó thì trách nhiệm của HR về mặt chi tiết với người đó xem như chấm dứt và nhân viên đi hay ở là do sếp trực tiếp. Thế nhưng nhiều công ty không hiểu hoặc cố tình không hiểu nên cứ đè HR ra mà xử, còn HR thì thiếu trải nghiệm (hoặc năng lực) nên bị lép vế trước trưởng các phòng ban khác, thế là gánh tiếng oan.

Rất nhiều công ty tuyển người không được, xây Employee Branding không được là ở chỗ này. CEO không thấy hoặc thiếu năng lực nên bị quản lý cấp trung qua mặt mà không biết. Họ không ngờ rằng sau lưng của mình quản lý cấp trung đang đẩy Brand công ty xuống đáy dù trong các cuộc họp thì có vẻ thương nhân viên lắm. THƯƠNG EM 🤣

4. GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ.

Hồi xưa lúc còn đi làm thuê, mình gặp rất nhiều bạn tuyển dụng (cả nội bộ và Headhunter) rất dễ thương và nhiệt tình. Tìm hiểu qua công ty, nói chuyện với họ là thấy thích ngay NHƯNG đến khi gặp mấy mẹ GĐNS (có chức danh, thiếu năng lực) thích thể hiện, rất bố láo, rất coi thường người khác, ra vẻ ban phát công việc cho ứng viên thì chạy mất dép.

Đáng buồn là vẫn có rất nhiều GĐNS có cách hành xử như thế, công ty thì bị bôi đen Brand mà CEO thì bận quá nên không biết. Ủa, sếp vậy thì nhân viên tuyển người ra sao ? Sếp vậy thì Employee Branding cái gì ?

CÁCH ĐỂ CHECK COI BRAND CÔNG TY MÌNH TRONG MẮT NHÂN VIÊN, ỨNG VIÊN THẾ NÀO.

Lên https://vietnam-reviewcompany.com/ đọc đi, sẽ thấy ngay. Có hai vấn đề cần nói trước ở đây, dành cho mấy sếp hay tự ái:

1. Công ty tốt nhưng bị review xấu bởi những cá nhân quá tiêu cực và bị cho nghỉ.

Điều này nghĩa là HR đang không làm tròn nhiệm vụ của mình, hoặc do chưa tập trung, hoặc do năng lực. Chỉ cần lên kế hoạch thực hiện là xong.

2. Công ty không tốt như mình tưởng.

Thường thì phản ứng của những sếp bị bóc phốt trong trường hợp này không giữ được bình tĩnh như trường hợp ở trên. Bị túm thóp ngay điểm yếu thì sao bình tĩnh được, thế là bắt đầu ngụy biện bằng chiêu đổ lỗi ngược lại cho ứng viên: "Người thông minh sẽ biết suy nghĩ ai nói đúng, ai nói sai. Người đủ nhận thức sẽ biết phân tích và không tin vào lời nói xấu. Đứa nào đi tin mấy thông tin vớ vẩn thì cũng không phải là người giỏi để tuyển về". Vấn đề là chỉ có người đủ trải nghiệm sống, đã leo lên chức to thì mới phân tích, còn tuyển mấy em nhỏ thì sao biết ai thật ai giả. Có năng lực trong chuyên môn và khả năng nhận thức ngoài chuyên môn là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Thay vì tìm cách lấp liếm, đổ lỗi, hãy cải thiện Brand từ cái gốc.

Chốt lại bài này bằng hai câu sau:

- Thính không thơm thì cá không đớp. Tuyển hoài không được chưa chắc là lỗi HR. Đừng tự ti.

- Cái gốc tè le hột me thì quên mấy cái event nội bộ rồi ép người ta tham gia đi, không làm được đâu. Đừng diễn nữa, làm Branding không phải như vậy.

Tái bút,

Thợ sửa ống nước kiêm tổ chức Team Building để Building Team.

P/S: "Đời làm gì có thính, chỉ có bả thôi" Lão Hạc Said sau khi cắn thính và đi phỏng vấn về. Tội.

chiến lược cột khách hàng

Thư gởi Mr CEO!
Sai lầm khi cạnh tranh bằng sản ph ẩm tốt và g ía r-ẻ!
Dear Mr CEO!
Điều này có thể gây sốc cho bạn nhưng thực tế là một trong những sai lầm lớn nhất trong kinh doanh là cạnh tranh bằng g ía r-ẻ, sản ph ẩm tốt. Đơn giản là bởi vì các đối thủ cũng có khả năng làm như thế một cách dễ dàng. Những hoạt động như giảm g ía , nâng cao chất lượng, thêm tính năng, mở rộng bảo hành, gia tăng qu-ảng cáo v.v đều dễ dàng bắt chước! Vì dễ dàng thực hiện nên cạnh tranh bằng sản ph ẩm tốt, g ía r-ẻ là đi theo lối mòn mà hằng hà đa số các doanh nghiệp chạy theo. Hậu quả là việc cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt.
Thực tế cho thấy là sản ph ẩm tốt và g ía r-ẻ chưa đủ để mang kh ách hà ng đến với doanh nghiệp và giữ chân họ dài lâu. Vì thế doanh nghiệp cần phải làm nhiều hơn là tạo ra sản ph ẩm tốt và bán g ía r-ẻ.
Mr CEO, để tồn tại và phát triển, bạn cần phải đột phá trong kinh doanh. Một trong những cách làm là đột phá bằng mô hình kinh doanh. Mô hình kinh doanh đột phá có thể thu hút kh ách hà ng tốt hơn, tạo ra dòng doanh thu bền vững và tạo được ưu thế so với đối thủ.
Để đột phá bằng mô hình kinh doanh, doanh nghiệp có thể dựa vào một hoặc vài yếu tố sau:
- Đột phá với phân khúc kh ách hà ng mục tiêu: Mở rộng, tạo thêm phân khúc mới. Đột phá trong kênh kinh doanh và mối quan hệ với kh ách hà ng.
- Đột phá trong giải pháp g ía trị. Đưa ra các đề xuất g ía trị độc đáo, sáng tạo, khó bắt chước hoặc đột phá trong thiết kế trải nghiệm kh ách hà ng.
- Đột phá trong nguồn lực: các giải pháp công nghệ, phát minh mới, năng lực đặc biệt, tự động hóa các quy trình hoạt động hoặc mối hợp tác với các đối tác.
- Đột phá trong mô hình tài chính: sử dụng các mô hình tài chính tạo doanh thu lập lại, mô hình doanh thu gían tiếp v.v
Trong bức thư này, tôi sẽ đề cập đến một trong những cách thức đột phá bằng mô hình tài chính: khóa chặt kh ách hà ng bằng chi ph-í chuyển đổi (switching c-ost).
Chi ph-í chuyển đổi là chi ph-í mà kh ách hà ng phải bỏ ra để chuyển đổi sử dụng một sản ph ẩm /dịch vụ từ một thương hiệu này sang thương hiệu khác. Chi ph-í chuyển đổi có thể là tiền hoặc công sức, thời gian hoặc các yếu tố khác. Chi ph-í chuyển đổi cao có nghĩa là kh ách hà ng phải bỏ ra rất nhiều tiền hoặc công sức thời gian để thay thế. Với chi ph-í chuyển đổi cao, kh ách hà ng do dự khi thay đổi sang 1 thương hiệu khác.
Năm 2001, khi ra mắt i-Pod, Steve Jobs tuyên bố rằng người dùng có một thiết bị nhỏ gọn lưu trữ 1000 bài hát và nghe nhạc bất kỳ lúc nào. Hãy thử hình dung chiếc i-Pod của bạn lưu trữ hàng trăm bài hát yêu thích của mình, và bạn sẽ làm gì khi muốn chuyển sang 1 thiết bị nghe nhạc của thương hiệu khác? Hoàn toàn không dễ dàng khi sao chép hàng trăm bài hát vào thiết bị khác và đó là lý do bạn bị khóa chặt vào i-Pod!
Khóa chặt kh ách hà ng bằng chi ph-í chuyển đổi cao là mô hình kinh doanh vô cùng hiệu quả.
Nếu chi ph-í chuyển đổi thấp thì kh ách hà ng dễ dàng thay đổi sản ph ẩm và doanh nghiệp phải tốn rất nhiều chi ph-í để thu hút và giữ chân kh ách hà ng. Đó là một trong những lý do tại sao các sản ph ẩm thông dụng (commodity) đòi hỏi phải tốn rất nhiều chi ph-í quả-ng cáo.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để khóa chặt kh ách hà ng bằng chi ph-í chuyển đổi cao?
Tôi "bật mí" 6 cách khóa chặt kh ách hà ng bằng chi ph-í chuyển đổi cao
1. Mồi câu & lưỡi câu: Đây là cách thông dụng nhất và được áp dụng khá nhiều. Bạn có thể thu hút kh ách hà ng bằng sản ph ẩm chủ yếu và sau đó tạo doanh thu và lợi nhuận bằng vật tư tiêu hao mà kh ách hà ng buộc phải mua. Sản ph ẩm chủ yếu thường được trợ g ía có vai trò như là "mồi câu" để thu hút kh ách hà ng. Doanh thu chính đi từ vật tư tiêu hao có mức lợi nhuận cao và lập lại thường xuyên là "lưỡi câu". Trước đây tôi làm việc cho Te-tra Pak – tập đoàn Thụy Điển đứng đầu thế giới trong lĩnh vực bao gì giấy. Mô hình kinh doanh của Te-tra Pak là trợ g ía máy đóng gói để bán bao bì giấy cho các công ty sữa, nước giải khát v.v. Những ví dụ khác của mô hình này là dao cạo râu Gi-llette (dao cạo râu và lưỡi dao cạo), HP (máy in và mực in), Nes-presso (máy pha cà phê và viên nén cà phê). Điều quan trọng khi thực hiện mô hình này là sản ph ẩm phải được bảo vệ bằng bản quyền trí tuệ chống copy hoặc sao chép.
2. "Lạt mềm buộc chặt" bằng dữ liệu: Với mô hình này bạn khuyến khích kh ách hà ng tạo ra càng nhiều nội dung hoặc dữ liệu và lưu trữ hoặc sử dụng trên platform của họ. Các platform này có thể là website, phần mềm hoặc thiết bị. Nếu kh ách hà ng bỏ platform này để chuyển sang plaform khác thì hoặc họ phải từ bỏ dữ liệu hoặc tốn rất nhiều thời gian, công sức hoặc tiền bạc để chuyển thông tin, dữ liệu sang platform khác. Điển hình của mô hình này là các smartphone. Ngày nay gọi điện trở thành chức năng thứ yếu trong smartph-one. Smartph-one ngày nay là trung tâm giải trí và lưu trữ dữ liệu di động. Với dung lượng ngày càng cao và kho ứng dụng (apps) dồi dào trên App-Store hoặc GooglePlay-Sote, người tiêu dùng ngày càng bị cột chặt vào smartph-one của mình. Để chuyển đổi sang 1 thương hiệu khác là một quyết định đầy khó khăn. Một ví dụ khác là Spo-tify. Spo-tify đang tranh dành đáng kể thị phần âm nhạc với Ap-ple bằng cách cung cấp danh mục nhạc vô cùng nhiều trên apps có thể tải từ các kho ứng dụng. Nhưng nếu người nghe nhạc chuyển sang các ứng dụng khác Spo-fity, họ sẽ mất toàn bộ danh mục nhạc của mình.
3. Đường cong học tập (learning curve): Kh ách hà ng sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để học lại từ đầu cách sử dụng một sản ph ẩm thay thế. Chiến lược này áp dụng cho các sản ph ẩm mà đòi hỏi người sử dụng phải mất rất nhiều thời gian để học cách sử dụng chúng thành thạo. Một khi đã sử dụng thành thạo, người sử dụng không muốn chuyển sang sản ph ẩm thay thế khác vì chi ph-í (thời gian, công sức, tiền bạc) chuyển đổi quá lớn. Phần mềm Sa-lesforce dùng chiến lược "Đường cong học tập" để giữ chân người sử dụng, đặc biệt là những người được chứng nhận là "chuyên gia". Một khi bạn đã sử dụng thành thạo Sa-lesforce rồi thì khả năng dùng phầm mềm khác hầu như là zero!
4. Tạo tiêu chuẩn ngành. Rất nhiều trường hợp người tiêu dùng không thể làm khác vì đại đa số tuân thủ theo một tiêu chuẩn nào đó. Mic-rosoft là một ví dụ. Bạn không muốn chuyển sang dùng các phần mềm văn phòng khác với word, excell, power points v.v vì đại đa số người dùng sử dụng các phần mềm này. Hãy hình dung điều gì xảy ra nếu bạn sử dụng phẩm mềm tạo văn bản mà không có thể tạo ra hoặc xử lý file .doc. Mic-rosoft đã tạo ra tiêu chuẩn ngành khiến cho các người dùng khó sử dụng các sản ph ẩm cạnh tranh.
5. Cột chặt bằng bó đũa. Trong chiến lược này, bạn không đơn thuần cạnh tranh bằng sản ph ẩm mà bằng trải nghiệp tổng thể mà bạn cung cấp cho kh ách hà ng. Bạn có thể gộp sản ph ẩm với các dịch vụ bổ sung tạo g ía trị cao cho kh ách hà ng. Bạn không cung cấp 1 cây đũa mà cả một bó đũa cho kh ách hà ng. Kh ách hà ng đến với bạn vì lợi ích tổng thể và khó lòng bỏ đi nếu đối thủ cạnh tranh không mang lại lợi ích cao hơn nhiều. Hil-ti, công ty máy công cụ hàng đầu thế giới, đã đột phá mô hình kinh doanh bằng cách cung cấp dịch vụ quản lý máy công cụ cho kh ách hà ng thay vì đơn thuần cung cấp sản ph-ẩm. Thay vì mua công cụ, kh ách hà ng trả ph-í hằng tháng để được sử dụng công cụ bao gồm ph-í sửa chữa, thay thế trong trường hợp hỏng hóc. Ví dụ khác là Tes-la cho phép chủ nhân chiếc xe được sạc pin miễn ph-í trọn đời. Người dùng không muốn trả tiền cho 1 dịch vụ mà họ đã được miễn ph-í vì thế khó mà chuyển sang mua chiếc xe khác dù rằng họ có thể tốn thêm ít thời gian để đi đến các trạm sạc pin của Tes-la. Tại Việt Nam, doanh nghiệp có chiến lược cột chặt bằng bó đũa tốt nhất là Vin-group khi họ cung cấp nhiều dịch vụ bổ sung hỗ trợ trong hệ sinh thái của mình.
6. Cam kết dài hạn. Các nhà mạng viễn thông, internet, truyền hình cáp là những chuyên gia trong lĩnh vực này. Kh ách hà ng được khuyến khích ký hợp đồng dài hạn với chính sách g ía ưu đãi. Trong vài trường hợp kh ách hà ng có thể bị phạt nếu hủy hợp đồng trước hạn. Tuy nhiên vỏ quýt dầy có móng tay nhọn. T Mobile – một tập đoàn viễn thông của Đức – sẵn sàng trả tiền cho kh ách hà ng đền bù hợp đồng nếu đồng ý chuyển sang sử dụng dịch vụ của họ
Có rất nhiều cách đột phá. Giới hạn duy nhất nằm trong bộ não của bạn. Đó là tư duy không chịu học hỏi và sáng tạo!
Đột phá hay ù lì chạy theo lối mòn tư duy cũ kỹ là lựa chọn của bạn!
Bạn chọn thế nào thì kết quả thế đấy!
SG 26/1/2021
Mr Coach
Lâm Bình Bảo

TIL : dùng sshfs để mount 1 folder từ 1 máy linux này vào máy linux kia

https://wiki.archlinux.org/index.php/SSHFS

 

Mounting

In order to be able to mount a directory the SSH user needs to be able to access it. Invoke sshfs to mount a remote directory:

$ sshfs [user@]host:[dir] mountpoint [options]

For example:

$ sshfs myuser@mycomputer:/remote/path /local/path -C -p 9876

Here -p 9876 specifies the port number and -C enables compression. For more options see the #Options section.

When not specified, the remote path defaults to the remote user home directory. Default user names and options can be predefined on a host-by-host basis in ~/.ssh/config to simplify the sshfs usage. For more information see OpenSSH#Client usage.

SSH will ask for the password, if needed. If you do not want to type in the password multiple times a day, see SSH keys.

Unmounting

To unmount the remote system:

$ fusermount3 -u mountpoint

Example:

$ fusermount3 -u /local/path

 


***********************************************************************
IMPORTANT NOTICE
This email may contain confidential and/ or privileged information that belongs to FPT Software. If you are not the intended recipient or might have received this email by accident from an unreliable source, please notify the sender from FPT Software immediately and destroy this email. Keep in mind that any unauthorized copying, editing, disclosure or distribution of the material in this email is strictly forbidden, plus against the law by which FPT Software and involved clients abide.

Monday, January 25, 2021

CÓ DÙNG ĐƯỢC S.A.LES FMCG BÁN HÀNG KHÁC? - PHẦN 3: NGUYÊN LIỆU TỐT CẦN NGƯỜI CHẾ BIẾN GIỎI

CÓ DÙNG ĐƯỢC S.A.LES FMCG BÁN HÀNG KHÁC? - PHẦN 3: NGUYÊN LIỆU TỐT CẦN NGƯỜI CHẾ BIẾN GIỎI

Dù có làm gì, từ ngành đá quý tới chế biến đồ ăn, rơi vào tay thợ giỏi thì thành tuyệt phẩm, vào tay thợ kém thì nguyên liệu có tốt tới đâu cũng thành món bình thường nếu không nói là thành tai họa! Đó là chưa kể một số nguyên liệu chỉ tốt nếu người thợ soi ra đúng điểm mạnh của nó!

Tuyển dụng s.a.les và đào tạo họ cho công ty của mình cũng vậy.
Lời khuyên của tôi với SME thường là nên ưu tiên tuyển dụng s.a.les mới thay vì người cũ trong ngành của họ. Bởi trong hệ thống của doanh nghiệp tại Việt Nam thì cái khung và chế tài thường là không đủ cả rắn lẫn mềm để quản lý mấy ông đã "thành tinh". Họ tuy giỏi nhưng lại khá "cá tính" vì biết điều đó, đồng thời lại có cách để truyền đạt thông tin và qua đó tác động đến sếp chứ không phải ngồi chờ sếp tác động đến họ. Các bạn chưa biết gì thường là dễ quản lý hơn, và thúc đẩy làm hơn. 

Vậy với s.a.les cũ của bên FMCG,nhưng là người mới bên ngành mình, thì cần làm gì để họ mau chóng hội nhập và làm tốt ở công ty mới với ngành mới? 

Cần hỏi kỹ để hiểu cách làm cũ quy củ của họ trươc đây. Thường thì sếp rất khoái các bạn có nền tảng kỷ luật tốt và làm có hiệu suất cao. Nhưng khi tuyển được họ xong thì lại cho rằng nếu giờ để họ thoải mái hơn thì họ sẽ phát huy hết hiệu suất. Thế là thay vì cần nộp báo cáo đúng hạn định, phải tăng doanh số theo đúng định hướng, phải chăm khách hàng đúng theo tần suất với các nội dung đã cho trước thì lại để họ tự nhiên muốn làm gì thì làm. Chỉ một lần dừng lại, không ép thêm nữa thì mức hiệu suất của sales từ đó không tăng nữa. Và lúc đó thì họ còn tạo ra rào cản lớn hơn cả những trở ngại thực sự trên thị trường!

Do vậy, cần siết chặt nhất có thể những người đã quen cách làm kỷ luật. Họ sau đó sẽ là tấm gương và nếu ổn hơn nữa thì sẽ thành quản lý giúp chúng ta nắn mọi anh em vào sau theo đúng định hướng tiến lên chuyên nghiệp của mình.

Ở các công ty lớn, phần đào tạo và huấn luyện kiến thức, kỹ năng nghề (mang tính kỹ thuật đặc thù) cơ bản rất được chú trọng. Đây là phần gây ra nản lòng nhiều nhất ở những s.a.les mới chuyển sang làm ở môi trường SME! Khiến họ nhận ra nhanh chóng sự không chuyên nghiệp và trở ngại lớn nếu muốn hòa nhập nhanh ở môi trường mới. 

Dù không quá phức tạp nhưng theo nhận định của tôi, các kiến thưc và kỹ năng của các công ty SME thường nằm khá rải rác ở trong đầu của những người làm quản lý và s.a.les lâu năm. Anh em mới có vào và hỏi về phần này thì hơn 85% các trường hợp sẽ được trả lời đơn giản là: "cứ làm theo người cũ", rồi "nếu gặp trường hợp nào thì cứ hỏi mọi người sẽ chỉ cho", thậm chí là "Cứ làm đi, vài tháng là hiểu hết ấy mà!". 

Có đội làm B2B còn hay nói với tôi là ngành này đặc thù, quy trình phức tạp lắm. Nhưng khi được yêu cầu viết ra cái quy trình phức tạp đó, thì họ không viết được hoặc viết ra thì chỉ vỏn vẹn 4 dòng. Được hỏi kỹ hơn thì họ bắt đầu né, vì có khi còn nghĩ nói ra thì anh em mới vào biết hết chiêu trò của mình, lại thành ra phải cạnh tranh để kiếm tiền! 

Do vậy, các tài liệu về kiến thức và kỹ năng cơ bản cần được làm khá cẩn thận. Nó vừa cho thấy ngành này có những tiêu chuẩn rõ ràng cũng như s.a.les không mất quá nhiều thời gian để học và làm chủ nó. Điều này giúp s.ales thực sự thấy mình có thể làm việc này đủ nhanh để kiếm được mức lương và thưởng mà mình mong muốn.

Sau đó, khi đã có một hiểu biết sơ lược cũng như có vài trải nghiệm sơ bộ bằng cách ra thị trường xem anh em trong đội làm việc thực tế, quản lý trực tiếp hoặc sếp tổng phải ngồi xuống cùng với anh em mới vạch ra được một lộ trình tiến thân cho họ. Nên có định lượng sơ bộ và cụ thể về mốc thời gian và quyền lợi họ được hưởng cũng như trách nhiệm gắn liền với các mốc ngày càng tăng lên đó. Bởi đơn giản đây chính là điều làm nên cảm giác yên tâm tại những công ty cũ của họ. Và điều hay ho là thường thì các công ty SME có ít vị trí quản lý trong đội kinh doanh hơn là các vị trí chia theo cấp bậc trong các công ty lớn. Đồng nghĩa với cơ hội lớn để s.a.les chiến có động lực vươn lên vị trí cao hơn so với ở công ty cũ. Và họ sẽ nỗ lực nhiều hơn. Thường thì ở công ty cũ họ là nhân viên thì sang công ty mới họ mong làm quản lý, công ty cũ họ làm quản lý thì sang công ty mới họ muốn làm sếp cỡ như giám đốc một khu vực.  

Ngay cả khi chuyển ngang cấp, mức thu nhập và quyền lực được giao cho một vị trí ở công ty lớn thường thấp hơn nhiều so với ở công ty SME.

Khi có kỷ luật và cho họ thấy rõ đường đi rồi, thì cần lấy được sự cam kết của họ làm đúng theo định hướng đó. Hiển nhiên, điều này sẽ phải điều chỉnh theo từng năm. Vì công ty SME rất khó có đủ điều kiện để chắc chắn tương lai mình vạch ra phía trước sẽ đúng y phóc như điều mình hình dung ban đầu. Tuy vậy, có sự cam kết và thống nhất với nhau về hướng cũng như cách đi thì điều chỉnh bao giờ cũng tốt hơn là kiểu chung chung "làm sao hợp lý thì làm" hay "anh em hiểu nhau là chính".

Nghe liệt kê thì dài, tuy nhiên, đó là những phần việc nhỏ và khá đơn giản nếu chúng ta chịu khó làm. Và đó là điều mà tôi đã làm và làm được với công ty của tôi về mảng mỹ phẩm cũng như mảng dược. 

Tỷ lệ sai hỏng là có, nhưng nó sẽ ít dần đi khi chúng ta vừa làm vừa điều chỉnh. Khả năng sai hỏng sẽ chỉ còn nằm ở đặc tính cá nhân của từng người. và cái đó thì tất nhiên nằm ở phần may mắn của chúng ta!

Sunday, January 24, 2021

Rất dài, về một thứ kinh tởm, về sự kiểm duyệt, cùng về những thứ đẹp và thú vị.

TL;DR: Rất dài, về một thứ kinh tởm, về sự kiểm duyệt, cùng về những thứ đẹp và thú vị. 

Những ai follow từ ngày đầu có thể nhớ tôi từng review phim Sp*tlight. Sp*tlight là phim đạt Oscar Best Picture 2017, kể về team các nhà báo ở Boston Globe điều tra về các vụ ấu dâm nhà thờ. Đó có lẽ là một trong những bài review đầu tiên của tôi trên fb, viết cách đây khoảng 4 năm. 

Bài review đó đã bị fb xoá. Nhưng điều lạ là không có notification nào. 

Ai đó cánh tả có lẽ đủ thông minh sẽ nghĩ ra lý do hiểm hóc nào đó cho chuyện này, còn tôi thành phần ủng hộ Trump đầu óc kém cỏi thì tất nhiên chưa rõ vì sao một bài viết được đồng tình, nội dung còn về nghệ thuật, một bộ phim được công nhận rộng rãi, một chủ đề ai cũng thấy đáng lên tiếng, lại có thể vi phạm bất kỳ "tiêu chuẩn cộng đồng" nào. 

Tất nhiên, trừ phi cộng đồng mà fb phục vụ thật ra không phải chúng ta, những người dân thường ở khắp thế giới đây, mà là một cộng đồng đặc biệt, tại đấy, không phải ấu dâm, mà phê phán ấu dâm mới là báng bổ. 

Nếu là vậy, dễ hiểu sao facebook xoá bài viết đó, y như dễ hiểu sao fb lại ủng hộ JB làm tổng thống. 

Cũng về cộng đồng đặc biệt mà fb có lẽ phục vụ trên, sau bầu cử, anh De Bl*sio thị trưởng New York vô tư vi phạm lệnh lockdown chính anh đặt ra, để khiêu vũ cùng vợ ở quảng trường Thời Đại vắng tanh vào đêm giao thừa, với chị vợ đeo khẩu trang kết bằng các ký hiệu được FBI xếp vào biểu tượng nhận diện tổ chức ấu dâm. Đáng nói nữa chính anh này tự quay tự post đoạn phim đó lên tw. 

Tự hỏi rằng, liệu có phải khúc hoan ca vừa công khai phạm luật vừa kín đáo hàm ý này chính là một tuyên ngôn F*ck you từ tầng lớp thống trị nhổ vào mặt nhân dân? 

Là bởi con cháu chúng mày, cũng chỉ là thịt serve bọn tao?

Cũng từ anh Bl*sio quay về chuyện fb, sự kiểm duyệt của các mạng xã hội kiểu fb tw thực ra cũng không làm dư luận phản cảm đến thế, nếu kiểm duyệt minh bạch và công bằng.

Nhưng có tồn tại điều ấy, khi những kẻ cổ suý bạo lực thật sự, có dấu tick xanh, đã được report công khai, lại chẳng hề bị những ông chủ công nghệ này loại bỏ? Hay như sau khi anh trai của Trump mất, hashtag wrong Tr, với ngụ ý lẽ ra Tr mới đáng chết, lại được cho trending? Hay như chuyện châm chọc nhảy múa trên nấm mồ của những người cánh hữu tử vong vì Covid cũng được tw lờ đi châm chước? 

Cánh tả nói thì to các thông điệp nhân văn, nhưng chỉ trên giấy, chỉ bằng thứ ngôn ngữ trừu tượng phổ quát, và cả ở những tình huống cực đoan đến kỳ quặc, còn thì họ ko có thói quen thực hành chúng ở những chuyện giản dị và gần gũi như nghĩa tử là nghĩa tận. 

Đồng ý bên nào cũng có thành phần cực đoan cả. Nhưng hãy chỉ cho tôi kẻ vai vế cực đoan nào phe tả từng bị tw kiểm duyệt?

Không ai sửng sốt chuyện ông chủ fb tw là thiên tả. Nhưng xã hội có những giới hạn mà nếu vi phạm thì dù anh thiên gì cũng đáng bị frown upon. Đưa thiên kiến chính trị vào sản phẩm một cách vô độ cũng có thể hợp lệ nếu tuyên bố từ đầu, như một kế ước dù quái thai vẫn là một khế ước, mà ai đã ký tham gia, là đã chấp nhận.

Nhưng liệu đã có chỗ nào trong term of services mà tw nói là họ được quyền trù dập cánh hữu và bao che cánh tả, mà fb nói rằng họ được lén lút xoá notification không cho người dùng biết, mà google nói sẽ đổi kết quả hiển thị như họ muốn chứ không phải như bạn muốn hay không? 

Bao nhiêu người trên thế giới sẽ join các mạng này nếu họ dám nói thế?

Cũng nên thôi cho việc hành xử tựa con cu là quyền bất khả xâm phạm của các công ty tư nhân.

Ai có một chút tìm hiểu về luật Mỹ, thay vì bi bô như vẹt về "ở nền tảng nào phải theo luật của họ", thì nên biết các mạng trên đã vi phạm quy định về section 230, vốn đòi hỏi họ hành xử như một "quảng trường tự do", chứ không phải như một "nhà xuất bản". 

Chưa kể, như vừa nói, các công ty trên chưa bao giờ dám bố cáo một thứ "luật" nào về sự thiên kiến này. Họ làm lén lút so với chính quy tắc của họ.

Vả nữa, được phép hay không là chuyện của luật ..

.. song phản cảm hay không, vẫn là chuyện của lòng người ..

Vì lý do trên, tôi đã lập một kênh mới trên telegram.

Tôi vẫn post bài trên đây, dù sau có tìm được nền tảng khác thì đây vẫn có thể là nơi trao đổi thông tin, nhất là những bài dài. 

Nhưng telegram là nơi mọi người có thể nhận được thông báo bài tôi chính xác nhất, cũng như có những chủ đề tôi thấy hợp đăng tele hơn, đặc biệt những dự đoán đơn lẻ mà không hẳn đủ trọn vẹn để post thành một bài fb chuẩn chỉnh, chỉ note đó để mọi người thử cùng explore.

Với những ai quan tâm, thì link tele để ở cmt đầu tiên.

Tên kênh Gwenesis có vài nghĩa:

Đầu tiên đó là ghép của 2 nghệ sĩ tôi yêu thích hồi bé.

Thứ hai, nhiều người đều biết Genesis là Sáng thế ký, một concept của Kito.

Tôi từng nói với thầy là "I'm no way a religious person, but I'm highly curious about religions".

Bắt đầu từ tình yêu với điện ảnh, tôi dần tìm hiểu các concept của Kinh Thánh, và nhìn thấy ở đó rất nhiều thứ thú vị, tuy diễn đặt bằng thứ ngôn ngữ mà tư duy công nghiệp của thời nay không thể hiểu, song vẫn giữ nguyên giá trị của những linh tính trực tiếp và nóng hổi về thế giới.

Tôi không chắc những người viết ra Kinh Thánh có chủ ý đó ko, họ thật ra cũng có thể chẳng có động cơ lý tưởng cao đẹp gì. 

Nhưng giống như người ta vẫn nói "văn như hoá công", giá trị thật sự của một thứ đôi khi nằm ngoài ý đồ người viết, chỉ được đánh giá khách quan bởi dòng thời gian vĩnh cửu, qua sự cộng hưởng sâu rộng bền lâu của những tác phẩm này với vô thức tập thể.

Và Genesis với tôi là khái niệm đẹp, tuy thuộc về Kito song cao hơn Kito và xuất hiện trong mọi thứ. 

Giống như, chuyện Jesus vừa là con của người, vừa là con của Trời, phản ánh cái linh tính cổ xưa giản dị là: 

Chúa ở trong ta, lẫn trên ta, và hiện diện khắp thế gian.

Tôi từng nói, lý do để tôi viết chỉ giản dị một điều này thôi:

Những thứ đẹp và thú vị dường này, không thể nào chỉ có mình tôi thích được.

Chắc chắn phải còn những người khác.

Với cái Gwenesis này, tôi hy vọng, sẽ là nơi những người khác đó, những ai cũng yêu những điều đẹp đẽ thú vị này như tôi yêu, cùng gặp gỡ. 

#it_couldnt_be_the_case_we_re_that_fucking_special

Saturday, January 23, 2021

game và đời

Game và Đời
1. Dẫn: chơi game từ năm 8 tuổi, năm nay 41 tính ra 33 năm trải nghiệm game với hàng trăm tựa game và hàng nghìn giờ chơi. Game được chia thành rất nhiều loại và phong phú về cách chơi, cách tư duy. Hôm nay viết vài nhận xét chia sẻ quan điểm về Game và công việc
2. Nhập
Đặc điểm của game chỉ quyết định thắng hay thua (thua là không lý do), luật đấu rõ ràng và hầu như không ăn gian được. Phải thắng bằng thực lực và phối hợp chặt chẽ với đồng đội. Những điều này ứng với cuộc sống thật là hợp lý, tuy nhiên ngoài đời còn nhiều mánh khóe, âm mưu, chơi bẩn hơn game rất nhiều. Tuy nhiên kết quả cuối cùng mới là quan trọng. Binh bất yếm trá. Hãy cùng điểm qua vài thể loại game và xem rút ra được gì
2.a. MOBA - Multiplayer Online Battle Arena
Thể loại này chia Map thành 2 nửa, mỗi bên 5 người chơi đấu nhau cho tới khi thành của 1 bên bị bên kia hạ. Điển hình của game này là DOTA 2 (hình minh họa). Với 118 heroes, 472 skill gần như không đụng hàng, 165 items có thể biến hóa phối hợp thành vô vàn chiến thuật (ngày xưa mới chơi học mất hơn 1 năm chỉ để học sơ bộ thông tin của game). 5 người trong team phải chọn những tướng sao để có thể phối hợp với nhau, bổ trợ điểm yếu cho nhau. Khi vào mỗi trận đánh có tướng phải hy sinh nếu tướng này được thiết kế để hy sinh, có tướng đóng vai trò hỗ trợ, có tướng sinh ra để làm anh hùng và quyết định cục diện trận đấu và không để sự hy sinh của đồng đội vô ích. Chỉ cần chậm 1s không ăn ý là cả đội có thể lên bàn thời đếm số. Các tướng chia làm 3 loại: khỏe, nhanh và thông minh. Hầu như không có con tướng nào có đủ 2/3 phẩm chất. Phải tận dụng đúng thế mạnh của mình
Trong một sự án việc sắp xếp tổ chức phân công vai trò nhiệm vụ là một việc tối quan trọng như việc phân vai tướng trong 1 game. Sắp bàn cờ sai chưa chơi đã thua. MOBA dạy cho mình các tư duy về tổ chức
2.b. RTS - Real Time Strategy
Game cũng có nhiẻu người chơi chia ít nhất 2 phe và cần thắng tất cả các bên còn lại. Điển hình như AOE, StarCraft.,,,
MOBA thì mỗi người chỉ điều khiển một con tướng còn RTS thì mỗi người điều khiển một đạo quân. Phải làm sao khai thác tài nguyên và phát triển nhanh nhất để có binh hùng tướng mạnh để chinh phạt kẻ thù. Phải tối ưu nhất có thể các khâu sản xuất
2.c. City Building - Game xây dựng thành phố
Game này bạn chơi 1 mình. Bạn được cấp 1 mảnh đất hàng trăm km2 và một ít tiền. Phải thiết kế để xây dựng một thành phố như đời thực (xem hình 3 bạn mới thấy sự phức tạp của nó thế nào). Bạn phải làm sao để có dân đến ở, làm việc và đóng thuế. Phải có thiết kế city hợp lý giữa các khu vực như công nghiệp, khu dân cư, khu mua sắm, giải trí, các tuyến đường đô thị vào cao tốc, sân bay, cảng,...Loại game này rất kén người chơi vì khá phức tạp.
Bạn sẽ học được tư duy tổng thể hoạch định chiến lược, tiến hành công việc theo plan và làm sao có Cash Flow hợp lý để lấy mỡ nó rán nó.
3. Chốt
Và tất cả các game đều cần được ra quyết định dựa trên các "Statistics". Nếu ra quyết định bừa bãi thì bạn chỉ là Noob mà thôi. 

4 điều học từ game:
- Cần có tư duy tổng thể và có khả năng thực hiện được dựa vào Cash Flow dương
- Xây dựng đội ngũ, tổ chức phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các nhóm, tương hỗ phối hợp với nhau
- Tối ưu, rút ngắn thời gian các khâu sản xuất nhất có thể (thời gian là tiền bạc)
- Hãy ra quyết định dựa trên "sự thật" không dựa vào cảm tính

Vu tuan manh

Đột phá bằng mô hình kinh doanh


Thư gửi Mr CEO: Đột phá bằng mô hình kinh doanh – To be or Not To Be?
Dear Mr CEO!

Thông thường các doanh nghiệp cạnh tranh theo các phương thức sau: giá rẻ, chất lượng cao hoặc dựa vào mối quan hệ tốt với khách hàng.

Thực tế là tuyệt đại đa số các doanh nghiệp không thể nào có giá rẻ nhất hoặc chất lượng cao nhất hoặc có mối quan hệ tốt nhất với khách hàng.

Câu hỏi đặt ra là:

Nếu sản phẩm của bạn có giá cao hơn đối thủ cạnh tranh thì bạn sẽ làm gì?
Nếu chất lượng sản phẩm của bạn kém hơn đối thủ cạnh tranh thì bạn sẽ làm gì?
Nếu chạy theo lối mòn chất lượng cao, giá rẻ v.v như đại đa số các doanh nghiệp đang làm thì cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt!

Làm thế nào để có thể cạnh tranh?

Thực tiễn đòi hỏi các doanh nghiệp phải đột phá trong kinh doanh mới có thể tồn tại và phát triển.

To be or not to be?
Một trong những cách thức tạo đột phá trong kinh doanh là đột phá bằng mô hình kinh doanh

Đột phá bằng mô hình kinh doanh là đột phá trên nhiều thành tố của mô hình kinh doanh chứ không phải một vài thành tố đơn lẻ.

Mr CEO, tôi sẽ kể 2 câu chuyện để minh họa cách thức đột phá bằng mô hình kinh doanh

Câu chuyện #1: Khi giá sản phẩm quá cao (Haloid Xerox)
đột phá bằng mô hình kinh doanh
Chúng ta hãy du hành ngược thời gian đến năm 1958 của thế kỷ trước. Năm ấy công ty Haloid, tiền thân của Xerox, phát minh ra model photocopy 914 giống như những loại máy hiện đại mà ta thấy như ngày nay. Ưu điểm của nó là có thể copy 2000 bản trong một ngày mà khi đó những chiếc máy photocopy cùng thời chỉ copy được 20-30 bản/ngày với mùi mực in nồng nặc.

Dường như đó sẽ là 1 sản phẩm tốt được ưa chuộng trên thị trường. Tuy nhiên có 1 vấn đề lớn. Đó chính là mức giá của máy. Gía này cao hơn 800% so với các máy đương thời. Haloid tiến hành khảo sát thị trường và họ nhận được câu trả lời là sẽ không có khách hàng nào mua máy với giá cao như vậy.

Không thể đầu hàng, ban giám đốc Haloid ngồi lại với nhau và tìm cách giải quyết vấn đề giá. Họ suy nghĩ "Chúng ta không thể bán với giá cao như thế, nhưng chúng ta có thể làm 1 điều gi khác". Haloid xem xét lại mô hình kinh doanh của mình và thế là một mô hình kinh doanh đột phá ra đời.

Thay vì bán máy photocopy thì Haloid cho khách hàng thuê với giá 95 USD/tháng. Khách hàng có thể copy miễn phí 2000 bản/tháng. Nếu vượt quá số lượng in thì khách hàng trả một số tiền rất nhỏ là 0.04 USD/copy. Điều tuyệt vời là khách hàng thường in 2000 copy chỉ trong vài ngày. Và thế là Haloid nhanh nhóng có doanh thu bổ sung chỉ trong vài ngày. Điều quan trọng hơn là Haloid Xerox có nguồn doanh thu rất lớn từ việc cho thuê, bán mực in, số lượng in bổ sung, phí dịch vụ sửa chữa và bảo trì v.v Trong suốt 20 năm, doanh thu của Xerox tăng trung bình 41%/năm và họ đã thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp photocopy.

Ngày nay mô hình kinh doanh của Xerox được áp dụng rộng rãi và tiếp tục mang lại lợi nhuận cao nhưng hãy hình dung bối cảnh của hơn 60 năm trước thì sẽ thấy đây là 1 mô hình đột phá, táo bạo đến dường nào.

Sự đột phá trong mô hình kinh doanh của Haloid Xerox trước tiên nằm ở giải pháp giá trị: cho thuê thay vì bán, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí đầu tư và an tâm với một dịch vụ xuất sắc. Tất nhiên để mô hình kinh doanh này thành công thì phải xem xét những yếu tố khác trong mô hình kinh daonh sao cho phù hợp. Ví dụ: phân khúc khách hàng mục tiêu sẽ tập trung vào các doanh nghiệp có nhu cầu photocopy cao. Năng lực và các hoạt động chính trong mô hình này sẽ khác rất nhiều so với mô hình bán máy truyền thống.

Mr CEO, câu chuyện #2 liên quan đến tình huống khi không thể cạnh tranh bằng chất lượng với đối thủ (Sony vs Nintendo)

Sony với sản phẩm PlayStation 2 đứng đầu trong thị trường games với hơn 115 triệu máy chơi game đã bán cho đến năm 2012.

Trong ngành games yếu tố quan trọng nhất là chất lượng đồ họa. Chất lượng đồ họa tốt giúp cho người chơi có cảm giác thật. Chất lượng đồ họa phụ thuộc vào tốc độ của bộ vi xử lý. Yếu tố này giúp cho người chơi game, đặc biệt là các game thủ chuyên nghiệp, có được trải nghiệm tốt nhất và do đó là yếu tố then chốt trong ngành games.

Sony đứng đầu thị trường cũng nhờ vào yếu tố này. Sony hợp tác với IBM và Toshiba phát triển bộ vi xử lý mạnh nhất thế giới trong ngành games.

Như vậy cạnh tranh bằng chất lượng với Sony Playstation là điều vô cùng khó khăn đối với các công ty khác.

Và Nintendo với máy chơi games WII đã cạnh tranh bằng mô hình kinh doanh với Sony.

Nếu như Sony tập trung vào các games thủ chuyên nghiệp, những người cày games không kể thời gian, những người cần tốc độ xử lý đồ họa tuyệt hảo thì WII nhắm vào phân khúc khách hàng mới: những người chơi games trong lúc rảnh rỗi, trong gia đình, các cô gái… Như vậy Nintendo tạo ra một phân khúc khách hàng mới khác hẳn phân khúc khách hàng truyền thống mà các công ty games đang nhắm vào.

Với phân khúc khách hàng này, họ không cần tốc độ xử lý mà cần yếu tố đơn giản, dễ dàng, vui nhộn hơn trong games. Điều này cho phépNintendo thiết kế máy chơi game Wii đơn giản hơn, tốc độ vi xử lý thấp hơn.

Một điểm quan trọng nữa là do chi phí sản xuất máy chơi games của Sony rất cao nên Sony phải trợ giá máy. Sony bán máy thấp hơn giá thành nhằm mục đích thu hút khách hàng và kiếm tiền bằng bán games. Trong khi đó, do chất lượng thấp hơn nên chi phí sản xuất Wii thấp hơn và Nintendo có thể bán máy chơi game với lợi nhuận chứ không trợ giá như Sony.

Như vậy Nintendo đột phá trong mô hình kinh doanh với phân khúc khách hàng rộng lớn hơn, với giải pháp giá trị chất lượng thấp hơn và thành công!

Tại Việt Nam chúng ta có thể thấy mô hình này của Vietjet khi cạnh tranh với Vietnam Airlines.

Mr CEO, làm thế nào để có thể thiết kế mô hình kinh doanh đột phá?
Một trong những cách làm là áp dụng công thức 4+4 kết hợp giữa mô hình kinh doanh và chiến lược đại dương xanh.

Trong đó, doanh nghiệp có thể xem xét và điều chỉnh 4 lĩnh vực thiết yếu trong mô hình kinh doanh là: phân khúc khách hàng, giá trị đề xuất, cơ sở hạ tầng và mô hình tài chính.

Trong 4 lĩnh vực này, doanh nghiệp có thể áp dụng khung 4 hành động chiến lược đại dương xanh:

LOẠI BỎ một số yếu tố từng được xem là tất yếu trong ngành.
GIẢM một số yếu tố xuống mức thấp hơn tiêu chuẩn trong ngành.
TĂNG một số yếu tố lên cao hơn mức tiêu chuẩn trong ngành.
TẠO MỚI những yếu tố nào chưa tồn tại trong ngành.
Mr CEO, bạn có muốn đột phá để vươn lên hay cứ mãi lay hoay chạy theo đuôi đối thủ để thất bại trong mô hình kinh doanh của mình?

Mr Coach

Lâm Bình Bảo

CEO B Coaching

Thursday, January 21, 2021

Trương Lương

Tiếp tục chém gió về anh Tử Phòng
Sử thì sử cũng phai nổ ther phát cho đúng điệu.
Chị ạ, em không người nước Sở
Nhớ nhà đâu mượn địch Trương Lương
Cửa quan chẳng mở đầu Viên (1) bạc
Tri kỉ không ai mắt Tịch (2) cuồng...
Sau khi ám sát hụt anh Tần Doanh Chính, anh Phòng phải chạy trốn khắp nơi, chạy vòng vòng mãi thì tới vùng Hạ Bì nghỉ chân, một đêm giăng hơi thanh thanh ảnh đi dạo hóng gió trên cầu Long Biên đặng kiếm gái chơi giải khuấy cho đỡ bí bách...
Chợt thấy 1 cụ già đang ngồi sạng lang khoan thai nhai ngô nướng mặc dù đã móm phều phào đéo còn cái dăng lào, Phòng lấy làm lạ, và sau 3 lần yết kiến dcm bọn tàu cdg cũng phải ba lần mới đc à cơ, cụ già cho anh một cuốn sách rồi nói.
"Đọc nó có thể làm thầy bậc vương giả, sau 10 năm sẽ hiệu nghiệm, 13 năm thì thành danh, lúc đó ngươi ra đây gặp ta, chỗ này sẽ có một cục đá nom như bãi cứt trâu làm hiệu nghe chửa balabala..."
Phòng mừng húm, về dở ra đọc mới biết đó là cuốn "Thái Công binh pháp".
Lại nói khi trốn ở Hạ Bì, Phòng sống nghĩa hiệp nên kết thân được cơ man là chiến hĩu, có lần Hạng Bá phạm tội giết người được Phòng ciu mang nên Bá mang ơn lắm, thành đôi bạn thân thiết, sau này để trả ơn, Bá đã cíu 2 thầy trò Phòng trong bữa tiệc Hồng Môn, âu cũng là có qua có lại...
Khi Phòng gặp Bang trên đường đi hội quân chống Tần, anh có mang kiến thức trong cuốn sách ra nc mí Bang, Bang ko những hiểu mà lại tiếp thu rất nhanh, thấy lạ, vì xưa nay anh mang ra nc với ng khác họ chả hiểu mẹ gì cứ ù ù cạc cạc... Phòng thấy Bang đúng là ng có căn của bậc đế vương nên theo phò Bang luôn.
Nhưng Phòng là ng sống có trước sau phải trái, rất đúng đạo, nên dù biết Bang là bậc thánh quân, Phòng vẫn hẵng hượm đã, vì còn vọng cố quốc, khi tới hội minh gặp Hạng Lương - chú Hạng Vũ khi này đang là minh chủ của liên minh chống Tần, Phòng nói:
Tướng quân nay đã lập hậu duệ Sở vương, thì cũng nên lập hậu duệ Hàn vương, công tử Thành nhà tôi là ng hiền lại đang vất vưởng nếu ngài lập làm Hàn vương thì quý hóa quá, tôi nguyện cùng công tử dựng cờ hiệu triệu dân Hàn cùng về dưới trướng ngài thì liên minh chả phải sẽ mạnh lắm ru... Hạng nghe bùi tai lọt nhĩ - Tử Phòng nói rất hợp ý lão phu - done - Lại được chia cho một số quân.
Phòng làm tư đồ nước Hàn, cùng Hàn vương Thành mang quân đi đánh Tần cũng chiếm đc vài thành nhỏ, nhưng quân Tần quá mạnh nên phản công chiếm lại sạch.
Lúc này, Bang dẫn cánh quân chống Tần đi qua, lại một mối cơ duyên, rồi hợp lại đánh chiếm được cơ man thành và đất, Bang để Hàn vương ở lại giữ đất rồi cùng Phòng đi đánh Vũ Quan của Tần.
&&&&
Sau khi thoát chết ở HMY, Bang dẫn quân về đất Thục, Phòng hiến kế đốt sạn đạo để cho binh lính hết đường bỏ trốn và để Vũ lơ là khỏi đề phòng, còn Phòng về với Hàn vương Thành đang bị Vũ giam lỏng ở Bành Thành. Khi Vũ giết Hàn vương lại lần nữa Vũ đẩy Phòng trốn về Thục với Bang. Nói Vũ ngoài đánh đấm ra anh chả biết ccc gì về chính trị cũng chả oan tị nào.
Phòng về mí Bang phà ơi như nước gặp cá, khi quân Hán bị quân Sở đánh thua te tua ở Bành Thành, Bang thúc ngựa nước đại chạy trốn rõ khổ sở, lúc giải lao Bang trầm tư nói:
Tử Phòng ơi giờ phải mần răng đây? Ta muốn cắt hết đất từ Hàm Cốc quan đến phía đông giao chư hầu đặng phạt Sở tiếp, giờ giao cho ai để lo việc nhớn cùng ta? Phòng đáp,
Bành Việt và Kình Bố đều là 2 mãnh tướng, Việt từng theo Tề vương Điền Vinh phản sở, Bố lại có hiềm khích mí Vũ lâu nay...2 ng này là hợp lí nhất, bệ hạ mới có 1 tướng tài Hàn Tín chống chọi 1 phương, nếu muốn diệt Sở buộc phải có 3 người này, Bang chả cần suy nghĩ, ok luôn
####
Khi Bang bị Vũ vây khốn ở Huỳnh Dương, Lịch Tư Cơ hiến kế, giờ Bệ hạ lập lại hậu duệ lục quốc thì họ sẽ đội ơn bệ hạ và hiệu triệu dân lục quốc mà cùng chung sức phạt Sở thế thì việc nhớn tất thành... Bang cho là phải nên mừng lắm sai ng đúc ấn đặng vào việc ngay.
Phòng biết tin mới tá hỏa chạy tới can ngăn, thưa bệ hạ, Ngài khố rách mà nên vương, người theo bán mạng cho ngài họ cần gì? Chả phải có 1 ngày đc cắt đất phong hầu vinh quy bái tổ hay sao? Nay bệ hạ lại lập hậu duệ lục quốc thế thì họ lại nhớ và về với chủ cũ chứ ai chịu chiến đấu cho ngài nữa abcxyz...
Bang đập bàn vứt đũa, chửi dcm thằng hủ nho Tự Cơ, suýt nữa nó làm hỏng đại sự của ta... Tử Phòng nói thật chí lí.
Phòng rất tận tâm phò Bang, miu kế của ảnh quả là khiến quỷ khốc thần sầu, chiến lược, chiến thuật, dài ngắn, tức thời... thi triển đủ cả, nhưng nhẽ độc địa nhất vẫn là "tứ diện Sở ca"  dcm nó quá hiểm độc.
Giờ trâu, ngày chó, tháng lợn, năm 202tcn.
Trận chung kết Hán - Sở diễn ra tại sân vận động Cai Hạ với sức chứa hơn trăm vạn khán giả mà đéo có trọng tài, quân Sở bị bao vây ngặt nghèo đúng nghĩa lấy 1 chọi 10.
Vũ cũng đã từng rơi vào hiểm cảnh như vậy mà vẫn ca khúc khải hoàn đấy thôi, nhưng lần này là trận chiến sống còn: Sở đối đầu phần còn lại của thiên hạ, đối thủ của Vũ tuyền tinh hoa của phần còn lại này: Lưu Bang, Tử Phòng, Hàn Tín... với kế "thập diện mai phục" của Tín, Vũ cũng muốn đứt hơi rồi, vậy Vũ có cửa thắng ko? Ko thể, nhưng có thể ko thua thảm như vậy nếu ko có độc địa kế kia của anh Phòng.
Mà "tứ diện Sở ca" nó là cmlg? Nó là một loạt bài bolero nước Sở, đêm đêm anh Lương cất tiếng sáo véo von thì quân Hán đồng loạt ca vang...
Quân Sở chiến đấu xa nhà đã lâu, quê hương xa tắp mù khơi, cha mẹ vợ con... đã rất lâu rồi họ chưa đc gặp, nay lại bị vây khốn chả biết bại thắng sống chết ra sao, họ có buồn ko? Nhớ nhà ko? Nản ko? Chắc ko cần trả lời nữa.
Trong khi cứ đêm đến, trên 4 mặt chiến địa khúc Sở ca cứ vang vang trong gió... khiến lòng người thật não nề thê thảm...
Tòng quân thuở mười lăm
Tám mươi mới lại làng
Đường gặp đồng hương, hỏi:
Nhà tôi còn ai chăng?
Xa kia nhà ông đó
Mộ có tùng bách quanh
Thỏ chạy vào hang chó
Trĩ trên cầu bay nhanh...
Tóm lại, chết hết rồi người ơi...
Í ì í i, á à á a...
Quân Sở nghe mà tụt hết nhuệ khí chiến đấu, họ nghĩ, sao lại lắm người Sở như vậy? Hay là quân Sở đã đầu hàng hết rồi? Ng bỏ binh, cởi giáp ra hàng, kẻ vứt giáo bỏ trốn chả mấy đêm mà còn trơ lại Vũ mí nàng Ngu Cơ, à thêm con siêu xe Ô Truy và vài trăm mạng trung thành - Vũ thua là tất lẽ dĩ ngẫu.
(1) - Ngũ Viên tự Tử Tư
(2) - Hạng Tịch tự Vũ.
Over

Wednesday, January 20, 2021

quy tắc tết

QUY TẮC TẾT ĐINH DẬU 2017

(đi ăn cắp của cụ Nam Nguyen về xài cho nó tiết kiệm thời gian nghĩ, tuy nhiên tính vốn thông minh đĩnh ngộ nên có sửa đổi bổ sung :p )

Trước Tết:

1) Chả biếu xén ai cái gì, cũng đừng ngóng được ai cho gì ngày Tết
2) Không tích trữ lương thực, đồ uống, giã giò, gói bánh 
3) Không đổi tiền lẻ tiền chẵn, chuẩn bị phong bì lì xì
4) Không mua sách mới, may áo hoa
5) Không nhắn tin gọi điện gửi mail chúc Tết ai cho đỡ kẻ nhớ, người quên
6) Hạn chế đi lại, nhất là đường đông, chỗ chen chúc
7) Trời đẹp thì đi mộ, thời tiết xấu thì thôi

Ngày Tết:
1) Tranh thủ ra đường đi dạo chơi ngày mồng Một cho vắng, xuất hành lúc nào hướng nào tùy
2) Chẳng xông nhà ai, không nhờ ai xông nhà mình
3) Không hái lộc đầu xuân, không chen đi công viên hội chợ, đại nhạc hội, xem pháo hoa
4) Chả đến nhà ai, không mời ai đến nhà mình, tranh thủ chơi với trẻ con, người già
5) Không dẫn trẻ con đi đến chỗ có người lớn, để người ta khỏi lo việc lì xì. Cũng chả lì xì cho ai ngoài trẻ con nhà mình
6) Ngoài cơm cúng Giao Thừa hay hôm Hóa Vàng ra không ăn đồ bánh chưng, măng miến chân giò mà có gì ăn nấy
7) Trời đẹp thì đi mộ, thời tiết xấu thì thôi.

7 điều dài dòng quá, mình thích ngắn gọn nên chuyển đổi tất thành --> đi làm bình thường, ai tâm sự hỏi han chúc tụng gì thì lên Facebook

Sau Tết:
1) Không cướp ấn đền Trần, chẳng chen chân Yên Tử, đền chùa lúc nào vắng vẻ thì đi
2) Ai hỏi Tết nhất thế nào, thì trả lời nghiêm ngắn: Vẫn đi làm bình thường.

Quy tắc cuối cùng: không bắt ai làm theo quy tắc trên.

Ai có góp ý kiến gì thiết thực hơn nữa, xin cảm tạ (không hậu tạ)!

Tuesday, January 19, 2021

CÓ DÙNG ĐƯỢC SALES FMCG BÁN HÀNG KHÁC? - PHẦN 2: THỜI THẾ TẠO ANH HÙNG

CÓ DÙNG ĐƯỢC SALES FMCG BÁN HÀNG KHÁC? - PHẦN 2: THỜI THẾ TẠO ANH HÙNG
Các sếp quên rằng, chính là vì cái sự vất vả của hàng tiêu dùng, mà mới ra đời cả loạt chiến binh!
Kỷ luật của những công ty FMCG, đặc biệt là công ty cỡ toàn cầu, luôn tốt hơn những công ty khác. Vì đơn giản là số lượng sales càng tăng thì càng ít chỗ cho việc du di trong áp dụng kỷ luật. Du di thì chỉ một hai lần là nó loạn hết lên. Nên thà sắt đá từ đầu còn hơn là sau đó đi sửa lại. Kết quả là một đội được thúc làm hết công suất hoặc tối thiểu là công suất hơn hẳn so với công ty bên ngoài. Khoan nói về chất lượng, có một sales làm việc theo đúng nề nếp công ty cần bao giơ cũng tốt hơn là có sales giỏi mà không thể nào khống chế được họ đi đâu, làm gì.
Số lượng buổi đào tạo huấn luyện của sales FMCG là gắt và sâu nhất. Gắt là vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự đánh giá của công ty với cả nhân viên và quản lý. Đào tạo và huấn luyện ở công ty FMCG loại lớn là bắt buộc chứ không phải do sự lựa chọn của người tham gia. Còn về độ sâu thì nó xuất phát từ hoạt động hàng ngày của sales. Có cả một đội được trả lương để xục sạo, nghiên cứu hoạt động hàng ngày của đội sales cụ thể tới từng lời ăn tiếng nói, hành vi để chỉnh và làm cho tốt hơn, hiệu quả hơn. Họ xuất phát từ thực tế, nâng lên thành kiến thức, rồi áp cả hệ thống phải làm theo đó.
Ngành tiêu dùng có thời gian phát triển từ lâu dài rồi. Nó tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt, vì ngày càng có thêm nhiều đối thủ, công nghệ cạnh tranh. Và trong bối cảnh cạnh tranh đó, các công ty liên tục học của nhau, thì cuối cùng là cạnh tranh ở trình độ của sales chứ không phải chức năng và giá của sản phẩm! Do vậy những người từ ngoài nhìn vào thì luôn thấy sales tiêu dùng vất vả, chứ chưa hề thấy họ có kỹ thuật tạo thiện cảm, trình bày và thuyết phục khá tốt. Dù rằng cách họ thể hiện rất đơn giản và thậm chí có vài chỗ khá thô.
Tôi nhớ mãi cái cảnh thấy ông anh quản lý dẫn tôi đi trải nghiệm thị trường lần đầu. Ông ấy mồm miệng bô lô ba la, toàn thấy chém làm tôi không hiểu ông ấy đang làm gì. Nhưng tới lúc về văn phòng ông ấy phân tích thì tôi mới nhận ra hóa ra mọi thứ ông ấy làm theo đúng quy trình, không sai một li! Và hiệu suất thì cực cao! Số đơn chốt là 80% vào thời điểm đó, gấp đôi sales dưới quyền ông ấy! Người được đào luyện tới cỡ đó, có thể tùy ý làm theo ý mình mà vẫn đúng quy trình công ty quy định mà vẫn không được coi là sales giỏi thì tôi không rõ phải như thế nào nữa!
Ngoài đối thủ, sales FMCG còn một thứ luôn phải vượt qua là chính mình! Vì chỉ tiêu của ngành này, hầu như chỉ có tăng không có giảm. Văn hóa của họ là " tháng này doanh số tăng bao nhiêu % hả anh?" chứ không bao giờ là "doanh số tháng này có tăng không sếp ơi?". Khi thị trường đã tràn ngập hàng hóa, đối thủ liên tục có ưu đãi lớn hơn, sản phẩm mới ra đời hàng ngày, muốn giữ vững địa bàn, bán thêm, thêm nữa thì sales FMCG liên tục phải sáng tạo thêm, không chờ công ty hỗ trợ mà tự nghĩ ra thêm những thứ có thể gia tăng giá trị cho hệ thống đại lý đa dạng tính cách, đa dạng nhu cầu! Nếu nhờ công ty hỗ trợ và chờ cho tới lúc nhận được thì sẽ rất lâu vì trong hệ thống có cả hàng ngàn sales như mình, chỉnh 1 người thì còn phải chỉnh cho cả hàng ngàn người còn lại và nó ảnh hưởng xiên cả sang việc triển khai các kế hoạch khác như marketing, logistics, sản xuất, tài chính,….Tại sao chúng ta cho rằng một người liên tục chịu sức ép và tự sáng tạo để vượt qua chỉ tiêu như thế lại là người bán hàng kém?
Tỷ lệ đào thải của ngành FMCG là rất cao. Sales làm một thời gian, nếu không chịu phát triển vượt ra khỏi mức người bán hàng thông thường thì cũng không thể yên tâm là sẽ ở lại mãi ở vị trí đó. Đơn giản vì những sales được tuyển vào sau đó toàn là người trẻ, khỏe và thông minh hơn, lại còn đói tiền hơn nữa! nếu bộ phận nhân sự khi tuyển dụng làm đúng quy trình, chọn đúng người phù hợp thì đội sales trẻ này luôn cố gắng gấp 2,3 lần sales cũ mà lại ít than phiền hơn. Sales cũ đôi khi chỉ nhìn thấy cách họ làm đã mệt rồi và sau đó xin nghỉ. Sự thay máu tự nhiên này đã làm cho sales không thể đứng yên được. Họ phải phấn đấu mỗi ngày để tránh bị so sánh và sau đó bị đào thải cả theo kiểu tự nhiên hay kiểu bị ép! Vì ngay cả khi đạt 100% chỉ tiêu tăng trưởng thì trong công ty FMCG vẫn có một tỷ lệ đào thải bắt buộc tầm 10-20%/năm, đó là tính vào khi thị trường ổn định chứ không phải lúc gặp biến động lớn. Từ hồi 2005, thời gian tồn tại của một sales trong ngành tiêu dùng thậm chí tính còn chưa tới 1 năm. Nhưng chỉ vài tháng trong môi trường như một cái máy ép kim loại như thế, thì ai tồn tại được có thể khẳng định họ là người bán hàng có năng lực!
Phần còn lại, là tuyển được sales từ FMCG rồi, thì dùng họ thế nào, đó mới là rào cản để khiến cho các doanh nghiệp ngành khác, doanh nghiệp SME gặp khó! Tôi sẽ trao đổi trong phần 3.

Triết học và tôn giáo có ích gì?

Triết học và tôn giáo có ích gì?
     1. Mọi người hay nhớ tới định nghĩa "Triết học là khoa học của các khoa học". Khi học chính trị tôi lại nghe nói "nếu cho triết học là khoa học của các khoa học thì đó là sai lầm tạo điều kiện cho kẻ địch xuyên tạc chân lý". Ngẫm cho cùng tôi thấy định nghĩa này sai thật. Tất nhiên không phải vì nó tạo điều kiện cho kẻ địch xuyên tạc. Đã là chân lý thì không thể xuyên tạc.
      2. Nếu là khoa học của các khoa học triết học phải cung cấp phương pháp luận cho khoa học và có tiêu chuẩn phân định đúng sai. Thực ra triết học không đưa ra một phương pháp nào cả, cũng không hề có tiêu chuẩn phân định đúng sai nào. Chỉ có nhà triết học nửa mùa mới hay phán đúng sai và phương pháp cụ thể trong các ngành khoa học. Nhìn chung các nhà triết học nói về các vấn đề khoa học, sớm hay muộn cũng thành trò cười, tuy họ có thể lấy chân lý làm khoa học làm dẫn chứng cho triết học. Vậy thì triết học có ích lợi gì?
    3. Triết học bắt đầu là siêu hình học (metaphysics). Bản thân môn học này không có nghĩa xấu như trong tiếng Việt hiện nay, có lẽ do ảnh hưởng của tuyên huấn, chụp mũ nhau bằng siêu hình tức là khai tử chính trị. Thực ra dịch là "siêu hình" gần nghĩa với không có bằng chứng, quan sát không đúng hẳn mà là "giả vật lý" mới chính xác. Trong khi đó vật lý là "triết học của tự nhiên".  Như vậy triết học là cố lý giải những điều gì vật lý hay nói rộng hơn là khoa học không chịu hoặc không lý giải được (thực ra đó là hai mặt của cùng một vấn đề)
   4. Buổi đầu của khoa học chỉ có hình học và vật lý. Tuy người ta đã biết tới con số và tính toán chút ít, nhưng chưa có khoa số học. Hình học hướng tới mục tiêu ứng dụng, phục vụ nhu cầu đo đất của địa chủ. Vật lý hoàn toàn siêu hình, để trả lời các câu hỏi mang tính triết lý hoàn toàn không có tý thực tế nào và thường do các triết gia đảm nhiệm. Thí dụ như cấu tạo của vật chất là gì? Tại sao mũi tên bay được? Thế giới bắt đầu từ đâu? Các câu trả lời cố nhiên đều hết sức triết học và buồn cười.
    5. Câc câu hỏi đó chỉ trở nên nghiêm túc khi có thực nghiệm và hệ thống khái niệm phù hợp. Chúng ta có thể thấy hệ thống khái niệm của triết học, các câu hỏi triết học rất ít thay đổi. Điểm khác biệt quan trọng nhất của triết học với bất cứ ngành khoa học nào là triết học không có thực nghiệm vì thế nó cũng không quan tâm tới ứng dụng. Triết học quan tâm chủ yếu tới quan niệm và một số khái niệm xung quanh đó.
    6. Chính vì thế ích lợi của triết học là thâu nạp những câu hỏi mà đối tượng của nó chưa thuộc về khoa học nào cả nhưng cố gắng dùng các phương pháp và kinh nghiệm của các môn khoa học để tiếp cận với các quan niệm khác nhau. Vì vậy triết học có thể bao dung các loại pseudo science ( hoặc meta science). Chú ý việc dịch ra tiếng Việt chữ pseudo hay meta là "giả" gây ra nhiều hiểu lầm theo nghĩa xấu. Trong vật lý các khái niệm "giả hạt" hay "giả thế năng" rất có ích và sâu sắc. Tôi muốn dùng chữ "tựa" hay "tiền" hơn. Như vậy triết học là nơi ươm tạo cho các "tựa khoa học".
    7. Tôn giáo cũng bắt đầu từ các câu hỏi siêu hình và triết lý. Như vậy cũng được ươm tạo bởi triết học. Tuy nhiên, khi rời khỏi triết học khoa học được xây dựng trên cơ sở hoài nghi và kiểm chứng bằng quan sát thực nghiệm. Tôn giáo rời khỏi triết học bằng một niềm tin tách rời với thực nghiệm và ràng buộc con người bởi niềm tin đó. Tôn giáo vì vậy là con đường chấm dứt khắc khoải vật vã ngắn nhất và phù hợp với việc tìm hạnh phúc cá nhân. Mục tiêu của tôn giáo là tìm hạnh phúc chứ không phải tìm chân lý, đôi khi nghiệt ngã. Một cách bản năng và lười biếng, nhiều người đem đối lập tôn giáo với khoa học để chỉ phải tìm hiểu một thứ. Thực ra cuộc sống là cân bằng, không có hạnh phúc thực sự mà mù quáng và không có chân lý thuần tuý máy móc.

Nguyen Ai Viet 

Lớp chuyên và giáo dục tinh hoa

Lớp chuyên và giáo dục tinh hoa
    1. Lớp chuyên đã từng có công, nhất là trong giai đoạn chiến tranh, thiếu thốn, việc dồn sức lực, tài nguyên để có được một đội ngũ, tuy kiến thức có phần lệch lạc, nhưng ít ra cũng biết một số thứ, là cần thiết.  Như vậy chúng ta không phải bản là chủ trương xây dựng các lớp chuyên có đúng không và thành tích quá khứ của các lớp chuyên là gì.
    2. Câu hỏi cần thảo luận là hiện nay (hoặc từ 20-30 năm nay) lớp chuyên còn có ích lợi gì thực sự không, hiệu quả của nó thế nào? Tôi vốn là học sinh chuyên, con cũng học chuyên nên có lẽ có ý kiến phản biện sẽ không bị cho là "ghen ăn tức ở". Những người dạy hay học trường chuyên hoặc có con cái dạy hay học trường chuyên mà khen trường chuyên thì không có giá trị lắm vì gắn quyền lợi vào đó.
   3. Giáo dục khi ổn định và lâu dài sẽ không có nhu cầu chạy theo thành tích, tập trung vào một số ít "đại biểu", mà cần hướng tới các chỉ tiêu thống kê theo số lớn. Như vậy, trường chuyên với tư các là "đại diện" hoặc "tủ kính trưng bày" của giáo dục Việt nam trở nên không cần thiết, thậm chí đánh giá nền giáo dục không nên nhắc tới các trường chuyên. Cần phải nói, những người bi quan với nền giáo dục Việt Nam cũng phải thấy rằng "tủ kính" của GD Việt Nam ngày càng nhiều mặt hàng sang trọng.
   4. Một quan điểm khác là trường chuyên đào tạo tinh hoa. Tinh hoa thì thời nào cũng cần, càng đời sống cao càng cần có tinh hoa để hướng dẫn tôn vinh giá trị trước áp lực của kim tiền. Tiền cố nhiên là quý, nhưng quý ở chỗ tiêu thế nào chứ không phải quý ở chỗ có bao nhiêu, kiếm thế nào hay chỉ vì là tiền. Chỉ khi xã hội có tinh hoa người ta mới biết tiêu tiền một cách thông thái, không thì chỉ là trọc phú. Xã hội trọc phú sẽ không thể tiến lên mãi được sau khi bụng hết đói và có đủ khăn áo che thân. Như vậy câu hỏi đặt ra là: Trường chuyên có đào tạo được tinh hoa hay không?
   5. Để trả lời câu hỏi này, trước hết ta cần phân biệt Tinh hoa và Thành đạt. Trường chuyên được tập trung nhiều nguồn lực và cơ hội hơn, rõ ràng dễ thành đạt hơn. Nhưng có lẽ nên có một nghiên cứu, thống kê về thành đạt ngắn hạn và dài hạn của học sinh trường chuyên theo các tiêu chí khác nhau. Nếu coi thành đạt ngắn hạn là bằng cấp, có vị trí thơm ngon béo bở, có lẽ học sinh trường chuyên có ưu thế hơn chút đỉnh.  Tuy nhiên về dài hạn, tính đến tuổi 40 trở lên, tôi có cảm giác không có sự khác biệt.
   6. Tinh hoa là một chuyện khác. Đã là tinh hoa thì phải là số ít, có quan điểm hoặc tố chất khai phóng hoặc thức tỉnh. Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thái Học, Võ Thị Sáu không thể nói là thành đạt so với nhiều người, nhưng đều là tinh hoa. Hay xa hơn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Chu Văn An, Cao Bá Quát, Trần Tế Xương cũng không thể so về sự thành đạt với đương thời nhưng đều là đỉnh cao tinh hoa một thời và vĩnh viễn. Tuy đánh giá về Tinh hoa khá là khó, nhưng tôi có một số lý do tin rằng trường chuyên khó đào tạo ra tinh hoa. Thứ nhất, cách suy nghĩ của dân trường chuyên khá là giống nhau đến mức rất dễ nhận ra (cũng có thể tại tiêu chí tuyển đầu vào, hoặc cách dạy). Nói chuyện với dân học chuyên, ít có sự bất ngờ, ý tưởng đột phá, thiên về logic, kỹ xảo, theo các template, sáo mòn,.... Đánh cờ với dân học chuyên cũng vậy, nói chung là gò ghè. cò cưa, thắng bại đều do lơ đễnh rủi ro, hoặc do kinh nghiệm chứ nước cờ không hơn kém nhau bao nhiêu. Học sinh chuyên thường thiếu tầm nhìn rộng hơn lĩnh vực chuyên môn, nên khó đột phá, khó phối hợp khó hoạt động thực tiễn. Nếu ai đó đi vào lĩnh vực khác thì lại sùng bái lĩnh vực mới của họ mà khinh rẻ các lĩnh vực họ đã học chuyên. Đó cũng là một kiểu ràng buộc chuyên môn khác. Có nhiều ví dụ học sinh chuyên Toán, đi làm kinh tế thành công không quan tâm đến khoa học, thậm chí coi thường khoa học, chỉ thích nói về kinh tế. Chưa nói tới việc nghĩ tới việc kết hợp kinh doanh với khoa học và trở thành nhà kinh doanh khoa học. Học sinh trường chuyên không có cá tính, thường dễ hài lòng với cuộc sống êm ấm, rất ngại mạo hiểm thách thức. Nhiều người nhân cách rất nhợt nhạt, dễ bị phỉnh nịnh bởi hư danh, thành quân cờ cho người khác mà không biết.
     7.  Hiệu quả của trường chuyên cần được đánh giá lại. Không phải chỉ dựa trên thành tích thi cử hay số GS làm việc ở nước ngoài học chuyên. Chúng ta cần phải đánh giá cả chi phí cơ hội của lớp chuyên, là những cơ hội đã bị mất đi. Nếu chúng ta gom những trẻ có năng lực tốt nhất theo cùng một tiêu chí vào trường chuyên, chúng ta sẽ tước đi cơ hội của chúng học những năng lực khác từ các trẻ có cách suy nghĩ khác, mặt khác tước đi cơ hội chúng được lan tỏa tác động của mình để hình thành sự khai phóng, tỉnh thức của mình tới trẻ khác.
     8. Tôi nghĩ rằng việc cãi cọ hoặc đề xuất giải tán trường chuyên cho dù chúng sẽ không tác động vào quá trình hình thành một nhóm Tinh hoa mà đất nước đang cần là không khả thi. Những người bảo thủ bây giờ không chỉ bao gồm các nhà tuyên huấn, bọn đề lại mà có thể có những trí thức có bằng cấp nhưng không khai phóng được trang bị bằng mọi lý thuyết và chữ nghĩa. Sa vào đó là mất toi cả cuộc đời tranh luận vô bổ. Cách tốt nhất là có các trường học đào tạo theo hướng chuyên nghiệp và tinh hoa phối hợp.  Bulldozer (máy ủi) cần được giao lưu với rocketer (tên lửa). Có thể đào tạo không cần chú trọng tới thi cử. Thành tích, và cơ hội học lên cố nhiên là vẫn được đương nhiên đảm bảo. Cách tốt nhất để phản biện là xây dựng các phản ví dụ chứ không phải là đấu khẩu vô bổ.
    9. Chỉ khi đó truyền thông và nhận thức chung mới dần chuyển động.  Lúc đó tác động mới có nghĩa và mới có hiệu quả thuyết phục. Tôi không tin là những cuộc tranh luận tay đôi trên phương tiện đại chúng ngay bây giờ có ý nghĩa.

Nguyen Ai Viet 

ĐIỂM YÊN NGỰA: BÀI TOÁN TỐI ƯU TRONG CUỘC SỐNG

ĐIỂM YÊN NGỰA: BÀI TOÁN TỐI ƯU TRONG CUỘC SỐNG
Trong toán học có một khái niệm "điểm yên ngựa" (saddle point) là điểm tối ưu theo nghĩa: đạt giá trị cao nhất (max) theo một chiều và đạt giá trị thấp nhất (min) theo chiều còn lại.
Người ta dùng từ "yên ngựa" vì điểm đó chính là điểm mà người ta ta đặt cái yên trên mình con ngựa cho kỵ sĩ ngồi. Điểm max chính là điểm cao nhất trên thân con ngựa theo chiều ngang, điểm min chính là điểm thấp nhất tính dọc theo thân con ngựa tính từ đầu đến đuôi. Thực tế đã chỉ ra rằng chỉ có vị trí ấy kỵ sĩ ngồi mới vững chắc nhất.
Trong cuộc sống khi giải quyết một vấn đề đôi khi chúng ta thường chỉ quan tâm đến một tiêu chí, mà quên đi mất một vài tiêu chí khác, vì thế kết quả đạt được không phải là kết quả tốt nhất, bền vững nhất. Nhưng có đôi khi chúng ta lại tham lam, ôm đồm quá nhiều tiêu chí vì thế mà vấn đề cần giải quyết trở lên lùng bùng, cái này trói buộc, cản trở cái kia.
Bài toán tối ưu - tìm điểm yên ngựa là nhu cầu chính đáng, cần thiết, cần có ở tất cả mức độ từ cuộc sống, sự nghiệp của mỗi cá nhân đến kinh doanh, lãnh đạo, quản trị của doanh nghiệp tiếp đến là phát triển kinh tế, bảo vệ mội trường, gìn giữ bản sắc văn hoá của mỗi quốc gia.
Trong bài này tôi chỉ sới lên một vài vấn đề cần tìm điểm tối ưu - điểm yên ngựa mà tôi cho rằng là tương đối phổ biến, chúng ta gặp thường xuyên hàng ngày.
CẤP ĐỘ QUỐC GIA
Ở góc độ quốc gia theo tôi có rất nhiều vấn đề cần tìm lời giải tối ưu, tìm điểm yên ngựa, có thể kể một vài vấn đề sau:
1. Tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
2. Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường
3. Tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững
4. Kiểm soát thông tin, văn hoá phẩm độc hại và tốc độ Internet
5. Kiểm soát thông tin, văn hoá phẩm độc hại với tiếp cận thông tin, tri thức của nhân loại
6. ....
CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP
1. Sự năng động, sáng tạo với kiểm soát rủi ro
Trong kinh doanh, muốn năng động thì nguyên tắc cơ bản là tướng ra trận phải có quyền (thượng vương bảo kiếm), nếu cái gì cũng phải xin phép, phải báo cáo thì nhiều khi cơ hội kinh doanh bị mất. Thế nhưng nếu uỷ quyền nhiều quá, quá năng lực của cán bộ thì sẽ dẫn đến quyết định sai, thua trận, thất thoát, lãng phí.
Để giải quyết vấn đề này trong doanh nghiệp người ta xây dựng một hệ thống quản trị trong đó qui định về phân cấp, phân quyền, uỷ quyền, thanh tra, giám sát, kiểm soát... Nói thì dễ nhưng xây dựng được một hệ thống quản trị phù hợp với qui mô kinh doanh, qui mô thị trường, trình độ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của doanh nghiệp thì không phải dễ.
2. Bảo vệ, bảo mật cơ quan và sự mến khách
Trong các cơ quan, văn phòng hầu như việc tối ưu giữa việc bảo vệ, bảo mật thông tin, tài sản của cơ quan, cá nhân với sự mến khách, tạo sự thiện cảm và yêu quí của khách hàng cũng là vấn đề không dễ.
Trước đây rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp có qui định khách đến làm việc phải trình chứng minh thư ở quầy lễ tân hoặc quầy bảo vệ. Qui định này gây rất phiền hà cho khách: có người quên, không mang theo giấy tờ, có người lúc về lại quên lấy CMT, mất công quay lại để lấy. Việc qui định giữ CMT ấy chắc chắn sẽ gây khó chịu, không muốn đến cơ quan ấy làm việc cho không ít khách.
GIAO THÔNG ĐÔ THỊ
Các thành phố lớn: Hà Nội, Hồ Chí Minh đang bị ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Để giảm ùn tắc giao thông, chính quyền thành phố đã đưa ra rất nhiều giải pháp:
- Hạn chế xe cá nhân
- Thu phí nội đô
- Xe biển chẵn, biển lẻ, đi ngày chẵn, đi ngày lẻ
- Xe buyt BRT, đường sắt đô thị, xe Bus công cộng
Thế nhưng việc hạn chế xe cá nhân, thu phí nội đô, xe biển chẵn, biển lẻ, xe buyt BRT đang bị phản ứng rất mạnh của số đông người dân.
Chúng ta không thể để phương tiện cá nhân phát triển tự do không kiểm soát như hiện nay, vì chắc chắn vài năm nữa Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh sẽ ùn tắc nghiêm trọng đến mức không ai có thể đi được nữa. Chúng ta cũng không thể cấm đoán phương tiện cá nhân một cách hành chính, bất chấp phương tiện GTCC chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Hôm nọ tôi nghe được anh bạn hiến kế giải pháp tối ưu yên ngựa cho giao thông đô thị Việt Nam như sau:
1. Thu phí quyền lưu hành phương tiện cá nhân: ví dụ ô tô 5 - 10 triệu xe năm, xe máy 1 - 2 triệu xe năm.
2. Phát triển mạnh xe Bus, xe Bus BRT và miễn phí đi xe Bus, Bus BRT cho tất cả hành khách (cả khách quốc tế lẫn khách Việt Nam).
3. Bán quảng cáo trên thân xe Bus (cả bên ngoài và bên trong xe).
4. Tiền thu được từ phí quyền lưu hành phương tiện cá nhân và tiền quảng cáo để hỗ trợ xe Bus, Bus BRT (ước tính thu được 2-3 tỷ USD năm).
4. Người dân sẽ tự chọn: đi xe Bus, Bus BRT miễn phí hay nộp lệ phí để lưu hành xe cá nhân.
CUỘC SỐNG VÀ SỰ NGHIỆP
Trong cuộc sống và sự nghiệp của mỗi cá nhân cũng có rất nhiều vấn đề cần tìm lời giải tối ưu, tìm điểm yên ngựa, có thể kể một vài vấn đề sau:
1. Sự nghiệp và hạnh phúc gia đình (tình yêu)
2. Sự nghiệp và sức khoẻ
3. Sự nghiệp và báo hiếu cha mẹ, ông bà
3. Công việc và giải trí hưởng thụ các giá trị cuộc sống
4. Tự do của cá nhân này với tự do của các cá nhân khác
5. .....
LỜI KẾT:
Về Toán học, chỉ cần những người giỏi toán, thông minh, ngồi một chỗ yên tĩnh là có thể tìm ra lời giải, tìm ra điểm yên ngựa, điểm tối ưu.
Trong cuộc sống, việc tìm ra lời giải tối ưu, điểm yên ngựa lại đòi hỏi lớn hơn rất nhiều. Mỗi vấn đề cần giải quyết đều là một hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá rất phức tạp, như một cỗ máy lớn, có nhiều bộ phận liên quan mật thiết, tác động tương hỗ lẫn nhau. Chúng ta tác động, thay đổi bộ phận này, không chỉ một bộ phận ấy thay đổi mà còn rất nhiều bộ phận khác cũng thay đổi theo, tốt lên cũng có và xấu đi cũng có.
Vì vậy việc tìm lời giải tối ưu, điểm yên ngựa cho các vấn đề của cuộc sống, đòi hỏi những người đi tìm lời giải phải có các yếu tố sau:
(1) Đầu tiên phải là một KIẾN TRÚC SƯ TRƯỞNG HỆ THỐNG, có hiểu biết sâu sắc về hệ thống, hiểu biết sâu sắc (hoặc có chuyên gia tư vấn) về từng bộ phận cấu thành của hệ thống. Hiểu biết mối quan hệ tương hỗ, tác động lẫn nhau của từng cấu thành.
(2) Có tâm, chỉ đứng trên lợi ích của quốc gia, dân tộc, tổ chức mình, không vì lợi ích nhóm, vì quyền lợi, vì danh tiếng cá nhân.
(3) Có đội ngũ tư vấn tốt, giỏi chuyên môn.
(4) Có tính thực tiễn cao, hiểu biết sâu sắc hiện trạng, cũng như các mô hình, các hệ thống tiên tiến tương tự trên thế giới.
(5) Năng lực hành động, quyết đoán, làm đến cùng, không nửa vời.

CON NGƯỜI và TINH THẦN

CON NGƯỜI và TINH THẦN 1 –  " Nếu có một gã trọc phú hàng to súng lớn, có thể mua biệt thự alibaba cho em ở, xe lếch xù cho em đi, nạp ...